Cá nhám tên dân dã gọi là cá Mập sữa, là loài cá sụn cỡ vừa và lớn, sống ở biển. Thịt cá nhám chứa hàm lượng cao chất protid, 1,9% lipid trong đó có 0,5% acid béo omega-3, có vị ngọt, mặn, tính bình, không độc, có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng lực.
Gan cá Nhám chiếm 10-15% trọng lượng cơ thể cá, chứa khoảng 50% dầu có hàm lượng vitamin A và D cao hơn dầu gan cá thu. Dầu gan cá nhám uống theo giọt có tác dụng bổ dưỡng, mạnh xương như dầu gan cá thu. Do đó Cá Nhám cũng có giá trị kinh tế cao, thường được xuất khẩu đi Mỹ.
Cá Nhám cũng có thể nấu món canh chua cá nhám chỉ cần ít dầu cho săn cá thôi chứ độ béo thơm đã có chất dầu từ gan cá. Đúng vậy, nồi canh chua cá nhám với lá me ngon ngọt và rất thơm, có mùi béo đặc trưng của gan cá.Những hôm trời nóng bức, tô canh chua cá nhám múc ra thơm lừng, làm ai cũng nôn nao dạ dày. Ngoài phần thịt cá, ăn canh chua cá nhám ta còn thưởng thức được cái giòn ngon của sụn xương cá rất hấp dẫn.
MÓN NGON VỚI CÁ NHÁM 1. Cá nhám nhúng dấm
Cá nhám nhúng giấm không những ngon vì thịt mềm, ngọt mà tuyệt hảo nhất là có sự hòa trộn tinh tế giữa vị béo ngọt nguyên sơ của cá và vị cay nồng nhẹ của các loại rau thơm húng, ngò, chuối chát, cải… khiến người ăn không ngán lại còn kích thích tiêu hóa và tăng cảm giác thèm ăn.
Cách làm: Rửa sạch cá bằng nước ấm, thái miếng cá mỏng vừa ăn theo chiều ngang. Phần thân cá ướp thêm gia vị, gừng tươi.
Để có nước giấm ngon, người làm bếp tinh tế thường chọn phần đầu để ninh lấy nước ngọt. Khi nước dùng đã ninh kỹ, lọc bỏ xương, trút phần nước đã lọc sang nồi giấm, nêm gia vị cho thật vừa. Nếu muốn nồi nước giấm còn có thể pha thêm nước lọc hoặc nước dừa cho hợp khẩu vị, không quên bỏ thêm gừng giã giập. Đun sôi nồi nước giấm lại và cho từng miếng cá vào, gắp ra đĩa, rắc lên trên một chút hạt tiêu. Do cá chín rất nhanh nên chỉ cần bỏ cá vào chừng vài phút là được. Luôn để nước nhúng thật sôi. Việc nhúng cá qua nước giấm đang sôi sẽ giúp bay bớt mùi tanh, cá còn ở dạng tái nên khi thưởng thức ta vẫn cảm nhận được độ tươi ngon.
Cá nhám nhúng giấm không những ngon vì thịt mềm, ngọt mà tuyệt hảo nhất là có sự hòa trộn tinh tế giữa vị béo ngọt nguyên sơ của cá và vị cay nồng nhẹ của các loại rau thơm húng, ngò, chuối chát, cải… khiến người ăn không ngán lại còn kích thích tiêu hóa và tăng cảm giác thèm ăn. Muốn có vị chua thơm có thể ăn cùng lá me, khóm, cà chua… chính vì vậy món cá nhám nấu giấm có đến cả chục loại rau và người ăn dễ dàng ấn tượng ngay với đĩa rau đủ sắc màu xanh, đỏ, vàng xếp thành từng góc riêng để xung quanh.
2. Cách chế biến Cá mập sữa nấu chua cay
Bước 1 Nguyên liệu:
– 400gr cá mập sữa phi lê, cắt khúc khoản 3cm; – 2 muỗng súp dầu ăn; – 2 lát gừng cắt sợi; – 2 củ hành tím cắt lát; – 2 trái ớt tươi băm nhuyển; – 2 tai nấm mộc nhĩ (nấm mèo), ngâm nước 5 phút và cắt làm tư; – 1 muỗng café đường, ½ muỗng café muối, 1 nhúm tiêu bột, 2 chén nước lạnh pha 2 muỗng café bột nêm; – 2 muỗng súp tương chua cay Thái Lan, 1 muỗng súp xì dầu (nước tương).
