Top 5 # Xem Nhiều Nhất Cách Làm Món Lạp Của Người Lào Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Độc Đáo Món Lạp Của Người Lào

1. Lạp là món gì?

2. Ý nghĩa của món Lạp trong văn hóa ẩm thực Lào

Lạp có cách đọc gần giống như “lộc” trong tiếng Lào, nên được xem là món ăn có ý nghĩa rất lớn trong đời sống ẩm thực của người dân nơi đây. Họ thường tặng cho nhau món Lạp để cầu chúc bình an và may mắn trong ngày lễ Tết. được các gia đình chuẩn bị rất cẩn thận vì nếu không sẽ đem lại điềm xui cho người được tặng

3. Nguyên liệu và cách chế biến món Lạp

Món Lạp của người Lào thường được chế biến bằng các loại thịt băm từ gà, bò, vịt, gà tây, lợn và cá, trộn với nước mắm, nước chanh và các loại rau thơm. Nhiều vùng ở Lào còn dùng thịt hổ, được gọi là Lạp Hổ. Thịt có thể để sống hoặc đã nấu chín (thường xào săn), được băm nhuyễn và trộn với ớt, lá bạc hà cùng nhiều loại rau thơm.

Muốn chế biến được món Lạp của người Lào chuẩn và đúng vị, bạn phải khéo léo lọc da và xương, lạng thịt mà không dính nước để tránh mùi tanh. Gia vị là thành phần quan trọng làm nên vị thơm và bùi của món ăn như: thính gạo rang, gừng tươi giã nhỏ, mùi tàu, húng, hạt tiêu, ớt tươi nướng giã nhuyễn…

4. Lưu ý khi ăn món Lạp

với vị tươi ngọt của thịt quyện với thính thơm nồng, vị chua cay, mằn mặn của gia vị sẽ rất hoàn hảo nếu kết hợp với cái thanh nhẹ của xôi nếp. Nếu là lần đầu tiên thử món ăn này, bạn có thể chưa quen với hương vị chua cay nồng đặc trưng xộc thẳng lên mũi. Hãy ăn kèm một miếng xôi bùi bùi và rau sống để làm giảm cái cay nồng ấy và cảm nhận hương vị thơm ngon, hài hòa của lạp.

Món Lạp của người Lào thường được người dân ăn sống để cảm nhận đầy đủ sự đặc biệt của nó. Vị chua của chanh, cay xè của ớt, các loại gia vị và thảo mộc đã làm cho miếng thịt tái nhưng vẫn giữ được sự tươi ngon. Tuy nhiên, nếu không quen ăn bạn vẫn có thể yêu cầu nhà hàng chế biến bằng thịt đã làm chín.

Hầu hết các nhà hàng lớn hay nhỏ ở Lào đều có phục vụ món lạp với giá chỉ khoảng 60.000 đồng một đĩa. Món ăn này tuy có phương thức chế biến đơn giản nhưng không dễ để thực hiện tại nhà. Bạn cũng có thể thử món Lạp của người Lào này tại các khu ẩm thực, khu chợ sáng sầm uất tại các thành phố lớn như Viêng Chăn hay Luang Prabang.

Lào có nhiều đặc sản độc đáo, cầu kỳ và thơm ngon, nhưng Lạp vẫn luôn được người dân chuẩn bị trong những dịp lễ quan trọng của dân tộc. Không chỉ có hương vị đặc trưng, món Lạp của người Lào còn mang những ý nghĩa tinh thần sâu sắc. Hãy đến với đất nước triệu voi để thử món ăn tuyệt vời này và ghi dấu những khoảnh khắc đáng nhớ nhất.

