Top 12 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Bánh Canh Mặn Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cách Nấu Bánh Canh Mặn Miền Tây Đơn Giản Tại Nhà

Cách nấu bánh canh mặn miền Tây không quá khó nhưng lại đòi hỏi người nấu phải tỉ mỉ từ khẩu lựa chọn, sơ chế đến chế biến nguyên liệu. Nếu như trước đây muốn ăn bánh canh, người ta sẽ phải tự làm bánh canh bằng bột gạo thì hiện nay có rất nhiều nơi sản xuất bánh canh ăn liền vô cùng tiện lợi. Cách làm bánh canh mặn miền Tây đơn giản nhưng mất nhiều thời gian nên mọi người thường lựa chọn bánh canh ăn liền. Saigon Star Travel sẽ chia sẻ cách làm đơn giản từ bánh canh ăn liền.

Món ăn này sử dụng tôm tươi nên bạn chú ý khi lựa chọn nguyên liệu để giữ được vị ngọt tự nhiên. Tôm lựa những con còn sống hoặc nhưng con có phần thịt bên trong màu xanh trong chứ không đục, cá phần nội tạng còn nguyên và gắn liền nhau. Bạn nên dùng dừa tươi để làm nước cốt dừa thì bánh canh mới có vị béo ngày và thơm mùi dừa.

2. Cách nấu bánh canh mặn miền Tây

Tôm rửa sạch bằng nước muối loãng hoặc nước dừa tươi sau đó bóc vỏ và băm nhuyễn. Thịt băm ướp với một chút muối, tiêu. Các loại rau sống nhặt bỏ lá úa, lá sâu rồi rửa sạch. Hành lá cắt khúc ngắm. Hành tím bỏ vỏ rồi xắt lát mỏng Rau răm và ngò rí cắt nhỏ

Tiếp theo, bạn lấy nước dão dừa đun sôi, cho tôm và thịt đã xào vào rồi nêm thêm hạt nêm, đường, muối, bột ngọt theo khẩu vị. Cuối cùng cho bánh cánh vào nồi nấu khoảng 2 phút cho bánh chín thì tắt bếp. Bạn đổ nhanh chóng nước cốt dừa vào và để sôi lăn tăn trở lại khoảng 2 phút thì cho ra tô để thưởng thức.

Bước 3: Thành phẩm

Múc bánh canh ra to, cho hành lá, ngò, hành khô vào rồi thưởng thức. Nếu bạn ăn cay thì có thể ăn vùng vài lát ớt hoặc sa tế nấu.

3. Cách làm bánh canh mặn miền Tây

Saigon Star Travel vừa chia sẻ cách nấu bánh canh mặn miền Tây với bánh căn ăn liền. Vậy nếu không mua được loại sản phẩm này thì phải làm sao? Câu trả lời là bạn làm bánh canh ngay tại nhà. Nguyên liệu hết sức đơn giản gồm 300gr bột gạo, 1 muỗng canh bột đao. Bạn trộn 2 loại bột khô với nhau rồi từ từ chế nước sôi vào, đảo bằng đũa. Sau khi hỗn hợp bột nguội bớt thì nhào bằng tay để tạo thành một khối mịn. Bạn cán mỏng hoặc cho vào dụng cụ ép đế cho ra những sợi bánh canh như mong muốn. Bạn chú ý ăn tới đâu thì mình làm tới đó vì bánh handmade không bảo quản được lâu.

Cách Làm Bánh Canh Bột Xắt Mặn Và Bánh Canh Bột Xắt Ngọt Miền Tây Thơm Ngon Hấp Dẫn

Bánh canh là món ngon không kén người ăn nên hầu như có mặt ở khắp các vùng miền trên mảnh đất Việt Nam. Đặc biệt, do khẩu vị từng miền khác nhau nên khi thưởng thức món bánh canh ở các địa phương thì bạn sẽ cảm nhận được đặc trưng bánh canh từng vùng. Đặc biệt, ở miền Tây ngoài loại bánh canh thông thường phổ biến nhiều nơi thì vẫn còn một loại bánh canh vô cùng đặc biệt dễ gây nghiện đối với bất kỳ ai.

Bánh canh bột xắt ở Miền Tây có hai loại: Bánh canh bột xắt mặn hay được nấu với tôm hay thịt đặc biệt là thịt vịt xiêm. Nấu với nước cốt dừa béo ngậy.

Còn bánh canh ngọt còn được gọi với cái tên thân thương bánh canh nấu đường thốt nốt. Tuy hay loại có đặc điểm khác nhau về nguyên liệu nhưng lại chung một hình thức là làm từ bột xay do chính bàn tay con người xay ra bằng cối xay bột.

