Top 14 # Xem Nhiều Nhất Cách Chế Biến Món Gà Nấu Nấm Đông Cô Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Gà Nấu Nấm Đông Cô

Nguyên liệu dành cho 6 người: Gà ta 1 con khoảng 1,5 kg; nấm đông cô khô: 100 gr; nấm đông cô tươi: 100-200 gr; nấm rơm: 200 gr; táo khô: 100 gr; hạt sen: 100 gr; cà rốt: 1 củ; 1 trái bắp tươi; dừa tươi: 2 trái; tiêu xanh, hành ngò và gia vị nêm nếm.

Cách thực hiện như sau: Gà nên chọn gà ta vì thịt dai và ngọt hơn, khoảng 1,5 kg đến gần 2 kg là ngon nhất. Gà làm rửa sạch, chặt miếng vừa không quá nhỏ. Sau đó, ướp gà cùng với một ít hạt nêm, bột ngọt, muối, nước mắm ngon, tiêu xay, hành băm trộn đều trong vòng 20-30 phút.

Nấm đông cô khô ngâm mềm và luộc sôi khoảng 5 phút, vớt ra rửa lại rồi để ráo. Táo khô cũng luộc cho sôi vài phút rồi tắt bếp, lấy ra để ráo.

Nấm đông cô tươi, nấm rơm rửa sạch, để nguyên hoặc cắt làm đôi. Hạt sen rửa sạch, cà rốt cắt thành khúc nhỏ. Bắp cắt khúc khoảng làm 4 hoặc 5. Dừa tươi lấy nước và cho vào nước dừa một ít muối.

Tiếp tục cho ít dầu ăn vào nồi và phi thơm hành củ cho vàng. Sau đó cho gà vào xào đến khi thịt săn lại rồi mới cho nước dừa tươi vào khoảng săm sắp mặt gà là được.

Nên nấu với lửa lớn, khi nước sôi lên mới cho nấm đông cô khô, hạt sen, bắp vào nấu cùng. Nêm lại gia vị cho vừa ăn lần nữa rồi cho thêm táo khô, cà rốt vào. Lúc này giảm lửa nhỏ, nấu gà thật chín mềm mới cho nấm đông cô tươi, nấm rơm vào một lượt, cuối cùng mới thêm một ít hạt tiêu xanh vào rồi nhấc xuống.

Trình bày sản phẩm ra tô lớn và điểm một ít hành ngò lên trên mặt. Món gà nấu nấm có thể ăn kèm với bún tươi hoặc bánh mì đều ngon và hấp dẫn.

Thùy Trang (Nguồn: ngoisao.net)

Cách Làm Gà Nấu Nấm Hương, Gà Hầm Nấm Đông Cô

Công thức và cách làm gà nấu nấm hương (hay gà hầm nấm đông cô) là món ăn được chế biến khá đơn giản nhưng lại đem đến hương vị tuyệt vời cho bữa cơm gia đình. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được ngay vị mềm ngon của thịt gà, thơm ngọt của nấm hương hòa quyện cùng các gia vị tạo nên một món ăn vô cùng khó cưỡng.

1. Nguyên liệu cho món gà nấu nấm hương

Thịt gà: 1 con gà loại 1,2 – 1,5 kg

Nấm hương: 50g

Bông cải xanh: 50g ( tùy chọn)

Cà rốt: 1-2 củ

Hành tây: 1 củ loại vừa (tùy chọn)

Dừa tươi: 1 quả

Hành tím: 2 củ

Bột năng: 50g (tùy dùng)

Gia vị: hạt tiêu đen, đường, nước mắm, muối hạt

Lưu ý: Về thịt gà trong cách làm gà nấu nấm hương này bạn nên chọn loại gà hơn 1 kg để thịt được ngọt, thơm, thịt không quá dai cũng không quá mềm. Dừa tươi thì nên mua dừa xiêm để nước thêm ngọt cho món gà được tròn vị hơn.

2. Cách chế biến món gà nấu nấm hương đơn giản nhất

Thịt gà mua về đem rửa sạch với nước, để cho ráo rồi chặt thành từng miếng. Sau đó, đem thịt gà tẩm ướp cùng chút muối và hạt tiêu. Chờ khoảng 30 phút cho thịt được ngấm đều gia vị.

