Top 7 # Xem Nhiều Nhất Cách Chế Biến Đậu Xương Rồng Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Các Món Lạ Miệng Chế Biến Từ Đậu Rồng

Cây đậu rồng còn có các tên khác như: đậu khế, đậu vuông, đậu xương rồng… (vì quả có 4 khía giống quả khế hoặc thân cây xương rồng). Nhờ có vị ngọt, giòn và mang giá trị dinh dưỡng cao, đậu rồng thường được người dân ở các tỉnh phía Nam chế biến thành các món ăn đa dạng trong những bữa cơm gia đình như món xào, trộn gỏi hay muối chua…

Đậu rồng ngon là trái phải to, vừa phải, có màu xanh nhạt là trái non. Trước khi chế biến phải tước bỏ xơ và rửa sạch. Món đơn giản nhất là xào, có thể xào đậu rồng với thịt bò, heo hoặc với nấm. Đậu rồng sau khi được cắt bỏ hai đầu và cắt lát xéo, sẽ đem luộc sơ với nước sôi có pha một ít muối, xong cho ra rổ để ráo nước. Làm như thế đậu sẽ có màu xanh nuột hấp dẫn, khi xào nhanh chín và ít ra nước hơn. Thịt được xào chín cho săn, sẽ bỏ đậu rồng vào đảo đều tay, nêm nếm gia vị vừa ăn, cho thêm chút hành ngò là đã được một món xào thơm ngậy. Còn khi xào chay với nấm thì ta cần xào hai chảo riêng, sau đó mới cho hỗn hợp nấm, đậu rồng vào đảo sơ lại. Để đảm bảo cho món ăn không bị mềm và ra nhiều nước.

Ngoài ra, đậu rồng còn được dùng để làm gỏi cùng với mực và cà rốt, tạo vị giòn chua đặc biệt. Khi làm món này đậu rồng sẽ được ngâm với nước muối nhạt, sau đó thái vát và ngâm ngay vào nước lạnh để giữ màu xanh. Cà rốt bào vỏ thái sợi, mực thái miếng đem hấp chín. Sau đó, mực cho vào tô rưới nước pha gồm đường, tương ớt, nước mắm, vừng, để khoảng 15 phút cho thấm. Cuối cùng, cho cà rốt, đậu rồng mực vào trộn chung.

Đậu rồng còn được dùng để nấu canh chua. Nguyên liệu rất đơn giản: cá, me và đậu rồng. Cách chế biến như nấu canh chua cá, khi nước sôi cho đậu đã cắt miếng vào. Món canh vừa có vị chua từ me, vừa ngọt từ đậu là món giúp thanh nhiệt trong mùa hè nóng bức.

Loại thực phẩm này còn có thể được rán sốt ớt rất hấp dẫn và lạ miệng. Đậu sẽ được nhúng vào bột rán hòa sẵn có lòng đỏ trứng gà, đem chiên giòn, vớt ra, để ráo dầu. Nước sốt ớt làm từ ớt sừng, hành, tỏi, nước mắm, bột năng. Khi ăn rưới sốt ớt lên đậu, vị cay xè của nước ớt hòa cùng từng miếng đậu rồng rán vàng ươm và giòn tan đến đầu lưỡi gây cảm giác thú vị và mê mẩn cả người.

Khi chán ngấy với những món ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đạm từ thịt cá. Mọi người thường có xu hướng tìm đến các món muối chua và đậu rồng cũng thường được người ta muối kèm với cà rốt, dưa cải, cà pháo…. Hoặc nhiều người cũng rất ưa món đậu rồng luộc hay ăn sống chấm với mắm, cá kho, thịt kho. Đặc biệt, trong thực đơn của các nhà hàng sang trọng, đậu rồng được trộn chung với sốt mayonnaise thành món salad khai vị.

Ngày nay, bên cạnh thu hoạch trái người ta còn tận dụng hạt đậu rồng làm nguyên liệu chế biến bột dinh dưỡng, ép lấy dầu hoặc rang xay để chế biến một loại thức uống có hương vị như cà phê. Hoa có màu xanh nhạt được sử dụng làm màu thực phẩm cho các món cơm hay bánh ngọt.

Lan Thoa

Món Ngon Từ Xương Rồng

Với cư dân vùng cát huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, xương rồng là một loại thực phẩm có thể luộc, nấu canh hoặc làm gỏi ăn thay cơm vào những năm đói kém, mất mùa. Loài cây chịu được nắng nóng, cát bỏng với gai nhọn chi chít quanh thân này là một nguồn rau xanh dồi dào của người dân vùng cát. Xương rồng có thể xào với tôm, trộn với thịt heo ba chỉ, nấu canh chua với cá lóc, cá trê… Hay đơn giản chỉ cần một nắm hạt đậu phộng rang giòn là đã có một đĩa gỏi xương rồng vừa ngon mắt vừa khoái khẩu.