1. Bánh canh bột xắt mặn – Bánh canh thịt vịt xiêm

Nấu bánh canh bột xắt mặn thì dùng thịt vịt là lý tưởng nhất. Mặc dù có nơi cũng dùng thịt heo, gà, tôm, cua nhưng không có gì qua được thịt vịt và huyết vịt. Do đó, món bánh canh bột xắt thịt vịt ở miền Tây luôn bán đắt hàng. Vịt ở đây phải là vịt xiêm chứ không phải các loại vịt trắng, vịt cỏ khác bởi vịt xiêm là loại vịt có thịt rất ngon, không hôi lông, không nhiều mỡ, độ dai của thịt cũng vừa đạt chuẩn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Bột gạo: Món bánh canh đúng chất miền Tây là phải làm từ gạo ngâm mềm và xay, sau đó cho bột vào túi vải dày, cột chặt miệng lại và nén để được phần bột vừa tay nặn, muốn nhanh hơn thì dùng bột gạo khô đóng gói sẵn. Nếu dùng gạo ngâm thì dùng nửa kg gạo, nếu dùng bột gạo khô thì 300gr.

Vịt xiêm: 2 ký (Nên chọn vịt xiêm mái thịt sẽ nhiều và ngon hơn).

1 trái dừa khô

50gr bột mì tinh ( bột năng )

1 củ gừng lớn, hành lá, tỏi, tiêu, nước mắm, gia vị thông thường.

Sơ chế nguyên liệu

Nếu dùng gạo ngâm thì ngâm ít nhất là bạn phải ngâm 4 tiếng cho gạo mềm, khi mình dùng tay bóp thử một hạt gạo thì gãy nát là được.Rồi dùng cối xay bột. Xay xong cho bột vào túi vải rồi buộc lại, nén chặt trong 1 đến 2 tiếng để nước bên trong rỉ ra ngoài hết, còn lại lớp bột mịn vừa nặn là được. Nếu lỡ nén lâu làm bột khô quá thì từ từ cho vào chút nước lọc rồi nhào nặn cho vừa tay.

Với bột gạo sẵn có thì trộn với ít bột năng cho nước ấm vào nhào, đến khi bột nặn vừa tay là được không nhão quá cũng không khô quá.

Nếu vịt xiêm tự làm tại nhà thì chị em nên làm thêm phần huyết nếp cho món ăn thêm hấp dẫn.Trước khi cắt tiết vịt chị em nên chuẩn bị ít nếp ngâm mềm rồi rang cho vàng đều. Sau đó cho vào tô rồi cho chút nước mắm ngon, chút tiêu xay, chút hành lá cắt nhuyễn vào tô trộn đều. Sau đó cắt tiết vịt vào.

Phần thân vịt làm sạch lông, bóp qua hỗn hợp rượu, muối và miếng gừng đập dập rồi xả lại cho sạch cho bớt mùi hôi. Sau đó băm nhuyễn ra một phần, một phần để nguyên thái thành miếng vừa ăn. Tất cả nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Dừa khô nạo vắt nước cốt nhất và nước cốt dảo.

Hành lá, hành tím tỏi băm nhuyễn, gừng thái sợi.

Các bước thực hiện nấu món canh canh vịt xiêm

Bước 1: Đầu tiên bắt cái chảo bỏ dầu ăn vào cho tỏi, hành băm phi thơm. Sau đó cho vịt thái miếng vào, kế tiếp cho thịt vịt băm nhuyễn vào nêm nếm lại cho vừa ăn. Sau đó tắt bếp.

Phần huyết nếp cho vào tô nếp vừa làm và đánh đều rồi đem hấp cách thủy đến khi nếp chín là đã có món huyết nếp ngon rồi. (Lưu ý là lượng nếp cho vào vừa đủ để tiết ngập xâm xấp nếp, không nên cho nhiều quá sẽ khiến cho nếp khô và bở).

Bước 2: Cho phần nước cốt dừa dảo và một 300ml nước lọc vào một cái nồi to bắt lên bếp, chờ nước sôi, ta xắt bột bánh canh vào.

Bước 3: Các bạn dùng chai thủy tinh tròn rồi nặn từ ít bột vào thân chai. Nếu không dùng tay để nặn đều thì các bạn có thể rắc ít bột mì tinh lên thớt rồi cho chai lên lăn nhẹ cho bột bám đều vào chai sao không quá dày cũng không quá mỏng, rồi cầm phía trên nồi nước cốt dừa đang sôi, nhanh tay dùng dao cắt bột ra từng cọng nhỏ tầm vừa ăn cho vào nồi, tiếp tục thực hiện thao tác cho đến khi hết bột. Khi cắt nên thường xuyên đảo đều để bột không bị dính đít nồi.

Bước 4: Khi cọng bánh canh trong nồi trong và chín thì cho thịt vịt xiêm đã chấy lúc nãy vào cùng với huyết nếp, bắt đầu nêm nếm cho vừa ăn. Sau đó,nếu các bạn thích có thể cho thêm nước cốt nhất vào nồi bánh lúc này. Cho thêm hành lá cắt nhuyễn và chúng ta đã hoàn thành phần căn bản của món ăn rồi. (Tùy vào sở thích của từng người mà để phần thịt vịt chặt xong vào đĩa riêng hay cho thịt vịt trở lại nồi bánh canh cho sôi trở lại rồi tắt bếp cho miếng thịt vịt đậm đà và nóng hơn).