Bước 2 Cách chế biến các mập sữa
Đun nóng chảo, cho dầu ăn vào chảo tráng đều,chiên sơ phi lê cá khoảng 3 phút, cho gừng, hành tím, ớt, nấm mèo xào 20 giây, cho tất cả gia vị còn lại vào nấu sôi trên lửa lớn 7 phút là xong. Ăn với bún tươi hoặc ăn với cơm.
3. Cách chế biến cá mập Lẩu cá mập sữa
Bước 1 Nguyên liệu
– Cá mập sữa 500g; – 200gr măng chua (hoặc thay bằng 50gr me); – 1 muỗng café tỏi bằm; 1 muỗng café ớt bằm; – 1/2 Kg bún tươi; – Rau ăn lẩu: 100gr bạc hà, 100gr đầu bắp, 100gr bắp chuối, 100gr rau muống cọng, rau nêm đồ chua (ngỗ, ngò gai, hành lá); 1 trái cà chua
Bước 2 Cách chế biến các mập
Đun nóng chảo, cho 2 muỗng dầu ăn vào, chiên sơ cá trong 2 phút, cho tỏi bằm và ớt bằm vào chiên khoảng 1 phút nữa, sau đó cho 1 lít nước lạnh và măng chua hoặc me vào nấu sôi 3 phút, nêm 1 muỗng café nước mắm, 1 muỗng café bột nêm, 2 muỗng café đường là xong.
Ăn với bún tươi và rau, ăn đến đâu bỏ rau đến đó. Chấm thịt cá với nước mắm mặn và ớt lát.
4. Cách chế biến Cá mập sữa kho gừng
Bước 1 Nguyên liệu:
– 500gr cá mập sữa cắt khúc cở 2 ngón tay; – 2 muỗng canh nước mắm, – 1 muỗng café bột nêm, – 1 muỗng canh đường, – 1 muỗng café tỏi băm, – 50gr gừng giã nhỏ, ½ muỗng café màu kho cá.
Bước 2 Cách chế biến các mập
Ướp phi lê cá với hỗn hợp nước mắm, bột nêm, đường, tỏi băm, gừng, màu kho cá trong 15 phút. Sau đó dem kho với lửa nhỏ, kho đến khi cạn nước là xong. Khi nồi cá sôi, co thể thêm 2 muỗng canh nước lạnh.
5. Cách chế biến cá mập thành Gỏi cá mập sữa
Bước 1 Nguyên liệu
– 400gr phi lê cá mập sữa thái mỏng; – 1/4 trái thơm, – 1 trái dưa leo, – 5 trái chanh, – 300gr bún tươi, bánh tráng cuốn; – 50gr gừng cắt sợi, – 200gr rau thơm các loại: rau râm, tía tô, díp cá, 200gr xà lách, 100gr chuối chát cắt mỏng, 100gr khế cắt mỏng, – 2 trái ớt sừng.
Bước 2 Cách chế biến các mập
Cho 1 muỗng canh nước cốt chanh vào phí lê cá thái mỏng trộn đều , để 10 phút cho cá chín và vắt nhẹ cho khô nước, ướp gừng sợi, 2 muỗng café đường, 2 muỗng café nước mắm và ớt sừng cắt mỏng để 5 phút là xong.
Rau ăn với gỏi cá gồm: thơm cắt lát, dưa leo cắt dọc, rau thơm, xà lách, chuối chát, khế cuốn bánh tráng và bún tươi, chấm nước mắm chua ngọt.
6. Cá mập sữa nướng nghệ
Nguyên liệu:
– 400gr cá mập sữa phi lê cắt mỏng cở 2 ngón tay; – 100gr cũ nghệ tươi giã nhỏ; – 1 muỗng café tỏi băm, 1/2 muỗng café muối, 1/3 muỗng café tiêu, 1 muỗng café bột nêm, 4 trái ớt sừng, 1 muỗng café dầu ăn.
Chế biến: Phi lê cá ướp với muối, tiêu, tỏi, nghệ, bột nêm, dầu ăn trong 10 phút cho thấm gia vị. Đem thịt phi lê đã ướp nương lửa than hoặc bằng lò nướng. Chấm với muối tiêu chanh ớt.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN