Top 14 # Xem Nhiều Nhất Cách Chế Biến Kì Đà Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

2 Cách Chế Biến Yến Sào Cực Kì Đơn Giản Và Dễ Làm

1.1 Đối với phụ nữ:

Threonine có trong tổ yến hỗ trợ hình thành collagen và elastin – là hai chất tái tạo lại cấu trúc da, kết hợp với Glycine ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, chống nổi mụn tàn nhang, vết nám bảo vệ da, làm cho làn da sáng mịn đầy sức sống. Chất Trytophan giúp thai nhi phát triển cân bằng và khỏe mạnh…

1.2 Đối với người cao tuổi:

Tổ Yến giúp người cao tuổi cải thiện không chỉ về thể chất mà còn về trí não như: cải thiện trí nhớ (Phenylalanine), các vấn đề về gan (Threonine), đường ruột (Histidine), điều chỉnh lượngbđường trong máu (Leucine), tăng khả năng hấp thụ canxi, chống lão hóa cột sống (Lysine), chống viêm khớp (Methionine).

Đặc biệt acid syalic và Tyrosine giúp phục hồi nhanh cơ thể bệnh nhân ung thư sau xạ trị, hóa trị, bệnh nhân sau khi mổ (nhất là về phổi, thận).

Ngoài ra, tổ Yến cũng là thức ăn rất bổ dưỡng, dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, mệt mỏi, biếng ăn, khí huyết yếu kém, cơ thể nóng nảy do hút thuốc và uống nhiều rượu, mất ngủ, tim đập nhanh, gầy ốm, da vàng…

1.3 Đối với người khỏe mạnh hoặc trẻ em:

Yến sào là một trong những bát trân nổi tiếng trong ẩm thực của vua chúa ngày xưa, theo đông y thì yến sào có vị ngọt, tính bình , dưỡng âm, bổ phế , trị mệt mỏi, biếng ăn của trẻ và người lắm, suy nhược, mất ngủ.

2. Hai cách chế biến yến sào cực kì đơn giản và dễ làm

Yến sào được chế biến rất nhiều món ăn như cocktail yến sào, yến sào hầm gà, yến sào hầm thuốc bắc với gà ác….

Nhưng món ăn dễ làm và được chế biến nhiều nhất là yến sào chưng đường phèn rất được chị em phụ nữ yêu thích nhằm lấy lại vóc dáng, phục hồi sức khỏe cho người bệnh, kéo dài tuổi thanh xuân.

2.1 Yến sào chưng với đường phèn, hạt chia đơn giản nhất

2.1.1 Chuẩn bị:

Yến sào tinh chế: 3 – 5gram ( trẻ em chỉ nên ăn 3gram/lần, người lớn là 5gram/lần, khả năng hấp thụ của bạn là có hạn, không nên chưng quá nhiều, không hấp thụ hết, sẽ gây lãng phí).

Hạt chia: 1 thìa nhỏ.

Đường phèn đã được giã ra tùy thuộc vào khẩu vị mỗi người mà bạn chuẩn bị.

Một thố sứ để chưng yến, hoặc 1 chén có nắp đậy.

Nước để nguội.

Bọc thực phẩm nếu bạn sử dụng chén để chưng

Nồi vừa để đựng thố sứ hoặc chén chưng cách thủy.

2.1.2 Thực hiện

Sau khi chuẩn bị xong thì chúng ta sẽ tiến hành chưng yến, các bước các bạn hãy cẩn thận để không thì món yến chứng sẽ không ngon.

Bước 2: Bước này cũng dễ dàng thôi, cho yến sào vào thố sứ hay chén rồi đổ ngập nước.Chú ý nếu sử dụng chén thì dùng màng bọc thực phẩm bọc lại để tránh tình trạng yến sào bị rơi ra ngoài.

Bước 3: Cho chén hay thố sứ vào nồi rồi đổ nước ngập ¼ nồi, vặn lửa thật to để nước sôi rồi sau đó vặn nhỏ lửa, như thế yến sào sẽ có thời gian để các sợi nở đều và dai, đặc, thường sẽ là 15 – 20 phút. Khi yến sào vừa chín tới, bạn cho hạt chia vào chưng tiếp.

Bước 4: Sau khi yến sào đã đạt độ dai và mềm theo nhu cầu của bạn thì tắt lửa, dùng dụng cụ gắp thố hay chén yến sào ra ngoài , lúc nãy sẽ cho đường phèn vào, bạn yên tâm đi, thố sứ hay chén vẫn còn nóng nên đường phèn sẽ mau chóng tan ra.

2.2 Yến sào chưng đường phèn nhanh nhất

Yến sào sào là món ăn rất ngon và tốt cho sức khỏe mỗi chúng ta. Có rất nhiều món ăn được chế biến từ nguyên liệu quý hiếm này.

Yến sào chưng đường phèn là một trong những món ăn ngon và cách chế biến đơn giản phổ biến nhất hiện nay. Vì cách này giúp giữ được hàm lượng dinh dưỡng vốn có của yến sào sào và dễ dàng thực hiện.

Yến sào chưng đường phèn cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ em biếng ăn, suy dinh dưỡng thấp còi, kéo dài tuổi thanh xuân.

2.2.1 Nguyên liệu:

Yến sào tinh chế 5 gram.

Đường phèn 3 muỗng cafe.

Một chén nước khoang 300ml.

2.2.2 Cách chế biến yến sào chưng đường phèn:

Ngâm yến sào tinh chế vào nước sạch khoảng 15 – 20 phút

Cho yến và đường phèn vào bát sứ rồi đậy chặt nắp lại.

Cho bát sứ vào nồi và đổ nước vừa phải, chưng trong khoảng 20 – 30 phút cho yến chín mềm.

Sau khi yến chín thì lấy bát sứ ra cho thêm vài lát gừng để cho món yến chưng đường phèn thơm ngon hơn

Và thế là chúng ta đã có đường món yến chưng đường phèn thật ngon và bổ dưỡng. Món ăn này có tác dụng làm đẹp da, giảm cấc triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng, đặc biệt phù hợp với người ốm, người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú.