Sợi bánh canh deo dẻo, miếng huyết nếp béo ăn cùng với thịt vịt dai không ngán vì có nước chấm chua chua, cay nồng, rắc thêm một tí hành phi, tỏi phi, nhúm rau lên trên. Những ngày mưa phùn ở Tây Nam Bộ, một tô bánh canh bột xắt luôn là món được săn lùng số một.

2. Bánh canh ngọt – bánh canh đường thốt nốt

Bánh canh ngọt là món ăn quen thuộc ở các chợ ở miền Nam, là món ăn vặt yêu thích của cả người già và em nhỏ. Nó mang trong mình nét đặc trưng của ẩm thực Nam bộ: ngọt, nhiều nước dừa, có đường thốt nốt.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Bột gạo ( bột gạo xay hay bột gạo sẵn có ngoài siêu thị cũng được tùy thích.

Bột năng

Đường thốt nốt

1 trái dừa khô

100 gr mè

lá dứa

1 ống va ni

Sơ chế nguyên liệu

Nếu dùng gạo ngâm thì ngâm ít nhất là bạn phải ngâm 4 tiếng cho gạo mềm, khi mình dùng tay bóp thử một hạt gạo thì gãy nát là được.Rồi dùng cối xay bột. Xay xong cho bột vào túi vải rồi buộc lại, nén chặt trong 1 đến 2 tiếng để nước bên trong rỉ ra ngoài hết, còn lại lớp bột mịn vừa nặn là được. Nếu lỡ nén lâu làm bột khô quá thì từ từ cho vào chút nước lọc rồi nhào nặn cho vừa tay.

Với bột gạo sẵn có thì trộn với ít bột năng cho nước ấm vào nhào, đến khi bột nặn vừa tay là được không nhão quá cũng không khô quá.

Dừa nạo lấy nước cốt nhất và nước cốt dừa dảo.

Mè rang vàng.

Các bước thực hiện

Bước 1: Bắt nồi nước cốt dừa dảo và 300 ml nước lọc lên bếp bỏ đường thốt nốt vào, tùy thích mà cho số lượng đường ít đường nhiều, nấu cho sôi lên hớt bọt cho lá dừa nguyên cây bó lại vào (cho bánh canh thơm).

Bước 2: Nắn bột vào chai thủy tinh rồi thái nhanh tay vào nồi nước đường đang sôi, thái cho đến khi hết bột. Sau đó thấy bột trong và chín thì nêm nếm lại cho vừa ăn, nhớ dần chút muối. Sau đó, đổ nước cốt dừa nhất vào rồi quậy đều rồi tắt bếp.

Bước 3: Sau khi bánh canh nóng múc vào tô bỏ mè rang vào và thưởng thức.

1273 views

Tường Tận Cách Làm Bánh Canh Và Nấu Bánh Canh Ghẹ Ngon

Nguyên liệu:

(Cho khoảng 4 bát tô)

+ Ghẹ: 1kg (khoảng 3-4 con vừa, hấp sơ) + Bột gạo tẻ: 250g + Bột năng: 150g + Nước cốt dừa: 200ml + Hạt điều đỏ: 50g + Giá sống: 200g + Sả: 1 củ + Hành hoa, rau mùi, hành khô, rau sống, rau thơm tùy thích + Ớt, chanh tươi, gia vị, dầu ăn, túi bắt bông kem

Cách làm bánh canh:

– Cho bột gạo và bột năng vào nồi trộn đều, thêm vài hạt muối rồi cho 200ml nước lạnh vào khuấy tan hết bột. Cho nồi bột lên bếp, để lửa thật nhỏ và khuấy đều tay liên tục cho đến khi bột sánh và nặng tay thì tắt bếp. Tiếp tục khuấy cho đến khi bột thành khối đặc và nửa sống nửa chín. Dùng túi bắt bông kem cho bột vào, tùy thích là sợi bánh to hay bé mà cắt đầu của túi bột để tạo sợi bánh.

– Bắc 1 nồi nước lên bếp đun sôi, từ từ bóp nhẹ nhàng và đều tay túi bột để tạo sợi bánh canh rơi đều vào trong nồi nước đang sôi. Làm từng mẻ bánh cho đến khi hết túi bột thì dừng lại, đun sôi cho đến khi sợi bánh canh nồi lên là bánh chín, vớt bánh ra ngâm ngay vào bát nước đun sôi để nguội để sợi bánh canh được giòn dai hơn. Bánh canh săn lại, các bạn vớt ra để ráo nước. Với cách làm này tuy hơi mất công đứng nặn bột vào nồi nhưng các bạn sẽ có những sợi bánh canh tròn đều, sợi khá dài trông rất đẹp mắt.

Cách nấu bánh canh ghẹ

– Rau sống, rau thơm , giá sống nhặt rửa sạch, cho lên đĩa. Hành hoa, rau mùi nhặt rửa sạch, hành hoa, rau mùi thái nhỏ, phần củ hành để nguyên cọng dài. Hành khô bóc vỏ thái lát, củ sả cắt khúc đập dập.