Cách Làm Lạp Xưởng Lên Màu Đỏ Đẹp Ngày Tết Của Người Hoa

Cách làm lạp xưởng đủ vị từ thịt heo, tôm, bò, vịt thủ công vẫn được mọi người ưa chuộng hơn là nhờ đến sự can thiệp của máy móc hiện đại. Khi ai đó xa nhà mà chợt bắt gặp những chùm lạp xưởng treo toòng teng trong cái nắng cố hương ven đường, lòng người lại bồi hồi, chộn rộn. Không ngớt kỉ niệm hôm chuẩn bị thức quà này với người thân ở nhiều cái xuân đoàn viên năm cũ nhanh nhảu ập về khiến bạn lặng đi thoáng chốc. Quả thật, chẳng dễ gì để bạn tự nấu nướng nếu thiếu đi sự dạy bảo tận tụy của bố mẹ. Giờ đây, chúng tôi sẽ chia sớt cùng bạn công thức món lạp xưởng chuẩn nhà làm ngay sau đây.

1. Tiêu chí đánh giá món lạp xưởng được chế biến ngon đúng chuẩn

Cách làm lạp xưởng không sử dụng phẩm màu, hóa chất sẽ có màu đỏ hồng, khá tươi. Miếng lạp xưởng ngon phải đảm bảo thấy rõ độ trong của mỡ. Phần thịt lên màu tự nhiên, giữ an toàn cho sức khỏe phụ thuộc vào khâu trộn gia vị với rượu Mai Quế Lộ.

Lạp xưởng chất lượng sẽ có mùi hương đặc trưng của rượu, gia vị và hạt tiêu. Dù đã gói lại kỹ càng trong bao, nhưng nó vẫn đủ để bạn cảm nhận được sự phảng phất mùi thơm này bên ngoài không khí. Đồng thời, bề mặt lạp xưởng chặt chẽ, có khả năng đàn hồi. Ruột heo để làm vỏ bao lạp xưởng được xử lý tỉ mỉ không có mùi ngấy, gắt dầu. Nó phải thật khô ráo, không mốc, không có chất kết dính.

Lát lạp xưởng sau khi cắt chắc chắn, thịt và vỏ gắn chặt., thịt mịn. Màu sắc cả chuỗi thịt đồng đều, mùi vị cân bằng mặn ngọt, không bị quá chua.

2. Hướng dẫn cách làm lạp xưởng heo truyền thống đơn giản tại nhà

2.1. Nguyên liệu

Cách làm lạp xưởng thịt heo truyền thống chuẩn bị các nguyên liệu với tỷ lệ như sau:

500 gram thịt nạc dăm xay nhuyễn

100 gram mỡ heo

10 gram ruột khô

Nửa chén rượu mai quế lộ

5 muỗng canh nước tương

1 muỗng cà phê muối diêm

1 muỗng canh muối hạt

50 gram đường trắng

1 muỗng cà phê hạt nêm

2.2. Hướng dẫn cách làm lạp xưởng truyền thống từ thịt heo

2.2.1. Sơ chế thịt heo, các nguyên liệu và ướp gia vị

Ướp thịt nạc dăm xay cùng với muối diêm trong 5 tiếng. Khi lựa mua thịt nạc dăm bạn nên lưu ý lựa phần nạc dăm có màu đỏ hồng tươi. Như vậy mới cho ra thành phẩm thịt lạp đảm bảo màu sắc đẹp tự nhiên.

Phần mỡ heo sơ chế sạch rồi cắt hạt lựu nhỏ. Cho đường cát vào trộn đều sau đó đem phơi gió cùng thời gian với thời gian ướp thịt.

Sau khi thịt nạc dăm và mỡ đều đã ướp đủ thời gian, bạn cho cả hai vào tô trộn đều, thêm vào rượu, muối, nước tương ngon, hạt nêm trộn đều tay cho đến khi các hạt gia vị tan hết, để yên cho phần thịt này thấm ướp trong 45 phút.

2.2.2. Cách nhồi nhân làm lạp xưởng

Ruột heo cắt thành khúc dài 15 cm, rửa với nước lạnh. Sau đó, ngâm rửa với rượu nhiều lần cho sạch, để cho thật ráo rượu.

Bạn dùng túi bắt kem, cho phần thịt xay vào trong, rồi nặn thịt vào giữa phần ruột heo. Bạn nhớ buộc chặt trước một đầu ruột heo, khi bắt đầu nhồi thịt heo. Nhồi đủ thịt, bạn buộc chặt đầu còn lại, dùng tăm xăm nhẹ vài lỗ cho phần thịt heo thoát hết khí ra bên ngoài.