Nếu cẩn thận hơn bạn cũng có thể sơ chế thịt gà với chút muối hạt, chút gừng đập dập để thịt gà được thơm hơn cũng như loại bỏ được mùi hôi tanh của gà. Như vậy thì món gà nấu nấm hương sẽ thơm ngon hơn rất nhiều.

Cà rốt đem cạo bỏ vỏ, rửa sạch và cắt thành từng khúc vừa ăn. Nếu bạn dùng bông cải, nhặt sạch cắt vừa ăn, ngâm nước muối trước khi nấu lấy ra để ráo. Hành tím lột vỏ, băm nhuyễn.

Hành tây cũng tiến hành bỏ vỏ, cắt rễ rồi rửa sạch, đem bổ thành 4-6 miếng như múi cau. Khi cắt hành tây bạn có thể nhúng qua con dao vào nước lạnh trước khi thái để tránh bị cay mắt.

Nấm hương đem ngâm cùng với chút nước ấm, thêm chút muối hạt vào và chờ nấm nở. Sau đó vớt ra và rửa lại với nước sạch một lần nữa. Tiếp theo, bạn dùng dao cắt bỏ phần chân nấm và đem ướp nấm với chút nước mắm, hạt tiêu và đường.

Bạn nên ướp nấm với một lượng gia vị vừa đủ để khi nêm nếm lại cho vừa miệng, tránh để món ăn bị mặn.

Bước 1: Đặt chảo lên bếp để làm nóng chảo, sau đó thêm chút dầu ăn đun cho nóng rồi phi thơm 1/2 chỗ hành băm, tiếp tục cho phần hành tây, cà rốt và cả nấm hương vào xào cùng.

Bạn cho thêm một thìa nước mắm, chút đường vào và chú ý đảo thật đều tay. Khi những nguyên liệu này đã chín sơ qua thì bạn có thể trút ra một chiếc bát.

Bước 2: Tiếp tục đặt 1 chiếc chảo lên bếp, làm nóng chảo và cho thêm dầu để phi thơm phần hành. Khi hành đã thơm thì cho phần thịt gà được tẩm ướp vào xào cùng cho tới khi gà thật săn lại.

Quá trình này mất khoảng 10 phút, bạn nhớ đảo đều tay cho gà chín đều và được ngấm gia vị. Nên chú ý tránh để hành phi cháy vì nếu bị khét sẽ làm mất đi hương vị tự nhiên của món gà, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bước 3: Nấu sôi nước dừa xiêm đã chuẩn bị, khi nước sôi thêm phần thịt gà, nấm hương, cà rốt đã xào sơ vào nấu cùng. Lúc này bạn có thể thêm chút muối, hạt tiêu, đường vào nồi để món ăn thêm đậm đà.

Tiếp tục đun sôi cho tới khi nồi còn chừng 1-2 bát con nước thì thêm chút bột năng hòa nước vào, 1 thìa con nước mắm đảo đều. Bạn có thể đun như vậy cho tới khi nồi gà sánh lại. Tiếp đó thêm bông cải xanh và phần hành tây còn lại vào nồi, nếm lại gia vị cho vừa ăn, đun thêm khoảng 2-3 phút rồi tắt bếp.

Lưu ý: Bạn cũng có thể không cần cho bột năng, nếu muốn món gà nấu nấm như thông thường không cần nước sánh.

Gà nấu nấm hương đạt yêu cầu là khi gà mềm thơm, ngấm đều gia vị. Các nguyên liệu như hành tây, cà rốt, nấm được chín nhừ, bông cải nếu dùng vừa chín tới, ăn vừa miệng. Phần nước thơm ngon, ngọt vị rất đặc trưng.

Một số lưu ý

Bạn nên tùy thuộc vào thói quen ăn uống của gia đình mình để điều chỉnh lượng nguyên liệu và gia vị cho phù hợp nhất.

Nên chọn gà ta để nấu với nấm vì thịt gà công nghiệp khá mềm, khi nấu thịt sẽ bở và không còn giữ được độ dai cần thiết.