3. Lưu ý khi chế biến yến chưng

Các bạn không nên chưng yến sào quá lâu vì như vậy sẽ làm cho yến sào mếm nhão ra, mất đi mùi vị đặc trưng của yến và làm mất một số chất dinh dưỡng.

Nếu trong gia đình bạn có người thân bị cao huyết áp hay phụ nữ mang thai thì bạn nên được sự tư vấn của bác sĩ về liều lượng khi dùng yến sào.

Với cách chế biển yến sào sào chưng đường phèn và công dụng của yến sào sào hi vọng đã mang lại cho các bạn những kiến thức bổ ích để chế biến yến sào một cách tốt nhất và luôn giữ được giá trị dinh dưỡng mà món ăn này mang lại. Nếu còn băn khoăn gì về yến sào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn.

Chế Biến Thịt Đà Điểu Ngon Nhất

1. Ức (lườn) đà điểu hầm tiêu

– Nguyên liệu ( Dùng cho 6 người ăn):

300g thịt ức (lườn) đà điểu

50g tiêu nguyên hạt

150g hành tím

1 quả dừa xiêm

6 cái bánh mì

3 quả cà chua

3 củ tỏi, 100g hành tươi, 2 thì cà fe muối, 2 thìa nước mắm, 30 ml dầu mè, bột năng 50 gram, màu điều, 2 thìa bột ngọt, 2 thìa đường.

– Cách thực hiện:

Thịt đà điểu rửa sạch, để ráo nước đem thái dài tầm 2 đốt ngón tay và dầy khoảng 0.5 cm, đem ướp với gia vị muối, bột ngọt, đường, tỏi, màu điều, dầu mè.

Dừa xiêm đục lấy nước, hạt tiêu đập dập, hành tím bỏ vỏ để nguyên củ, tiêu xanh rửa sạch để ráo nước

Phi hành tỏi cho vàng, cho thịt đà điểu vào xào sơ, sau đó cho tương cà chua, nước lã, nước dừa xiêm ngập mặt thịt.

Hầm thịt cho mềm trong khoảng 30 phút, cho hành tím vào, nêm gia vị vừa ăn, tiếp đến cho bột năng vào khuấy đều cho đến khi hơi sánh là được

– Cách dùng:

Múc ra đĩa sâu, trang trí thêm với rau thơm và tiêu xanh. Ăn nóng với bánh mì (Thịt đà điểu mềm, gia vị vừa có vị ngọt, mùi đặc trưng của tiêu).

2. Canh đà điểu nấm hương

Nguyên liệu cho 6 người ăn:

300g thịt đùi, 100g nấm hương tươi, 2 quả cà chua, rau mùi tàu, 1 củ hành tây.

20g củ tỏi, 20g hành lá, 2 thìa caffe muối, 2 thìa caffe bột ngọt, 1 thìa nước mắm, dầu ăn.

Cách làm:

Cà chua rửa sạch, cắt hình múi cau.

Tỏi bóc vỏ đập dập, hành tươi, mùi tàu thái nhỏ

Thịt đà điểu rửa sạch, thái miếng mỏng, ướp thịt đà điểu với gia vị

Hành tây thái chỉ

Phi tỏi vàng cho thịt vào xào cho tới khi miếng thịt săn lại là được, tiếp theo cho cà chua, hành tây, nấm hương vào. Khi cà chua mềm thì đổ nước vừa ăn, đun sôi nhỏ nửa khoảng 5 phút tắt bếp.

Múc ra tô cho thêm hàng hành tươi, mùi tầu

Những lưu ý khi nấu món canh đà điểu:

Món ăn này đơn giản, bạn chỉ cần lưu ý tới lượng nước sao cho hợp lý đủ cho 6 người ăn là được

Tô canh trong, ngọt tự nhiên, ăn với bún hoặc cơm trắng.

3. Fillet đà điểu nướng

Nguyên liệu: cho 4 người

300 g thịt fillet đà điểu – 1 muỗng súp xì dầu

20 g sa tế – 5 g ngũ vị hương

2 muỗng cà phê đường cát (mật ong) – 5 g bột cà ri

2 muỗng tương ớt – 2 muỗng dầu ăn

15 g mè trắng (sạch) – 30 g rượu trắng

20 g hành tỏi xay – 15g bột ngọt

Thực hiện:

Sử dụng lò than hoa

Đà điểu cắt miếng mỏng bản lớn, ướp với toàn bộ gia vị cho đều, nướng trên vỉ cho vừa vàng là được

Chầm xì dầu ớt hoặc tương ớt.

Yêu cầu món ăn:

Thịt nướng vàng đều, ăn có vị ngọt mềm không khô qúa

4. Thịt đà điểu rang muối đơn giản

– Muối rang : 100g

– Trứng gà : 2 quả

– Sả : 100g

– Bột năng : 50g

– Gia vị : dầu ăn , bột nêm ,…

Cách làm:

Thịt đà điểu rửa sạch để thật khô ,thái thành những miếng vừa ăn .

– Lấy lòng đỏ trứng, đem ướp với thịt đã thái miếng cùng nước mắm, hạt nêm,… Trộn đều đậy kín cho vào ngăn mát tủ lạnh trong vòng 15-20 phút.

Rửa sạch sả, thái chỉ dài dọc theo thân sả, đem chao với dầu cho hơi vàng, vớt ra đẻ khô.

Thịt đà điểu lăn qua với bột năng đem chiên vàng vớt ra để ráo dầu.

Đun nóng 1 chảo khác rang muối cho khô sau đó cho thịt đà điểu vào xóc đều muối bám vào thịt là được sau đó cho sả chiên vào rồi tắt bếp, múc vào đĩa.

Yêu cầu món ăn:

Thịt vàng đều, ròn bên ngoài và mềm ngọt bên trong. Ăn nóng với bún hoặc cơm nóng.

9 Cách Chế Biến Cá Thu Ngon Đậm Đà

Cá thu là 1 trong số các loài cá có nhiều chất dinh dưỡng nhất. Không những vậy đặc điểm của giống cá này là nhiều nạc ít xương. Thịt cá mềm mà lại không tanh quá. Do đó người ta hay để làm nhiều món ăn cho nhiều đối tượng.