Cuối cùng, bạn cho lạp xưởng vào sấy từ 8 – 12 tiếng trong nhiệt độ 70 độ F. Nếu không dùng lò sấy bạn có thể đem lạp xưởng phơi từ 3 – 4 nắng cũng được. Thế là bạn đã có thành phẩm lạp xưởng tươi thật ngon cho gia đình.

3. Hướng dẫn cách làm lạp xưởng tôm ngon mê ly

Sự cạn kiệt ý tưởng chẳng bao giờ xảy ra với những tâm hồn đam mê ẩm thực. Thế nên kể cả trong cách làm lạp xưởng, ngoài thịt heo, người ta còn dùng đến nguyên liệu thịt tôm để nâng cấp hương vị lên tầm cao mới.

3.1. Nguyên liệu

400 gram thịt nạc vai

400 gram thịt tôm tươi

200 gram mỡ heo

300 gram lòng non

3.2. Hướng dẫn cách làm lạp xưởng tôm

3.2.1. Sơ chế nguyên liệu và ướp gia vị

Với thịt nạc vai, bạn rửa sạch, để ráo nước và thái dạng hạt lựu. Tôm rửa sạch, bóc bỏ vỏ rồi băm nhỏ hoặc cũng thái dạng hạt lựu nhỏ giống như thịt. Mỡ heo khử mùi bằng rượu trắng, để ráo rồi thái dạng hạt lựu. Sau đó, bạn ướp mỡ heo cùng với đường rồi phơi nắng để mỡ trong ra.

Lòng non sau khi mua về đem rửa sạch dưới vòi nước đang chảy. Dùng chanh, giấm và muối để làm sạch và khử mùi hôi hai mặt trong ngoài của lòng. Bạn có thể dùng một chiếc muỗng nhỏ hoặc phần sống của dao và cạo sạch lớp nhớt, bột bám bên trong.

Sau khi sơ chế xong, bạn cho toàn bộ thịt nạc, tôm và mỡ heo vào một chiếc âu,.Thêm vào đó 150 gram đường, 1 muỗng tiêu hột, 25 gram muối, 1 muỗng muối đỏ, 1 muỗng canh rượu mai quế lộ. Sau đó, bạn trộn đều tất cả lên, ướp như thế khoảng 1-2 tiếng để nguyên liệu ngấm gia vị.

3.2.2. Công đoạn nhồi nhân làm lạp xưởng tôm

Bạn cứ áp dụng cách nhồi nhân vào vỏ lòng tương tự như cách làm lạp xưởng heo vậy. Xong xuôi thì bạn bắt đầu chia nhỏ ra thành các đoạn lạp xưởng ngắn chừng 20 cm. Nếu thấy lạp xưởng bị căng quá, bạn có thể dùng kim khâu để chọc thủng cho hơi thoát ra ngoài.

4. Giới thiệu cách làm lạp xưởng bò của dân tộc Chăm

Cách làm món lạp xưởng từ thịt bò của người Chăm ở An Giang từ lâu đã dễ dàng chinh phục nhiều thực khách khó tính ngay trong lần nếm thử đầu tiên. Bắt nguồn từ tiếng Chăm của chữ “tung lamaow”, nghĩa là ruột bò, dịch sang Tiếng Việt tức là lạp xưởng bò. Mọi người còn quen gọi món ngon này theo phiên âm với cái tên tung lò mò. Dân tộc Chăm kiêng cử thịt heo, nên cách làm lạp xưởng thịt bò trở thành món ăn phổ biến trong các dịp lễ theo nghi thức tôn giáo.

4.1. Nguyên liệu chính làm nên đặc sản tung lò mò

Để làm lạp xưởng thịt bò đúng gốc, người ta lấy những phần thịt “tận thu” của con bò như lóc thịt bò vụn còn sót trên xương, mỡ bò và ruột bò.