6 Cách Chế Biến Nấm Đông Cô Khô Và Phương Pháp Sơ Chế Đúng

Nấm đông cô là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có nguồn gốc từ Châu Á chủ yếu ở Hàn Quốc và Nhật Bản nhưng lại được sử dụng nhiều ở Trung Quốc. Loại nấm này có thể chế biến được nhiều món ăn ngon khác nhau, nhưng nhiều người lại chưa biết sơ chế để nấm có thể phát huy được hết ưu điểm. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem cách chế biến nấm đông cô nhé.

Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô (danh pháp hai phần: Lentinula edodes) là một loại nấm ăn có nguồn gốc bản địa ở Đông Á. Nấm hương có dạng như cái ô, đường kính 2 – 6 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm. Nấm hương có một chân đính vào giữa tai nấm. Mặt trên tai nấm màu nâu, mặt dưới có nhiều bản mỏng xếp lại.Trên mặt nấm có những vảy nhỏ màu trắng. Thịt nấm màu trắng, cuống hình trụ.

Nấm đông cô có tốt không

Chuẩn bị: Thực hiện

Nấm đông cô ngâm nở để qua đêm

Khi ngâm lưu ý quay phần gộc nấm tiếp xúc với mặt nước

Xả nấm nhiều lần và bóp nước sau mỗi lần xả nước

Nấu nước sôi, cho nấm vào luộc chừng 2 phút nêm rượu nấu ăn. Nấu 15 phút nữa nấm mềm hoàn toàn.

Nấm hương khô là nấm đã được sấy khô rồi nên trước khi chế biến bạn cần ngâm nước cho nấm nở. Ngâm nấm ngập trong nước trong 8 giờ hoặc để qua đêm.

Cắt bỏ chân nấm. Phần chân nấm rất cứng nếu để lại khi nấu ăn sẽ không ngon. Nên bạn cần loại bỏ những phần cứng hoặc toàn bộ chân nấm.

Loại bỏ những hạt cát, bụi khỏi nấm dưới vòi nước.

Xả nấm nhiều lần và vắt nhẹ nước bằng tay sau mỗi lần xả nước

Mẹo: Cắt bỏ chân nấm, Mũ nấm cắt đôi rồi ngâm chúng với nước nóng. Với cách này, nước nóng sẽ giúp nấm đông cô mau nở hơn nhưng làm giảm hương vị của chúng. Tuy nhiên, nếu muốn nhanh chóng thì đây chính là sự lựa chọn của bạn. Cho thêm tí muối vào nước ngâm nấm. Với cách làm này bạn sẽ dễ dàng loại bỏ những bụi bẩn khỏi nấm đông cô.

Chuẩn bị

1 hộp nấm đông cô tươi

2 bìa đậu hũ

2 thìa canh sả ớt xay nhuyễn

2 thìa nước tương

1 thìa cà phê đường

1/2 thìa muối hột

Thực hiện

Nấm ngâm nước muối loãng và cắt gốc đen, rửa lại và để ráo

Đậu hũ chiên vàng với rất ít dầu và không quá khô

Vẫn dùng giấy thấm dầu mặc dù ít dầu, sả ớt xay nhuyễn

Phi thơm sả ớt rồi cho tất cả gia vị, nước tương vào cho sôi

Cho nấm và đậu chiên vào và đảo nhẹ, nhỏ bếp cho riu riu trong 5 phút là được

Không đun lâu quá như vậy nấm ra nước mất ngon

Ăn nóng với cơm thì rất ngon và cảm thấy thật nhẹ nhàng trong cơ thể. Nhất thiết phải nhai kỹ và chậm thì sẽ cảm nhận được chất của món ăn.

Chuẩn bị Thực hiện

Chân nấm ngâm nở cắt bỏ phần đuôi nấm rửa sạch để ráo (không vắt khô nhé bạn)

Cho dầu vào chảo chiên chân nấm rồi vớt ra thố trộn bột nêm, mì chính, nước tương.

Cho dầu vào chảo phi thơm vs xả băm, ớt băm, lá chanh băm. Rồi cho chân nấm vào xào.

Nếm vừa khẩu vị thì tắt bếp. 10 phút sau hâm lại tiếp cho thấm.

