Top 7 # Xem Nhiều Nhất Cách Làm Món Ăn Vặt Cay Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cách Làm 10 Món Ăn Vặt Cay Xè Khiến Bao Người ‘Điên Đảo’

Gân bò ngâm cóc, khoai tây chiên nước mắm hay da gà chiên giòn… luôn hấp dẫn chị em chốn công sở.Thay vì tìm mua thì tại sao bạn không tự mình làm và thường thức cùng người thân và bạn bè mình nhỉ ;;)

Nguyên liệu làm khô gà lá chanh:

– 450 g lườn gà – 10 lá chanh – 1 nhánh gừng nhỏ, 4 củ sả, 3 củ hành khô, 1 củ tỏi, 2 quả ớt sừng – 2 thìa đường nâu, 2 thìa nước mắm, 3 thìa bột ớt Hàn Quốc, 1 thìa ngũ vị hương, 2 thìa bột màu điều, 1 thìa dầu hào.

– Hạ lửa nhỏ, đảo đều cho gà thấm gia vị khoảng 5-7 phút.

– Sau khi sấy xong, nên để cho thành phẩm thật nguội, cất vào lọ hoặc túi kín để bảo quản dùng dần

– Khô gà lá chanh có màu nâu vàng óng ả, kích thích vị giác bởi mùi thơm các gia vị tẩm ướp. Khi nhai có vị ngọt tự nhiên của thịt, vị cay cay của ớt, quyện với gừng, sả và lá chanh thơm nức. Hương vị tuyệt vời này đã khiến món ăn này thành món nhắm “lai rai” ngon khó cưỡng của đấng mày râu cùng như món quà vặt khoái khẩu của tất cả mọi người.

2.KHOAI TÂY CHIÊN NƯỚC MẮM

Nguyên liệu:

Cách làm khoai môn chiên nước mắm ngon tuyệt

Bước 1: Sơ chế khoai môn

– Đối với khoai môn ta gọt vỏ, rửa thật sạch, cắt miếng cho vừa ăn rồi cho khoai vào ngâm trong thau nước muối pha loãng từ 5 đến 7 phút, sau đó vớt khoai ra để ráo.

– Nhặt hành lá, rửa sạch, cắt nhỏ.

– Mỡ heo rửa sạch và cắt hạt lựu.

Bước 2: Chiên khoai môn

– Đặt chảo lên trên bếp, cho dầu ăn vào, đợi dầu nóng thì trút khoai môn vào chiên lên, sau khi khoai môn đã vàng đều tất cả các mặt thì ta vớt ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu.

– Để khoai được ngon và giòn thì ta nên chiên khoai 2 lần, lần thứ nhất chỉ chiên sơ khoai, còn lần 2 thì chiên cho vàng đều.

– Đặt 1 chiếc chảo khác lên trên bếp, đổ mỡ heo vào rồi xào lên cho đến khi thấy mỡ có màu vàng thì cho chúng ra chén nhỏ.

Bước 3: Chiên khoai với hỗn hợp nước mắm

– Dùng 1 cái tô, cho vào tô 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, 1 chút hành lá, hạt nêm rồi cho mỡ heo vào khuấy đều lên

– Dùng lại chiếc chảo vừa chiên mỡ heo đặt lên bếp, trút tô hỗn hợp vừa pha vào và nấu lên. Ta vặn lửa nhỏ rồi đun đến khi thấy nước trong chảo đã sệt lại thì ta đổ khoai môn vào, xào và đảo đều tay để khoai thấm đều gia vị và có màu nâu vàng hơi cháy sém, sau đó ta tắt bếp và cho ra đĩa.

Vậy là không phải mất quá nhiều thời gian cũng như công sức nhưng bạn vẫn có thể hoàn thành xong món khoai môn chiên nước mắm vừa hấp dẫn vừa lạ miệng này.

Nguyên liệu làm món xoài ngâm mắm ớt:

– 1kg xoài xanh

– 350gr đường

– Ớt trái, ớt bột có hạt

Cách làm món xoài ngâm mắm ớt:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm xoài ngâm mắm ớt.

– Xoài gọt hết vỏ, thái lát dài vừa ăn, ngâm xoài vào nước muối loãng khoảng 1 giờ.

– Ớt trái thái miếng nhỏ, bỏ hết hạt ớt đi.

Bước 2: Các bước thực hiện làm món xoài ngâm mắm ớt.

– Bắc một nồi nước lên bếp đun sôi.

– Cho xoài vào trần sơ qua rồi nhanh chóng ngâm xoài vào nước lạnh để giữ được độ giòn, sau đó vớt vào rổ để ráo nước.

– Trộn xoài với 250g đường, để ngâm qua đêm (ít nhất là 6-8 giờ)

– Trong quá trình ngâm, do đường ngấm vào xoài nên sẽ ra khá nhiều nước như thế này.

– Các bạn chắt lấy phần nước đó cho vào nồi, hòa chung với 2 muỗng nước canh mắm và 100g đường còn lại.

– Bắc nồi lên bếp đun trên ngọn lửa vừa, các bạn khuấy đều và đun cho đến khi đường tan hết thì tắt bếp, để nguội hoàn toàn. Trong bước này các bạn có thể nêm nếm lại cho vừa miệng tùy thích.

– Lấy một cái lọ sạch, khô ráo. Các bạn xếp những miếng xoài vào lọ cho ngay ngắn, thêm ớt trái, ớt bột và đổ phần nước dùng vừa đun vào.

– Ngâm xoài khoảng vài giờ là có thể thưởng thức.

Lưu ý khi làm món xoài ngâm mắm ớt:

– Khi trần xoài qua nước sôi, các bạn chỉ cần nhúng qua là được, không nên để lâu để tránh làm xoài bị nát.

– Khi lấy xoài ra ăn các bạn chú ý dùng muỗng hay đũa sạch, khô để không làm lọ bị đóng màng.

Xoài ngâm mắm ớt giòn giòn lại đủ vị chua cay mặn ngọt nên mọi người có thể ăn rất nghiền. Ngày tết, các bạn ăn kèm xoài ngâm với thịt luộc là hợp gu nhất lại chống ngán tốt nữa. Các mẹ hãy nhanh chóng làm ngay một hũ xoài ngâm mắm ớt trong tủ lạnh để thưởng thức ngay khi thích.

Nguyên liệu làm cóc non ngâm chua ngọt

Cóc non: 1kg (Hay bạn có thể chọn mua cóc thái)

Đường thốt nốt: 150gr ( có thể sử dụng đường vàng thay cho đường thốt nốt)

Nước mắm : 2 muỗng canh

Muối: 3 muỗng canh

Ớt băm nhuyễn: 2 muỗng canh

Cách làm cóc non ngâm chua ngọt:

Cóc non là loại nhỏ, không hạt. Bạn mua cóc về sau đó dùng dao bào gọt bỏ đi phần vỏ bên ngoài, lưu ý là bạn không cần thiết gọt quá sâu như ăn không đâu, vì như vậy sẽ làm mất độ chua của cóc. Sau khi bạn gọt xong hết phần cóc đó, bạn lấy cóc cho vào một cái thau nước có pha sẵn chút muối, như thế sẽ giúp làm sạch đi phần nhựa của trái cóc.

