Top 8 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Bún Với Mọc Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cách Nấu Bún Mọc Sườn Chua

Chẳng biết ai là người sáng tạo ra cái món bún mọc/ bún bung ấy. Thú thực thì đến bây giờ mình cũng chẳng biết rõ tại sao món này lại gọi là bún bung nữa, thậm chí đôi khi mình còn gọi lẫn lộn bằng cả hai cái tên bún mọc và bún bung cơ.

Thôi thì xếp chuyện lược sử của món ăn sang một bên, trong bài này mình chỉ muốn giới thiệu cách nấu bún mọc sườn chua (Cách nấu bún bung) – một món ăn nhẹ bụng và chua nhẹ, phù hợp tiết trời mùa hè sắp tới.

Cách Làm Mọc Viên Đơn Giản

Mình, thú thực ấy, là tín đồ của thịt viên, mọc viên các kiểu. Mình thích mọc phải dai dai nhưng phải rõ vị thịt, phải có đủ mùi thơm của nấm hương, sần sật của mộc nhĩ, và cay nồng của hạt tiêu. Đây là công thức làm mọc đơn giản mình ưng nhất, hy vọng cũng nhiều bạn thích nó giống mình.

Nguyên Liệu

Tỉ lệ thịt xay x giò sống = 1 x 1 (ví dụ: 1 lạng thịt heo xay thì trộn cùng 1 lạng giò sống)

Hạt tiêu, gia vị

Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở (nếu dùng 1 lạng thịt heo xay thì dùng 2 cái nấm hương và 2 cái mộc nhĩ lớn là đủ)

Cách Làm

Trộn tất cả các nguyên liệu trên với nhau

Đun nước sôi

Viên từng viên mọc thành từng viên đường kính khoảng 2.5cm và thả vào nồi nước sôi, đến khi mọc nổi khoảng 5′ là chín

Lưu ý: Để nặn mọc dễ dàng không bị dính tay, thì nên để bàn tay ướt. Mình thường để một bát nước để tiện nhúng tay vào mỗi khi tay bị khô

Cách Nấu Bún Sườn Chua – Cách Nấu Bún Bung

Nguyên Liệu

3 lạng xương cổ heo

3 lạng sườn sụn (hoặc sườn non)

Mọc đã chuẩn bị ở bước trên

Bún, bột nghệ, gia vị

Dọc Mùng 2 cây

Mùi tàu, hành hoa

Cà Chua

Cách Làm

Mùi tàu, hành hoa rửa sạch, thái nhỏ

Dọc mùng tước sạch, thái lát và bóp muối. Khi nào dọc mùng xẹp bớt thì rửa lại bằng nước sạch và bóp thêm cùng ít bột nghệ cho vàng

Xương và sườn rửa sạch, cho vào nước lạnh đun đến khi sôi thì đổ ra rửa sạch cho hết bọt bẩn, sau đó cho lại vào nước lạnh để ninh, thêm một chút gia vị cho đậm đà. Mình khá thích ăn sườn mềm nên thường ninh lâu đến khi rục, còn nếu bạn nào không thích ăn mềm như vậy thì có thể vớt sườn ra sớm hơn. Khi ninh, lưu ý nên mở nắp vung để nước dùng trong. Ninh nước dùng trong khoảng 1 tiếng là được.

Dùng 1tsp dầu, xào cà chua xắt miếng rồi đổ vào nồi nước dùng

Cho dọc mùng vào nồi, dọc mùng rất nhanh chín nên chỉ cần cho vào đến khi nước sôi là được, dọc mùng sẽ vẫn còn xanh và còn vị giòn

Xếp bún ra bát, thêm dọc mùng, mọc, sườn (có thể thêm cả lưỡi, thịt luộc nếu ai muốn ăn). Chan nước dùng và rắc thêm hành mùi tàu là xong

Thú thật thì mình thấy càng ngày bản thân mình nấu nướng càng đơn giản, có lẽ vì công việc thực sự đã chiếm đến 9-10 tiếng một ngày rồi, hy vọng mấy công thức đơn giản thế này sẽ phù hợp với các bạn cũng bận rộn làm văn phòng giống mình. Dù bận mà vẫn phải cố gắng ăn ngon đó mà 🙂