Chuẩn bị Thực hiện

Đọt cải ngồng rửa sạch, để ráo.

Tỏi băm nhỏ, chia làm 2 phần.

Nấm đông cô khô ngâm mềm, cắt sợi, đậu hũ cắt sợi.

Tàu hũ ky ngâm mềm, cắt khúc ngắn.

Làm nóng chảo, cho dầu ăn vào phi thơm tỏi rồi thêm nấm, đậu hũ, tàu hũ ky vào xào, trút ra đĩa.

Phi thơm chỗ tỏi còn lại, cho đọt cải vào xào, khi rau gần chín cho nấm, đậu hũ và tàu hũ ky vào xào chung.

Nêm dầu hào, nước tương và hạt nêm vừa ăn, trút ra đĩa và trang trí.

Món ngồng cải xào nấm đông cô xốt dầu hào ăn rất thú vị bởi mùi thơm của nấm hòa quyện cùng vị bùi bùi dễ chịu của tàu hũ ky. Món này không những ngon miệng, lạ mắt mà còn rất hợp với những người ăn chay hay muốn giảm cân nữa đấy!

Với 3 cách chế biến chay trên sẽ bổ sung thêm vào thực đơn cho những ai thường xuyên ăn chay, ngon miệng và bổ dưỡng

Chuẩn bị Thực hiện Chuẩn bị:

Nấm đông cô 12 cái

Sườn heo 1 1/3 kg

Nước 3 lít

Tỏi 1 củ

Tiêu 1/2 muỗng cà phê

Muối 1 muỗng cà phê

Gói gia vị nấu phở 2 gói

Thực hiện Chuẩn bị

15 tai nấm đông cô khô

500ml nước

2 thìa canh tương Kikkoman

Độ 1cm gừng bóc vỏ và thái lát

1-2 thìa canh đường

Một vài giọt dầu vừng thơm

Thực hiện

Ngoài những cách nấu trên, nấm hương còn có nhiều cách làm khác và bạn có thể xem thêm các món ngon từ nấm rơm không nên bỏ qua

Hé Lộ Cách Chế Biến, Cách Làm Nấm Đông Cô Ít Ai Biết

Bạn đã biết cách làm nấm đông cô, cách chế biến nấm đông cô khô khác biệt với cách chế biến nấm hương tươi ( đông cô tươi) trong các món ăn chưa?

Nấm đông cô là thực phẩm có nguồn gốc từ châu Á được đánh giá là rất giàu chất dinh dưỡng. Có nhiều cách làm nấm đông cô để chế biến ra nhiều món ăn ngon khác nhau. Nhưng nhiều người lại chưa biết sơ chế cách làm nấm hương phát huy được hết ưu điểm và giá trị của nó.

Nấm đông cô khô và nấm đông cô tươi – thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe:

♦ Bổ sung thêm chất sắt cho cơ thể

♦ Nấm đông cô giúp thải độc và giúp bảo vệ gan

♦ Tăng cường hệ miễn dịch với nấm hương

♦ Ngoài ra còn có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư

♦ Nấm đông cô khô và tươi có tác dụng bổ thận tráng dương

Mặc dù nấm đông cô rất tốt với các tác dụng tuyệt vời nhưng theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì mỗi ngày không nên sử dụng quá 50gr nấm đông cô.

Sơ chế và cách chế biến nấm đông cô khô:

Với nấm hương khô thì có các cách chế biến nấm đông cô khô như:

♦ Nấm đông cô kho đậu hũ.

♦ Xào sả ớt lá chanh.

♦ Nấm đông cô nhồi đậu hũ thịt băm,

♦ Dùng nấu canh hầm nấm hương xương gà hay hầm sườn heo,

♦ Dùng nấm đông cô om gừng, om trứng cút,…

Cách làm nấm đông cô khô hết mùi, cách khử mùi nấm đông cô khô

♦ Bạn hãy ngâm nấm đông cô khô để nở qua đêm, khi ngâm lưu ý quay phần thân nấm tiếp xúc với mặt nước.

♦ Sau đó xả rửa nấm nhiều lần và bóp hết nước sau mỗi lần xả.

