Top 10 # Xem Nhiều Nhất Cách Chế Biến Thức Ăn Cho Bé Tập Ăn Cơm Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cách Chế Biến Một Số Thức Ăn Cho Trẻ Mới Tập Ăn

Bắt đầu từ cuối tháng thứ tư hoặc đầu tháng thứ năm, bạn có thể tập cho bé làm quen dần với chất bột và thay đổi bữa ăn của bé bằng cách cho bé ăn thêm mỗi ngày một bữa sữa pha với nước cháo hoặc súp rau. Trong những ngày đầu, để giúp trẻ dễ tiêu hóa, khi pha sữa với nước cháo, bạn nên bớt lượng sữa chỉ còn bằng 2/3 lúc pha sữa bằng nước đun sôi. Sau khi trẻ đã quen, bạn có thể tăng lại lượng sữa như bình thường.

Nước cháo. Nước cháo có thể nấu đơn giản bằng gạo tẻ hoặc nếp. Cũng có thể cho thêm vào một số thành phần khác như hạt sen, mía tím, cà rốt, bí đỏ… rồi chắt lấy nước pha sữa cho trẻ. Độ đậm đặc của nước cháo nên tăng dần theo lứa tuổi của trẻ. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, bạn có thể nấu các loại đậu đỗ, chắt nước pha sữa mỗi ngày 1-2 bữa.

Nước rau. Cách chế biến nước rau để bạn tham khảo.

– Khoai tây, khoai lang hoặc cà rốt: 400 gr gọt vỏ, cắt khúc nhỏ

– Các loại rau khác (tỏi tây, bầu bí, rau ngỏ, bắp cải, rau cải…): 100 gr, rửa sạch

– Nước: 1 lít; Muối: 5gr

Nấu nhừ rau củ các loại. Sau đó nghiền kỹ bằng một cái thìa to, lọc lấy nước dùng để pha sữa cho trẻ. Bé trên 5 tháng cũng có thể bắt đầu ăn mỗi ngày một bữa súp rau, pha sữa hoặc không. Thành phần như nước rau, nhưng nước chỉ còn 1/3 lít và không lọc bỏ bã sau khi xay nhuyễn.

Nếu muốn nấu súp sữa ngọt, bạn chỉ cần ninh nhừ các loại rau củ và thêm sữa vào khi say. Nếu muốn nấu súp với sữa tươi hoặc sữa đậu nành, bạn chỉ cần cho ít nước khi hầm rau củ, khi xay đổ thêm lượng sữa tươi tùy ý. Nếu muốn làm súp mặn, bạn hầm luôn rau củ với thịt, cá, tôm hoặc lạc cùng với chút muối hoặc nước mắm, sau đó xay mịn. Cho thêm lạc hoặc ít ngô tươi nạo nhỏ tạo cho súp có mùi thơm hấp dẫn. Nếu muốn nấu với vừng, bạn nên xay vừng trước vì vỏ vừng rất cứng nên xay chung với bột, vỏ vừng sẽ khó tan. Trẻ dưới 8 -9 tháng chỉ nên cho ít vừng để trẻ dễ ăn.

Các loại súp rau củ ngọt có thể dành cho bữa sáng, súp rau củ ngọt có thể nấu với mía hoặc nước mía, nếu là mía nguyên khúc, cần chú ý vớt ra hết trước khi xay. Cũng có thể cho chút mật ong để thay đổi mùi vị. Các loại súp rau củ mặn có thể cho kèm một chút pho mai bò cười hoặc kiri thơm. Kiểu nấu này có thể áp dụng với cả các loại cháo gạo. Bạn cũng có thể chỉ luộc khoai tây thật chin, sau đó bóc vỏ, thả vào nước sôi hoặc sữa tươi, sữa đậu nành rồi xay hoặc lấy dĩa đánh mịn cho bé ăn.