Sau đó bạn rửa lại nước sạch một lần nữa, rồi bạn vớt cóc ra để vào một cái rổ thưa cho ráo, bạn cũng có thể cắt trái cóc ra làm đôi cho cóc dễ thấm, đối với những trái cóc lớn.

Tiếp theo bạn lấy khoảng 250ml nước lọc rồi bạn cho vào một ít đường sau đó bạn mang đi đun sối với lửa nhỏ, nhớ là trong lúc đun vừa đun vừa khuấy đều lên để không bị khét nhé, khi thấy đường tan hết thì tắt bếp. Khi nước đường nguội hoàn toàn thì cho nước mắm, ớt vào chung.

Hủ để đựng cóc ngâm bạn cũng cần phải rửa thật sạch và để cho nó khô.

Sau đó lấy cóc cho vào hủ đã chuẩn bị sẵn. Lấy phần nước ngâm đã chế biến cho vào ngậm phần cóc. Cóc ngâm sau một ngày là bạn có thể lấy ra thưởng thức rồi. Để món cóc ngâm ăn ngon và bảo quản được lâu hơn, bạn nên để hủ cóc ngâm tronng ngăn mát tủ lạnh nhé.

Cóc ngâm phải giòn, có vị chua chua ngọt ngọt mằn mặn.

Cóc ngâm phải thấm điều gia vị mới ngon

Nước ngâm cóc có màu sắc đẹp mắt và không bị đóng váng trên bề mặt

– Da gà: 500gr

– Xì dầu, hạt tiêu, nước mắm, bột ớt

– Vừng rang chín: 20gr

– Bột gạo nếp: 100gr

– Muối hạt, chanh

– Da gà mua về bóp rửa cùng muối hạt và nước cốt chanh cho thật sạch và bớt mùi.

– Bắc nồi nước lên bếp và cho da gà vào luộc chín. Sau đó vớt ra gà ra và để ráo.

– Tiếp theo ướp da gà cùng các gia vị theo tỉ lệ: 1 thìa canh xì dầu, 2 thìa café hạt tiêu xay, ½ thìa canh nước mắm, ½ thìa canh bột ớt (ớt gia giảm tuỳ sở thích). Đi găng tay nilon rồi trộn cho da gà ngấm thật đều và hoà quyện cùng các gia vị. Để da gà khoảng 30 phút cho ngấm.

– Cho thêm vừng rang vào và tiếp tục trộn đều

– Tiếp đến cho bột gạo nếp vào bát da gà và trộn đều

– Bắc nổi lên bếp, cho lượng dầu ăn nhiều một chút để chiên da gà được ngập dầu. Như vậy da gà mới giòn và ngon. Lưu ý nếu chiên ít thì nên sử dụng nồi nhỏ để không bị tốn nhiều dầu.

– Đun sôi dầu rồi thả da gà vào dầu đã đun sôi và chiên đến khi chín vàng

– Cuối cùng, vớt da gà đã chín giòn ra đĩa có giấy để thấm bớt dầu là xong

Da gà chiên giòn cay lạ miệng mà lại rất ngon, da gà giòn tan, thơm nức lại cay cay, đảm bảo ai cũng thích mê, món này để ăn vặt hay dùng cho các ông xã nhậu với cốc bia thì trên cả tuyệt vời. Chúc các bạn thành công!

Món da gà giòn cay này bạn cũng có thể làm nhiều một chút rồi bảo quản bằng túi hoặc hộp kín trong tủ lạnh và sử dụng dần nhé

Nguyên liệu cần có để làm xí muội

Nho khô, chuối khô, mơ khô, sung khô,…: khoảng 1kg

Chanh tươi: 7 trái

Gừng: khoảng 300gr hoặc nhiều hơn, ít hơn tuỳ vào khả năng ăn cay và sở thích của bạn.

Cam thảo xay: 1 muỗng cà phê.

Đường trắng: 1 – 2 muỗng, tuỳ vào sở thích của bạn.

Muối: ½ muỗng cà phê

Hướng dẫn cách làm xí muội

Bước 1: Cắt thành miếng nhỏ tuỳ ý các loại trái cây khô dung để làm xí muội. Còn chanh đem rửa sạch và vắt lấy nước cốt, bỏ hạt.

Bước 2: Gừng chúng ta cạo vỏ và rửa sạch rồi thái thành lát mỏng. Cho nước cốt chanh và gừng thái lát vào máy xay để xay nhuyễn. Sau đó, bạn cho hỗn hợp nước cốt chanh và gừng vừa xay nhuyễn cùng với đường vào hỗn hợp trái cây khô vừa thái mỏng khi nãy và trộn đều tay.

Bước 3: Tiếp theo, xay (không cần quá nhuyễn) hỗn hợp chúng ta vừa trộn. Sau đó cho chảo lên bếp, cho chút dầu ăn vào chảo khi chảo nóng. Đợi đến khi dầu nóng thì ta cho hỗn hợp trái cây vừa xay vào và đảo đều tay. Để lửa riu riu khi chảo trái cây ráo nước. Đợi hỗn hợp trái cây đã săn lại và ráo nước thì bạn cho ra khay hoặc thớt và tản mỏng cho nguội.

Bước 4: Bước cuối cùng trong cách làm xí muội đó là vo viên hỗn hợp trái cây đã nguội thành từng viên tròn nhỏ rồi lăn sơ qua một lớp bột bột cam thảo. Sau đó, đựng các viên xí muội vào các túi nhỏ để bảo quản và sử dụng.

Vậy là món xí muội đã hoàn thành. Giờ thì bạn đã biết được thành phần của xí muội gồm những gì rồi nhé. Chỉ cần vài bước đơn giản là bạn đã có được món xí muội chua chua ngọt ngọt ngon tuyệt cú mèo. Hãy thưởng thức mùi vị của một món ăn vặtquen thuộc của tuổi thơ do chính mình làm ra.

Me sấy, rắc thêm một lớp đường cát mỏng và muối ớt cay xè làm bạn chỉ cần nhìn thôi đã chảy nước miếng. Những cô nàng hảo chua chắc chắn sẽ mê mẩn trước vị chua của me sau vị ngọt, cay đến tê lưỡi ban đầu.

