Top 10 # Xem Nhiều Nhất Cách Chế Biến Ve Sầu Chiên Giòn Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Con Ve Sầu Ăn Gì? Cách Bắt, Chế Biến Ve Sầu

Con ve sầu là loài côn trùng quen thuộc đối với tuổi thơ mỗi chúng ta. Bởi tiếng ve kêu inh ỏi báo hiệu một kỳ nghỉ hè sắp đến. Tuy nhiên, có rất nhiều thông tin hữu ích về loài vậy này mà bạn không biết! Cùng tìm hiểu qua bài viết sau!

Con ve sầu là một loài côn trùng, còn có tên gọi khác là con kim thiền. Loài vậy này có mặt ở rất nhiều nơi trên thế giới, từ vùng ôn đới tới nhiệt đới.

Chúng được biết đến chủ yếu nhờ tiếng kêu cự kỳ to và đặc biệt.

Ve sầu có màu nâu hoặc xanh, đầu to sở hữu hai cánh, trên cánh có nhiều vân. Chúng có kích thước to lớn hơn phần hớn các loài côn trùng khác.

Một con ve trưởng thành có chiều dài trung bình 4-5 cm

Vòng đời của ve sầu thông thường kéo dài từ 2- 5 năm. Tuy nhiên, một số loài đặc biệt lại có thể sống tới 13- 17 năm. Một con ve sầu sẽ trải qua 3 giai đoạn chính trong cuộc đời:

Sau quá trình giao phối với con đực, ve cái sẽ đào các rãnh trên thân cây và đẻ trứng. Nó có thể đẻ đến vài trăm trứng trong cuộc đời.

Trứng sẽ được bảo vệ bởi thân cây, sau 1 năm mới nở thành ấu trùng

Sau khi trứng nở thành ấu trùng ( hay còn gọi là nhộng ve), chúng sẽ rơi xuống đất và sống cuộc sống trong lòng đất trước khi bước sang giai đoạn trưởng thành.

Những con ve ấu trùng sẽ đào các lỗ nhỏ, sâu khoảng 25- 30cm dưới lòng đất. Ấu trùng ve cso màu trắng, hút nhựa rễ cây để sống.

Ấu trùng ve sẽ bắt đầu quá trình lột xác, chuyển hóa thành con ve trưởng thành vào đầu mùa hè, khoảng tháng 5, tháng 6.

Từ dưới mặt đất, chúng bò lên thân cây và tiến hành lột vỏ tại đây. Quá trình này thường diễn ra từ 8 giờ tối đến 6h sáng hôm sau.

Sau khi trưởng thành, các con đực sẽ đàn hát, thu hút sự chú ý của con cái. Quá trình giao phối diễn ra, lúc này con cái lại tiếp tục đào rãnh trên thân cây để đẻ trứng, duy trì nòi giống.

Vòng đời mới lại được diễn ra

Đặc điểm ve sinh sống sẽ khác nhau tùy theo từng giai đoạn phát triển của chúng. Khi còn là ve sữa (ấu trùng), ve sinh sống trong các lỗ sâu 20 – 30 cm dưới lòng đất.

Quá trình này diễn ra trong khoảng 3 – 4 năm

Đến khi trưởng thành, thân cây lại là địa điểm sống chính của chúng. Đây cũng là nơi ve giao phối, chỉ sau một thời gian ngắn chúng sẽ chết đi

Con ve là một trong những loại côn trùng có tiếng kêu rất vang. Tuy nhiên, chung sở hữu cách tạo âm thanh vô cùng đặc biệt, khác hẳn những loài vật khác.

Ví dụ như dế, chúng phát ra tiếng kêu bằng cách cọ xát 2 cánh với nhau

Ở ve, để “ca hát” và thu hút con cái, ve đực sẽ rung phần màng mỏng ở lòng ngực. Những chiếc sườn trong ngực sẽ co giãn nhanh, làm rung phần màng và tạo ra sóng âm thanh.

Tiếng kêu của ve có thể tạo ra âm thanh rất lớn do phần thành bụng rỗng. Mỗi con ve lại có thể tạo ra những thanh âm khác nhau.