Cách Nấu Bún Mọc Miền Bắc Cực Ngon

Cách nấu Bún Mọc miền Bắc cực ngon: Bài viết chia sẻ cách làm Bún mọc theo kiểu miền Bắc này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết các bước từ chuẩn bị nguyên liệu, những lưu ý cần thiết khi nấu nước dùng và cách trình bày món Bún mọc sao cho hấp dẫn và đúng “chất Bắc” nhất. Bún mọc sử dụng nước dùng xương heo, bún sợi nhỏ, sườn non chặt miếng nhỏ, phần mọc (giò sống) được sử…

Cách nấu Bún Mọc miền Bắc cực ngon: Bài viết chia sẻ cách làm Bún mọc theo kiểu miền Bắc này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết các bước từ chuẩn bị nguyên liệu, những lưu ý cần thiết khi nấu nước dùng và cách trình bày món Bún mọc sao cho hấp dẫn và đúng “chất Bắc” nhất. Bún mọc sử dụng nước dùng xương heo, bún sợi nhỏ, sườn non chặt miếng nhỏ, phần mọc (giò sống) được sử dụng với ba hình thức…

Bún mọc là một món bún nước có gốc miền Bắc VN hoàn toàn. Và từ “mọc” đi sau từ bún là từ chuyên dùng mà người Bắc hay dùng để chỉ cho loại thịt heo nạc đã quết nhuyễn mịn để từ đó làm thành món giò lụa hay giò quế (chả giò, chả quế). mọc còn gọi là giò sống, mô tả rõ ràng hơn: đó là loại thịt đã quết nhuyễn nhưng chưa làm chín. Bún mọc sử dụng nước dùng xương heo, bún sợi nhỏ, sườn non chặt miếng nhỏ, phần mọc (giò sống) được sử dụng với ba hình thức:

Và người ta thường cho thêm vào một hai lát giò lụa, giò quế cắt thành lát mỏng lên mặt tô bún. Như vậy trong một tô bún mọc có đến năm loại thực phẩm từ thịt heo mà mỗi loại đều cho hương vị khác nhau. Đây có lẽ là tính đồng nhất được kết hợp một cách tuyệt vời trong món bún mọc.

Có nhiều hàng bún mọc hầm thịt gà trong nồi nước dùng sau đó cho thêm nạc gà xé sợi hay chặt miếng nhỏ vào tô bún hoặc dùng thêm loại giò lụa gói thành lọn nhỏ thay cho giò lụa đòn lớn cắt lát mỏng. Cũng có hàng bán bún mọc thuần túy chỉ có mọc và giò lụa, giò quế chứ không có sườn non cũng chẳng thịt gà. Việc dùng thêm thịt gà là ý riêng của mỗi hàng quán, mỗi cá nhân.

1. Nước dùng: Tùy ý nấu ít nhiều nhân phân lượng chuẩn lên.

– Hầm 300gr xương heo với 3 lít nước + 50gr hành tím nướng, rửa sạch + 2 muỗng cà phê muối. Hầm nhỏ lửa lấy khoảng 2, 5 lít nước dùng. Khi hầm vớt bọt liên tục cho trong nước, hầm xong vớt bỏ xác xương, hành… lược lại qua rây.

– Nếu có nồi áp suất, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của mỗi kiểu nồi, cho xương, nước, hành, muối vào nấu, không cần vớt bọt, nước xương hầm nồi áp suất luôn luôn trong, sau khi nấu chỉ cần luợc lại qua rây.

– Nếu muốn thêm thịt gà, sườn heo non… thì tính: Cứ mỗi ký thịt gà hay sườn thì cho thêm 2,5 lít nước. Thả gà, sườn non… vào hầm chung với xương, canh chừng thịt nào vừa chín tới là vớt ra, đừng để rục chung với xương. Nếu dùng nồi áp suất thì không nấu chung thịt gà, sườn với xương được. Phải nấu xương riêng, khi có nước dùng rồi mới cho qua nồi thường và nấu thêm với sườn, thịt gà.

