--- Bài mới hơn ---
Há Cảo Và Sủi Cảo Khác Nhau Như Thế Nào, Cách Làm Ra Sao?
Không Thể Bỏ Qua Những Cách Làm Món Ăn Với Tôm Hùm Blog Du Lịch
Top 15 Món Ăn Làm Từ Sầu Riêng Và Cách Làm Đơn Giản
Top 10 Món Ăn Làm Từ Sầu Riêng Và Cách Làm Đơn Giản 2022
Những Món Ăn Ngon Từ Cốm
Sủi cảo là một món ăn truyền thống của người Trung Quốc nhất là trong các dịp Tết nguyên đán. Tại Việt Nam có lẽ các bạn đã quá quen với tên gọi tiếng anh của món ăn sủi cảo này là dumpling với vô cùng nhiều các cách gói đẹp mắt cũng như vị nhân phong phú từ thịt, tôm tới cá.
Một vài điều thú vị và cần biết trước khi bắt tay vào làm món sủi cảo thơm ngon
1. Sủi cảo là gì?
Như đã nói ở trên, sủi cảo là một món ăn truyền thống của người Trung Hoa – Một đất nước nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú và đặc sắc, chính phục được cả những khẩu vị khó tính nhất. Trong phiên bản truyền thống, sủi cảo được gói với hình dạng của giống với đống tiền nên được coi là món ăn may mắn trong dịp Tết.
Sủi cảo bao gồm 1 lớp vỏ bột mỏng bao bọc lớp nhân thường gồm thịt và các loại rau củ. Tuy nhiên về sau có nhiều biến thể về cả hình dáng gói tới lớp nhân cũng được làm phong phú hơn như tôm, cá, sò…
2. Sủi cảo với Há cảo khác nhau như thế nào?
Nếu chỉ nhìn vẻ ngoài thì có lẽ các bạn rất dễ nhầm sủi cảo và há cảo với nhau. Vậy điểm khác biệt giữa chúng là gì? Câu trả lời nằm ở phần vỏ bánh. Trong khi sủi cảo có lớp vỏ trắng ngà, béo mềm được làm từ bột mì pha trứng cán thật mỏng thì há cảo lại có lớp vỏ được làm từ bột năng pha bột gạo hoặc bột mì, khi chín có màu trắng trong. Có lẽ do trong vỏ bánh có kết hợp với trứng nên mùi vị của sủi cảo cũng đậm đà, béo thơm hơn và cũng là món ăn được ưa chuộng hơn.
Phân biệt Sủi cảo và Há cảo
3. Cách gói sủi cảo đẹp mắt
Chắc hẳn có rất nhiều bạn ấn tượng với món sủi cảo bởi các hình gói đẹp mắt và vô cùng phong phú.
Cách gói cổ truyền và được nhìn thấy nhiều nhất chính là cách gói dạng đồng tiền.
Các mẫu gói sủi cảo đẹp mắt
Cách làm vỏ sủi cảo thơm ngon dễ làm
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm vỏ bánh
Các bước thực hiện
Bước 1: Trộn bột
Rây bột mì vào một bát lớn. Bạn chú ý không nên bỏ qua bước này bởi việc rây bột vừa có tác dụng loại bỏ các cục bột vón vừa có tác dụng tao 1 lớp bột tơi, nhiều khoảng cách giữa các hạt bột để khi trộn bột dẻo hơn. Tiếp theo bạn pha muối tinh với khoảng 130ml nước rồi chế dần dần vào bát bột.
Mỗi lần chế nước bạn chỉ thêm lần lượt 1 lượng nhỏ và dùng phơi trộn trộn cho bột thấm đều nước rồi mới tiếp tục chế thêm nước và lặp lại cho tới khi hết lượng nước đấy.
Nếu thấy bột có kết cấu ổn định rồi thì bạn có thể ngừng không cho thêm nước hoặc nếu thấy bột còn quá khô bạn thêm khoảng 7-10ml nước. Tiếp tục cho thêm 1 quả trứng đã đánh tan và dùng phơi trộn đều.
Bước 2: Nhào bột
Bước 3: Tạo hình cho vỏ bánh sủi cảo
Bạn lấy bột ra khỏi màng boc thực phẩm và đem cắt thành 12 miếng mỗi thanh bột. Sau khi cắt xong bạn phủ lên những miếng đó 1 tấm vải sạch và ẩm để tránh bột bị khô.
Lần lượt lấy từng miếng bột đã cắt nhỏ ra, vê thành từng viên tròn và dùng tay ấn dẹt để tạo hình tròn cho các miếng vỏ bánh.