– Đầu tiên, các bạn cho dầu vào chảo, cho hạt điều đỏ vào xào lấy màu rồi gạt bỏ hết hạt đi, cho hành khô vào phi thơm thì cho ghẹ vào xào cùng. Thêm nước vào nồi ghẹ cho đủ khẩu phần ăn cả gia đình rồi thả sả đập dập vào nấu sôi. Nếu có nước ninh xương gà hoặc lợn thì càng ngon còn không thì chỉ cần nấu ghẹ là nước đã rất ngon và ngọt rồi. Nêm nếm nồi canh ghẹ cho vừa miệng rồi các bạn cho 200ml nước cốt dừa vào nấu cùng tạo độ sánh và ngậy cho nước canh, giữ canh sôi nhẹ trên bếp.

– Cho bánh canh vào lưới lọc, trụng bánh trực tiếp vào nồi nước dùng ghẹ để bánh canh ngấm vị nước dùng rồi cho ra bát to. Thêm chút giá sống, hành hoa, rau mùi thái nhỏ vào bát rồi vớt ghẹ đặt lên trên cùng, chan đều nước dùng nóng lên là có thể thưởng thức.

– Khi ăn các bạn chuẩn bị sẵn 1 bát muối chanh ớt và bay rau sống để ăn kèm. Sợi bánh canh trong trong, dẻo dai mà giòn giòn ngấm vị nước dùng ăn cực kỳ ngon miệng, thịt ghẹ đậm đà chấm kèm với muối chanh ớt rất hấp dẫn, nước dùng ngọt vị ghẹ lại thêm béo ngậy ngậy của nước cốt dừa tạo lên tô bánh canh hoàn hảo, đảm bảo cả nhà sẽ vô cùng hào hứng.

Cách Nấu Bò Kho Chay, Mặn Mau Mềm, Chấm Bánh Mì Ngon

1. Bí quyết chọn mua thịt bò chất lượng

1.1. Cách nhận biết thịt bò tươi mới

Thịt bò ngon sẽ có màu đỏ tươi, khi ấn nhẹ sẽ thấy có độ đàn hồi, không lạnh. Bên cạnh đó, thớ thịt bò ngon thường nhỏ, không bị nhão ướt mà khô mịn, có phần mỡ màu vàng nhạt và không có mùi hôi tanh. Nếu thịt bò lạnh, có màu hơi tái sậm thì thường sẽ do để lâu, khi chế biến sẽ không giữ được vị ngọt đặc trưng và có mùi tanh khó chịu.

Thịt bò để lâu khi ấn nhẹ sẽ thấy thịt bị lõm xuống, không đàn hồi lại, sớ thịt cũng không còn độ cứng, bị nhão. Một điểm đáng lưu ý, khi mua bạn có thể quan sát khi người bán cắt thịt nếu miếng thịt dính vào dao thì đó là thịt bò còn tươi ngon. Để cách nấu bò kho không bị dai, người ta thường dùng thịt bắp bò, gân bò, đùi bò, đuôi, hoặc sườn.

1.2. Phân biệt thịt bò và thịt trâu

Theo chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thịt bò có một mùi hương đặc trưng chứ không bị hôi tanh như thịt trâu. Ngoài ra, thịt trâu thường có màu đỏ sậm, thớ thịt to và mỡ màu trắng chứ không phải vàng nhạt. Việc thịt heo được ngâm các hóa chất nhằm “đội lốt” thịt bò để tăng lợi nhuận đã không còn quá xa lạ nữa. Thịt bò giả thường có màu đỏ nhạt, không đều màu, không tự nhiên. Khi bạn dùng tay miết nhẹ vào sẽ thấy có phẩm màu dính.

Thớ thịt bò giả thường to, ngắn, phần mỡ có màu trắng. Còn thịt bò thật thớ thịt nhỏ, dài và mỡ có màu vàng nhạt. Khi cắt thịt giả sẽ có nước rỉ ra chứ thịt không dính vào dao như thịt bò thật. Thịt bò thật sẽ có mùi hương đặc trưng. Sau khi chế biến, thịt vẫn giữ màu đỏ đậm, hơi dai và có vị ngọt chứ không bị mất màu, mềm như thịt bò giả.

2. Hướng dẫn cách nấu bò kho cà rốt truyền thống đơn giản tại nhà

Đâu mấy ai chắc chắn nguồn gốc món bò kho ra làm sao. Chỉ biết rằng từ lâu, tại Sài Gòn người ta dùng bò kho như món ăn sáng, ăn xế và còn được kê vào thực đơn của các bữa tiệc hoành tráng. Từ khắp những khu chợ trời, góc phố, bò kho len lỏi sang nhiều căn tiệm, rồi dần góp mặt trong gian bếp của mọi gia đình.

Những miếng bánh mì giòn tan, cọng rau thơm xanh mát kết hợp thịt bò kho hòa lẫn với thứ nước dùng mỡ màng, nồng ấm, thơm phức dễ “xiêu lòng” người Việt kể cả du khách ngoại quốc. Dù ngoài hàng có ngon cách mấy, thật thiếu sót nếu bạn không “bỏ túi” công thức nấu bò kho tại nhà này để trổ tài chiêu đãi cả nhà. Đó mới là cách thể hiện tấm chân tình trọn vẹn nhất với người thân yêu.