– Thịt gà, sườn non phải tầm ướp trứơc khi nấu. Gà chặt làm hai mỗi con, sườn non chặt miếng cỡ 2 ngón tay, trước khi hầm phải ướp mỗi kg thịt với: 1,5 muỗng cà phê muối + 1/2 muỗng cà phê tiêu + 1 muỗng súp hành tím băm, để qua 30 phút mới hầm. Thịt gà chín xong, để nguội, tùy ý chặt miếng hay xé sợi.

– Tùy ý nêm lại nước dùng hoặc nấu lạt để tùy thực khách nêm riêng khi ăn.

2. Phần mọc: Nếu không mua được giò sống làm sẵn (mọc) các bạn hãy làm từng ít một thịt nạc heo, cắt miếng nhỏ vụn rồi dùng máy xay cắt hoặc máy nghiền, xay nghiền thịt qua hai ba lần hoặc hơn nữa cho thịt thật nhuyễn mịn rồi mới chế biến.

– Phần giò chiên: Giò sống vo viên tròn cỡ đầu ngón tay cái, chiên vàng trong chảo nhiều dầu, vớt ra để ráo dầu.

– Phần giò mọc: Giò sống vo viên tròn cỡ đầu ngón tay cái thả luộc chín trong nồi nước dùng, khi nào viên mọc chín sẽ nổi lên.

– Giò nấm: Trộn cứ mỗi 300gr giò sống với 15gr nấm mèo ngâm nước cho nở mềm, cắt bỏ gốc rể, băm nhuyễn + 1 muỗng cà phê hành tím băm, nêm lại với 1/3 muỗng cà phê muối tiêu tùy khẩu vị, vo viên cỡ đầu ngón tay cái, thả vào nồi nước dùng, luộc chín, khi giò chín sẽ nổi lên.

– Giò lụa, giò quế (chả lụa, chả quế) tùy thích cắt miếng dày mỏng vừa đủ ăn.

3. Phần phụ gia: Hành tím lột vỏ, cắt lát mỏng, phi vàng với dầu. Hành lá, rửa cắt gốc rể, cắt lấy phần củ khoảng 5cm, phần lá cắt nhỏ; ngò lá xắt nhuyễn, hành tây chẻ bốn cắt ngang lát mỏng. Ớt tươi băm, xào chín với ít dầu tỏi. Mắm tôm, nước mắm nguyên chất, chanh ớt tươi. Rau ăn kèm gồm: Bắp chuối, rau muống bào, rau thơm, giá sống..

4. Trình bày món bún mọc : Trụng lại từng phần bún trong nước sôi, cho vào tô, sắp vào 1 miếng sườn non, 4 – 6 miếng giò chiên, giò nấm, giò mọc, hai lát giò lụa, giò quế, 1 hoặc 2 hành củ trụng… châm nước dùng ngập mặt bún, trải hành ngò, hành tây, hành phi, rắc thêm ít tiêu. Dọn rau ăn kèm, tùy ý nêm lại với mắm tôm hoặc nước mắm nguyên chất, chanh ớt.

Cách Làm Bún Măng Sườn Mọc

Khi đi du học mình rất thích nấu món bún măng sườn với mọc vì những nguyên liệu mua được ở chợ châu Á cho món này có thể để rất lâu mà không sợ hỏng (ví dụ như măng đóng gói, nấm hương, mộc nhĩ khô, bún khô), cực kì phù hợp cho một đứa chả mấy khi được lên chợ như mình. Món này nấu thì dễ mà mùi vị thì lại ngon không lẫn đi đâu được với sự kết hợp của măng, sườn và mọc cho nước dùng bún thanh thanh, ngọt đậm, thoang thoảng mùi nấm hương.

Nguyên liệu cần có (cho 3 người ăn):

Sườn: 300g

Thịt lợn: 200g

Bún khô: 500g

Mộc nhĩ: 4 tai

Nấm hương: 5 tai

Măng tươi: 200g

Hành khô: 3 củ

Hành lá, rau mùi

Dụng cụ: máy xay (không bắt buộc)

Các gia vị nêm nếm: muối, tiêu, nước mắm, bột khoai tây (không bắt buộc), dầu ăn, etc.