Thời điểm cho trẻ ăn hoa quả

Trên 4 tháng tuổi, bé bắt đầu có thể tập ăn được tất cả các loại hoa quả. Tuy nhiên, bạn nên tập cho bé ăn từ từ và tăng dần số lượng. Nếu có điều kiện, bạn nên cho bé ăn hoa quả theo đúng mùa để đảm bảo hoa quả tươi. Khi chọn hoa quả cho bé ăn, bạn chú ý tới thời tiết. Ví dụ, nếu trời lạnh quá, bạn không nên cho bé ăn các loại hoa quả có tính lạnh như đu đủ, các loại dưa,… Và ngược lại, nếu trời nóng, bạn tránh cho bé dùng các loại hoa quả nóng như xoài, mít… Ban đầu bạn có thể ăn thử một, hai thìa nhỏ nước quả. Khi bé quen với nước quả, bạn cho bé ăn thêm hoa quả nghiền nát, vừa dễ tiêu hóa vừa giúp trẻ ăn được số lượng nhiều hơn.

Hoa quả nấu chin.

Bạn có thể dùng táo, lê, cà rốt… Sau khi rửa sạch, bỏ hạt, cắt nhỏ, trộn vào một ít đường theo tỷ lệ 100 gr hoa quả cần cho khoảng 10 -20 gr đường. Bạn có thể hấp hoa quả cùng một dóng mía chẻ cho thơm (bỏ mía trước khi xay). Sau đó, bạn cho hoa quả vào nồi hấp hoặc cho vào lò vi sóng trong 10 phút. Nếu bạn dùng đũa chọc vào thấy quả mềm nhũn là được. Lấy hoa quả ra và cho vào máy xay nhuyễn. Món này cũng có thể trộn thêm một hai thìa sữa hoặc chút mật ong để thay đổi.

Với các loại quả ít nước, trước khi hấp bạn có thể cho vài thìa nước tráng dưới đáy hộp để hoa quả mềm nhanh. Bạn cũng có thể cho một ít bột sắn dây hoặc ít bột ăn liền vào hoa quả xay để tạo thành một món cho bữa ăn lót dạ buổi chiều cho bé.

Cách Nấu Thức Ăn Cho Bé Tập Ăn Cơm Giúp Con Ngon Miệng, Chóng Lớn

Cách nấu thức ăn cho bé tập ăn cơm với những hướng dẫn tỉ mỉ, chi tiết nhất về cách nấu các món với độ mềm vừa phải, phù hợp đặc điểm nhai, nuốt của trẻ trong giai đoạn này.

Lưu ý mẹ về cách nấu thức ăn cho bé tập ăn cơm

Thông thường, theo phương pháp truyền thống, trẻ sẽ bắt đầu tập ăn cơm ở tầm tháng 18-19 (bé đã có ít nhất 16 răng sữa). Còn với bé ăn dặm kiểu nhật, thời gian này có thể sớm hơn (12-18 tháng).

Dù ăn theo cách nào thì một nguyên tắc mẹ mẹ cần lưu ý là nên tăng dần độ đặc và độ cứng của thức ăn, tập cho bé ăn từ ít tới nhiều. Điều quan trọng nhất là trẻ cần học được cách nhai, nuốt thức ăn cứng hơn để phát triển cơ hàm.

Đối với cách nấu thức ăn cho bé tập ăn cơm, mẹ cũng cần lưu ý về cách chế biến như sau:

Tiếp tục cho bé ăn nhạt hoặc chỉ nêm rất ít gia vị

Bé đang tập ăn cơm cũng có nghĩa là con dần làm quen với các món ăn có độ mềm và cách nấu gần giống với người lớn. Tuy nhiên bé vẫn nên tiếp tục được ăn nhạt vì sẽ tạo thói quen ăn nhạt cho trẻ sau này và sẽ tốt hơn cho sức khỏe, đặc biệt là thận của bé.

Độ cứng của thức ăn

Lúc này, mẹ nên thay đổi cách chế biến món ăn. Thay vì đồ ăn có độ mềm quá mức như đậu hũ thì cần chuyển dần sang mức mềm như chuối chín và cuối cùng là bằng với mức thịt viên rán (phải dùng lực mới có thể nghiền nát được thức ăn).

Cách nấu các món rau củ cho bé tập ăn cơm

Ở giai đoạn trước đó, đôi khi bé vẫn có thể được ăn rau củ xay lợn cợn nhưng đến độ tuổi tập ăn cơm, bé nên được làm quen với thức ăn được chế biến dưới dạng miếng.