Sau khi khử mùi bò bằng rượu và gừng, thịt bò được loại bỏ hết gân và bầy nhầy thì xắt nhuyễn. Cách làm lạp xường bò phải tuân theo tỷ lệ hai thịt một mỡ. Và mỡ bò dùng làm lạp xưởng là loại mỡ sa, mỡ chày vừa mỏng, vừa không nặng mùi như mỡ thăn.

Lạp xường bò có hai loại, loại chua và không chua. Một loại được bỏ thêm cơm nguội để tạo hèm lên men cho vị chua nhẹ. Loại không chua dành cho những ai không quen khẩu vị này lắm.

4.2. Nét đặc biệt trong quá trình chế biến lạp xưởng thịt bò

Thịt bò đem đi trộn đều với hỗn hợp gia vị như tiêu sọ, bột ngọt, đường, hoa hồi. Và không thế quên kể đến vài loại gia vị đặc trưng bí truyền trong cách làm lạc xưởng đặc trưng của người Chăm.

Ruột bò lộn bề trái, cạo, rửa nước muối thật sạch rồi lộn lại, phơi hơi se. Thịt trộn xong, để cho thấm, dồn vào ruột bò, thắt từng khúc dài khoảng 3 đốt tay, tròn cỡ ngón chân cái. Lạp xưởng bò mang phơi trên sạp tre chừng 3 nắng là có thể dùng được. Tung lò mò để càng lâu càng ngon.

4.3. Cách thưởng thức lạp xưởng bò đúng điệu

Để tận hưởng trọn vẹn cái thơm ngon, bổ dưỡng của món ăn, cách tốt nhất là nướng lạp xưởng bò trên than hồng. Chín đến đâu “xử” liền đến đó. Mùi thơm tỏa ra ngào ngạt và nước mỡ chảy vào bếp lửa nghe “tách tách” mới thú vị làm sao!

Trong cái nóng hổi, vừa thổi phù vừa ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt bò nướng, vị béo bùi của mỡ bò. Đồng thời, có chút chua nhẹ từ cơm nguội lên men, hòa cùng độ cay nồng của tiêu sọ và ớt. Bạn gắp một miếng chấm vào nước tương, ăn chung với rau quế thì “chuẩn bài”.

5. Biến tấu lạp xưởng vịt lạ miệng ở Sóc Trăng

Lạp xưởng vịt còn có tên gọi gọn là lạp vịt hay xì pỉn. Món lạp xưởng vịt thượng đỉnh vốn được kiến tạo bởi đất nước xứ chùa tháp Campuchia. Dần dần nó được du nhập vào Việt Nam, và không nơi nào khác chuyên sản xuất lạp vịt chất lượng như Sóc Trăng.

5.1. Nguyên liệu

Cách làm lạp xưởng vịt xào cơm tay kiểu Sóc Trăng cần các nguyên liệu sau:

300 gram lạp vịt

2 chén gạo

1 bó rau cải thìa

1 củ cà rốt nhỏ

200 gram nấm bào ngư (hoặc nấm đông cô)

Dầu hào, muối, tiêu, tỏi

5.2. Tuyệt chiêu làm món cơm tay cầm lạp vịt cho thực đơn Tết thêm phong phú

Ban đầu, bạn vo gạo sạch cho vào nồi cơm điện. Lạp vịt rửa sạch dưới vòi nước, xắt miếng nhỏ.

Kế tiếp, cho lạp vịt vào 1 cái chén bỏ cùng nồi cơm cùng với gạo. Khi cơm chín thì cũng là lúc vịt chín. Cách làm lạp xưởng Sóc Trang này vừa làm cho hạt cơm thơm mùi của lạp vịt, vừa tiết kiệm được thời gian.

Cải thìa, cà rốt, nấm rửa sạch, xắt khúc cà rốt và nấm cho vừa ăn.

Khi lạp vịt chín, phần nước mỡ sẽ tiết ra đầy chén. Chắt lấy phần nước mỡ để riêng.

Phi tỏi với nước mỡ cho thơm. Sau đó cho lạp vịt vào tao sơ để giúp cho miếng lạp vịt săn và vàng cạnh là được.