Phần chế biến:

Luộc sơ qua 300g sườn cho đến khi thấy cặn bẩn nổi lên. Đổ nước đi, rửa kĩ lại sườn rồi để ráo một bên

Măng tươi xé thành từng sợi nhỏ, dài. Rửa sạch rồi đem đi luộc 1-2 lần cho đến khi nếm thử thấy không còn vị đắng nữa. Rửa lại măng thật sạch rồi để qua một bên

Chuẩn bị 2 củ hành khô, băm nhỏ rồi đem đi xào qua với 1 thìa dầu ăn. Khi phi hành đã thơm thì cho sườn và măng vào xào cùng nhau. Đảo đều rồi nêm nếm gia vị với 1 thìa tiêu, 2 thìa muối, 3 thìa nước mắm. Trộn đều cho măng và sườn ngấm gia vị rồi đổ 1.5l nước vào. Đun trên lửa to đến khi sôi, rồi để lửa nhỏ ninh sườn và măng trong 30’-1h tuỳ vào thời gian mà mọi người có

Để chuẩn bị mọc, mọi người cần có 200g thịt lợn xay. Mọi người có thể dùng thịt xay sẵn ngoài siêu thị, hoặc tự xay thịt ở nhà với máy xay (trước khi xay nhớ thái thịt thành từng miếng nhỏ cho dễ xay).

Ngâm nấm hương và mộc nhĩ trong nước ấm từ 15-20’. Khi nấm đã nở, đem đi rửa thật sạch để loại bỏ bụi bẩn. Cắt phần đầu cứng của nấm hương và mộc nhĩ đi rồi băm nhỏ (ở bước này có thể sử dụng máy xay nếu có)

Cho thịt lợn xay và nấm hương, mộc nhĩ đã băm nhỏ vào một bát tô, nêm nếm gia vị với ½  thìa tiêu, ½ thìa muối, 2 thìa nước mắm, 1.5 thìa bột khoai tây (không bắt buộc) rồi trộn đều (có thể đem xay để các nguyên liệu được trộn đều, nhưng chỉ nên xay từ 5-10s)

Chuẩn bị một miếng bọc thực phẩm, đổ một thìa dầu lên rồi xoa đều lên miếng bọc. Dùng thìa lấy từng miếng nhỏ rồi nặn thành các viên mọc tròn trên miếng bọc thực phẩm đó. Sau khi đã nặn xong thì thả mọc vào nồi nước đang sôi.

Khi mọc chín thì thưởng thức món bún cùng mọc, sườn, măng và hành lá, mùi đã băm nhỏ.

Chia sẻ:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Cách Nấu Bún Mọc Móng Giò Ngon, No Hấp Dẫn

Cách nấu bún mọc móng giò với chân giò, dọc mùng không chỉ hấp dẫn, ngon miệng mà còn giúp bạn khởi đầu ngày mới với đầy đủ năng lượng cần thiết. Để nấu chuẩn vị, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện theo các bước làm của kênh cẩm nang chúng tôi như sau.

Cách nấu bún mọc móng giò với chân giò, dọc mùng không chỉ hấp dẫn, ngon miệng mà còn giúp bạn khởi đầu ngày mới với đầy đủ năng lượng cần thiết. Để nấu chuẩn vị, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện theo các bước làm của kênh như sau.

Nguyên liệu nấu bún mọc móng giò

Chân giò (cả thịt cả móng): 0,8 – 1 kg

Giò sống: 200 gram

Cà chua: 3 quả

Bún rối: 700 gram

Mộc nhĩ: 3 – 4 cái

Dọc mùng: 2 cây

Nguyên liệu khác: hành tím (1 củ), hành tươi, rau thơm, me chua (1 quả)

Gia vị cần có: Dấm, bột nêm, bột canh, mì chính, hạt tiêu, nước mắm, dầu ăn…

Cách nấu bún mọc móng giò

Bước 1: Chuẩn bị chân giò

Rửa sạch chân giò rồi chặt đôi là hai phần thịt và sú. Phần thịt chân giò, bạn dùng dao lọc và rút xương khỏi thịt. Rút xương xong, dùng chỉ thực phẩm bó chân giò lại thành miếng thịt tròn – dài.