Giá: 280.000 đồng/kg

Nguyên liệu làm chân gà ngâm sả tắc gồm có:

500gr chân gà rút xương

8 nhánh sả: rửa sạch, phần củ cắt lát, phần thân chẻ dọc

12 quả tắc: rửa sạch và cắt đôi, bỏ hạt

1 nắm ớt xanh, ớt đỏ: rửa sạch, cắt lát một phần và để nguyên trái phần còn lại

Gia vị cho nước ngâm:

Cách làm chân gà ngâm sả tắc:

Bước 1: Rửa thật sạch chân gà với muối để khử mùi. Sau đó thả chân gà vào nồi nước sôi, luộc trong 10 phút. Sau khi chân gà chín, vớt ra rửa qua nước lạnh cho hết mỡ trước khi ngâm vào nước đá lạnh trong 15 phút để chân thật giòn.

Bước 2: Nấu hỗn hợp nước, giấm, đường theo tỉ lệ 5 nước: 1 đường: ½ dấm. Sau đó, tắt bếp vào rót vào hỗn hợp nước giấm đã nguội khoảng ½ chén nước mắm. Để vừa ý, bạn có thể nêm nếm lại. Sau đó cho chân gà vào ngâm với sả, ớt, tắc và tỏi trong ít nhất 4 tiếng.

Để bảo quản chân gà ngon lâu, các bạn nên giữ trong tủ lạnh nhé!

PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU

Bước 1: Nếu là gân bò sống các bạn có thể rửa sạch rồi cuộn chặt lại bằng chỉ rồi đem luộc chín nhừ trong khoảng thời gian 1-2 tiếng.

Vớt gân bò ra để nguội rồi để vào ngăn mát tủ lạnh từ 2-3 tiếng. Sau đó bỏ gân bò ra gỡ chỉ rồi thái miếng mỏng vừa ăn.

Bước 2: Cóc gọt vỏ, tách miếng nhỏ bỏ hột để riêng.

Bước 3: Nước mắm và đường đổ vào nồi nhỏ đặt lên bếp quấy đều cho đến khi nước mắm sôi là được rồi tắt bếp.

Bước 4: Tỏi bóc vỏ, ớt gừng rửa sạch cho vào cối xay hoặc băm thật nhỏ.

Chuẩn bị một bát to trộn chung hỗn hợp nước mắm và tỏi ớt gừng băm nhỏ vào với nhau.

Tương cho thêm chút đường và tỏi băm vào trộn đều.

Chuẩn bị một bát to cho gân bò, nước mắm tỏi ớt gừng và 3 thìa canh tương cuối cùng là cóc xanh vào trộn thật đều.

Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bát trộn rồi để vào ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 30 phút cho gân bò ngấm đều gia vị.

Bày gân bò trộn cóc xanh ra đĩa thưởng thức cùng vài cọng rau răm chấm thêm chút tương.

10.BÁNH TRÁNG TRỘN TÔM KHÔ

Món vedette trong danh sách thức ăn vặt ở Sài Gòn không gì khác ngoài bánh tráng trộn tôm khô. Các cô nàng công sở là khách hàng quen thuộc của shop bán bánh tráng trộn online để có thể order mọi lúc mọi nơi, thậm chí có chị em còn thủ sẵn trong ngăn kéo làm việc ở văn phòng để ứng biến ngay lập tức khi lên cơn thèm.

Giá: 10.000 – 30.000 đồng/bịch tùy từng loại.

Món Ăn Vặt Vỉa Hè: Top 4 Món Ăn Vặt Dễ Làm Để Mở Quán

Bạn đang có ý định kinh doanh bằng những món ăn vặt vỉa hè? Nhưng vẫn chưa lựa chọn được món nào có cách chế biến đơn giản, dễ làm và đem lại thu nhập cao?

Những món ăn vặt luôn có tác dụng cứu cánh cơn buồn miệng của nhiều người vào lúc giữa buổi sáng hoặc chiều.

Chắc chắn, sẽ rất thú vị khi dành 5-10 phút vừa trò chuyện vừa thưởng thức những món ăn vặt ngon, rẻ để giảm đi căng thẳng trong học tập, công việc. Điều này tạo cơ hội lớn để kinh doanh món ăn vặt vỉa hè trở thành xu hướng mới hiện nay. Trong số những món ăn vặt đó, bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, trà sữa và xoài lắc là những món ăn vặt hiện được nhiều người lựa chọn để kinh doanh nhất. Vì chúng không chỉ ngon miệng mà còn có cách thực hiện đơn giản và giúp gia tăng lợi nhuận nhanh chóng.

Món ăn vặt vỉa hè: Bánh tráng trộn

Từ khi mới xuất hiện, bánh tráng trộn đã nhanh chóng làm nhiều người chao đảo. Bánh tráng trộn được bày bán nhiều ở những xe đẩy, các gánh hàng rong dọc đường phố. Vì vậy, không khó để bạn có thể tìm mua cho mình một đĩa bánh tráng trộn như ý. Thông thường, bánh tráng trộn có giá từ 10.000 – 20.000 đồng/1 phần. Mức giá “mềm” này càng khiến bánh tráng trộn trở thành món ăn vặt dễ làm bán cho học sinh, sinh viên.

Đồng thời, bánh tráng trộn cũng là món ăn vặt có cách làm đơn giản, nguyên liệu dễ bảo quản. Qua đó, giúp người kinh doanh mau chóng thu hồi vốn, gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng. Chỉ cần bạn cắt bánh tráng khô trộn cùng các loại khô bò, khô mực, thêm một chút đậu phộng rang, rau răm thơm, xoài xanh bào nhuyễn, gia vị… và thêm nước xốt để bánh tráng mềm.

Bánh tráng nướng

Mặc dù, xuất hiện sau bánh tráng trộn nhưng bánh tráng nướng cũng nhanh chóng chiếm được tình cảm của những người ưa thích ăn vặt. Giá cả bình dân, hương vị thơm ngon là những điều cuốn hút, hấp dẫn nhiều người.

Bánh tráng nướng có cách chế biến vô cùng đơn giản chỉ cần một ít bơ, mỡ hành, hành phi, tôm khô lên bánh tráng và nướng. Bạn cũng có thể sử dụng thêm một số loại nguyên liệu như bắp hạt, xúc xích, phô mai, thịt, trứng, gà xé…ăn vào mùa đông là điều tuyệt vời.

Để kinh doanh món ăn vặt vỉa hè này thành công bạn cần lựa chọn những địa điểm tụ tập nhiều bạn trẻ như công viên, vỉa hè, trước cổng trường, khu vực ký túc xá…

Xoài lắc cũng là món ăn vặt không thể thiếu trong danh sách những món ăn vặt có thể mở quán kinh doanh ăn vặt nhỏ.

Miếng xoài tươi vừa cắt rất giòn lại được lắc thấm đều vị mặn, ngọt, chua, cay của các loại gia vị. Hòa quyện với nhau dễ gây nghiện cho những ai thích ăn vặt.