2.1. Các nguyên liệu cần thiết

1 kg thịt bò nạm

300 gram cà rốt

300 gram hành tây

Tỏi, củ riềng, sả cây, hành tím

Tương cà, tương ớt, tương ớt Quế Lâm

Dầu hào, dầu ăn, bột cà ri, bột nghệ, dầu điều

Tiêu sọ trắng, muối, đường phèn

Nụ đinh hương, bông đại hồi, thảo quả, lá thơm

2.2. Cách nấu món bò kho cà rốt đậm đà chấm bánh mì

2.2.1. Sơ chế thịt bò

Thịt bò rửa sạch, chần sơ trong nước sôi.

Sau đó, cắt thịt thành nhiều miếng vuông nhỏ cỡ 40 gram.

Đem ướp bò với 100 gram tương cà, 50 gram tương ớt, 60 gram tương ớt Quế Lâm. Rồi đổ thêm 20 gram dầu hào, 10 gram tiêu sọ trắng, 2 gram bột nghệ, 2 gram bột cà ri và 20 ml dầu điều.

Để thịt bò thấm gia vị trong 30 phút.

Cho chút dầu ăn vào chảo phi thơm 30 gram củ riềng, 60 gram sả cây, 20 gram hành tím, 10 gram tỏi. Tiếp theo đổ thịt bò đã ướp vào xào cùng cho thịt săn lại.

2.2.2. Cách nấu nước hầm thịt bò kho

Bạn đun sôi một nồi nước cỡ lớn vừa, cho 15 gram nước muối, 20 gram bột ngọt, 65 gram đường phèn, 30 gram dầu hào, khuấy đều. Rồi mới đổ phần thịt xào vào nồi.

Bỏ thêm 3 nụ đinh hương, 2 bông đại hồi, 3 gram quế, 3 gram tiêu sọ, 1 trái thảo quả, 3 lá thơm.

Cà rốt cắt thành nhiều khúc nhỏ, luộc chín sơ trong một nồi nước khác, vớt ra để ráo. Việc luộc trước cà rốt có thể rút ngắn được quá trình hầm bò, bởi cà rốt sống rất lâu chín.

Hành tây cắt lát mỏng, xong thì bạn đổ chúng vào nồi thịt bò.

Nhanh tay pha 50 ml bột năng với chén nước lọc rồi đổ từ từ vào hỗn hợp bò. Cách nấu bò kho công đoạn này vừa đổ bột, vừa khuấy nồi để bột hòa tan để nấu nước dùng có độ lỏng nhất định, không quá cô đặc. Dùng đũa kiểm tra xem thịt đã đủ mềm chưa thì tắt bếp.

Múc bò ra tô hoặc dĩa kiểu rồi trang trí với vài lá rau thơm, mấy lát ớt, dùng bò kho ngay khi còn nóng.

3. Hướng dẫn cách nấu bò kho gừng thơm “điếc” mũi

Để thưởng thức món bò kho cà rốt truyền thống, người ta ăn kèm cùng bánh mì hoặc hủ tiếu là phổ biến. Khi bạn không có sẵn hai thứ ấy tại nhà thì dùng cơm trắng cũng tạm được. Nhưng nếu bạn áp dụng cách nấu bò kho gừng này, ăn chung với cơm trắng sẽ hoàn toàn bắt miệng hơn.

3.1. Nguyên liệu chuẩn bị

400 gram thịt nạm bò

36 gram gừng

15 gram hành tím

1 gói gia vị nấu bò kho Barona

15 gram tỏi, 10 gram hành lá

3.2. Cách nấu món bò kho gừng mau mềm

Thịt nạm bò cắt thành những lát nhỏ dày 0,5 cm.

Với 20 gram gừng thì bạn cắt lát đập dập, 15 gram gừng còn lại thái sợi. Băm nhuyễn 15 gram tỏi và 15 gram hành tím.

Đem thịt bò ướp với 1 gói gia vị nấu bò Barona và 20 gram gừng đập dập trong 30 phút cho thịt bò ngấm gia vị.

Bắc nồi nóng với 2 muỗng canh dầu ăn, thêm vào hành tím, tỏi băm và gừng thái sợi.

Phi các nguyên liệu cho vàng thơm thì cho thịt bò đã ướp vào xào đều tay đến khi thịt bò săn lại.

Chế vào nồi 2 chén nước lọc, kho lửa vừa và thường xuyên hớt bọt.

Sau khoảng 45 phút thấy nước kho sệt lại và thịt bò mềm thì nhắc nồi và thưởng thức thôi.