Phần sú giò, bạn đem rửa kỹ, đập bỏ phần móng cho long hẳn ra ngoài. Làm xong, rửa kỹ sú giò với nước muối pha loãng và một chút dấm để loại bỏ mùi hôi. Cuối cùng, bạn chặt chân giò và xương rút ở thịt thành các miếng vừa ăn.

Bước 2: Chuẩn bị các nguyên liệu khác

Mộc nhĩ: Đem ngâm nở rồi rửa sạch lớp bột trắng bám ở các tai. Cắt bỏ chân mộc nhĩ sau đó thái sợi rồi băm thật nhỏ.

Giò sống: Trộn đều với mộc nhĩ đã băm + ½ thìa cafe hạt tiêu + ½ thìa cafe hạt nêm. Phết kỹ để các nguyên liệu được quện và giò mịn. Làm xong, bạn viên giò thành những viên tròn nhỏ vừa ăn.

Bún rối: Đun một nồi nước sôi sau đó cho bún vào chần. Chần bún xong, bạn vớt bún ra rổ sạch và vẩy cho tới khi bún ráo nước. Để riêng bún đã chần ra đĩa.

Các loại rau khác: Cà chua đem rửa sạch rồi bổ múi cau. Hành tươi nhặt bỏ bẹ úa, cắt rễ rồi thái nhỏ. Hành tím đập dập băm nhỏ. Rau thơm rửa sạch sau đó ngâm với nước muối loãng để loại bỏ trứng, sâu.

Dọc mùng: Tước bỏ lớp vỏ xanh thẫm bên ngoài. Tước đến đâu, bạn thái vát thành khúc dài từ 5 – 7 cm rồi ngâm vào chậu nước muối loãng. Tiếp đến, đun sôi khoảng 300 ml nước lọc có pha chút muối. Nước sôi, thả dọc mùng vào chần khoảng 2 – 3 phút cho chín rồi nhanh chóng vớt ra, để ráo.

Bước 3: Nấu nước dùng bún mọc

Cho sú giò và xương vào nồi và đổ chừng 2 lít nước. Bắc nồi lên bếp và ninh sú với ngọn lửa vừa phải. Khi ninh, bạn thường xuyên hớt bọt để nước được trong. Ninh sú giò trong thời gian từ 30 – 45 phút.

Khi nồi nước xương bắt đầu sôi, bạn thả phần thịt chân giò vào luộc cùng. Thịt chân giò chín, nhanh chóng vớt ra và nhúng vào tô nước lạnh để thịt được trắng, ngon hơn. Cuối cùng chờ cho thịt nguội, bạn thái thịt thành các lát mỏng.

Phi thơm hành khô cùng 1 – 2 thìa cafe dầu ăn. Khi hành khô đã thơm vàng, cho tiếp cà chua vào xào chung rồi đến me đã cạo vỏ. Chờ cho tới khi nước dùng được, bạn trút toàn bộ hỗn hợp này vào nồi nước dùng.

Đun sôi trở lại nồi nước dùng. Nước sôi, thả các viên mọc đã viên vào nồi. Đun nồi nước dùng cho tới khi các viên mọc bắt đầu nổi lên trên mặt nước tức là mọc đã chín, nước dùng của bạn đã được. Nêm lại gia vị cho vừa ăn.

Bước 4: Thưởng thức bún mọc

Gắp một lượng bún vừa phải ra tô. Bày lên trên bát bún hành lá + thịt chân giò + dọc mùng. Tiếp theo, bạn múc vừa phải mọc + sú rồi chế nước dùng vào bát.

Thưởng thức bún mọc chân giò, bạn có thể ăn kèm với tương ớt, mắm tôm, các loại rau thơm, rau sống… để làm tăng mùi vị. Bún mọc chân giò nên được thưởng thức nóng hổi, nếu để nguội sẽ không còn ngon nữa.