Mẹ có thể cắt rau củ tầm một đốt ngón tay, với rau lá vẫn nên cắt nhỏ miếng vừa ăn và có độ mềm phù hợp như đã nói trên để bé tập nhai, cắn thức ăn.

Cách chế biến món thịt, cá cho bé tập ăn cơm

Các món thủy hải sản đều có độ mềm nên khá dễ ăn. Khi bé chuyển sang tập ăn cơm, những loại thức ăn này chỉ cần thái nhỏ tầm đốt ngón tay để con tập xúc và nhai.

Với các món thịt, mẹ nên hầm thật nhừ hoặc xay nhỏ để bé ăn cho dễ, vì nếu nấu như người lớn, thịt dai và khó nuốt có thể khiến bé bị hóc và nôn ói.

Số lượng bữa ăn và nguyên tắc dinh dưỡng ở giai đoạn bé tập ăn cơm

Giờ đây con cần được ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ giống như người lớn. Bởi khi bắt đầu tập ăn cơm cũng là lúc lượng sữa của trẻ đã giảm dần. Giá trị dinh dưỡng cho bé chủ yếu được hấp thu từ thức ăn.

Do đó việc đảm bảo thời gian biểu ăn dặm của bé cũng như đảm bảo đủ các nhóm chất dinh dưỡng (đường bột, chất đạm, vitamin và chất xơ) trong thực đơn ăn dặm hàng ngày của con là điều vô cùng cần thiết.

Mỗi bữa bé nên được ăn:

Tinh bột (gạo): 100 – 150g

Thịt, cá, tôm: 100 – 120g

Trứng: 3 – 4 quả/ tuần (một ngày chỉ ăn 1 bữa)

Rau xanh: 50 – 100g

Dầu mỡ: 25 – 30g

Trái cây chín: 150 – 200g

Ngoài ra trẻ vẫn cần 600 – 800ml sữa/ngày. Tùy vào nhu cầu của mỗi bé cũng như sức ăn của mỗi bé mà lượng thức ăn tăng giảm. Ba mẹ không nên ép trẻ ăn hết tất cả thức ăn khi con đã thấy no.

Cách nấu thức ăn cho bé tập ăn cơm – Gợi ý 10 thực đơn ngon dành cho mẹ

Dưới đây là 10 thực đơn ăn dặm với cơm nát hoặc cơm bình thường mẹ có thể tham khảo để nấu cho bé trong giai đoạn tập ăn cơm này.

Thực đơn 1

Thực đơn 2

Thực đơn 3

Thực đơn 4

Thực đơn 5

Thực đơn 6

Thực đơn 7

Thực đơn 8

Thực đơn 9

Thực đơn 10

Với những hướng dẫn về cách nấu thức ăn cho bé tập ăn cơm như trên, hi vọng bé của mẹ sẽ hứng thú với mỗi bữa, giúp con phát triển thể chất khỏe mạnh theo đúng lứa tuổi.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Tập Cho Bé Ăn Cơm Nát Đúng Cách

Khi bắt đầu tập cho bé ăn cơm nát, bạn cần lưu ý là kể cả khi không chấp nhận các cục lổn nhổn hay thức ăn xay thô, bé có thể đã sẵn sàng để thử các loại thực phẩm cứng nhưng dễ tan trong miệng như bánh quy dành cho trẻ em. Trẻ có phản xạ ọe nhạy cảm thường ưa thực phẩm cứng tan nhanh trong miệng hơn thức ăn nghiền nhưng lổn nhổn. Cách nấu cháo ăn dặm cho bé cực…

Khi bắt đầu tập cho bé ăn cơm nát, bạn cần lưu ý là kể cả khi không chấp nhận các cục lổn nhổn hay thức ăn xay thô, bé có thể đã sẵn sàng để thử các loại thực phẩm cứng nhưng dễ tan trong miệng như bánh quy dành cho trẻ em. Trẻ có phản xạ ọe nhạy cảm thường ưa thực phẩm cứng tan nhanh trong miệng hơn thức ăn nghiền nhưng lổn nhổn.