4. Giới thiệu cách nấu bò kho dứa đơn giản tại nhà

4.1. Nguyên liệu chủ yếu

400 gram gân bò

3 cây sả

140 gram dứa

1 quả cà chua

5 tép tỏi, 5 gram gừng

5 gram muối, 15 gram nước mắm, 5 gram đường trắng, 5 gram hạt tiêu đen

4.2. Hướng dẫn cách nấu bò kho với dứa (thơm)

Thịt bò rửa sạch, thái miếng vuông quân cờ. Sả bạn cắt khúc chẻ đôi, gừng đập dập. Tỏi bóc vỏ nhưng để nguyên tép không đập.Cho thịt bò, gừng sả, tỏi và tiêu hạt vào nồi. Rồi bạn đổ nước ngập xâm xấp, nêm thêm muối, nước mắm.

Bắc nồi lên bếp đun sôi, khi sôi vặn lửa nhỏ và hớt bọt. Sau khi hớt bọt cho dứa thái miếng vào, đậy nắp đun lửa nhỏ cỡ 15 phút. Nêm lại cho vừa miệng, nếu hơi chua thì bỏ thêm chút đường.

Thịt bò khi đun cùng dứa sẽ rất nhanh mềm, nên không cần phải kho lâu. Khi thấy thịt bò đã mềm thì cho thêm cà chua vào đun sôi, bỏ thêm một chút bột năng pha loãng để tạo độ sánh cho nước bò.

Hoàn tất cách nấu bò kho dứa xong, tắt bếp và bày ra dĩa thưởng thức với bún, cơm hay bánh mì đều được.

5. Biến tấu cách nấu bò kho mật mía kiểu miền Trung

Công thức làm bò kho mật mía lấy nguyên liệu từ thịt bắp được áp dụng khá phổ biến ở Nghệ An. Vì xứ Nghệ đất mía, mật mía thơm ngọt vô cùng, vừa là gia vị, vừa là chất bảo quản tự nhiên giúp món ngon này không mau hỏng. Đây đồng thời cũng là món ngon ngày Tết của người miền Trung với vị ngọt đậm đà, cay xé lưỡi, rồi đến tầng lớp mùi thơm của gia vị từ rừng trên hết không thể thiếu mật mía, nước mắm ngon, ớt, gừng. Tất thảy gia vị còn lại như sả, tiêu, hồi, quế, thảo quả đinh hương, là gia vị bí truyền từng gia đình.

Đặc biệt, để có cách nấu bò kho mà thịt không bị tanh. người ta khử bằng lá trà xanh. Nước trà tạo nên vị chát nhẹ trong thịt, giúp cho thịt bò không quá ngọt cái ngọt “chót lưỡi đầu môi” của mật mía, trong thịt mang hậu ngọt thanh thoát hơn khi ăn.

5.1. Tập hợp các nguyên liệu quan trọng

1 kg bắp bò

1 nắm lá trà xanh to

2 – 3 muỗng cà phê ớt khô dạng bột lẫn dạng có vỏ

Gừng, tỏi, hành khô, sả cắt nhỏ, ớt tươi – mỗi thứ 2 muỗng canh

1 mẫu quế, 3 hoa hồi, 1 thảo quả, 10 nụ đinh hương, 2 chùm tiêu xanh tươi

2 chén nhỏ mật mía, 1 chén nước mắm nhỏ

Lá trà vò nhẹ, đun lấy một nồi nước thật đặc, khoảng 1 – 1,5 lít nước trà để nguội. Ngâm thịt bò vào nước trà này trong 1 tiếng.

5.2. Cách nấu món bò kho mật mía kiểu miền Trung

5.2.1. Sơ chế thịt bắp bò

Lá trà vò nhẹ, đun lấy một nồi nước thật đặc, khoảng 1-1,5 lít nước trà để nguội. Ngâm thịt bò vào nước trà này trong 1 tiếng.

Vớt thịt ra lau khô, đeo bao tay xát ớt bột 2 loại vào, để ngấm. Trong lúc đó giã hoặc xay nhuyễn hỗn hợp gừng, tỏi, hành khô, sả, ớt tươi. Rang hồi, thảo quả, đinh hương cho vừa thơm. Để nguội rồi bọc kín, dùng chày đập dập.

Trong một tô lớn, hòa chung mật mía và nước mắm. Tùy độ mặn của mắm và độ ngọt của mật bạn có thể thêm bớt sao cho được hỗn hợp mặn ngọt khá đậm, hơi gắt. Như thế thì thịt mới ngấm sâu và ngon.

Cho thịt vào, dùng găng tay bóp nhẹ nhàng để hỗn hợp ngấm đều. Bọc kín ủ trong ngăn mát tủ lạnh một ngày là ngon nhất, không thì từ 6 – 12 tiếng cũng được. Nguyên liệu càng ủ lâu thì cách nấu bò kho mật mía mới thấm gia vị ngon.

5.2.2. Kho thịt trong hỗn hợp nước mật mía

Đổ toàn bộ thịt và nước ủ vào nồi, rắc thêm quế bẻ vụn, hồi, thảo quả, đinh hương, tiêu tươi. Trộn đều tất cả lên.

Cách nấu bò kho mật mía ban đầu đun lửa to, đến khi sôi thì tắt bếp. Để nguội rồi mới lại bật lại bếp, rút lửa nhỏ nhất, kho đến khi mật dẻo quánh, bám đều quanh khúc thịt.