Chỉ cần từ 10.000 – 20.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu cho mình một phần xoài lắc hấp dẫn. Nguyên liệu dễ mua, chế biến đơn giản, giá cả bình dân là những yếu tố giúp món ăn vặt này bán đắt khách như tôm tươi.

Chắc chắn, những đồ ăn vặt này sẽ đem lại thu nhập nhanh chóng cho bạn. Vì những món ăn vặt này đáp ứng nhu cầu thực tế của nhiều người, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên, công nhân viên chức.

Hãy để lại thông tin vào form đăng ký, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất tư vấn lớp học phù hợp cho bạn.

Món Ăn Vặt Mùa Đông: Hướng Dẫn 5 Món Ăn Vặt Dễ Làm Mùa Đông

1. Món ăn vặt dễ làm mùa đông – Cháo trai

Món ăn vặt mùa đông dễ làm- Cháo trai

Nguyên liệu nấu cháo trai:  Để nấu cháo trai, bạn hãy ra chợ và chuẩn bị cho mình những nguyên liệu sau: 1 kg trai, 20 g gạo nếp, 150 gạo tẻ và các loại rau thơm, gia vị: Hành lá, rau răm, gừng, hành khô, nước mắm, hạt tiêu, bột canh, hạt nêm , bột ớt.

Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu chúng ta bắt đầu vào cách làm thôi nào:

Bước 2: Sau khi rửa sạch trai bạn đến bước luộc trai. Hãy dùng một nhánh gừng đập dập trong nước luộc trai để trai há hết miệng và lấy phần bên trong dễ dàng hơn. Sau đó lấy nước trai gạn đi gạn lại lấy phần nước trong. Nước trai nấu cháo sẽ làm cho món cháo trở nên hấp dẫn hơn.

Bước 3: Sau khi luộc trai xong bạn làm thịt trai, nặn hết phần đen trong con trai, lấy muối bóp với trai rồi rửa sạch với nước. Hãy làm kỹ một chút để không bị tanh.

Bước 4: Lấy 150 gạo nếp và 20 g gạo tẻ trộn đều với nhau rồi đổ ào máy sinh tố xay nhuyễn thành bột. Đồng thời rửa sạch rau răm, hành lá thái nhỏ, còn hành khô bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn.

Bước 5: Dùng chảo để phi hành khô và xào thịt trai, cho một ít nước mắt hạt nêm và hạt tiêu vào. Xào cho đến khi thịt trai săn lại rồi đổ ra bát để riêng.

Bước 6: Dùng nồi lớn hơn, đổ nước luộc trai vào đun cho đến khi sôi. Sau khi khi sôi bạn có thể đổ hỗn hợp bột gạo vào và khuấy đều. Nếu nước trai không đủ bạn có thể thêm ít nước nóng vào để cháo không bị quá đặc và vón cục. Tùy vào vị mỗi người mà bạn có thể nêm thêm vị

2. Món ăn vặt dễ làm mùa đông – Bánh sắn nóng hổi

Trước tiên chúng ta phải chuẩn bị nguyên liệu, hãy ra chợ và mua các nguyên liệu sau: 1kg sắn laoij bở, 100g dừa sợi nạo tươi, 1 ít vừng trắng, nước cốt dừa và đường trắng.

Món ăn vặt mùa đông dễ làm- Bánh sắn

Sau khi chuẩn bị nguyên liệu, chúng ta tiến hành làm thôi nào:

Bước 1: Gọt vỏ sắn sau đó rửa sạch sắn bằng nước. Sau đó lấy sắn ngâm với nước muối được pha loãng ngâm trong thời gian 60 phút. Ngâm sắn giúp cho chúng ta ăn không bị say, loại bỏ hết các độc tố có trong sắn.

Bước 2: Sau khi ngâm sắn xong, rửa sạch sắn và cho vào bnooif hập cách thủy. Hấp cách thủy vừa giúp sắn chín ngon hơn mà không bị ngấm nước.

Bước 3: Sau khi sắn chín vớt sắn ra ngoài để nguội, sau đó rút hết phần sợi bên trong củ sắn ra. Sau đó cho sắn vào cối dã nhỏ sắn ra.

Bước 4: Sau khi sắn được dã nhỏ, bạn hãy lấy sắn này trộn với nước cốt dừa, cùng với 2 thìa đường trắng trộn đều.

Bước 6: Khi bánh từ màu trắng chuyển sang màu vàng nhẹ, lúc đó hãy lấy bánh ra vì bánh đã chín.  Vậy là bạn đã hoàn thành món bánh sắn nướng nóng hổi rồi.

3. Món ăn vặt dễ làm mùa đông – Bánh cuốn nhân thịt

Bánh cuốn nhân thịt là một trong những món ăn vặt dễ làm mùa đông, chỉ một vài nguyên liệu và một chút thời gian là bạn có thể làm nên món bánh cuốn nhân thịt vừa ngon vừa hấp dẫn rồi.

Nguyên liệu: Bạn hãy ra chợ mua 400g bột bánh cuốn, 200 g thịt băm hoặc xay, 1 củ hành tây, mộc nhĩ, gia vị ( nước mắm, tiêu, bột nêm, bột canh,..)

Món ăn vặt mùa đông dễ làm- Bánh cuốn nhân thịt

Cách làm bánh cuốn nhân thịt:

Bước 1: Pha bột bánh cuốn với 1 lít nước, sau khi pha để cho bột lắng trong thời gian 2 tiếng, sau khi bột lắng hãy gạn bớt nước đi. Sau đó lại đổ thêm nước bằng với số nước mà bạn đã gạn đi. Tiếp tục ngâm 1 đến 2 giờ đồng hồ .

Bước 2: Trong thời gian chờ đợi bột bạn có thể nhân thịt bánh cuốn. Lấy nấm hương, mộc nhĩ ngâm cho nở bạn có thể lấy một ít nước ấm để ngâm. Sau rửa sạch thái qua và cho vào máy xay nhuyễn. Hành tây bóc bỏ thái nhỏ.

Bước 4:  Sau khi bột bánh cuốn đã ngâm đủ thời gian, bạn khuấy đều lên. Sau đó cho 2 thìa dầu ăn và 1/4 thìa muối vào. Tiếp tục khuấy đều cho bột bánh không bị đọng lại. Sau đó dùng chảo chống dính đổ một ít dầu ăn vào tráng qua, sau đó dùng giấy ăn lau hết dầu trong chảo.Khi chảo nóng lên bạn lấy từng muôi bột đổ vào chảo, sau đó tráng đều bột bánh và đậy vung lại.