Chúng có thể tạo cường độ, cao độ, nhpj lên xuống cho “bài nhảy” bằng việc lắc mình, đập cánh…

Mỗi loại ve lại có thời gian sống khác nhau. Phần lớn ve thường sống được 3-5 năm. Tuy nhiên, một số loài lại có khả năng sinh tồn rất cao, kéo dài tuổi thọ lên tới 13- 17 năm như loài Magicicada ở miền đông bắc Hoa Kỳ

Con ve sầu là một loài côn trùng gây hại, “kẻ thù” của nhà nông. Bởi trong quá trình sinh sản, ve cái sẽ đào rãnh trên thân cây làm nơi đẻ trứng.

Điều này khiến cành cây bị héo. Vào mùa sinh sản của ve, cây sẽ bị hư hại nghiêm trọng

Ngoài ra, còn tồn tại 1 loài ve mang tên Macotristria dorsalis – loại ve sầu hại cà phê, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng nghiêm trọng.

Ấu trùng ve khi sinh sống, đào lỗ trong lòng đất có thể làm đứt rễ cây. Đồng thời, hút chất dinh dưỡng, khiến cho lá cây bị vàng héo, quả rụng sớm, thậm chí gây chết cây

Vì vậy, để đảm bảo năng suất cây trồng, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng trừ loài côn trùng gây hại bằng cách:

Bắt ve sầu bằng biện pháp thủ công như dùng lưới, dùng tay…

Sử dụng các loại thuốc đặc biệt nhằm tiêu diệt bớt ve theo sự chỉ dẫn của kỹ sư nông nghiệp.

Tưới gốc cây bằng dung dịch vôi bột 2% vào tháng 7,8 theo liều lượng 5 lít/gốc cây.

Ve sầu thoát xác là câu nói liên quan đến quá trình lột xác của ve, từ một chú ấu trùng non nớt đến một con ve trưởng thành.

Đây cũng là tên của kế sách thứ 6 trong kế “Bảo toàn kinh doanh”. Kế này xuất phát từ một câu chuyện vô cùng lý thú:

Vào một buổi tối hè, một chú ve sầu nhỏ hào hứng đào đất chui lên. Chỉ cần qua đêm nay thôi, chú sẽ tiến hành lột xác và chính thức trưởng thành, sở hữu đôi cánh cứng cáp và giọng hát hấp dẫn

Khi leo lên một thân cây lớn, chú ve đó chuẩn bị sẵn sàng để bắt đầu quá trình ve sầu lột xác- bước chuyển biến quan trọng nhát trong cuộc đời

Tuy nhiên, bất thình lình, chú bị tóm bởi một cặp vợ chồng bọ ngựa. Chúng vung đôi kiếm nhọn hoắt của mình lên, khiến chú ve non vô cùng sợ hãi.

Chú ve nhanh trí van xin 2 con bọ ngựa đừng ăn thịt mình ngay mà hãy chờ đến sáng mai. Khi mình đã trưởng thành, bữa ăn sẽ ngon hơn, đồng thời ve lại được sống thêm vài giờ.

Bọ ngựa nghe ve nói cũng có lí. Vì vậy, chúng giữ ve non ở giữa và chìm vào giấc ngủ.

Tuy nhiên, thi thoảng chúng vẫn không quên khua tay để kiểm tra xem chú ve có còn ở đó hay không.

Khi trời sáng, vợ chồng bọ ngựa định dùng ve làm bữa sáng. Tuy nhiên, khi lại gần thì chỉ thấy một chiếc vỏ xác trống rỗng

Hía ra là đêm quam chú ve sầu lột xác thành công. Ve sầu đã trưởng thành và bay đi một cách nhẹ nhàng trong khi hai con bọ ngựa đang say giấc. Thứ mà chúng nhìn thấy chỉ là chiếc vỏ

Câu chuyện ve sầu thoát xác đã trở thành kế sách nổi tiếng, được sử dụng trong kinh doanh.

Ve sầu đã lột xác thành công và bay đi, nhưng chiếc vỏ vẫn còn đó, đánh lạc hướng kẻ địch.

Đối thủ chỉ chăm chú đối phó với phần vỏ trống rỗng mà không biết rằng ta đã không còn ở đó nữa.

Trong kinh doanh, chắc chắn sẽ có những lúc ta gặp khó khăn, bất lợi. Tuy nhiên, nếu giữ vững bản lĩnh, vận dụng thành công kế “ve sầu thoát xác”, ta có thể thoát khỏi tình thế sinh tử như chú ve non trong câu chuyện

Bắt ve là biện pháp vừa bảo vệ cây trồng, vừa có được những món ăn từ ve thơm ngon. Tuy nhiên, con ve sầu rất thính, chỉ cần một tiếng động nhẹ chúng sẽ bay đi, rất khó để bắt.