Sau đó bạn dùng cán gõ cán mỏng miếng vỏ bánh. Bạn lưu ý không nên cán vỏ bánh quá mỏng khi gói sủi cảo rất dễ bị rách cùng như không cán quá dày tránh vỏ bánh bị bì, khó ăn.
Khi vỏ bánh đã đạt được độ mỏng hợp lý, bạn dùng khuôn tròn đường kính tầm 8cm để cắt vỏ bánh thành miếng tròn đẹp mắt. Lần lượt lặp lại các bước trên đến khi hết bột bánh.
Như vậy bạn đã hoàn thành phần vỏ bánh sủi cảo và sẵn sàng đem đi gói rồi.
3 Cách làm nhân sủi cảo đậm đà hương vị
1. Sủi cảo nhân thịt
Đây chắc chắn là loại nhân sủi cảo phổ biến nhất mà bạn nên 1 lần nếm thử. Phần nhân thịt không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng tạo ra phần nước tránh bóng thấm dần vào cả phần vỏ bánh khiến cả miếng sủi cảo thật đậm đà, hòa quyện. Vậy thì còn chần chừ gì mà không cùng chúng tôi học cách làm loại nhân thịt cho món sủi cảo ngay thôi!
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 500g Thịt nạc : Bạn không nên chọn loại thịt quá nạc dễ khiến sủi cảo bị khô, bì mà nên chọn loại thịt quá pha 1 chút mỡ.
- 2 Quả trứng gà
- 4-5 Lá cải thảo
- Hành lá, Gừng, Rau mùi
- Các loại gia vị: Hạt nêm, Xì dầu, Hạt tiêu ( Loại đã xay)
Các bước thực hiện:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Phần thịt nạc bạn thái thành các miếng nhỏ và bằm nhuyễn. Bạn cũng có thể xay thịt nhưng hư vậy thịt hơi vụn quá và mất khi phần ngon.
Cải thảo rửa sạch, thái chỉ và ngâm nước muối trong 10 phút cho mềm. Gừng, hành , rau mùi bạn gọt vỏ và băm nhỏ
Bước 2: Trộn nguyên liệu và tạo hình sủi cảo
Sủi cảo nhân thịt
Bạn cho thịt, cải thảo, gừng, hành lá và rau mùi vào trộn thật đều. Nêm nếm thêm hạt nêm, xì dầu và hạt tiêu cho vừa ăn là lại tiếp tục trộn đều. Sau cùng bạn cho trứng vào và dùng tay bóp phần nhân để trứng quyện đều với các nguyên liệu khác.
2. Sủi cảo nhân tôm
Đây chắc chắn cũng là một trong những loại nhân phổ biến nhất của sủi cảo. Sủi cảo nhân tôm có vị thanh nhẹ, không quá đậm đà như nhân thịt nhưng lại là một lựa chọn thú vị để đan xen với các bữa sủi cảo nhân thịt.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 200g Tôm sú tươi
- 1/2 Cây cải thảo
- 1/2 Củ cà rốt
- Nấm hương
- Gia vị: Hạt Nêm, Hạt tiêu, Dầu mè
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Tôm rửa sạch và ngâm nước muối cho bớt tanh. Sau khoảng 10 phút thì bạn vớt tôm ra và bóc vỏ rồi băm nhuyễn.
Cải thảo thái sợi bé, Cà rốt rửa sạch và cạo vỏ, băm nhuyễn. Nấm hương bạn ngâm trong nước ấm để nở và mềm. Sau đó bạn cắt thành các miếng nhỏ.
Bước 2: Trộn nguyên liệu và tạo hình sủi cảo
3. Sủi cảo chay
Nếu bạn đã quá ngấy với thịt và hải sản thì sủi cảo chay vừa xua tan sự ngấy vừa đem lại mùi vị khó quên, thanh nhẹ. Với các nguyên liệu hoàn toàn từ rau và nấm, đây chắc chắn là một lựa chọn rất thú vị để đổi vị cho bữa ăn hàng ngày.
Sủi cảo rau củ
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 1/2 Cây cải thảo
- 1 Củ cà rốt
- 2-3 Cây hành lá
- 1-200g Nấm đông cô
- Bột mì hoặc bột năng
- Gia vị: Hạt nêm, Nước tương, Dầu hào
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cải thảo rửa sạch rồi ngâm trong nước muối tâm 10 phút để mềm. Cà rốt cạo vỏ. Hành lá cắt rễ và rửa sạch, bạn có thể giữ lại phần củ hành bên dưới hoặc loại bỏ tùy ý. Nấm đông cô bạn ngâm nước ấm rồi rửa thật sạch để nấm hết mùi hôi. Bạn băm nhỏ tất cả các nguyên liệu trên.