Bạn tiếp tục dùng 1 cái chảo khác, phi tỏi thơm với mỡ, cho cà rốt, cải thìa vào xào. Nêm 1 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng cà phê muối, sau đó cho nấm vào xào chung. Nêm gia vị lại cho vừa ăn, rắc tiêu lên trên, tắt bếp.

Xới cơm ra thố đất, chan nước mỡ lên, lần lượt xếp lạp vịt, cải thìa, nấm và cà rốt lên trên. Trước khi ăn, bạn có thể hâm lại thố cơm cho nóng, ăn kèm nước tương và ớt xắt rất ngon.

6. Lạp xưởng được chế biến thành món ngon nào hấp dẫn nhất?

Nhiều người thường tìm tòi, học hỏi cách làm lạp xưởng nhằm có cái nhâm nhi với củ kiệu ngon ngày Tết, dưa hành bắt miệng hơn. Nhưng nếu chỉ thưởng thức đơn thuần như thế thì bạn chưa thể trải nghiệm hết thế nào là tuyệt phẩm nhân gian. Do vậy, chúng tôi sẽ đề xuất 4 công thức nấu ăn nữa có dùng đến nguyên liệu lạp xưởng cho bạn trổ tại vào bếp bên gia đình.

6.1. Món bắp bơ xào tép giò lạp xưởng

6.1.1. Nguyên liệu

2 muỗng dầu hào

3 trái bắp

50 gram giò lụa

2 cây lạp xưởng nửa chén tép khô

1/3 trái hành tây

2 muỗng bơ

3 cây nắm đông cô

3 cây hành lá

Một ít muối, tiêu trắng

6.1.2. Cách làm lạp xưởng xào tép vị bơ

Bắp nạo hạt, lạp xưởng cắt sợi dài, nấm cắt nhỏ, hành tây & giò thái con chì.

Cho bơ nóng chảo rồi phi thơm hành và cho nấm, tép vào xào. Sau đó cho bắp vào xào, nêm chút muối cho thấm bắp. Xào chín cho giò lụa, lạp xưởng và dầu hào vào đảo đều. Cho ra dĩa rắc tiêu hành và dùng nóng.

6.2. Cách làm lạp xưởng chiên cơm hoàng hậu

6.2.1. Nguyên liệu

3 muỗng dầu hào

1 dĩa cơm trắng

50 gram nạc dăm

50 gram chả lụa

100 gram tôm tươi

1 cây lạp xưởng

50 gram đậu bi

50 gram bắp hạt

Nửa củ cà rốt

5 trái đậu cô ve

1 quả trứng vịt

Hành, ngò, tỏi băm, tiêu, dầu ăn, hạt nêm

6.2.2. Cách làm lạp xưởng xào cơm hoàng hậu

Thịt, tôm, chả lụa, lạp xưởng, cà rốt, đâu cô ve xắt hạt lựu. Ướp tôm thịt với 1 muỗng dầu hào, tiêu, và tỏi băm. Trứng vịt đánh đều tráng mỏng. Dùng dao nhọn rạch phần giữa ra làm 6 phần đều nhau.

Cho dầu vào chảo phi tỏi cho thơm trước. Rồi bạn cho tôm, thịt chả lụa, lạp xưởng, đậu cô ve, đậu bi, cà rốt, bắp vào xào chín. Trút ra dĩa để sang một bên.

Cho thêm ít dầu vào chảo, cho cơm xào với 1 thìa nhỏ hạt nêm và hành băm nhỏ. Đảo chừng 5 phút thì cho hỗn hợp nhân vừa xào chín ban nãy vào. Đổ 2 muỗng dầu hào và hành ngò vào đảo đều, tắt bếp.

Dùng trứng đã tráng phủ lên trên mặt dĩa cơm. Trang trí thêm hoa cà chua vào giữa.

6.3. Cách làm món lạp xưởng tôm xào dưa chuột

6.3.1. Nguyên liệu

2 muỗng dầu hào

150 gram lạp xưởng tôm

500 gram dưa chuột non

4 tép tỏi

Hành, ngò, dầu ăn

6.3.2. Cách làm lạp xưởng tôm xào dưa chuột

Dưa chuột rửa sạch, rồi đem cắt miếng mỏng dài cùng lạp xưởng.