Trong quá trình kho, bạn nhớ lật thịt đều cho mật mắm bám đều quanh. Bạn hãy luôn đun to lửa ngay khi bắc bếp thì thịt mới co rút nhanh, gân co lại khúc thịt sẽ chắc, không bị rút nước ngọt ra ngoài. Lúc ấy, thịt sẽ hồng hào đẹp mắt kể cả khi đã rất chín. Sau đó phải đun lần 2, vặn lửa nhỏ nhất để mật mắm ngấm sâu.

Mắm mật sệt cạn lại thì tắt bếp để thật nguội. Bỏ tủ lạnh cho thịt chắc thêm rồi khi ăn mới thái lát thật mỏng chấm cùng nước kho còn lại pha mắm. Thịt bắp bò kho mật mía thái thật mỏng, cuốn với lá mơ, chuối chái, khế chua thái sợi, chấm tương Nam Đàn hoặc mắm nêm đâm ớt.

6. Hướng dẫn cách nấu bò kho nguyên miếng kiểu Ý

Đã bao giờ bạn thưởng thức món bò kho nguyên tảng này chưa? Cảm giác khi ăn mà khứa nhẹ từng miếng nhỏ mềm từ nguyên miếng thịt to thơm lạ thật không gì tả xiết. Với nguyên liệu ướp khác biệt, cách nấu món bò kho kiểu Ý hứa hẹn mang đến cho bạn sự trải nghiệm tuyệt diệu đậm hơi thở Tây phương.

6.1. Yêu cầu về nguyên liệu

500 gram thịt bò

5 gram hạt tiêu

10 gram lá hương thảo

150 gram khoai lang

2 muỗng cà phê muối

30 gram bơ

50 gram hành tây

100 gram bia đen

6. 2. Hướng dẫn cách nấu món bò kho khoai lang kiểu Ý

Rửa sạch thịt bò sau đó dùng khăn giấy thấm khô nước. Rắc muối và tiêu lên bề mặt thịt.

Trong một nồi lớn, bạn cho bơ vào ở lửa cao khi bơ đã tan chảy thì cho thịt bò vào hầm nhừ. Vớt thịt ra, hạ lửa xuống mức trung bình. Cho hành tây băm nhuyễn và lá hương thảo vào để tạo mùi thơm.

Đun liu riu khoảng 5 – 10 phút sau đó rưới hỗn hợp lên thịt bò cho vào nồi đế dày. Cho khoai lang vào xung quanh thịt. Rót bia đen vào rồi hầm thịt trong 45 phút cho đến khi thịt mềm hẳn là được. Với cách nấu bò kho này, bạn hãy chuẩn bị thêm bánh mì nướng giòn hoặc cơm trắng ăn cùng.

7. Tuyệt chiêu cách nấu bò kho chay từ nước dừa “chất lừ”

Việc thực hiện môt nồi bò kho có đầy ắp thứ nguyên liệu thịt đỏ thì khá đỗi dễ dàng với mọi người rồi. Song, không phải ai cũng biết cách nấu bò kho chay mà hấp dẫn như món mặn. Bởi đồ chay thường chỉ sử dụng tàu hũ là chính, nên khi muốn khơi dậy hương vị đặc trưng hao hao giống bò kho bản gốc đòi hỏi cả một nghệ thuật. Bữa tiệc chay của bạn sẽ không kém phần ngon miệng nếu nắm trong tay bí kíp nấu bò kho chay này đấy!

7.1. Các nguyên liều cần thiết

100 gram khô bò chay, 100 gram tàu hủ ky

4 cây sả, 5 cây ngò gai

400 ml nước dừa

2 muỗng canh nước tương, 4 muỗng canh dầu ăn

2 muỗng canh hạt nêm, 4 muỗng canh bột gia vị bò kho chay

200 gram nấm đùi gà, 1 muỗng canh đường trắng

1 hộp sốt cà chua, 3 cây húng quế

4 ổ bánh mì

1 cây hành boa rô, 5 củ cà rốt, 1 trái ớt

7.2. Cách nấu bò kho nước dừa chay

7.2.1. Sơ chế rau củ và thịt bò chay

Ngâm thịt bò chay với nước nóng cho nở ra, rửa cho thật sạch để loại bỏ mùi thực phẩm khô, để ráo nước. Ngò gai rửa sạch, bỏ gốc. Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, cắt khoanh. Nấm đùi gà gọt bỏ phần bẩn, ngâm nước muối loãng rồi rửa sạch, cắt khúc nhỏ. Sả rửa sạch, cắt khúc lấy phần đầu, đập dập. Tàu hủ ky ngâm mềm cắt khúc dài khoảng 3 lóng tay.

Ướp thịt bò chay với 2 muỗng canh gia vị nấu bò kho, 2 muỗng canh nước tương, 2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh dầu ăn. Trộn đều tất cả rồi để yên cho thấm gia vị.