Hiện nay trong bữa ăn của các gia đình Việt cá thu là 1 loại nguyên liệu quen thuộc. Vừa ngon mà giá thành cũng hợp lý nữa. Nhưng liệu chế biến những món ăn từ cá thu như nào để hấp dẫn?

Bạn đừng lo, bài viết này không chỉ cung cấp cho bạn thông tin về cá thu. Mà còn giúp bạn có thêm nhiều món ăn về cá thu nữa đấy!

1. Cách làm các món ngon chế biến từ cá thu

– Cá thu mang đi sơ chế sạch sẽ rồi rửa thật sạch. Thái khúc vừa ăn rồi để thật ráo. Như vậy cá dễ ngấm gia vị hơn.

– Đun nóng dầu ăn trên bếp rồi cho cá vào rán vàng cát mặt lên là được. Mục đích là để thịt cá được chắc hơn. Khi riem không bị vỡ nát.

– 5p đầu khi nấu cá thì đun to lửa. Nồi cá sẽ sôi bùng lên. Sau đó mới hạ lửa xuống đến mức vừa. Đợi nước gần cạn thì hạ nhỏ lửa hết cỡ. Khi nào thấy nước cạn và keo lại bám đều vào cá là được rồi.

– Muốn món ăn ngon thì bạn nên nêm nước mắm trước cho vừa miệng đã. Bạn nên dùng nước mắm thay cho bột canh đối với món ăn này.

– Và những ngày se lạnh 1 chút cá thu rim tiêu gừng làm bữa cơm thêm ngon và đậm vị. Thịt cá đậm đà hương vị của các nguyên liệu hòa cùng chút cay nồng của tiêu và gừng. Thế là cái lạnh của mùa đông trôi đi quá nửa rồi đấy!

– Thịt ba chỉ sau khi được làm sạch sẽ thì bạn đem thái miếng vừa ăn. Không quá to cũng không quá nhỏ

– Gừng và riềng thì đem thái lát mỏng cho thơm

– Đun thịt ba chỉ trên bếp vài phút cho ra bớt mỡ. Khi miếng thịt xém vàng các mặt rồi thì hạ nhỏ lửa, gắp thịt ra.

– Dùng chính mỡ đun thịt khi nãy để làm cá xém vàng.

– Cho tiếp gừng và riềng đã thái lát vào nồi và cho thêm nước dừa vào om cá. Muốn các có màu vàng đẹp mắt thì bạn thắng thêm chút đường rồi cho vào nồi cũng được. Không có nước đường thắng thì khi đun cạn cá và thịt vẫn có màu nâu.

– Đậy vung rồi cứ đun nhỏ lửa. Khi nào nước đặc lại thì tắt bếp. Thịt cá lúc này săn lại rồi.

– Muốn món ăn thơm hơn thì bạn có thể thêm chút tiêu vào lúc nấu ăn cũng rất ngon đấy!

– Sau khi làm sạch cá thì bạn thái lát vừa phải rồi đem đi ướp. Ướp chừng 30p là cá ngấm rồi. Sau đó đem cá đi chiên vàng rồi gắp ra đĩa có giấy thấm dầu.

– Đổ nước sôi vào me khô. Dùng thìa dẫm nhuyễn rồi đem lọc lấy nước cốt me.

– Đem hành tỏi băm cho vào chảo rán cá phi thơm vàng lên. Sau đó gắp ra là được.

– Vẫn dùng chảo đó cho thêm chút dầu ăn, đường, muối, nước cốt me và gia vị vào rồi đun sôi lên. Nêm cho vừa miệng ăn thì thả cá vào.

– Hạ nhỏ lửa và đun tới khi nước sốt sánh lại. Rắc tiêu và ớt vào đảo đều.

– Ngoài dùng me khô thì bạn cho nước sốt me cũng được. Mấy chai nước sốt me bạn mua trong siêu thị là có đấy! Nhưng nó sẽ không ngon bằng như khi bạn tự chế biến.

Những miếng cá thu thơm ngon hòa cùng nước sốt cà chua chua chua ngọt ngọt. Chà một miếng cá thấm đẫm gia vị sẽ khiến nồi cơm của bạn nhanh hết vô cùng.

Nhưng phải làm sao để cá thấm đẫm được hương vị, thịt cá săn chắc, nước sốt vừa miệng lại sánh đẹp. Dù nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được.

– Cá thu bạn đem sơ chế cho sạch sẽ rồi để thật ráo nước. Đem ướp thêm gia vị cho ngấm. Để 30p cho thịt cá ngấm hoàn toàn.

– Đem hành tím bóc hết vỏ rồi băm nhuyễn. Hành lá thì nhặt sạch rồi thái nhỏ ra. Hai loại hành này thì để riêng. Cà chua bỏ cuống, rửa sạch rồi bổ múi cau thành 6 hoặc 8.

– Cá thu muốn sốt được ngon và đẹp mắt thì bạn đem đi rán vàng trước. Khi cá vàng thì gắp để riêng ra đĩa. Cá thu sau khi sốt xong thì sẽ có màu sắc vô cùng bắt mắt đấy!

– Đun nóng dầu ăn trên bếp rồi thả hành khô đã băm vào phi thơm lên.

– Khi hành đã thơm vàng thì cho cà chua vào đảo đều. Thêm 1 chút nước và dùng thìa dằm cho nhuyễn cà chua ra để có màu đẹp mắt. Bạn nêm thêm gia vị vào cho vừa miệng ăn là được.

– Khi cà chua đã dằm nhuyễn rồi thì thả cá thu vào. Đậy vung rồi đun hỗn hợp thêm chừng 10p nữa cho cá ngấm. Lúc đun bạn có thể lật giở cá đều để ngấm 2 mặt. Hoặc dùng muôi để rưới nước sốt lên cá cho đều. Nếm lại gia vị 1 lần nữa cho đều rồi tắt bếp.