Nếu muốn bắt chúng, bạn hãy tham khảo các cách bắt ve sầu dưới đây

Ve khi còn là ấu trùng (hay nhộng ve) là món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn cả khi trưởng thành. Thời điểm này, ve chưa có cánh nên việc bắt ve cũng dễ dàng hơn cả.

Để bắt ve sữa, bạn chỉ cần tìm những gốc cây to. Vào thời điểm ban đêm, khoảng tháng 5, tháng 6, rất nhiều ấu trùng ve chui lên khỏi mặt đất, bắt đầu bò lên thân cây để tiến hành lột xác

Lúc này, bạn có thể dễ dàng bắt chúng bằng tay không.

Lúc này, ve đã mọc đủ cánh và khá tinh nhanh, khó có thể tóm gọn bằng tay. Bạn chỉ có thẻ sử dụng vợt bắt côn trùng để bắt ve sầu.

Sau khi vợt được ve, bạn nên bỏ ve vào một hũ kín, tránh ve bay mất.

Phần lớn thời gian trong cuộc đời, con ve đều sống ở trên cây. Nguồn thức ăn của chúng cũng đến từ cây.

Khi còn là ấu trùng, chúng sống trong lòng đất, dưới gốc cây và hút nhựa từ rễ cây để sống.

Khi trưởng thành, ve sầu cũng hút nhựa trên thân cây làm chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

Tưởng chừng là loài côn trùng có hại nhưng con ve sầu lại có thể được tận dụng làm món đặc sản thơm ngon, bổ dưỡng

Ve chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như kali, protein, kẽm, carbohydrate…

Đặc biệt, nhộng ve đem đến lượng protein cao gấp 5-7 lần các loại thịt động vật khác

Sau đây là một số cách chế biến món ăn ngon, an toàn từ con ve

Chuẩn bị: Muối ăn, Nhộng ve nên chọn những nhộng mới lột, vừa nhiều dinh dưỡng lại thơm ngon, bùi béo

Trước khi tiến hành rang muối, bạn cần tiến hành sơ chế nhộng ve kỹ lưỡng, ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm bằng cách:

Ngâm toàn bộ nhộng ve vào nước muối ấm hoặc nước vôi để kích thích chúng thải toàn bộ chất độc tích tụ trong cơ thẻ cũng như loại bỏ đất, vi sinh bám trên thân ve.

Trần ve qua nước sôi để đảm bảo làm sạch hoàn toàn.

Sau đó, bạn tiến hành rang muối theo chỉ dẫn sau:

Cho toàn bộ nhộng ve lên một chiếc chảo sạch, bật lửa nhỏ và đảo đều ve.

Sau khoảng 5 phút, nhộng ve đã bắt đầu săn lại một chút, cho muối vào và tiếp tục đảo đều.

Khi nhộng ve chuyển sang màu vàng giòn, tắt bếp. Vậy là bạn đã hoàn thành món nhộng ve sầu rang muối cực thơm ngon, bổ dưỡng.

Bên cạnh nhộng ve sầu rang muối, ve sầu chiên giòn cũng là món ăn rất được ưa chuộng. Cách thực hiện món ăn bổ dưỡng này vô cùng đơn giarn như sau:

Chuẩn bị: Khoảng 300gr ve sầu, Lạc, hạt mắc khén và các gia vị cần thiết (dầu ăn, muối)

Bạn tiến hành sơ chế ve sầu như cách làm nhộng ve rang muối ở trên: Ngâm ve vào nước muối, nước vôi và trần lại bằng nước vôi.

Cắt hết cánh ve, rút ruột, rửa sạch 1 lần nữa cùng nước.

Rang lạc, rồi nhét lạc vào giữa bụng ve.

Ướp ve cùng muối, hạt mắc khén trong khoảng 15 phút để ve ngấm gia vị

Cho dầu vào chảo chiên, cho ve vào chiên giòn, đến khi ve chuyển sang màu vàng thì tắt bếp, cho ve sầu ra đĩa, hoàn thành món ăn

Các món ăn từ ve có vị ngậy, bùi, lại rất giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, rất nhiều người ăn ve sầu bị ngộ độc do không sơ chế đúng cách, ăn phải ve bị nhiễm nấm bệnh, gây ảnh hưởng tới sức khỏe

Sau khi ăn ve, nếu phát hiện những triệu chứng như khó thở, ngứa, mẩn đỏ toàn thân, đau bụng, tiêu chảy, lạnh người… khả năng cao bạn đã ăn phải ve nhiễm độc.

Lúc này, cần giữ bình tĩnh và tiến hành sơ cứu bằng cách uống nhiều nước lọc, tự móc họng, gây nôn để đào thải độc tố khỏi cơ thể.

Trong trường hợp nặng hơn, bệnh nhân khó thở hoặc hôn mê, người nhà hãy hô hấp nhân tạo và nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất.

Bạn cũng cần lựa chọn những con ve sầu tươi sống, làm sạch, sơ chế đúng cách và chế biến chín, kỹ để phòng tránh hiện trượng không mong muốn này.

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, xác ve sầu còn có thể chữa bệnh cô cùng hiệu quả trong Đông Y. Vào mùa hè, rất nhiều người đi tìm xác ve trên các thân cây. Hoặc thu mua xác ve sầu về rửa sachj, phơi dưới nắng cho khô, tự chế biến thuốc chữa một số loại bệnh như:

Sao khô xác ve sầu, nghiền thành bột mịn. Sau đó, bạn hòa tan 4g bột trên với rượu trắng, uống hàng ngày. Bệnh sẽ dần thuyên giảm

Chuẩn bị một số nguyên liệu như xác ve, cam thảo, đại táo, sinh khương, thiên nam tinh, mỗi loại 3g, cùng 1,5g toàn yết. Trộn chúng lại với nhau, sao khô, nghiền bột, pha cùng nước và uống 2- 3 lần/ngày

Trong trường hợp mắc bệnh da khô, mẩn ngứa, bạn chuẩn bị xác ve sầu cugnf với tổ ong theo tỷ lệ 1:1. Nướng qua, sao vàng, tán bột. Mỗi lần, bạn hòa 4g hỗn hợp trên với rượu trắng để uống, sử dụng 3 lần/ngày.

Chuẩn bị 3g xác ve sầu, 5g ngưu bàng, 3g cam thảo, 5g cát cánh. Sắc tất cả các vị thuốc trên cùng 40ml nước sôi để uống hàng ngày

Nếu mắt bạn xuất heienj màng mộng, chỉ cần tán nhỏ xác ve sầu với cúc hoa vàng theo tỷ lệ 1:1. Sau đó, hòa 8g bột trên vưới nước và một ít mạt ong, uống 2 lần/ngày

Chuẩn bị các nguyên liệu: Xác ve sầu, vỏ thông, cành tía tô, mỗi loại 1 lượng ngang nhau. Đun hỗn hợp trên với nước tắm hàng ngày.

Trong suốt quá trình phát triển, ve sầu phải lột xác, thay đổi bản thân rất nhiều lần.

Từ một con ấu trùng nhỏ bé, non yếu trở nên cứng cáp và trưởng thành hơn. Bởi vậy, ve là biểu trượng cho sự thay đổi, lột xác

Vì vậy, nếu bạn nằm mơ thấy ve, đây là dấu hiệu cho thấy cuộc đời bạn sắp có sự thay đổi lớn.

Tùy vào từng giấc mơ thấy ve sầu mà con số sẽ khác nhau

Mơ thấy con ve sầu bay trước mặt: Điềm báo cho thấy bạn sẽ gặp lại một cố nhân lâu không gặp. Con số lý tưởng: 16

Mơ thấy ve sầu thoát xác: Điềm báo xấu, cho thấy có một người đang muốn lừa dối, gây nguy hiểm cho bạn. Cần thận trọng đề phòng, gắn liền với con số 23

Mơ thấy ve sầu kêu: Bạn đang có khát khao được yêu thương cháy bỏng. Chuyện tình cảm của bạn sẽ có chuyển biến lớn, bạn cso thể tìm thấy người tình bấy lâu hằng mong.

Nằm mơ thấy ăn ve sầu: Điều này cảnh báo bạn thân của bạn sắp thay đổi theo chiều hướng tiêu cực

Mơ thấy bắt ve sầu: Bạn đang cố gắng quên đi những điều không tốt đẹp và bắt đầu một khởi đầu mới trong cuộc sống

Mơ thấy bọ ngựa hoặc ong bắp cầy ăn ve sầu: Giấc mơ cảnh báo sự hao hụt tiền của, tài lộc sắp xảy ra với bạn.