7.2.2. Cách nấu bò kho chay

Đặt nồi lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào. Khi dầu nóng thì cho hành boa rô vào, phi thơm. Sau đó, cho sốt cà chua vào xào cho ra màu rồi cho lần lượt cà rốt, sả, nước dừa, 1,5 lít nước. Để lửa nhỏ liu riu cho đến khi cà rốt chín mềm.

Chuẩn bị một nồi khác lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào phi thơm hành boa rô. Tiếp đến, cho 2 muỗng canh gia vị nấu bò kho vào, đảo nhanh tay rồi cho nấm và thịt chay vào, xào cho tất cả thấm gia vị.

Khi nồi cà rốt mềm thì cho hỗn hợp nấm, thịt cùng tàu hủ ky vào nấu cùng. Khi nước sôi lên trở lại thì nêm nếm lại cho vừa khẩu vị. Múc bò chay kho ra tô, trang trí thêm ngọt húng quế, ít khoanh ớt. Ăn kèm với bánh mì hoặc bún, hủ tiếu, húng quế, ngò gai.

8. Giới thiệu top 3 quán bò kho ở Sài Gòn ngon “chết mê, chết mệt”

8.1. Bò kho Võ Văn Tần

Dù nằm trong con hẻm nhỏ nhưng quán bò kho 194, hay còn gọi với tên thân mật là bò kho dì Út vẫn đông nghẹt khách mỗi ngày. Tuy bà chủ là người gốc Ắn Độ, nhưng cách nấu bò kho lại phù hợp theo khẩu vị Việt. Món bò kho nơi đây được nhiều thực khách đánh giá là mang hương vị riêng, đậm đà, cay cay “cực đã”, mà không phải quán nào cũng có.

Ở đây, khách có thể dùng bò kho cùng bánh mì hoặc hủ tiếu, mì tươi, phở…Giá cả cũng khá hợp lí, trung bình khoảng 35 000 đồng/tô. Nhưng có lúc cũng tùy vào nhu cầu thực khách muốn ăn bao nhiêu thì chủ quán sẽ bán bấy nhiêu. Có khi mấy chú xe ôm ghé lại, muốn ăn 15 000, 20 000 đồng bà chủ cũng vui vẻ buôn bán.

Địa chỉ: 194/5 Võ Văn Tần, Quận 3, TPHCM.

8.2. Bò kho Bà Chánh

Quán bán trong một con hẻm trên đường Trần Văn Hoàng, sau lưng nhà thờ Tân Phước. Không gian khá nhỏ nhưng bàn ghế được xếp đặt gọn gàng, ngăn nắp tạo cảm giác thoáng sạch, có cả wifi. Ở đây sử dụng bàn ghế gỗ nên nhìn sang trọng hơn hẳn. Quán chỉ bán 2 món bún bò và bò kho, chất lượng và giá cả khá bình dân.

Một tô bún bò đầy ụ thịt, bún và nước dùng đậm vị. Cách nấu bò kho thì có nước dùng thơm lừng hương sả, rất kích thích khướu giác. Giá cả bình dân, tô em bé thì 22 000 đồng, tô người lớn 32 000 đồng. Còn tô đặc biệt khoảng 40 000 đồng. Trà đá ở đây cũng được miễn phí luôn.

Địa chỉ: 46 Trần Văn Hoàng, Phường 9, Quận Tân Bình, TPHCM.

8.3. Bò kho Út Nhung

Đây là địa điểm lâu đời phục vụ món phở được nhiều người yêu thích. Buổi sáng bán phở buổi chiều bán bò kho. Cách nấu bò kho ở đây không chỉ hầm thịt nạc mà còn có gân nên ăn dai dai rất ngon. Lạ miệng nhưng không bị ngấy, một tô khá nhiều thịt, hơn nữa phải kể đến nước bò kho ở đây sền sệt chứ không pha lỏng lẻo. Ăn không sợ bụng dạ lại “kêu đói”

Giá cả phải chăng, phục vụ nhanh nhẹ. Quán Út Nhung mang lại cho bạn những bữa ăn ngon miệng, bổ sung năng lượng cho một ngày làm việc, vui chơi, tham quan.

Địa chỉ: 109/7 Nguyễn Thiện Thuật, Phường 2, Quận 3, TPHCM.

Cái cảnh tượng một nồi bò kho màu nâu đỏ óng ánh, sôi âm ỉ, mọi người vừa ngồi hàn huyên vừa thưởng thức hương vị nóng hổi, còn nghi ngút khói, xen tiếng lách cách của chén đũa đã in sâu trong tâm tưởng của những đứa con xa xứ. Trên đất khách, việc tái hiện lại món bò kho có đủ đầy nguyên liệu như quê nhà lại khá khó nhằn. Hy vọng thông qua những cách nấu bò kho vừa trình bày, hễ là người Việt, dù bạn đang nơi đâu ít nhiều sẽ phát huy được tư duy sáng tạo món ngon mỗi ngày tối ưu hơn. Bạn có thể thay đổi thành phần của món ăn phù hợp với không gian sống. Chỉ cần gửi hết tâm tư vào ẩm thực, mùi vị thu được cuối cùng chẳng dở tệ chút nào!

Bảo Tiên dịch và tổng hợp