Trước khi chế biến, xương rồng cần phải sơ chế bằng cách gọt bỏ phần gai bên ngoài cùng lớp màng xanh, sau đó thái mỏng rồi đem luộc sơ cho bớt nhớt, tới khi những miếng xương rồng chuyển sang màu vàng là được. Những miếng xương rồng này sau đó đem vắt ráo nước là có thể chế biến thành những món ăn ngon tùy thích.

Phổ biến nhất khi du khách có dịp ghé qua đất Quảng Nam chính là món xương rồng xào. Sau khi vắt ráo nước, xương rồng được đem xào với mỡ, gia giảm thêm chút nước mắm cho vừa miệng là có ngay món ngon đãi khách. Tùy vào từng gia đình hay từng nơi mà món ăn này được bổ sung thêm nhiều loại nguyên liệu khác nhau như ớt, tôm hay thịt heo…

Vào những ngày nắng nóng, canh chua xương rồng lại chính là món giải nhiệt hiệu quả.Bên cạnh những miếng xương rồng đã qua sơ chế là cá lóc hay cá trê cắt khúc được nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Sau đó xào qua cùng xương rồng cho ngấm đều rồi chế thêm nước. Chừng ba phút, khi nồi canh đã sôi mới cho thêm ngò gai và hành lá cho thêm phần bắt mắt. Mặc dù không thêm bất cứ loại quả chua nào nhưng khi nấu lên bát canh có vị chua lạ, xua đi cái nóng của mùa hè xứ Quảng. Vị chua chua không gắt như chanh hay sấu, dai dai của xương rồng, vị ngọt đậm của thịt cá kết hợp cùng cơm quả khó có thể chối từ.

Ngoài canh chua xương rồng và xương rồng xào, người dân xứ Quảng còn sáng tạo thêm một món ăn nữa khá độc đáo là món gỏi xương rồng. Vẫn là những miếng xương rồng đã luộc qua nhưng nay được thêm đậu phộng rang giòn, giã nhỏ rồi trộn đều là có ngay món gỏi thanh mát mà chẳng tốn thời gian. Món gỏi này thường được chuẩn bị cho ngư dân làm mồi lai rai trong những ngày thuyền nằm bờ hay nhà có khách mà trời đổ mưa chẳng kịp đi chợ. Vị giòn giòn, mát nhẹ không chán cứ khiến câu chuyện bên chén rượu thêm dài mà chủ nhà vẫn hào hứng vì có món ngon dễ làm, không phải mất công chuẩn bị.

Cách Làm Cây Xương Rồng Bằng Giấy Cực Đẹp

– Giấy bìa màu nhiều màu

– Chậu màu trắng

– Sỏi đá nhỏ viên màu trắng, màu hồng

– Mẫu cây xương rồng

– Sơn acrylic nhiều màu

– Dụng cụ: kéo, bút vẽ, keo dán, cọ vẽ

Bước 1:

– Trước tiên, bạn in hoặc tự vẽ mẫu cây xương rồng trên giấy, cắt làm mẫu. Tùy vào kích thước chậu cây lớn hay nhỏ, bạn cắt mẫu cây có kích thước phù hợp.

Trong bài hướng dẫn này, chọn mẫu cây xương rồng chữ A để cắt dán làm thành cây xương rồng.

Bước 2:

– Tiếp theo, bạn đặt mẫu cây xương rồng đã cắt ở bước 1 lên trên tấm giấy bìa, dùng bút chì vẽ căn ke theo mẫu.

Bước 3:

– Sau khi vẽ xong, bạn dùng kéo cắt rời mẫu đã vẽ. Tương tự, bạn vẽ và cắt tấm giấy cây xương rồng thứ hai giống cây xương rồng thứ nhất.

Bạn đặt hai tấm giấy cây xương rồng đối nhau, gấp hai tấm giấy theo đường thẳng giữa thân cây xương rồng.

Bước 4:

– Dùng keo dán cố định 2 nửa của hai thân cây xương rồng với nhau. Chú ý: dán các mép giấy trùng khớp với nhau.

Bước 5:

– Bạn dùng cọ phết màu lên thân cây xương rồng tạo hiệu ứng màu sắc hình ảnh cây xương rồng trông như thật.