Bước 5: Hãy chuẩn bị một chiếc mâm. Chiếc mâm bạn hãy rửa sạch lau khô nước và cho một ít dầu ăn thoa đều . Sau khi kiểm tra bột bánh trong chảo chín thì đưa chảo ra úp ngược xuống mặt mâm. Nếu bánh không rơi xuống bạn dùng vật nặng hơn gõ nhẹ vào chảo để bánh dóc ra. Ra đó trải bánh ra mâm cho nhân thịt vào và cuốn, xếp ra đĩa. Và bạn làm như vậy cho đến khi hết hết bột bánh cuốn.

4. Món ăn vặt dễ làm mùa đông – Chè bà cốt

Món ăn vặt mùa đông dễ làm – chè ba cốt

Nguyên liệu làm chè bà cốt: 1/2 bát gạo nếp ngon, 100g đường nâu, 1 nhánh gừng.

Cách làm chè bà cốt:

Bước 2: Gừng bạn rửa sạch, gọt sạch vỏ sau đó 1 phần thái thành từng sợi nhỏ. Một phần dã nhỏ lấy nước cốt gừng.

Bước 4: Bạn nấu chè trên bếp cho đến khi chè có độ sánh, các hạt dạo nở đều mà không nát bạn đổ thêm nước hàng vào và khuấy đều. Chú ý vừa nấu vừa khuấy nhẹ tay,  sau đó nếm thử nếu cảm thấy chưa đủ ngọt bạn có thể bỏ thêm đường. Sau đó cho tiếp nước cốt gừng vào nồi chè rồi khuấy đều lên. Đun cho đến khi nồi chè sôi thì tắt bếp.

Vậy là chúng ta đã hoàn thành món chè bà cốt rồi. Thật đơn giản và hấp dẫn phải không nào.

5. Món ăn vặt dễ làm mùa đông – Bánh vừng

Món ăn vặt mùa đông dễ làm – Bánh vừng

Nguyên liệu: Chuẩn bị 5 quả trứng gà, 80 g bột mì, 100g đường cát, 300 g vừng và dầu ăn.

Cách làm bánh vừng:

Bước 2: Trộn bột mì và vừng vào hỗn hợp trứng bạn vừa đánh. Trộn hỗn hợp này đều lên cho đến khi sánh lại tạo thành dạng sệt, quyện vào nhau. Sau đó vo tròn bột lại để ở bát to từ 20 đến 30 phút.

Bước 3: Sau 20 đến 30 bột đã đạt được độ ẩm, mịn và dai nhất định chúng ta tiến hành nặn bánh thành các hình tròn cho đến khi hết. Để kiểm tra xem bột có đạt được yêu cầu hay không, bạn chỉ cần dùng ngón tay ấn lên bột. Nếu bột có sự đàn hồi ngược trở lại, đồng nghĩa với việc bột đã đạt chuẩn. Trước khi đưa bánh vào lò nướng bạn phết một lớp dầu ăn mỏng lên toàn bộ mặt bánh.

Nguồn: Cao đẳng dược tphcm tổng hợp.

1

/

5

(

1

bình chọn

)

10 Món Ăn Vặt Mặn

Nguyên liệu:

– Thịt bò mông: 0,5kg (chọn miếng thịt tươi, thớ dài)

– Sả: 3 cây

– Ớt chỉ thiên: 4 quả

– Ớt chuông đỏ: 1/4 quả

– Tỏi: 1,5 củ

– Gừng tươi: 1 nhánh

– Ngũ vị hương: 1 gói

– Húng lìu: 1 gói

– Ớt bột Hàn Quốc: 1 muỗng canh

– Muối tinh: 1 muỗng

– Đường cát: 1 muỗng

– Dầu ăn: 1 muỗng canh

– Dầu hào: 3 muỗng canh

– Nước hàng: Cho theo sở thích về màu sắc.

Cách làm:

– Hòa chút muối với nước rồi dùng nước muối này rửa qua thịt bò, để bò khô ráo.

– Thái thịt bò thành lát mỏng khoảng 30 phân, nhớ thái theo chiều dài thớ thịt.

– Ớt chuông xay nhuyễn, gừng tỏi và sả đập dập, băm nhỏ, ớt chỉ thiên bỏ hạt, thái nhuyễn. Trộn tất cả cùng các gia vị ở trên.

– Ướp thịt bò cùng hỗn hợp gia vị. Các bạn lưu ý không dùng mỳ chính, sẽ làm mất vị ngọt tự nhiên của thịt nha.

– Cho thịt bò vào ngăn mát tủ lạnh trong 4 đến 8 tiếng. Cách 2 tiếng lại mang thịt bò ra đảo lại 1 lần cho thịt bò ngấm gia vị.

– Cho thịt bò vào chảo đun nhỏ lửa cho thịt bò chín, lúc này các bạn phải nêm nếm lại 1 lần nữa cho thật vừa miệng nhé.

– Khi thịt bò cạn nước, tắt bếp, chờ thịt bò nguội, xếp thịt bò vào màng bọc thực phẩm, đặt lên thớt và dùng chày dần mạnh thịt cho thịt dãn ra, mềm hơn, mỏng hơn, nên dùng chày đập gừng tỏi như hình, nếu không có, các bạn dùng chày bình thường cũng được.

– Cho lại thịt bò vào chảo, đảo qua vài lượt cho các gia vị còn lại bám vào thịt bò và ngấm hơn.

– Bật lò nướng 150 độ C ở chế độ hai lửa trên và dưới trước 10 phút, sau đó cho thịt bò vào nướng khoảng 15 phút. Các bạn nhớ vừa nướng vừa canh và lật mặt thịt liên tục nhé.

– Khi thịt đã bắt đầu khô và chuyển màu nâu vàng thì giảm xuống 100 độ, chuyển khay nướng lên nấc cao hơn nướng cho đến khi thịt khô hẳn và có màu nâu vàng là đạt.

– Bảo quản thịt bò khô ở lọ thủy tinh, để ngăn mát tủ lạnh, thịt sẽ ngon hơn và để được lâu hơn (trong 6 tháng) các bạn nhé.

– Khi ăn, lấy thịt bò ra đĩa, vắt chanh, có thể ăn cùng rau thơm cho ngon!

* Cách làm bò khô bằng chảo nhé: Các bạn đặt chảo nóng lên bếp, đun nóng chảo theo cơ chế giống lò nướng, rồi cho bò vào, chỉnh lửa sao cho vừa đủ nóng, sau đó canh bò se thì lật mặt. Lật liên tục cho đến khi thịt bò đạt, nếm vừa miệng là ok.

Trong quá trình nướng bò bằng chảo, các bạn chế thêm nước gia vị vừa ngâm thịt bò vào cho gia vị ngấm thêm, bò sẽ ngon hơn.

Nếu muốn ăn thịt bò xé sợi, các bạn đảo thịt bò liên tục rồi mang ra xé nhỏ, cách này dễ hơn cho nhà bạn nào ko có lò nướng.

Mực khô chiên nước mắm

Ít ai biết được rằng, khô mực còn chế biến được một món ăn cực kỳ hấp dẫn và không kém phần tinh xảo, đó là khô mực chiên nước mắm. Chỉ tốn một vài phút , bạn đã có ngay một món ăn đơn giản, dễ làm mà rất tốn bia đấy!

Nguyên liệu:

– 300g mực khô

– nước mắm, đường, hạt nêm, bột ngọt, tiêu xay, tỏi băm.

Cách làm:

– Khô mực nướng cho thơm rồi đem xé sợi nhuyễn.

– Bắc chảo dầu lên bếp, chờ dầu sôi, bỏ khô mực vào chiên

– Trong khi chờ dầu sôi chúng ta tranh thủ làm chén sốt nước mắm. Thành hay bại được quyết định ở nước sốt nà: Cho ít nước mắm, đường, hạt nêm, bột ngọt, tiêu xay hoà tan và nêm nếm cho vừa với khẩu vị của mình. Nhớ là khô mực có tẩm một ít muối rồi nên nêm hơi lạt thôi nhé.

– Dầu nóng cho khô mực vào chiên vàng, giòn.

– Vớt khô mục ra, để ráo dầu.

– Sau đó, phi tỏi thơm rồi cho sốt nước mắm, khô mực vào, đảo đều tay cho khô mực thấm dần hết gia vị và cuối cùng là dọn ra dĩa. Rồi làm gì nữa? Nhâm nhi thôi!

Da heo chiên giòn muối ớt đậm đà

Với món ăn da heo chiên giòn tẩm muối ớt có lẽ không ai còn xa lạ gì với món ăn này nữa bởi nó được bán tại các hàng quán rất nhiều. Nhưng có một điều bạn không thể chắc chắn được đó là vấn đề chất lượng, an toàn thực phẩm. Chính vì thế hãy tự làm da heo chiên giòn tẩm muối ớt hấp dẫn ngay tại nhà để có thể đảm bảo được chất lượng bạn nhé.

Nguyên liệu:

– Da heo ngon: 500g

– Ớt tươi: 2 quả

– 1 củ ỏi

– Gia vị: Đường trắng, muối, bột ngọt, hạt nêm, bột ớt, dầu ăn.

Cách làm:

– Da heo làm sạch lông rồi rửa sạch. Ớt rửa sạch, tách bỏ hạt, bỏ cuống rồi thái nhỏ. Tỏi bóc bỏ vỏ, băm nhỏ.

– Cho nước vào nồi đun sôi rồi thả da heo vào trần nóng khoảng 2 phút sau đó vớt làm sạch lông lại một lần nữa. Tiếp đó bạn cho nước sạch khác vào nồi + một chút muối rồi luộc chín da heo.

– Khi da heo đã được luộc chín thì bạn thả da heo vào bát nước lạnh để nguyên liệu được săn chắc, ngon hơn, rồi vớt da heo để ráo nước. Sau đó thái da heo thành những miếng 2 x 3 (cm).

– Tiếp tục thực hiện hướng dẫn cách làm da heo chiên giòn tẩm muối ớt, ngon nhất tại nhà, các bạn cho da heo vào bát to + 1/3 thìa cà phê bột ớt + ớt quả thái nhỏ + 2 thìa đường + 1 thìa cà phê muối + 1 thìa cà phê bột ngọt rồi dùng đũa trộn đều tất cả các nguyên liệu. Sau đó dùng đậy kín rồi cho vào tủ lạnh ủ khoảng 2 tiếng thì bỏ ra ngoài.

– Khi da heo đã được ủ đủ thời gian thì bạn cho da heo da ngoài nắng phơi, phơi khoảng 2 nắng là được.

– Dầu ăn cho vào chảo đun nóng rồi cho tỏi băm nhỏ vào phi vàng, thơm sau đó đổ ra bát để riêng.

– Cho thêm dầu ăn vào chảo phi tỏi rồi đun nóng già mới bắt đầu thả da heo vào chiên. Chiên da heo đến khi nào da heo chín vàng đều, giòn tan là được, cho da heo ra bát có lót giấy để thấm bớt dầu. Khi chiên bạn nên để lửa nhỏ tránh bị dầu ăn bắn vào người.

– Cuối cùng bạn trộn lẫn tỏi phi + da heo chiên giòn vào với nhau rồi xếp ra đĩa. Như vậy là bạn đã hoàn thành cách làm da heo chiên giòn tẩm muối ớt đơn giản rồi đấy nhé, mời cả nhà ra thưởng thức thôi nào. Món ăn dùng khi vẫn còn nóng giòn chấm với tương ớt cay thì tuyệt.

Ngô chiên trân châu đẹp mê li

Nguyên liệu:

– 1 bắp ngô ngọt

– 1 gói bột chiên giòn

– 2 lòng đỏ trứng muối

– 1 gói bánh phồng tôm

– 1 chén đậu Hà Lan

– 1 củ cà rốt

– 1 thìa rượu vang

– Dầu ăn

Cách làm:

– Tách ngô tươi ra khỏi bắp rồi chần qua nước sôi.

– Sau đó trộn ngô với bột chiên giòn và nhớ trộn thật đều nhé.

– Đồng thời bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, dầu sôi thì thả từng miếng vào chiên, khi bánh phồng hết thì vớt ra luôn.

– Sau khi chiên xong phồng tôm, phần dầu ăn này mình dùng để chiên ngô luôn.

– Khi ngô chín, dùng vợt vớt ra để ráo dầu ăn.

– Cà rốt và đậu Hà Lan rửa sạch, thái miếng nhỏ rồi chần qua nước sôi. Sau đó cho vào chảo xào qua cho chín tới.

– Xào xong cà rốt và đậu, dằm nát 2 lòng đỏ trứng muối ra, xào qua với ít dầu ăn.

– Cuối cùng, đổ ngô, cà rốt và đậu vào chảo trứng, trộn đều. Xào thêm 2-3 phút nữa là được.

Khi ăn, bạn xúc từng thìa “trân châu” vào lòng “bát ngọc” nhé. Chúc các bạn thành công!

Mực rim me sa tế

Món này làm để lai rai cuối tuần xem bóng, uống bia thì khỏi nói về độ hao bia, tốn mồi…

Nguyên liệu:

– 500g mực khô (Chọn mực loại nhỏ bằng nửa bàn tay có thớ dày và không quá khô).

– 50g me khô đóng gói

– 1 lọ sa tế.

– dầu ăn, tỏi, ớt sừng, sả, gừng, nước mắm, đường

Cách làm:

– Mực đem nướng sơ qua, không nướng kỹ quá khiến mực bị khô và cháy, mất độ ngọt. Nướng xong đem bọc mực vào 1 chiếc khăn bông, đặt lên thớt, dùng búa dần thịt bò đập đều cho mực mềm tới, rơi hết phần cháy khô. Nhưng lưu ý đừng đập quá kỹ khiến mực nát, vụn. Sau đó xé mực thành từng miếng vừa ăn.