Cách nấu cháo ăn dặm cho bé cực ngon

Các loại thực phẩm tốt cho giai đoạn ăn dặm

Tập cho bé ăn cơm nát đúng cách:

“Vì sợ con nôn ọe khi ăn thức ăn lợn cợn nên tôi đã dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn thức ăn cho con từ khi con mới được 7 tháng tuổi. Những tháng sau đó, tôi có tập cho con ăn lợn cợn, không xay nhưng bé nhất định không chịu ăn. Sợ con còi, chậm lớn nên tôi tiếp tục xay nhuyễn thức ăn. Nay con tôi được 2 tuổi, nhưng vẫn giữ thói quen ăn thức ăn được xay nhuyễn. Tôi không biết làm cách nào để tập cho con từ bỏ thói quen này? Gần đây bé có biểu hiện chán ăn và sụt cân. Tôi rất lo lắng, hãy giúp tôi với”.

Phần trả lời của Chuyên viên Hương Thu – Tư vấn tâm lý, đào tạo của Viện nghiên cứu giáo dục

Với kết quả hiện tại của bé, có thể nói bạn đã cho con ăn thức ăn xay nhuyễn quá lâu, bé hoàn toàn không nhận thức được hoạt động nhai thức ăn. Ngay từ khi bé bắt đầu ăn dặm (từ 5 – 6 tháng tuổi) mẹ đã có thể bắt đầu cho bé ăn thô dần với tỷ lệ thô thay đổi theo mỗi ngày. Chỉ sau 2 tháng ăn dặm, bé đã có thể ăn cháo ninh từ hạt gạo vỡ hoặc gạo tấm. Mẹ có thể dễ dàng nhận thấy, bé sẽ có phản xạ ọe hoặc nôn khi mẹ bắt đầu cho ăn thức ăn thô hơn theo thời gian.

Ọe là phản xạ tự nhiên của con người, giúp tống ra ngoài thực phẩm mà cơ thể cảm thấy không an toàn khi nuốt. Phản xạ ọe thường được kích hoạt ở một vị trí nào đó trên lưỡi, trẻ có phản xạ nhạy cảm thường dễ ọe hơn các trẻ khác khi gặp thức ăn thô, đôi khi có thể dẫn tới nôn.

Mọi chuyện thường ổn thỏa khi bé ăn thực phẩm xay mịn, nhưng khi dùng đồ xay thô, trẻ có thể ọe và đôi khi nôn vọt. Kết quả là cha mẹ thường phải nhượng bộ và quay lại dùng thực phẩm nghiền mịn, thứ mà bé chịu được. Những trẻ này sẽ chỉ ăn những thứ mịn màng và không có cơ hội học ăn đồ thô ráp. Các bé cũng mất đi cơ hội học nhai. Một số bé có thể chấp nhận thực phẩm lẫn một vài cục lổn nhổn khi chúng còn nằm trong miệng, nhưng sẽ bắt đầu ọe khi cố gắng nuốt các cục này. Kết quả là bé sẽ nhè phần lợn cợn ra và chỉ nuốt phần thức ăn mịn.

Đối với trường hợp bé 2 tuổi, mẹ cần thực hiện các bước sau đây để tập cho bé ăn thức ăn thô dần:

– Cho bé làm quen với các loại bánh, thức ăn cần phải cắn, nhai lâu, các loại thức ăn có độ dai vừa phải để bé bắt buộc phải sử dụng răng.

– Cho bé chủ động chọn loại thức ăn – điều này có tác dụng tâm lý đối với bé, kích thích việc bé đã tự chọn, bé sẽ thích ăn hơn là mẹ chọn cho bé.

– Cho bé tập với cháo thô hơn, thời gian đầu có thể bé sẽ ọe khi cho thức ăn vào miệng, tuy nhiên bé sẽ thích nghi dần. Mẹ hãy giúp bé bằng cách cho bé ăn từng chút một, mỗi thìa nhỏ thôi để bé dễ nuốt.