Bước 6:

– Bạn cắt xốp đặt bên trong ½ chậu, sau đó đổ sỏi đá nhỏ lên trên gần bằng mặt chậu, đặt cây xương rồng giấy giữa những viên sỏi và đổ thêm sỏi xung quanh giữ cho cây xương rồng thẳng đứng.

Mách nhỏ: nếu bạn có ít sỏi, bạn có thể lót nhiều xốp trắng bên trong chậu, dán cố định cây xương rồng trên tấm xốp và phủ lớp sỏi mỏng lên trên tấm xốp là được.

Tương tự, bạn cắt giấy và làm thêm nhiều chậu xương rồng khác với nhiều màu khác cho đẹp.

Những chậu cây xương rồng sắc màu đáng yêu của chúng mình đã hoàn thành! Để tạo hình ảnh cây xương rồng nở hoa, bạn có thể cắt mẫu giấy nhỏ dán giữa hai tấm cây xương rồng làm bông hoa thêm xinh yêu.

Lợi Ích Tuyệt Vời Từ Việc Trồng Đỗ Xương Rồng

Với người dân Nam Bộ, đỗ xương rồng(đậu rồng) chấm với mắm tôm chà hoặc nước mắm kho quẹt, nước tôm rim là món ăn dân dã khoái khẩu.

Trong cây đỗ xương rồng có hàm lượng canxi cao nhất trong họ nhà đậu, có lợi cho khung xương, phòng chống loãng xương

Đỗ xương rồng còn là nguồn cung cấp vitamin A, C tự nhiên cho con người, giúp tăng cường đề kháng và chống lão hóa đắc lực.

Ngoài ra nó còn là nguồn cung cấp sắt dồi dao, chống thiếu máu, hơn nữa, có tác dụng như men tiêu hóa tự nhiên, rất tốt cho sức khỏe. Là một cây họ đậu nên đậu rồng cũng chứa hàm lượng cao protein có thể thay thế cho protein từ động vật, tốt cho người ăn chay và phòng bệnh suy dinh dưỡng.

Người ta thường dùng đỗ xương rồng thái mỏng trộn chung với các loại rau khác như xà lác, hành tây, tỏi,… làm thành món rau ghém; thậm chí làm thành món dưa chua để dành dùng dần; hạt khô pha với các loại hạt khác như đậu nành, đậu đen, đậu xanh… xay thành bột để dùng như sữa bột giúp chữa bệnh suy dinh dưỡng, trẻ em bụng ỏng da xanh xao.

Cách trồng đỗ xương rồng

Để chuẩn bị gieo hạt, trước đó 1 tuần nên làm đất tơi xốp bằng cách cày bừa đất don dẹp cỏ dạo và rác nhỏ, bón lót vôi trộn đều với đất, phơi đất trong vòng 1 tuần để diệt mầm bệnh.

Tiếp đó, dùng cuốc lên các luống có chiều cao 15 – 20cm, rộng 1 – 2m, rãnh luống rộng 20cm, mỗi liếp trồng 2 hàng cách nhau 50 – 60cm.

Gieo trồng cây đỗ xương rồng

Bạn có thể lựa chọn 2 cách để trồng đỗ xương rồng, đó là giâm cành hoặc gieo hạt. Lưu ý là hạt giống đỗ xương rồng cần nược ngâm ủ cho nứt nanh trước khi đem gieo.

Cần đảm bảo tưới đều đặn, đủ độ ẩm để hạt có điều kiện tốt nhất cho việc nảy mầm.Cây đỗ xương rồng con sẽ cao từ 7-10cm trong khoảng 7-10 ngày gieo hạt, lúc này có thể cắt bỏ những cây con còi cọc, giữ lại những cây con khỏe và xanh tốt, phẩm chất tốt.

Trồng đậu rồng trong thùng xốp

Trộn đất với vôi bột, phân hữu cơ, xơ dừa, tro trấu nếu trồng đậu rồng trong chậu hay thùng xốp thì sau đó gieo hạt đậu rồng xuống mỗi chậu khoảng 5 – 6 hạt tùy theo kích thước chậu. Tạo đổ ẩm cho đất bằng cách tưới nước nhẹ và phủ tro trấu, xơ dừa mỏng lên đất, việc này sẽ giúp cây nhanh nảy mầm.

Hạt giống sẽ nảy mầm sau 4-5 ngày. Sau 40-50 ngày kể từ khi gieo hạt, đỗ xương rồng sẽ cho thu hoạch và có thể thu hoạch thành nhiều đợt kéo dài trong vòng 20-30 ngày. Sau mỗi lứa thu hoạch cần bổ sung bón phân và tưới nước, vun xới gốc cho cây