Đốt Đèn Ban Đêm Bắt Nhộng Ve Sầu

Cù lao Tân Qui nằm ở địa bàn xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè (tỉnh Trà Vinh) là nơi duy nhất ở miền Tây được biết đến với tên gọi xứ sở ve sầu. Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì nơi đây có nhiều đàn ve sầu sống tập trung ở các vườn cây ăn trái.

Ve sầu là một loài côn trùng chỉ xuất hiện nhiều vào mùa hè (cuối tháng 2 đến khoảng tháng 5 âm lịch) hàng năm. Người dân thường không bắt ve trưởng thành lâu ngày chế biến món ăn mà chỉ bắt khi nó ở giai đoạn nhộng (thân mềm, màu xanh) để chế biến. Nhộng ve sầu được xem như là một đặc sản quý hiếm.

Khi vừa lột xác, nhộng ve có thân rất mềm nên dễ bị các loài côn trùng khác tấn công. Lúc này, nhộng ve có màu xanh và độ phản chiếu rất cao.

Ấu trùng ve sầu sống ở dưới đất, hút nhựa rễ cây sống, đến mùa, vào ban đêm, ấu trùng sẽ chui lên mặt đất, bò lên thân cây cách mặt đất từ 0,5 – 1m rồi dừng lại, tiến hành lột xác trở thành nhộng ve (quá trình lên khỏi mặt đất và tiến hành lột xác diễn ra từ 1 – 2 giờ). Sau đó, nhộng ve sẽ lớn dần và bay lên sống trên tán cây (đời sống ve sầu trên cây chỉ kéo dài khoảng từ 40 đến 60 ngày).

Ông Nguyễn Văn Phụ – Chủ tịch Hội Nông dân xã An Phú Tân cho biết, ve sầu chỉ chọn vườn măng cụt hoặc chôm chôm để sinh sống. Bởi 2 loại cây trồng trên được bố trí bờ liếp cao, không bị ngập úng khi vào mùa mưa. Theo đó, các ấu trùng ve có nơi trú ẩn và tồn tại nhiều năm dưới lòng đất.

“Ve sầu có 3 lần lột xác trong đêm, từ 7-8 giờ, từ 9-10 giờ và từ 1-2 giờ sáng. Vì vậy, để bắt được nhộng ve, tức là loại ngon nhất, người dân phải canh đúng thời gian trên đi ra vườn bắt nhanh, nếu không nhộng ve sẽ phát triển nhanh đôi cánh, bay lên tán lá khó bắt. Do đầu mùa nên ve rất hiếm, từ 4.000-5.000m2 vườn cây ăn trái mới có thể bắt được khoảng 1 kg nhộng ve sầu” – ông Phụ nói.

Sau khi bắt về, người dân ngâm ve vào nước ấm pha muối để tách sạch chất mủ cây, ngắt bỏ cánh rồi nêm gia vị và chế biến món ăn.

Cũng theo ông Phụ, nhà người dân nào có vườn măng cụt hoặc chôm chôm, tối đến đều chuẩn bị đồ nghề (đèn pin) đi bắt ve về chế biến thành những món ăn trong nhà. Hiện cũng có nhiều hộ chuyên đi bắt ve sầu để bán cho các thương lái.

Ve sầu hiện có giá từ 300.000 – 400.000 đồng/kg trong khi đó khoảng 5 năm trước loại ve này chỉ có giá khoảng 50.000 đồng/kg. Do đầu mùa ve, mưa chưa xuất hiện nên nguồn ve sầu ít, không đủ cung cấp cho các nhà hàng, thành phố.

Ngon – Sạch – Lạ xin gửi đến bạn đọc hình ảnh “săn” nhộng ve sầu ở cù lao Tân Qui:

Để dễ tìm bắt nhộng ve, người dân thường dùng đèn pin chiếu vào thân cây. Ve sầu có đầu to, không chích hoặc cắn và vô hại đối với con người. Ve sầu đực có khả năng tạo ra âm thanh nghe inh ỏi suốt mùa hè.

Trung bình mỗi gốc cây thường có từ 3 – 5 con ve lột xác.