Bắc chảo nóng, cho tỏi vào phi, cho lạp xưởng tôm vào xào 5 phút. Cho dưa chuột vào xào thêm 3 phút. Nêm thêm 2 thìa dầu hào, trộn đều. Bày ra đĩa, dùng nóng mới ngon.

6.4. Cách làm lạp xưởng xào khoai tây

6.4.1. Nguyên liệu

6.4.2. Cách làm lạp xưởng xào với khoai tây

Lạp xưởng cho vào nồi hấp khoảng 20 phút. Lấy lạp xưởng ra thái lát; khoai tây bào vỏ thái lát. Cho khoai tây vào chảo xào.

Cho một ít dầu ăn vào chảo, thêm tỏi vào xào thơm rồi cho lạp xưởng và khoai tây đã xào chín vào đảo chung. Thêm nước tương, muối vào đảo đều cho thấm gia vị.

Thêm ớt và hành lá vào đảo qua rồi tắt bếp. Cách làm lạp xưởng xào khoai tây có sự hòa quyện hoàn hảo giữa cái béo của khoai và hậu ngọt của thịt. Cộng thêm chút cay cay của ớt rất thích hợp ăn cùng với cơm nóng.

7. Bật mí cách bảo quản lạp xưởng tươi ngày lễ, Tết

7.1. Luộc lạp xưởng tươi với nước dừa xiêm

7.2. Treo lạp xưởng ở nơi khô ráo

Cách làm lạp xưởng sau khi chế biến nên treo ở một nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát để chúng se lại. Với cách bảo quản lạp xưởng tươi này, bạn có thể giữ được lạp xưởng khoảng 1 tháng. Tuy nhiên, tốt nhất là nên ăn luôn trong vòng 1 tuần nếu như không muốn thưởng thức những chiếc lạp xưởng có lẫn cả vị chua giống như nem chua khi lên men vậy.

7.3. Cách bảo quản lạp xưởng tươi tự làm để được lâu trong tủ lạnh

Bảo Tiên tổng hợp

Cách Nấu Xôi Nếp Lào

Nhắc đến xôi nếp người ta nghĩ ngay đến món ăn truyền thống của người Lào và dường như gạo nếp là món ăn thường ngày của họ. Xôi nếp Lào nấu theo kiểu truyền thống thường đựng trong ống nứa, cho nước suối vào được nướng trên cái ống của bếp than hồng.

Ăn xôi nếp kiểu Lào bạn phải ngồi xếp bằng trên sàn gỗ chắp tay trước ngực và nói câu “ Sờ pai di”. Điểm đặc biệt của người Lào là thích ăn các loại mắm pha có vị tựa như mắm nêm ở Nam Bộ, nếu ăn kèm với xôi thì có lẽ bạn chẳng bao gio quên được hương vị này.

Đặc tính của xôi nếp lào

Cái ngon của gạo nếp Lào là ngon dẻo và thơm. Cái ngon được khẳng định bởi miếng xôi mềm vị béo do nếp và đậu phộng hòa lẫn tạo nên vị thơm đặc trưng của xôi nếp Lào.

Nguyên liệu :

Gạo nếp Lào 400g

Chõ hấp xôi, nước lạnh, lạp ăn kèm

Cách nấu xôi nếp Lào:

Ngày nay người Lào nấu xôi trong nồi sau đó đổi xôi vào chõ, rồi dọn lên mâm, thường được ăn kèm với gà nướng, cá suối kho lạt…

Cách nấu

:

Cho gạo nếp vào trong nồi lớn cho nước vào và vo sạch phần trấu nổi lên. Sau đó đổ nước vào cho ngập nếp, ngâm nếp trong khoảng vài tiếng cho nếp nở mềm, trắng

Đổ khoảng 2/3 nước vào chõ hấp bằng nhôm, đặt lên bếp, đun sôi. Cho nếp vào chõ hấp bằng nan tre, để thật ráo nước, đặt lên chõ hấp nhôm. Đậy kín nắp, đun cho nước sôi trong khoảng 10-15 phút cho hơi nước bốc lên làm xôi chín nở, mềm

.