– Gắp cá ra đĩa rồi rưới nước sốt cà chua lên cho đẹp mắt. Bạn có thể cho thêm chút hành lá thái nhỏ vào khi đun để món ăn đẹp hơn. Sau đó thì dùng với cơm nóng thì ngon hết ý. Thịt cá chắc hòa cùng sốt cà chua mặn mặn chua chua. Chà nghe thôi đã thấy thật kích thích rồi.

Ngoài các món trên thì cá thu nướng cũng là món ăn được nhiều người lựa chọn. Vì chúng không chỉ ngon mà còn dễ chế biến nữa. Vậy cách làm món ăn này như thế nào?

Lá chanh già: 15 lá

Hành khô: 1 miếng cỡ 2 đốt ngón tay

Tiêu xanh: 10g. Bạn đem tiêu xanh tách lấy hạt

Ớt hiểm: vài ba quả theo sở thích ăn cay của bạn

Lá chuối: 10 lá lành lặn

Quất: vài ba quả

Vừng rang và giã nhỏ rồi

Gia vị nấu ăn thông thường: dầu ăn, sữa đặc, hạt nêm, đường, muối, nước mắm.

– Cá thu sau khi sơ chế sạch sẽ thì đem đợi ráo nước. Dùng mũi dao nhọn khía vài đường lên 2 mặt cá. Mục đích là được cá sau khi nướng xong sẽ đẹp hơn đồng thời ướp ngấm gia vị hơn.

– Tỏi và hành khô bóc vỏ, giã nhuyễn cùng tiêu xanh đã tách hạt. Ớt bỏ cuống, rửa sạch, lấy hạt rồi cũng giã nhỏ. Để riêng ớt ra 1 bát.

– Trải giấy bạc ra mặt phẳng rồi lót thêm 1 lớp lá chuối lên giấy bạc. Tiếp tục rải lá chanh lên lá chuối cùng 1 chút dầu ăn để cá ngậy hơn khi nướng. Xếp các vào giấy bạc rồi đem đi nướng. Bạn nướng bằng bếp than hay lò nướng đều được cả.

– Để tiết kiệm thời gian trong khi đợi cá nướng xong thì đi pha nước chấm cá. Nước chấm cá bạn pha theo như sau. Sữa đặc, nước quất, nước mắm, vừng rang, ớt xanh theo tỉ lệ 2:2:1:1:½. Sau đó đem trộn thật đều cho cá nguyên liệu hòa quyện với nhau.

– Cá thu chín thì đem trình bày ra đĩa cho đẹp mắt và bày với nước chấm. Từng miếng thịt cá bùi thơm hòa cùng nước chấm chua ngọt lại có chút ngậy béo. Mới nghe thôi mình tin là nhiều bạn đã muốn bắt tay vào làm rồi đấy! Cả nhà bạn ai mà không mê món này cho được cơ chứ!

Cá thu kho tiêu là món ăn ngon được nhiều người yêu thích. Món ăn này dùng mùa nóng hay mùa lạnh thì đều khiến bữa cơm nhà bạn thêm hấp dẫn hơn. Không cần cầu kỳ đâu chỉ cần chút đậu rán và rau luộc là bạn có được bữa cơm ngon miệng rồi đấy!

– Cá mua về bạn đem sơ chế cho sạch. Dùng dao sắc đánh vảy, chặt vây, rồi lấy hết nội tạng của cá. Rửa lại với nước cho sạch sẽ rồi để cho ráo. Đem cái thái thành từng khúc dày cỡ 2,5 cm.

– Sau đó cho cá vào nồi trồi thêm gia vị vào cho vừa miệng ăn là được. Các gia vị bạn dùng cho cá là muối, đường, hạt nêm, nước mắm. Mỗi loại bạn cho 1 chút cho vừa miệng ăn là được. Nếu thích ăn cay thì thêm tiêu và ớt. Còn không thì bạn không cần cho cũng được. Nhưng theo mình thì cho 1 chút tiêu vẫn thơm ngon hơn. Bạn để cá yên trong vòng 30-45 phút cho thịt cá ngấm gia vị là được.

– Đợi cá ngấm rồi thì thêm 300ml nước sạch cùng chút nước màu vào nồi cá và đun to lửa. Khi nào cá sôi bùng lên thì hạ nhỏ lửa xuống rồi cứ thế đun cho đến khi cá ngấm hết gia vị.

– Đun thêm 30p đến khi cá săn thịt lại và nước hơi cạn thì thêm chút dầu ăn và tiêu xay vào cho cá thơm. Sau đó đậy vung và đun thêm chừng 5p nữa cho ngấm rồi nêm lại gia vị cho vừa miệng. Tắt bếp đi là được.

– Dùng 1 đĩa sạch để bày cá ra cho đẹp mắt. Món này nên dùng ngay khi còn nóng. Món ăn là sự kết hợp hài hòa nhiều loại gia vị và hương liệu khác nhau. Khi ăn cùng cơm trắng thì bạn sẽ cảm nhận được hoàn toàn hương vị của món ăn và sự thơm bùi của từng hạt gạo.

Vào ngày hè oi ả bạn đã từng nghĩ đến sẽ thưởng thức 1 đĩa chả cá thơm ngon chưa nhỉ? Món ăn này sẽ giúp bữa cơm nhà bạn bỗng lạ miệng hơn bao giờ hết đấy!

Thịt cá thu có hương vị của biển cả hòa cùng chút hương vị của quê hương. Mình tin mới nghe thôi nhiều bạn đã không kìm được mà muốn thưởng thức ngay 1 đĩa cá thu rồi đấy!

Hành lá và thì là mỗi loại 1 bó vừa đủ là được

Hành tím: 2 củ. Nên chọn hành ta cho thơm

Thịt xay: 2 lạng

Các loại gia vị thường dùng trong nhà bếp: Đường, nước mắm, hạt nêm mỗi loại 1 thìa. Cùng với 1 chút mì chính, bột canh và tiêu.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Dùng dao sắc tiến hành phi lê lấy thịt cá ở hai bên.

– Hành khô bóc vỏ rồi rửa sạch cho hết các vết đen. Đem hành đập dập rồi băm nhỏ. Hành hoa, thì là nhặt sạch lá úa rồi đem cả 2 cùng thái nhỏ. Để chung 2 loại với nhau.