– Cho bé làm quen với thực phẩm thô nhưng độ thô đồng đều, tuyệt đối không trộn thức ăn thô với thức ăn đã xay nhuyễn, dễ làm cho trẻ nôn ọe hơn bình thường.

– Hãy để bé tự xúc thức ăn, tâm lý của bé khi đối mặt với thức ăn thô lúc đó ổn định hơn, bé hoàn toàn nhận thức mình đang ăn gì, như vậy bé sẽ ít bị phản xạ ọe hơn.

Thực đơn tốt nhất cho bé trong giai đoạn 2 tuổi

Kể cả khi không chấp nhận các cục lổn nhổn hay thức ăn xay thô, bé có thể đã sẵn sàng để thử các loại thực phẩm cứng nhưng dễ tan trong miệng như bánh quy dành cho trẻ em. Trẻ có phản xạ ọe nhạy cảm thường ưa thực phẩm cứng tan nhanh trong miệng hơn thức ăn nghiền nhưng lổn nhổn.

Nếu bé thích cho đồ chơi vào miệng, hãy để bé ngậm các dụng cụ dành cho trẻ đang mọc răng, chọn loại an toàn và có độ sần sùi đa dạng.

Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bé vẫn khó nuốt thức ăn thô nhám.

Điều quan trọng nhất là mẹ hãy luôn động viên bé trong các hoạt động làm quen với thức ăn thô, đồng thời luôn khẳng định là bé sẽ làm được. Chúc mẹ và bé thành công.

Chuyên viên Hương Thu Tư vấn tâm lý, đào tạo của Viện nghiên cứu giáo dục

Cách nấu cơm nát cho bé:

1. Cách nấu: “Một nồi, hai lòng”

Cách 1: Mẹ vo gạo, bỏ nước, nấu cơm chung cho cả gia đình như bình thường. Khi nồi cơm gần bật nút chuyển sang chế độ hâm thì lấy ra một bát con cơm vừa với khả năng ăn của bé. Cho thêm nước rồi bỏ lại vào nồi, bật nút nất lần nữa. Khi cơm chin, sẽ có cơm cho cả nhà và cơm nát cho con riêng.

Cách 2: Mẹ chuẩn bị 1 cái bát ăn cơm, khi nấu cơm cho cả nhà thì mẹ lấy một khoảng 2 thìa canh gạo và 1/3 bát nước cho vào bát con đó, để nguyên bát cho vào nồi cơm chuẩn bị nấu cho cả nhà. Với cách đong như thế, con sẽ có 1/2 bát cơm như của người lớn. Khi nồi cơm gia đình chín tức là bát cơm của con cũng đã được nấu xong.Làm như vậy, con ăn cơm chín đều, rất ngon, mà lại mềm. Cha mẹ cũng có cơm ngon vừa miệng. Lưu ý, để nấu theo cách này, bát đặt trong nồi cơm điện phải là bát sứ hoặc bát inox

2. Cách nấu: Một nồi cơm, một nồi đun

Cách 1: Nấu cơm cho cả gia đình như bình thường. Khi cơm chin, xới cơm của bé ra một bát con, đổ thêm nước rồi bọc kín cho vào lò vi sóng. Bật lò ở nấc cao nhất từ 3- phút sẽ có cơn nát cho bé. Vì cơm nầu trong lò vi sóng có thể khiến một số chất dinh dưỡng bị thay đổi nên mẹ chỉ nên sử dụng các này như biện pháp “chữa cháy” khi quên không nấu kịp cơm nát cho con.

Cách 2: Lấy cơm của người lớn đã nấu chín, cho thêm nước, đặt lên bếp, nấu lửa yếu trong 5 phút, tắt lửa, đậy nắp, hấp trong 5 phút. Cơm sẽ rất mềm và ngon.

3. Cách nấu: chung một nồi không cần “hai lòng”: Khi cho gạo và nước vào nồi, mẹ vun một góc gạo cao một góc gạo thấp. Như vậy với cùng một lượng nước, bên nhiều gạo cơm sẽ chin vừa, bên ít gạo cơm sẽ nát mềm. Khi xới, mẹ lựa bên ít cơm, xới thấy nát để lấy cho con ăn.