– Me khô lọc qua nước nóng cho mẹ tới, loại bỏ hết phần hạt, chỉ giữ phần nước cốt.

– Tỏi, ớt sừng, sả, gừng, tất cả đập dập, băm thật nhỏ.

– Bắc chảo, cho một ít dầu ăn vào phi thơm tỏi, tiếp tục cho ớt sừng, gừng, sả vào đảo đều. Sau đó trút mực vào đảo đều tay. Lần lượt cho nước cốt me, sa tế, nước mắm, đường vào rim đến khi mực bám đều gia vị, phần nước cốt me & sa tế sánh bóng, keo đặc là được.

– Cho mực ra đĩa, thưởng thức cùng bia mát lạnh. Mực rim me & sa tế có vị chua dịu của me, vị cay nồng của ớt sừng, sa tế, hòa cùng mùi thơm của các loại gia vị như tỏi, gừng, sả và chút ngọt của đường là món ăn chơi rất ngon, đặc biệt hợp ngồi lai rai cuối tuần xem phim, xem bóng đá, Món này vừa nhanh lại vừa dễ làm.

Cơm cháy chà bông homemade (công thức Duviyeuthuong)

Cơm cháy giòn tan quyện với vị ruốc mằn mặn và nước mắm ngon thơm nức mũi có thể khiến bất cứ ai nao lòng!

Nguyên liệu:

– 250gr gạo nếp

– 250gr gạo tẻ (gạo thường dùng nấu cơm)

– 100 gr ruốc thịt (chà bông)

– 1 lít dầu ăn

– 1 bó hành lá

– 3 muỗng canh đường

– 3 muỗng canh nước mắm

– 3 muỗng canh nước lọc

– 1 muỗng canh ớt bột

– 1 muỗng cà phê bột nêm

Cách làm:

– Vo sạch gạo nếp, đổ vào nồi cơm điện (không cần ngâm nếp), cho nước vừa sấp mặt gạo, pha thêm vào 1 muỗng canh dầu ăn và 1 muỗng cà phê bột nêm, khuấy đều rồi nấu vừa chín tới như nấu cơm bình thường.

– Trải cơm nếp đã nấu chín ra khay, dàn đều thành một lớp mỏng. Có thể dùng tay để ép cơm hoặc dùng 1 cái ly uống nước (hoặc 1 cái chai sạch) lăn đều qua cơm nếp để cơm được ém chặt xuống khay.

– Khi cơm nếp đã nguội thì dùng wrap bọc thực phẩm bọc kín khay cơm nếp, cho vào tủ lạnh để qua đêm. Việc cho cơm vào tủ lạnh sẽ làm cơm nếp se lại, cứng cáp và dễ sấy và tiết kiệm thời gian sấy trong lò rất nhiều.

– Hôm sau mang cơm nếp ra cắt thành từng miếng vừa ăn rồi xếp cơm lên rack hoặc lên khay, sấy trong lò nướng ở 120 độ C trong vòng 45 phút, sau đó lấy trở mặt cơm nếp, sấy thêm 30- 40 phút cho cơm nếp khô hoàn toàn. Trong quá trình sấy, dùng cây đũa kênh cửa lò để hơi nước thoát ra, cơm sẽ mau khô hơn. Nếu không có lò sấy, có thể bọc kín khay cơm nếp rồi phơi ra ngoài trời nắng trong vòng 1 – 2 ngày để cơm khô tự nhiên.

– Cho hết 1 lít dầu vào chảo sâu lòng, để lửa vừa, chờ dầu nóng già thì vặn lửa nhỏ xuống một chút rồi thả từng miếng cơm nếp vào chiên vàng đều 2 mặt rồi vớt cơm ra, để lên rổ có lót giấy thấm dầu. Muốn biết dầu đã nóng già hay chưa thì đợi khi dầu đã nóng, bẻ một mẩu nhỏ cơm nếp thả vào chảo dầu. Thấy miếng cơm nếp nở bung ra và nổi lên ngay là dầu đã đủ nóng để chiên.

– Hành lá rửa sạch, để ráo, cắt nhuyễn. Lấy ½ chén dầu cho vào chảo, đợi chảo nóng thì cho hành vào, đảo nhanh tay và tắt bếp ngay khi hành lá vừa chuyển qua màu xanh đậm, có mùi thơm.

– Pha nước mắm theo tỉ lệ 3-3-3, tức là 3 muỗng canh nước mắm + 3 muỗng canh đường + 3 muỗng canh nước lọc; khuấy đều thành hỗn hợp nước mắm mặn ngọt vừa sánh, sau đó cho thêm 1 muỗng canh ớt bột vào nước mắm đã pha, khuấy đều lại lần nữa là xong.

– Xếp cơm cháy vừa chiên xong lên khay (lên mâm hoặc lên rack), rưới 1 lớp nước mắm đường, 1 lớp mỡ hành rồi rắc chà bông đều lên trên cùng là xong.

Chú ý:

+ Phải để dầu thật nóng và ổn định rồi mới chiên, nếu không cơm cháy sẽ không nở xốp.

+ Phải sấy khô hoàn toàn cơm nếp trước khi chiên vì chỉ cần cơm nếp còn ẩm, dẻo thì hạt nếp sẽ không thể nào nở xốp khi chiên trong dầu được.

+ Dù có làm thế nào thì cơm cháy của chúng ta cũng không có chất bảo quản, do đó không thể để lâu và “làm nhiều rồi cất vào tủ ăn dần” như mấy hướng dẫn viết đâu. Tốt nhất là hãy sấy khô cơm nếp, để dành sẵn. Khi thích ăn thì chiên lên rồi rưới mắm – mỡ hành – chà bông. Vừa mới, vừa ngon, vừa nhanh.

Thạch xoài cốt dừa – Rau câu xoài cốt dừa

Thạch xoài cốt dừa là sự kết hợp tinh tế giữa hương thơm và vị ngọt của xoài kết hợp cùng với vị béo ngậy của nước cốt dừa. Chắc chắn sẽ làm cho thực đơn của các bạn trở nên phong phú hơn đấy.

Nguyên liệu:

* Lớp Xoài

– 250g xoài (khoảng 2 trái)

– Nửa quả xoài (cắt hạt lựu, dùng để thêm vào)

– 120ml nước cam

– 2 muỗng cà phê bột rau câu

– 300ml nước

– 75gr đường

– Vài lá bạc hà (không bắt buộc)

Lưu ý: cho thêm đường nếu cảm thấy chưa đủ độ ngọt, hoặc vắt thêm một ít nước cốt chanh nếu cảm thấy quá ngọt.

* Lớp dừa

– 160ml nước

– 1 muỗng cà phê bột rau câu

– 4 muỗng canh đường (50gr)

– 160ml nước cốt dừa

– Một ít muối

Cách làm:

* Với lớp xoài

– Xay nhuyễn 250gr xoài với 120ml nước cam.