– Từ các nguyên liệu đơn giản nhưng là sự hòa quyện giữa hương vị của biển cả và đồng nội. Chắc chắn bữa ăn của bạn sẽ thơm ngon và hấp dẫn hơn bao giờ hết đấy!

Bước 2: Tiến hành làm

– Bạn đem cá và thịt xay cho vào 1 bát và trộn đều. Thêm chút gia vị vào bát để cho dậm đà. Bạn chỉ cần dùng 1 số gia vị có sẵn trong bếp thôi như hạt tiêu, nước mắm, hạt nêm,…. Để yên trong vòng 15p cho cá ngâm hoàn toàn.

– 15 phút sau thì mang đi xay nhuyễn. Trong lúc xay thì thêm hành khô và dầu ăn vào cho thịt cá được mềm. Trộn thật đều cho các nguyên liệu được hòa quyện. Sau khi xay xong thì đem hành lá và thì là đã thái nhỏ vào hỗn hợp trên. Trộn đều lên lần nữa là được.

– Hỗn hợp xay xong thì dùng thìa múc 1 ít rồi nặn viên tròn lại. Kishc thước không nên quá to cũng không quá nhỏ. Dùng ngón tay ấn nhẹ để miếng chả cá dẹt ra với độ dày vừa phải. Cứ làm đến khi hết nguyên liệu. Cho toàn bộ lá úa rồi đem cả 2 cùng thái nhỏ. Để chung 2 loại với nhau.

– Từ các nguyên liệu đơn giản nhưng là sự hòa quyện giữa hương vị của biển cả và đồng nội. Chắc chắn bữa ăn của bạn sẽ thơm ngon và hấp dẫn hơn bao giờ hết đấy!

Lưu ý: Khi xếp chả vào vỉ bạn nên xếp chúng thưa nhau ra 1 chút. Vì khi hấp chả cá còn nở ra nữa. Để gần các miếng dễ bị dính vào nhau.

– Khi chả cá nguội thì đem chiên trong dầu nóng. Đến khi vàng ruộm 2 mặt là được. Gắp ra đĩa và bày biện sao cho đẹp mắt. Trang trí thêm rau sống và các loại củ quả cho món ăn hấp dẫn. Muốn chả cá đỡ ngấm dầu thì trước khi bày ra đĩa bạn lót thêm 1 lớp giấy thấm dầu nữa là được.

2. Cá Thu và những thông tin bạn đã biết?!

Một số nghiên cứu trên tạp chí dinh dưỡng lâm sàng ở châu Âu đã thử nghiệm trên 290 phụ nữ. Tất cả họ đều ăn cá thu đều đặn liên tục mỗi ngày. Và đến chu kỳ kinh nguyệt thì tất cả đều cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều.

Bạn biết không người ta đã chỉ ra rằng cá thu có thể làm các đốm mụn trên da bạn giảm bớt đi đây. Sau thời gian dùng cá thu thì các vết mụn mủ hay mụn bọc cũng xẹp dần đi. Còn omega-3 có trong cá thu sẽ giúp các vết mụn bị vỡ ngăn được vi khuẩn xâm nhập.

Cá thu được xem là một loại thực phẩm có công năng làm bớt mụn da trên mặt, giảm và xẹp nhanh các mụn bọc. Ngoài ra, trong cá thu, cá cháy, cá hồi, cá xanh còn có axít Omega 3 giúp bảo vệ tế bào chống lại sự tấn công của vi khuẩn.

Chất béo của cá rất đặc biệt, chúng chứa các chất béo chưa bão hòa, là chất rất có lợi cho hoạt động màng tế bào của con người; giúp làm giảm nồng độ mỡ xấu trong máu và có khả năng giữ lại mỡ máu tốt…

Trẻ em dùng nhiều omega-3 sẽ tạo cơ hội cho trí não phát triển toàn diện. Từ đó khả năng ghi nhớ và trí thông minh của trẻ được cải thiện đáng kể. Còn đối với người lớn hay bất cứ ai thì hoạt động tại các mạch máu nhờ omega 3 là hoạt động tốt hơn.

Cá nói chung và cá thu nói riêng đều giúp con người cung cấp những loại khoáng chất cần thiết. Như lượng phootpho, sắt, canxi, kẽm,… Đồng thời lượng vitamin trong cá cũng rất nhiều. Đó là vitamin nhóm B như B1, B12 hay vitamin PP. Từ đó mà cơ thể người được khỏe mạnh hơn.

Bạn biết đấy dù cái gì cũng có 2 mặt lợi và hại. Cá thu cũng không ngoại lệ. Dù rằng công dụng của chúng là nhiều vô kể. Tuy nhiên đừng nên lạm dụng nó quá đà. Sẽ gây phản tác dụng cho chính bạn đấy! Liều lượng được khuyên cho mỗi người là chỉ ăn 1-2 con trong 1 lần thôi. Mỗi tuần cũng chỉ sử dụng từ 2-3 lần. Không nên lạm dụng quá đà.

Các loại cá biển hay cá thu đều có lượng thủy ngân cao. Do đó khi bạn lạm dụng chúng thì hậu quả gây ra có thể là ngộ độc thủy ngân. Cực kỳ nguy hiểm có tính mạng. Chưa kể thủy ngân ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của bào thai. Vì thế mẹ bầu cũng cần hạn chế ăn loại cá này.

Đương nhiên những người có làn da nhạy cảm, cơ địa dị ứng thủy hải sản cũng không nên dùng. Chúng có thể ngon miệng như sau đó da bạn sẽ bị nổi mẩn ngứa.

3. Lời kết

Cách Nấu Kỳ Đà – Cách Chế Biến Thịt Kỳ Đà Lạ Miệng Cực Thơm Ngon

Cách chế biến thịt Kỳ đà lạ miệng cực thơm ngon. Mật kỳ đà là một vị thuốc quý, hiếm, được lấy từ túi mật của con kỳ đà. Đó là một loài động vật sống hoang dã ở rừng núi. Tác dụng của mật kỳ đà và cách chế biến

Kỳ đà có 2 – 3 loại. Mật kỳ đà nào cũng dùng được, nhưng tốt và phổ biến hơn là mật kỳ đà mốc còn gọi còn gọi là kỳ đà vằn, kỳ đà nước.