Bước 2: Trộn nguyên liệu và tạo hình sủi cảo
Sủi cảo nhân chay
Bạn cho tất cả các nguyên liệu trên vào một tô lớn và dùng tay trộn đều. Thêm dầu hào, nước tương, hạt nêm cho vừa miệng và tiếp tục trộn. Sau cùng, bạn cho thêm 50g bột mì hoặc bột năng để tạo kết cấu dính cho phần nhân là đã hoàn thành phần nhân.
Các cách chế biến sủi cảo
1. Cách làm sủi cảo hấp
Sủi cảo truyền thống sẽ được làm với cách chế biến là hấp. Với cách chế biến này, bạn không chỉ có được độ mềm mịn của vỏ sủi cảo mà còn giữ nguyên mùi vị đậm đà.
Thông thường muốn hấp sủi cảo ngon bạn nên sử dụng nồi hấp bằng tre nhưng trong thành phố thì dường như nồi hấp đó rất khó kiếm nên bạn có thể sử dụng nồi hấp inox. Bạn đổ nước vào nồi và đun sôi.
Trong thời gian chờ nước sôi bạn xếp sủi cảo và tầng hấp và chỉ đặt vào hấp khi nước đã sôi để sủi cảo không bị thấm nước vào vỏ bánh và bị nhũn. Bạn hấp cách thủy 10 phút là sủi cảo đã chín mềm và sẵn sàng để thưởng thức rồi.
2. Cách làm sủi cảo chiên
Sủi cảo chiên cũng là một cách chế biến thú vị. Thay vì miếng sủi cảo mềm dai thì sủi cảo chiên có lớp vỏ giòn tan trong miệng. Lớp vỏ này càng nhai càng thấy bùi ngọt.
Ngoài ra, phần nhân cũng được chín mà không bị quá mềm như khi hấp. Nếu bạn là một tín đồ của đồ chiên thì cùng Zicxa Việt Nam lướt qua cách chiên sủi cao ngay thôi!
Bạn lưu ý không nên cho quá nhiều sủi cảo trong 1 lần chiến tránh tình trạng các bánh sủi cảo dính vào nhau. Khi vỏ sủi cảo vàng và giòn rụm là sủi cảo đã được, bạn vớt ra và để vào giấy thấm dầu để sủi cảo không bị dính quá nhiều dầu mỡ.
Như vậy bạn đã hoàn thành món sủi cảo chiên rồi. Thật đơn giản phải không? Sủi cảo chiên khi ăn chấm với nước tương mặn mặn pha chút cay của ớt cực kỳ hợp. Đây cũng có thể là một món ăn vặt chiều cho những đứa trẻ của gia đình bạn đó!
3. Cách làm sủi cảo nước ( Canh sủi cảo)
Canh sủi cảo cũng là một trong những cách được nhiều người yêu thích bới ngoài sủi cảo với lớp vỏ dẻo dai còn có nước lèo nóng hỏi, thơm lừng giúp việc ăn sủi cảo trở nên dễ hơn, không quá khô và nghẹn. Vậy thì còn chần chừ gì mà không cùng chúng tôi tìm hiểu ngay thôi!
Canh sủi cảo
Bạn ninh 200g xương đuôi trong khoảng 15 phút để nước ngọt hơn và phần xương đuôi cũng mềm ra. Tiếp đó bạn cho sủi cảo vào và nêm nếm 1 chút hạt nêm để vị canh thêm đậm đà.
Sủi cảo nước
Nghe thật hấp dẫn phải không? Không chỉ có độ béo thơm của sủi cảo mà bạn còn được thưởng thức phần nước ninh xương ngọt thơm. Vậy thì còn chần chừ gì mà không bắt tay vào thực hiện ngay thôi!
4. Cách làm mì sủi cảo
Bạn ninh 200g xường gà và 200g xương heo đến khi nước sôi thì đổ ra và thay 1 lần nước nữa để tránh mùi hôi ở xương. Sau đó bạn ninh xường trong khoảng 30 phút để chất ngọt được tiết ra nước lèo.
Bạn tráng qua bát với nước sôi. Xếp các phần mì vằn thắn, thịt xá xíu vào bát. Bạn nên cho sủi cảo vào nước lèo trần trong 10 phút để sủi cảo chín và thơm ngon hơn rồi xếp ra bát.
--- Bài cũ hơn ---
Cách Làm Sủi Cảo ? Nhân Thịt Truyền Thống Chuẩn Nhất 2022
Cách Làm Sườn Xào Chua Ngọt Cả Nhà Thích
Cách Làm Món Sườn Sào Chua Ngọt Ngon Hấp Dẫn
Hướng Dẫn Cách Làm Sườn Xào Chua Ngọt Vị Tự Nhiên Với Cà Chua
Hướng Dẫn Cách Làm Sườn Xào Chua Ngọt Miền Bắc Đơn Giản