– Trên 1 nồi nhỏ, cho 2 muỗng cà phê bột rau câu, 300ml nước, 75gr đường đun trên lửa vừa.

– Khuấy đều cho đến khi bột rau câu được hòa tan.

– Tiếp tục cho vào nồi hỗn hợp sinh tố xoài vừa được xay.

– Cho hỗn hợp trên vào khuôn. Bạn có thể cho vào bất cứ khuôn nào bạn thích. Trong clip là sử dụng khuôn hình chữ nhật.

– Thêm phần xoài đã được cắt hạt lựu vào hỗn hợp trên. Có thể cho thêm vài lá bạc hà (nếu thích)

– Cuối cùng cho vào tủ lạnh để lớp xoài được đông lại (kiểm tra bằng cách lắc nhẹ, nếu lớp xoài không nhúc nhích thì đã đông)

* Lớp dừa

– Cho bột rau câu, nước, đường, muối và nước cốt dừa vào 1 nồi nhỏ. Đun sôi

– Khuấy thường xuyên để đảm bảo bột rau câu được hòa tan.

– Đổ hỗn hợp dừa lên trên lớp xoài.

– Cho vào tủ lạnh trong vài tiếng là có thể sử dụng.

Lưu ý: để tránh tình trạng lớp xoài và lớp dừa bị lẫn lộn với nhau khi đổ. Các bạn phải chắc chắn lớp xoài đã được đông và lớp dừa vẫn còn nóng khi đổ vào. Đổ nhẹ nhàng để được mịn màng các bạn nhé.

Kem chiên

Món kem có vỏ được chiên giòn, bên trong vẫn mát lạnh đảm bảo ai cũng mê.

Nguyên liệu:

– Kem dâu, kem vanilla hay các loại kem bạn thích

– 1 chén bột chiên xù

– 1 quả trứng gà

– 20 ml sữa tươi không đường

Cách làm:

– Kem múc to nhỏ tùy ý. Cho vào màng thực phẩm bọc tròn thật chặt. Sau đó, cho viên kem vào ngăn đá tủ lạnh 1 tiếng cho kem định hình.

– Trứng và sữa cho vào chén đánh tan.

– Qua 1 tiếng lấy viên kem ra, lăn qua bột chiên xù trước. Sau đó nhúng viên kem vào chén trứng. Tiếp tục lăn viên kem qua bột chiên xù, rồi nhúng vào chén trứng làm 3-4 lần như thế. Rồi cho viên kem vào màng thực phẩm, bọc lại cho trở lại ngăn đá tủ lạnh để 2-3 tiếng. Lưu ý, ở bước 3 này, các bạn cố gắng làm nhanh, càng nhanh càng tốt để kem không bị chảy.

– Bắc nồi dầu lên bếp (dầu cần ngập viên kem). Khi dầu nóng, bạn lấy viên kem từ tủ lạnh ra cho vào nồi dầu nóng chiên với lửa lớn. Khi thấy viên kem vàng giòn là nhanh tay vớt kem ra.

Waffle kem trái cây (Công thức Quỳnh Trang)

Những chiếc waffle này ra đời, mềm, xốp nhẹ, lúc mới ra khỏi khuôn còn nóng hôi hổi và thơm nức mùi bơ. Waffle ăn kèm với mật ong và trái cây tươi, kem tươi, hoa quả, một loại kem tùy thích hay sốt caramel đều sẽ rất tuyệt!

Nguyên liệu (cho 6 chiếc waffle):

1 cup bột mỳ đa dụng

2 1/2 thìa đường

1 1/2 thìa cà phê đường vani (hoặc 1/2 thìa cà phê tinh chất vani)

2 thìa cà phê bột nở

1 quả trứng

1/2 cup bơ nhạt, đun chảy

100ml sữa tươi

Mật ong, hoa quả, kem tươi (để ăn kèm)

Cách làm:

1. Trộn chung bột mỳ, đường, đường vani (nếu các bạn sử dụng tinh chất vani có thể bỏ qua bước này), bột nở trong một bát cho đều, để riêng.

2. Trong một bát khác, dùng phới đánh tan lòng đỏ trứng, sau đó từ từ đổ bơ đun chảy và sữa tươi vào. Nếu sử dụng tinh chất vani, các bạn cho vào hỗn hợp lỏng này luôn. Dùng phới khuấy đều tay.

3. Nhẹ tay đổ hỗn hợp lỏng vào hỗn hợp bột, dùng phới nhẹ tay khuấy đến khi bột nhuyễn mịn.

4. Đánh bông lòng trắng trứng gà, sau đó trộn với phần bột bánh đến khi đều, các bạn chú ý tránh trộn quá kỹ dễ khiến bánh bớt độ xốp nhẹ.

5. Làm nóng khuôn waffle, quét bơ hoặc dầu để chống dính rồi đổ bột bánh vào, làm theo chỉ dẫn của máy đến khi bánh có màu nâu vàng đẹp mắt. Trang trí và ăn kèm với kem tươi, hoa quả, mật ong… tùy chọn.

Pudding Trái Dừa Lòng Trắng Trứng – HongKong

Đây là 1 món tráng miệng vô cùng nổi tiếng ở Hong Kong nhé. Công thức rất đơn giản và dễ làm luôn đấy !!!!

Nguyên liệu:

– 2 vỏ quả dừa

– 130 ml nước dừa

– 130ml sữa tươi không đường

– 3 muỗng canh đường

– Lòng trắng trứng từ 3 quả trứng

Cách làm:

– Chắt lấy 130 ml nước dừa để vào bát.

– Đổ nước nóng vào 2 vỏ quả dừa, cách này giúp pudding chín nhanh hơn nhé.

– Đun nóng 130ml sữa tươi và 3 muỗng canh đường ở lửa nhỏ. ( Nhớ không đun sôi, chỉ đun khi sữa đủ nóng và đường tan hết)

– Đổ nước dừa và lòng trắng trứng vào chung 1 bát. Quấy tan.

– Sau đó đổ hỗn hợp nước dừa vào chung với hỗn hợp sữa.

– Quấy cho đều.

– Đổ hỗn hợp sữa qua cái rây. Lọc hết phần lòng trắng trứng còn thừa.

– Bỏ hết nước từ trong vỏ dừa ra.

– Tiếp đến, rót đều hỗn hợp sữa đều vào 2 quả dừa.

– Đặt 2 quả dừa lên bát con, bọc kín với 1 lớp giấy bạc.

– Đặt nồi nước sôi trên bếp ở lửa nhỏ. Cho 2 quả dừa vào hấp cách thuỷ trong 30 phút.

– Ăn luôn hoặc để tủ lạnh 2 tiếng cho mát rồi ăn.