Đang xem: Cách nấu kỳ đà

Kỳ đà mốc (Varanus salvator Laurenti) là loài bò sát cỡ lớn. Thân dài tới 2m kể cả đuôi, phủ vảy nhỏ, đầu nhỏ, mõm dài nhọn, cổ to, lưỡi chẻ đôi ở đầu như lưỡi rắn. Chân có móng sắc. Đuôi dài, dẹt và thuôn nhọn, xen kẽ những vòng vàng và đen. Sống lưng và sống đuôi nổi rõ. Da màu xám, xanh và vàng.

Người ta thường lấy túi mật ở những con kỳ đà lớn, buộc chặt miệng túi để nước mật khỏi chảy mất, treo ở chỗ thoáng gió, râm mát hoặc trên giàn bếp cho khô, rồi bảo quản trong hộp kín có vôi cục để hút ẩm.

Về thành phần hóa học, mật kỳ đà chứa acid mật, muối mật có cấu trúc steroid.

Theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, mật kỳ đà có vị hơi ngọt, cay, không độc và đặc biệt không đắng như mật của các động vật khác, có tác dụng thông kinh, thanh nhiệt, giải độc, chống co thắt và co giật. Dược liệu được dùng trong những trường hợp sau:

Chữa sài giật trẻ em: Lấy nửa bát nước đun sôi để nguội, hòa vào 5 – 7g mật kỳ đà. Lá găng trắng và lá tiết dê, mỗi thứ 20g để tươi, rửa sạch, vò lấy nước cốt. Trộn hai nước lại cho trẻ uống làm hai lần, đồng thời lấy bã lá đắp vào trán.

Chữa tắc kinh: Mật kỳ đà phối hợp với hạt chanh và hạt cau khô, mỗi thứ 7g, giã nhỏ, hòa với rượu, gạn uống trong ngày.

Chữa rắn cắn: Mật kỳ đà 7g, mật ong 7ml, dịch chanh 3ml, nước sôi để nguội 15ml. Trộn chung, khuấy đều, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa hen suyễn: Dùng một cái mật kỳ đà chia thành liều nhỏ, uống trong 7 – 10 ngày.

Người ta còn cho rằng mật kỳ đà có khả năng chữa được bệnh động kinh. Chưa thấy tài liệu nào kiểm chứng bằng thực nghiệm khoa học.

Các món ăn từ thịt Kỳ Đà

Kỳ đà là một loại bò sát, nhìn giống thằn lằn nhưng to và dài hơn nhiều, có thể dài đến 2,5-3m, nặng 10 kg. Nhưng con to như vậy hầu như không ai ăn cả, vì nó hiếm có con to như thế, hơn nữa thịt cũng rất dai

Kỳ đà con nào to hơn 5kg là thịt đã dai rồi. Ăn con tầm 3,5-4kg là vừa… Kỳ đà cũng có thể cắt tiết để pha vào rượu uống. Nói chung mấy vụ rượu tiết này mình không khoái lắm vì hơi tanh, dù nó có thể tốt. Khi nào đi đông anh em thì uống, chứ ít người thì thường bỏ.

Kỳ đà có thể làm được nhiều món nhưng ngon nhất vẫn là những món như xào lă, xào sả ớt, kỳ đà nướng hoặc kỳ đà nấu măng để ăn kèm với bún…

Kỳ đà là động vật hoang dã đang được thuần hóa, nhân nuôi, sức đề kháng cao, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng, ít dịch bệnh, nên rất dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao. Kỳ đà có rất nhiều loài, có loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

Chúng thường sống trong những gốc cây, hốc đá, kẽ hở đất, đá, tường nhà… Kỳ đà trưởng thành có thể dài 2,5m, nặng 7 – 8kg và bắt đầu đẻ trứng. Trong tự nhiên, kỳ đà đẻ trứng mỗi năm một lứa, mỗi lứa 15 – 17 trứng và chỉ khoảng 35% trứng có khả năng nở con. Nếu chúng ta tổ chức ấp trứng nhân tạo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì tỷ lệ ấp nở có thể cao hơn nhiều. Kỳ đà có thể lột xác (lột da) mỗi năm một lần vào khoảng tháng 8 đến tháng 10. Sau mỗi lần lột da, tốc độ tăng trưởng của kỳ đà có thể tăng gấp 2 – 3 lần.Chuồng nuôi kỳ đà có thể là chuồng lưới hay chuồng xi măng, dài 3m, rộng 2,5m, cao 2,5m, xung quanh tô láng để kỳ đà không bám tường leo ra ngoài. Trong chuồng có thể làm hang bê tông hoặc để sẵn một số ống cống phi 150 – 200cm, đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho kỳ đà nghỉ ngơi và phòng tránh nắng nóng.

Thức ăn của kỳ đà là sâu bọ, côn trùng như cào cào, châu chấu, chuồn chuồn, cánh cam, nhện, mối, gián, ong, bướm, cóc nhái, gà vịt, chim cút, trứng gia cầm… hay thịt, lòng trâu, bò, heo, gà và tôm, cá, cua, ếch… Nuôi kỳ đà chỉ cần cho ăn những thức ăn rẻ tiền. Trong tự nhiên, kỳ đà là thành viên có ích cho con người tiêu diệt chuột, côn trùng và sâu bọ phá hoại mùa màng.