Gỡ chõ tre ra khỏi nồi hấp, xóc nhẹ cho phần xôi lật úp trở xuống để phần nếp được chín đều. Cho xôi trở lại nồi hấp, đồ tiếp trong khoảng 5-10 phút nữa.

Xôi chín, dùng đũa xới nhẹ cho xôi ráo, tơi. Cho xôi vào trong chõ bằng nan tre, dùng kèm với lạp. Hoặc có thể dùng kèm xôi với thịt nướng, cá kho, rau, muối, đậu hay vừng tùy thích.

Mua gạo nếp Lào ở đâu rẻ?

Để có thể nấu xôi nếp ngon thì một trong những nguyên liệu quan trọng không thể thiếu là gạo nếp. Làm sao để lựa chọn cho mình một nguyên liệu nấu xôi nếp Lào ngon và giá rẻ? Nếu bạn không chỉ nấu xôi nếp lào để thưởng thức mà còn dùng để bán thì chắc chắn sẽ cần một nên cung cấp gạo nếp lào chất lượng với giá sỉ ưu đãi đúng không nào?

Cách Làm Món Lasagna Đậm Hương Vị Của Người Nước Ý

Nguyên liệu làm món Lasagna

Thịt bò xay: 300g

Hành tây: Nửa củ

1 thìa dầu oliu

Rượu trắng: 60ml

Cà chua: 400g

Hạt tiêu, muối

Bơ: 60g

Bột mỳ: 30g

Sữa tươi: 500ml

Cheddar cheese: 100g.

Cách làm món Lasagna

Bước 1: Chuẩn bị sốt kem Bechamel Sauce

Lấy một nồi nhỏ cho bơ vào đun ở mức lửa vừa cho bơ tan chảy ra

Tiếp tục cho bột và chút muối vào đảo đều lên cho bột ngấm đều bơ.

Lấy sữa tươi từ từ đổ vào khuấy liên tục cho bột tan ra không vón cục, hạ bớt lửa xuống rồi khuấy cho hỗn hợp sánh sệt lại và thật bóng thì có thể tắt bếp.

Bước 2: Chuẩn bị sốt thịt bò bằm

Cà chua mang rửa sạch khứa hình dấu thập rồi cho ngâm vào bát nước sôi khoảng 5 phút

Sau khi ngâm nước nóng thì bóc bỏ lớp vỏ ngoài của cà chua và bỏ hạt đi xay nhuyễn cà chua ra.

Bước 3: Xào thịt bò

Cho chảo lên bếp, đổ ít dầu vào rồi cho hành tây vào xào thật thơm lên

Trút thịt bò bằm vào đảo đều lên cho thịt tơi ra không vón cục

Cho tiếp cà chua và rượu, hạt tiêu, muối vào đun khoảng 30 phút ở mức lửa vừa.

Khi sốt bò sền sệt, chua mặn ngọt đều thì được.

Bước 4: Thực hiện làm Lasagna

Cho lá lasagna vào bát nước ấm ngâm cho mềm ra rồi đem lau khô lá

Lấy khuôn ra phủ bên dưới một lớp kem bechamel rồi xếp lá lasagna lên trên phủ cho kín lớp sốt, rồi lại tiếp tục phủ sốt bò lên trên lá lasagna

Tiếp tục đổ một lớp sốt kem bechamel lên trên nữa, rắc thêm chút cheddar cheese tiếp theo

Làm tiếp tục lặp lại các nguyên liệu trên tới hết, lớp cuối cùng trên mặt là một lớp kem bechamel rắc kín cheddar cheese.

Bước 5: Nướng lasagna

Bật sẵn lò nướng ở 180 độ C

Cho khay nướng vào trong lò nướng khoảng tầm 35- 40 phút hay có thể tới khi nào các bạn thấy bề mặt của nó ngả sang màu vàng nâu là được.

Bước 6: Hoàn thành món lasagna

Cho món ăn ra đĩa và thưởng thức.