Chia Sẻ Cách Chế Biến Bột Ngọt Cho Bé Tập Ăn Dặm

Bột ngọt ăn dặm nào tốt cho bé là câu hỏi được nhiều mẹ đặt ra khi bé tới giai đoạn tập ăn dặm. Bột ngọt ăn dặm cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng, có hương thơm sẽ là bột ăn dặm ngon và tốt bé.

Bột ăn dặm giúp bé ăn ngon, có sức đề kháng tốt, lên cân đều, bú tốt thì có thể coi như bột ăn dặm đó đã phù hợp với bé. Bài viết dưới đây Kids Plaza sẽ chia sẻ đến với mọi người một số loại bột ăn dặm phổ biến cũng như cách chế biến bột ngọt cho bé tập ăn dặm, cùng tham khảo thông tin dưới đây:

Bột ngọt ăn dặm nào tốt cần đảm bảo những tiêu chí nào?

– Phụ huynh bé nên lưu ý những thành phần của bột ăn dặm có ghi trên bao bì với những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé.

– Bột ăn dặm của bé cần có đầy đủ dưỡng chất như vitamin (A, B, C, K…) và khoáng chất như Canxi, magie, phốt pho…

– Bột ăn dặm dành cho bé phải có tiêu chí với hương vị gần giống sữa mẹ cho bé dễ dàng thích nghi với món ăn.

– Yếu tố tạo nên bột ăn dặm tốt dành cho bé ăn dặm là bột phải mềm mịn để dễ dàng tiêu hóa, tránh được những nguy cơ gây sặc, hóc do bé chưa quen.

– Mẹ nên chọn những bột ăn dặm giúp bé dễ hấp thu và dễ tiêu hóa.

Cách chế biến bột ngọt cho bé tập ăn dặm

Bột ăn dặm ngọt là một món ăn đơn giản với rau củ và không tốn nhiều thời gian của mẹ . Để chế biến bột ngọt cho bé tập ăn dặm mẹ cần hấp chín và xay nhuyễn rau củ kết hợp với bột gạo hoặc sữa mẹ( sữa công thức) thành hỗn hợp sánh mịn vừa phải. Để nấu bột ăn dặm ngọt đúng cách mẹ cần chú ý:

– Mẹ nên luộc, hấp rau củ với 1 chút nước trước sau đó mới xay nhuyễn và trộn với phần bột gạo.

– Mẹ nên kết hợp rau của quả xay nhuyễn với sữa mẹ hoặc sữa công thức thành hỗn hợp đồng nhất tạo hương vị bột thân quen cho bé.

– Khi nấu bột gạo mẹ nên khuấy bột lúc nước còn lạnh để tránh bị vón cục. Vừa khuấy đều tay vừa bật lửa vừa đến khi bột sôi thì trộn thêm phần rau củ quả đã xay nhuyễn.

– Mẹ không nêm nếm gia vị mặn ngoài dầu ăn cho bé vì chúng không tốt cho thận của bé. Tốt nhất là mẹ nên để bé tập làm quen với hương vị tự nhiên của rau củ quả.

– Đối với bột ăn dặm vị ngọt ăn liền, mẹ chỉ cần lấy lượng bột vừa đủ pha với nước ấm hoặc sữa công thức/ sữa mẹ là có ngay một bát bột dinh dưỡng, nhanh gọn.

Các món bột ngọt cho bé ăn dặm siêu hấp dẫn

1. Bột ăn dặm ngọt cho bé với Khoai lang nghiền trộn sữa

2. Bột ăn dặm ngọt cho bé với Đu đủ và lê nghiền

3. Bột ăn dặm ngọt cho bé với Bí đỏ nghiền trộn sữa

4. Bột ăn dặm ngọt cho bé với Khoai tây, cà rốt và ngô ngọt

5. Bột ăn dặm ngọt cho bé với Ngô ngọt nghiền trộn sữa

6. Bột ăn dặm ngọt cho bé với Bơ nghiền

Hi vọng với những chia sẻ về cách chế biến bột ngọt cho bé tập ăn dặm trên đây sẽ hữu ích đối với các mẹ trong việc cho bé ăn dặm.