Kỳ đà trưởng thành, dài 2,5m, nặng 7 – 8kg, có thể bán với giá 400.000 đ/kg. Mật của kỳ đà có thể bán với giá 300.000 đ/cái. Về mặt dược liệu, mật và lưỡi của kỳ đà dùng để ngâm rượu hoặc sấy khô làm thuốc để chữa bệnh động kinh, hen suyễn, nhức mỏi, đau bụng, kiết lỵ… hiệu quả rất tốt. Da kỳ đà còn là nguyên liệu quý hiếm để làm đồ thủ công mỹ nghệ, đồ trang sức được nhiều người ưa chuộng. Nuôi kỳ đà không những không tốn thức ăn đắt tiền mà còn tiêu diệt được những côn trùng phá hoại mùa màng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Có thể nói, việc thuần dưỡng và nhân nuôi loài bò sát hoang dã này rất đơn giản và hiệu quả kinh tế cao, ai cũng có thể làm được. Thịt, da, mật và lưỡi của kỳ đà là những sản phẩm quý hiếm. Thị trường tiêu thụ kỳ đà rất phong phú và đa dạng, hiện còn khan hiếm, không chỉ trước mắt mà còn lâu dài.Nuôi kỳ đà vân ở miền BắcMột con kỳ đà có thể nặng tới 7kg và giá trên thị trường là 400.000đ/1kg. Riêng 1 túi mật kỳ đà cũng có giá tới 300.000đ. Ngoài ra, bộ da kỳ đà còn là nguyên liệu quý để làm các đồ lưu niệm được nhiều người ưu thích. Loài bò sát có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên và có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2000) này hiện nay đã được nhân nuôi thành công ở một số trang trại miền Bắc và đưa lại những nguồn thu nhập đổi đời bất ngờ.

Kỳ đà vân phát triển tốt trong điều kiện chuồng trại tại miền Bắc.

Kỳ đà có nhiều loài, hình dạng giống thằn lằn nhưng to hơn, dài hơn. Một con kỳ đà trưởng thành có thể dài tới 2,5m và nặng tới 7kg. Loài bò sát này vẫn được người dân quen gọi là thằn lằn rắn khổng lồ. Trong tự nhiên, kỳ đà là thành viên tiêu diệt sâu bọ, chuột phá hoại mùa màng. Tuy nhiên, do sức hấp dẫn của các món ăn chế biến từ thịt và trứng kỳ đà cũng như bộ da và đặc biệt là túi mật của nó mà số lượng kỳ đà ngoài tự nhiên hiện nay không còn nhiều vì bị con người săn bắt, khai thác mạnh. Bởi lẽ đó cả 2 loài kỳ đà ở nước ta đều đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (2000). Do vậy, cần thiết phải có biện pháp thuần dưỡng và nhân nuôi loài bò sát hoang dã này.

Từ năm 2001, một đề tài khoa học cấp nhà nước do chúng tôi Trần Kiên (ĐHSPHN) chủ trì đã tiến hành theo dõi các đặc điểm sinh thái, sinh học của loài kỳ đà vân (Varanus bengalensis) trong điều kiện nhân nuôi ở miền Bắc. Đây là một bước đi mang tính đột phá bởi chúng thuộc nhóm động vật biến nhiệt, hoạt động nhiều ở nhiệt độ môi trường từ 200C đến 400C nên chỉ phân bố tại các vùng phía nam (từ Quảng Trị tới Cà Mau).

Khi đưa loài này ra miền Bắc nhân nuôi thì trở ngại lớn nhất là làm sao giúp chúng vượt qua được mùa đông giá rét. Vì thế, khi thiết kế chuồng nuôi cần chọn vị trí phù hợp trong không gian xanh và sử dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý như rọi đèn điện, xây hang bằng bêtông để đảm bảo nhiệt độ sống thích hợp cho chúng. Ngoài ra, nuôi giống này cũng chẳng cần quá cầu kỳ, thức ăn chúng ưa thích là nhái, cóc, thịt lợn, trứng chim cút…

Trong các tháng trú đông (từ tháng 12 đến tháng 3), nhu cầu sử dụng thức ăn của chúng giảm hẳn. Kỳ đà vân lột xác một lần trong năm vào khoảng tháng 8 đến tháng 10. Sau mỗi lần lột xác tốc độ tăng trưởng của kỳ đà có thể gấp 2 – 3 lần. Trong tự nhiên, kỳ đà đẻ mỗi năm một lứa, mỗi lứa được khoảng 15 đến 17 trứng; tuy nhiên chỉ có khoảng 35% số trứng đó có khả năng nở. Tuy nhiên nếu chúng ta hỗ trợ việc ấp trứng nhân tạo trong điều kiện nhiệt độ thích hợp thì tỉ lệ này sẽ tăng cao hơn nhiều.

Có thể nói việc nhân nuôi và chăm sóc kỳ đà vân là khá đơn giản và ai cũng có thể làm được. ông Trần Thanh Tùng – một chủ hộ nuôi kỳ đà vân ở Hải Dương – tâm sự với chúng tôi rằng đây là một nghề một vốn nhiều lời và dễ làm. Trừ mọi chi phí, năm vừa rồi, gia đình ông cũng thu nhập được thêm cả trăm triệu đồng từ việc nuôi kỳ đà vân. Nhu cầu thị trường về loài kỳ đà vân này hiện nay rất cao. Người ta khai thác nhiều sản phẩm từ kỳ đà vân như mật, thịt, da…

– Tập tính sinh hoạt và môi trường sống: Môi trường sống của kỳ đà phong phú và đa dạng. Kỳ đà hoang dã có mặt ở hầu khắp các nước khí hậu nhiệt đới, nhất là những vùng rừng núi và thường sống trong những gốc cây, hốc đá, kẽ hở đất, đá… ban ngày thường ngủ, nghỉ, ban đêm đi kiếm ăn. Kỳ đà thích ẩn mình trong các hang hốc, thích ngâm mình, săn mồi nơi sông suối giống như cá sấu.

Thức ăn của kỳ đà là cóc nhái, gà vịt, tôm cá, thịt động vật loại nhỏ, trong chăn nuôi có thể dùng phụ phẩm để giảm chi phí.

– Sinh trưởng, phát triển và sinh sản: Kỳ đà sinh trưởng, phát triển mạnh sau mỗi lần lột xác (lột da). Sau mỗi lần lột da, nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt tốc độ tăng trưởng của kỳ đà có thể tăng lên 2 – 3 lần. Kỳ đà có thể lột da mỗi năm một lần vào khoảng tháng 8 đến tháng 10.