Nhộng ve sầu được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, giàu chất dinh dưỡng và hợp khẩu vị nhiều người như: rang, chiên bột, xào gốc hành (hoặc củ hành), nấu cháo nước cốt dừa…

Không chỉ dùng trong bữa cơm gia đình dân dã, nhộng ve sầu còn là món đặc sản tại nhiều nhà hàng ở miền Tây. Khi thưởng thức món ăn được chế biến từ nhộng ve, người ăn cảm nhận hương vị thơm thơm từ sữa, không dai như món ăn được chế biến từ các loài côn trùng khác như dế, đuông dừa…

Ve Sầu: Mồi Nhậu Hay Kho Nấm Độc?

Ve sầu là loài côn trùng không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam, nhất là vào mùa hè. Nhiều người đã tận dụng mùa ve sầu phát triển rầm rộ để bắt ve về làm mồi nhậu. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và chế biến các món ăn từ ve sầu không đảm bảo vệ sinh nên không ít người đã phải trả giá vì ham “món ngon, vật lạ” theo mùa.

Nhập viện vì ngộ độc ve sầu

Gần đây nhất là trường hợp bốn nạn nhân ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã phải đi cấp cứu khẩn cấp do ngộ độc ve sầu (ngày 24/4). Bốn nạn nhân gồm ông N.V.L. (63 tuổi), ông P.V.X. (57 tuổi), ông V.V.L. (35 tuổi) và ông L.V.C. (50 tuổi). Theo lời kể của gia đình nạn nhân, trưa ngày 23/4, trong khi đào đất để trồng cà trong vườn nhà thì ông L. phát hiện ra một ổ ve sầu. Sau đó, ông L. cùng các bạn là ông X., L., C. đã bắt ổ ve sầu, chiên giòn để làm mồi nhậu.

Nhiều người tận dụng ve sầu làm món ăn. Tuy nhiên, món ăn này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm với sức khỏe.

Ăn xong, mọi người bị nôn ói, co giật và cứng đờ người. Người nhà thấy vậy có người tưởng trúng gió nên đã cạo gió cho nạn nhân, có người lại tưởng nạn nhân uống say nên đưa nạn nhân về nghỉ. Tuy nhiên, tình trạng không biến chuyển nên các nạn nhân đã được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Đất Đỏ rồi chuyển lên Bệnh viện Bà Rịa nhưng tình trạng bệnh nhân nặng nên trưa ngày 24/4, các nạn nhân được chuyển vào cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM.

Trước đó gần 1 năm (14/5/2012), tại bệnh viên Nhi đồng 1 TP HCM cũng đã từng xảy ra trường hợp ngộ độc tập thể của 15 em do ăn phải nhộng ve sầu nhiễm độc. Theo lời kể của gia đình, ngày 14/5 nhóm bạn gồm có 15 em (từ 3 đến 14 tuổi ngụ tại thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) đã vào rẫy đào nhộng ve sầu về chế biến và cùng ăn. Tuy nhiên, 4 giờ sau khi ăn, các em có biểu hiện nôn ói, rối loạn thần kinh (kích thích, run tay chân, co giật). Lập tức các em được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện huyện Hàm Tân và Bệnh viện tỉnh Bình Thuận. Trong đó, 5 em bị nặng nhất được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Nấm ký sinh trong ve sầu cực độc

Thực chất ve sầu không phải là loại côn trùng không có lợi cho sức khỏe. Nếu biết cách chế biến, bảo quản hợp vệ sinh thì nó sẽ mang lại nguồn dinh dưỡng rất lớn cho cơ thể. Theo một nghiên cứu của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Quốc Tế đã chỉ ra rằng 100g ve chứa 4g nước,71.9g protein, l0.9 gram carbohydrate, nguyên tố vi lượng kali 30 mg, l7 mg kẽm… Nhộng ve có chứa protein cao hơn nhiều so với bất kỳ loại thịt động vật khác và trứng.

Ngoài giá trị dinh dưỡng ve còn có giá trị dược liệu rất cao, theo y học hiện đại, ve sầu, ve sữa chứa một số lượng lớn chitin, trong những năm gần đây là chitin được dùng như là loại thuốc chống lão hóa, chống ung thư và là thực phẩm tăng lực, có giá trị kinh tế rất cao. Ngoài ra, chitin còn giúp mạnh gan, điều hòa huyết áp, giảm đau, cầm máu, khử trùng, cải thiện bệnh tiểu đường, nâng cao vai trò của tiêu hóa, và thậm chí có thể được sử dụng làm da nhân tạo, dây chằng nhân tạo, và các nguyên liệu khác…

Ve sâu cũng như các loại côn trùng khác ở dưới lòng đất rất dễ nhiễm các loại nám ký sinh nguy hiểm.