♦ Nấu nồi nước sôi và cho nấm vào luộc cỡ 2 phút rồi nêm rượu nấu ăn. Nấu 15 phút nữa là nấm đông cô khô đã mềm hoàn toàn.

Cách rửa nấm đông cô khô và ngâm

Nấm đông cô khô là nấm đã được sấy nên trước khi chế biến các bạn cần ngâm nước để cho nấm nở. Ngâm nấm ngập trong nước khoảng 8 giờ hoặc để qua đêm như hướng dẫn cách khử mùi ở trên.

Hãy cắt bỏ phần chân nấm vì nó rất cứng nếu nếu để lại thì nấu ăn sẽ không ngon. Nên các bạn cần loại bỏ hết những phần cứng hay toàn bộ chân nấm.

Rửa và loại bỏ những hạt cát, bụi lẫn bên trong khỏi nấm dưới vòi nước. Xả rửa nấm nhiều lần và sau mỗi lần xả nước thì vắt nhẹ nước bằng tay.

Mẹo cách làm nấm hương khô siêu nhanh:

Cắt bỏ phần chân nấm, riêng phần mũ nấm thì cắt đôi rồi ngâm vào nước nóng. Với cách làm nấm hương này, nước nóng sẽ giúp nấm đông cô khô nở ra mau hơn tuy nhiên sẽ làm giảm hương vị của chúng.

Tuy nhiên, nếu muốn nấu ăn nhanh chóng với thời gian chuẩn bị hạn hẹp thì đây chính là cách chế biến nấm đông cô khô nên làm của bạn. Cho thêm xíu muối vào nước ngâm nấm để dễ dàng loại bỏ các bụi bẩn, đất cát khỏi nấm đông cô.

Cách chế biến nấm hương tươi, sơ chế nấm đông cô tươi:

Lắc nhẹ cây nấm đông cô để những hạt bụi hay cát sẽ đi ra ngoài hoàn toàn. Trong khi chế biến các món ăn để sợi nấm có độ giòn ngon thì nên thả nấm sau khi nước canh đã sôi.

Nấm đông cô khô hay tươi đều là loại thực phẩm rất bổ dưỡng tốt cho sức khỏe. Không những thế, những món ăn chế biến từ nấm đông cô cũng rất thơm ngon với các mùi thơm đặc trưng của nấm. Hãy khám phá cách làm ruốc nấm đông cô ngon mà dễ làm nha.

Cách làm ruốc nấm đông cô ngon dễ thực hiện:

Ruốc nấm đông cô là cách chế biến nấm đông cô khô đơn giản mà chúng ta có thể tự làm.

Nguyên liệu để làm ruốc nấm đông cô:

♦ Nấm đông cô loại tươi: 200g

♦ Muối: 1 thìa súp.

♦ Nước mắm: 2 thìa súp.

♦ Dầu ăn: 1 muỗng canh.

Hướng dẫn cách làm ruốc nấm đông cô:

♦ Ngâm nấm tươi bằng nước nóng trong vòng 10 phút để chúng nở và mềm hơn. Khi đó các bạn vớt nấm ra để ráo và giữ lại phần nước ngâm để chế biến bước sau nha.

♦ Xé nấm đông cô đã ráo ra thành các sợi nhỏ.

♦ Chia phần chân nấm đã xé thành từng phần khác nhau và cho vào cối để giã nát. Như vậy khi rang khô thì ruốc đông cô mới bông và tơi ra.

♦ Bật bếp và làm nóng chảo, cho phần nấm đã giã vào chảo và đảo qua. Sau đó đem phần nước ngâm nấm lúc đầu gạn lấy phần trong để cho vào và đun cùng. Như vậy ruốc thành phẩm sẽ ngọt hơn, lúc này nên để lửa to.

♦ Khi nước cạn dần thì bạn cho dầu ăn vào kèm theo một chút nước mắm và muối vào.

Lưu ý:

♦ Lúc này nên để lửa nhỏ vừa và đảo đều tay vào liên tục cho đến khi bạn thấy ruốc khô lại là được.

♦ Không nên rang ruốc đông cô quá khô vì sợi ruốc sẽ trở nên rất dai.

♦ Cũng không nên để ruốc ẩm quá vì ruốc không để dễ bảo quản hay để lâu được.