Kỳ đà trưởng thành sau 18 tháng tuổi có thể dài 2,5 m, nặng 7 – 8 kg và bắt đầu đẻ trứng. Trong tự nhiên,

Kỳ đà đẻ trứng mỗi năm một lứa, mỗi lứa 15 – 17 trứng và chỉ khoảng 35% trứng có khả năng nở con. Nếu chúng ta tổ chức ấp trứng nhân tạo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì tỷ lệ ấp nở có thể đạt 80 – 90%.Chọn giống và thả giống:

Chọn giống: Chọn những con to khỏe có kích thước trung bình trở lên.

Cách nhận biết kỳ đà đực, kỳ đà cái bằng cách lật ngửa bụng con kỳ đà để quan sát gốc đuôi và lỗ huyệt:

– Kỳ đà đực: Gốc đuôi phồng to, lỗ huyệt lồi và có gờ, khi bóp vào gốc đuôi sẽ thấy gai giao cấu màu đỏ thẫm lòi ra ở lỗ huyệt.

– Kỳ đà cái: Đuôi thon nhỏ, lỗ huyệt nhỏ lép, khi bóp vào gốc đuôi không có gai giao cấu lòi ra.

Thả giống: Thả giống vào chuồng lưới hay chuồng xi-măng. Mỗi chuồng thả 1 con đực với 1 con cái hoặc 1 con đực với vài ba con cái.

Chuồng nuôi:

Chuồng nuôi kỳ đà cũng giống như chuồng nuôi cá sấu, có thể là chuồng lưới hay chuồng xi-măng, dài 3 – 4 m, rộng 2 – 3 m, cao 2 – 3 m, xung quanh tô láng để kỳ đà không bám tường leo ra ngoài. Trong chuồng, có thể làm hang bêtông hoặc để sẵn một số ống cống phi 0,1 – 0,2 m, dài trên 4 m, đảm bảo môi trường thích hợp cho kỳ đà ẩn trú, nghỉ ngơi và phòng tránh nắng nóng… có hệ thống thoát nước hợp lý khi rửa chuồng hay xịt nước tắm cho kỳ đà. Vốn đầu tư chuồng trại nuôi kỳ đà thấp hơn nuôi cá sấu. Nếu có điều kiện nên trồng cây hay đặt cây cảnh để tạo cảnh quan và để tránh nắng cho kỳ đà.

Thức ăn: Thức ăn của kỳ đà là sâu bọ, côn trùng như cào cào, châu chấu, chuồn chuồn, cánh cam, nhện, mối, gián, ong, bướm, cóc, ếch nhái, gà vịt, chim chóc hoặc có thể tập cho kỳ đà ăn mồi không cử động như trứng gia cầm, cua, tôm, cá hay thịt, lòng gia súc, gia cầm… Vào lúc chiều tối thả mồi côn trùng, sâu bọ hay chuột vào chuồng cho kỳ đà ăn. Mỗi con kỳ đà ăn khoảng 2 – 3 con chuột hay ếch nhái… là đủ bữa cho cả ngày. Tuy nhiên, trong chuồng nên đặt sẵn máng đựng thức ăn, nước uống cho kỳ đà ăn, uống tự do.

Trong tự nhiên, kỳ đà là thành viên có ích cho con người tiêu diệt chuột, côn trùng và sâu bọ phá hoại mùa màng. Nuôi kỳ đà không những không tốn thức ăn đắt tiền mà còn tiêu diệt được chuột, côn trùng, sâu bọ phá hoại mùa màng.

Chăm sóc nuôi dưỡng:

Chăm sóc nuôi dưỡng kỳ đà giống như nuôi cá sấu. Kỳ đà vừa là nguồn thực phẩm, vừa là nguồn dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, nhưng hiện nay, trong thiên nhiên loài bò sát này đang ngày càng cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng. Kỳ đà có rất nhiều loài, có loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Chính vì vậy, việc phát triển nghề nuôi kỳ đà tại hộ gia đình là cần thiết và góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Vốn đầu tư để chăn nuôi kỳ đà ít và hiệu quả kinh tế cao. Thịt kỳ đà ngon mà không gây cảm giác sợ như thịt cá sấu; mật và lưỡi kỳ đà còn là bài thuốc quý, da kỳ đà với lượng lớn cũng có thể xuất khẩu.

Hiện nay, một số hộ dân ở các tỉnh miền Đông Nam bộ đã bắt đầu nuôi kỳ đà và cho hiệu quả rất khả quan.

Phòng bệnh:

Kỳ đà là động vật hoang dã nên sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, kỳ đà cũng thường bị một số bệnh như:

– Chấn thương cơ học: Chấn thương nhỏ thì bôi thuốc sát trùng, chấn thương lớn phải khâu. Da kỳ đà có khả năng tái sinh nhanh nên chóng lành.

– Viêm cơ dưới da: Dưới lớp da nổi những mụn nước nhỏ bằng hạt ngô, hạt đậu, kỳ đà biếng ăn, không ăn rồi chết. Dùng thuốc tím rửa chỗ sưng tấy và chích kháng sinh tổng hợp…

– Táo bón: Dùng thuốc tẩy dạng dầu bơm vào lỗ huyệt, có khi phải dùng ngón tay móc phân cục ra. Cho ăn thức ăn nhuận tràng…

– Tiêu chảy: Thường do khẩu phần thức ăn ta cung cấp không đảm bảo vệ sinh và giá trị dinh dưỡng nên kỳ đà có thể bị tiêu chảy. Ta có thể dùng thuốc điều trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn, nước uống đắng… Để phòng bệnh tiêu chảy, không nên sử dụng các loại thức ăn bị ôi thiu, ẩm mốc…

– Ký sinh trùng đường ruột: Kỳ đà còi cọc, chậm lớn, trong phân có ấu trùng giun, sán. Cần thiết phải xổ sán lãi cho kỳ đà.

– Ký sinh trùng ngoài da: Ve (bét) bám trên da hút máu và truyền bệnh cho kỳ đà. Dùng thuốc sát trùng chuồng trại sạch sẽ…

Phòng bệnh tổng hợp là biện pháp phòng bệnh tốt nhất: Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn đảm bảo vệ sinh và giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ, không lầy lội, không nóng quá, lạnh quá…(ST)