Tuy nhiên, đại đa số người dân khi bắt ve sầu về chỉ sơ chế qua rồi cho lên chiên giòn và đưa vào bàn nhậu. Chính sự chủ quan đó là nguyên nhân dẫn đến hàng loại vụ ngộ độc do ăn ve sầu.

Giải thích về nguyên nhân hai vụ ngộ độc điển hình trên, bác sĩ Vy cho biết, không chỉ riêng ve sầu mà các loài côn trùng khác như dế, đuông dừa, bọ cạp… cũng chứa các protide. Tuy nhiên, khi chúng sống trong môi trường đất có nhiều các bào tử nấm, trong đó có vô số bào tử nấm độc thì rất nguy hiểm.

Nếu gặp độ ẩm, nhiệt độ, môi trường sinh trưởng thích hợp, thì những bào tử nấm sẽ nhiễm vào các con côn trùng, ấu trùng và phát triển rất mạnh. Chúng sẽ biến thân mình của những con côn trùng, ấu trùng này thành những nơi chứa đầy các sợi tơ nấm độc trong thân và gây ngộ độc nặng cho người nào ăn phải, nếu không kịp thời cứu chữa có thể gây tử vong.

Đồng thời, bác sĩ cũng cảnh báo, mùa hè đang đến, các bậc phụ huynh cần giáo dục cho trẻ và đồng thời phải bổ xung thêm kiến thức từ trung tâm y tế địa phương để biết phân biệt nhộng côn trùng nào có thể ăn được, loại nào có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, tuyệt đối không ăn nhộng côn trùng đã chết và bị nhiễm nấm.

Cách Làm Bánh Sầu Riêng Chiên Giòn Ngon Độc Đáo

Cách làm bánh sầu riêng chiên giòn mới lạ đặc sắc

Cho bột mì đa dụng vào một bát to.

Đun khoảng 800ml nước, để hơi ấm rồi đổ vào bột mì.

Trộn đều bột cho đến khi hỗn hợp trở nên đặc sệt. Chỉ cần trộn sao cho bột ướt đều và sệt lại là được.

Khi đó, cho khoảng 400ml dầu thực vật vào, tiếp tục trộn đều cho dầu ăn hòa quyện vào bột.

Tiếp tục cho lượng dầu ăn tương tự vào một lần nữa và trộn đều.

Lúc này hỗn hợp bột đặc đã chuyển sang hỗn hợp hơi kem, màu bóng đẹp.

Để chọn sầu riêng ngon, đầu tiên các bạn phải chú ý hình dáng bên ngoài. Trái nào hơi méo, hơi xấu xí một chút thì phần cơm lại thường ngon hơn những trái tròn đẹp. Phần cuống để càng lâu thì càng khô và teo lại, nên chọn những trái còn cuống tròn và tươi. Đặc biệt, khi chọn sầu riêng có thể nhờ người bán dùng cây khui sầu riêng để gõ thử, nếu nghe tiếng nặng trịch, “bộp bộp” thì trái dày cơm nhiều múi. Ngược lại, nếu tiếng kêu “coong” trong và thanh thì thường không có ruột quả nhiều.

Sầu riêng tách lấy phần thịt, cho vào một khuôn chữ nhật để lạnh ở ngăn làm đông sao cho sầu riêng đông cứng và dễ dàng cắt ra.

Có thể trộn phần sầu riêng với một ít kem bông để bánh béo hơn tùy khẩu vị.

Sầu riêng đã đông lại đem cắt thành từng miếng chữ nhật vừa ăn.

Thả sầu riêng vào hỗn hợp bột cho bột bám đều, có thể áo thêm một lớp bột chiên xù để bánh đẹp hơn.

Chiên bánh trong chảo ngập dầu sôi già đến khi bánh nổi lên, bột chuyển sang màu vàng ruộm, có mùi thơm là được.

Cách làm bánh sầu riêng chiên giòn ngon là phải ăn ngay khi còn nóng. Lớp vỏ nóng hổi, giòn rụm, phần nhân mát lạnh thơm lừng, tưởng không hợp mà hợp không tưởng! Nếu để bánh nguội, phần nhân sẽ tan hết, bánh mềm không ngon.