Top 9 # Xem Nhiều Nhất Cách Chế Biến Cua Cà Ra Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Cà Ra Và Lẩu Cà Ra

Hương vị dân dã mà món lẩu cà ra mang lại sẽ khiến bất kì tín đồ ẩm thực nào chỉ cần thưởng thức một lần sẽ ấn tượng khó quên.

Cà ra là tên gọi của một loài cua có hình dáng gần giống con rạm vùng đồng bằng nhưng kích thước lớn hơn. Cà ra còn gọi là cua lông, chỉ sống trong môi trường nước ngọt tự nhiên, trên các con sông, suối, chưa ai nuôi và nhân giống được. Chính vì vậy, hương vị dân dã mà món lẩu cà ra mang lại sẽ khiến bất kì tín đồ ẩm thực nào chỉ cần thưởng thức một lần sẽ ấn tượng khó quên.

Lẩu cà ra vàng óng ngon mắt 

Nếu đợi đúng mùa để thưởng thức cà ra ở Quảng Ninh thì phải là từ tầm tháng 8 đến tháng 10 Âm lịch và chỉ có ở một số huyện miền núi như Ba Chẽ, Bình Liêu hoặc ngược lại các huyện miền Tây có nhiều sông lớn như Đông Triều mới có. Là giống phát triển tự nhiên, cà ra có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như rang me, hấp, chao lá lốt… nhưng để thưởng thức trọn vẹn vị ngon ngọt của cà ra thì có lẽ món lẩu vẫn là lựa chọn tối ưu nhất.

Nước lẩu thơm ngon, dậy mùi hành phi thơm lừng với màu vàng óng của từng tảng gạch và thịt cà ra đóng bánh trong nồi thật sự khiến thực khách khó mà cầm lòng được. Nước lẩu có vị thanh dịu từ cà chua, giấm bỗng và vị ngọt đậm đà, béo ngậy từ gạch và thịt cà ra sau khi được xay nhuyễn hòa vào, tạo nên một bản hòa tấu vị giác mượt mà. 

Bên cạnh đó, để tận dụng hết vị ngon và đậm đà của món lẩu này, chúng ta có thể ăn kèm cùng với một ít thịt bê non, tôm, lòng non, sườn sụn… hay thậm chí là ăn cùng với các loại hải sản cũng rất ngon.

Tuy nhiên, để tránh làm mất đi vị đặc trưng của cà ra, nhiều thực khách thường chọn việc ăn kèm lẩu với đủ các loại rau sống như tía tô, lá lốt, rau xà lách được thái nhỏ trộn lẫn và một đĩa bầu nạo sợi là cảm thấy khoái khẩu nhất. Bởi vị ngọt mát của các loại rau xanh không những không át đi vị ngọt vốn có của nước lẩu mà còn góp phần làm tăng thêm hương vị ngọt bùi của thịt cà ra. Thêm nữa, với cách thưởng thức như vậy, ta sẽ có một món ăn không quá nhiều chất đạm mà lại dễ tiêu, đặc biệt là trong mùa hè oi bức.

Các món ăn kèm với lẩu cà ra

Sau khi bỏ ít rau trộn cùng ít bầu nạo sợi vào nồi lẩu rồi gắp lên, những miếng bánh cua là thịt và gạch cà ra sẽ bám theo, kết hợp với vị tươi mát của rau xanh khiến thực khách chỉ biết tấm tắc khen ngợi trước sự kết hợp tài tình ấy. Vị ngọt của cà ra như được bùng nổ dưới sự trợ giúp của cái giòn, thanh mát của rau củ.

Cứ thế, bạn say sưa lạc vào không gian tự nhiên của sản vật dân dã với sông suối, núi đồi để rồi khi chợt nhận ra, nồi lẩu đầy ắp ban đầu đã vơi đi quá nửa khi nào không hay trong hương vị đầy mê hoặc. 

Tại TP Hạ Long, để thưởng thức món lẩu cà ra quanh năm thì thực khách có thể tìm đến nhà hàng Phượng Béo tại khu vực đường bao biển Cienco5, để có thể cảm nhận hương vị cà ra mà không cần đợi tới đúng mùa.

Lương Giang/ Báo Quảng Ninh

Cua Gạch Cà Mau Giá Bao Nhiêu Và Cách Chế Biến

Cua gạch là loại cua có chứa lượng gạch dồi dào trong cơ thể, gạch ở đây chính là những trứng cua đã thụ tinh nhưng chưa phát triển đến giai đoạn chín.

Thịt cua gạch vừa ngon vừa thơm béo lại giàu chất dinh dưỡng nên giá cua gạch thường cao hơn giá cua thịt tại cùng một thời điểm.

Theo nghiên cứu, gạch thường chiếm khoảng 2/3 trong yếm cua.

+ Cung cấp Protein

Bản chất cua gạch là các phần tử chứa protein, mà như các bạn đã biết đấy! Protein là một trong những chất không thể thiếu trong việc xây dựng các tế bào và sự chuyển hoá chất trong cơ thể.

+ Bảo vệ sức khoẻ tim mạch

Trong thịt cua gạch có chứa hàm lượng Omega 3 rất lớn, kết hợp với nhiều khoáng chất quý khác như canxi, kẽm, magie giúp tăng cường và bảo vệ sức khoẻ hệ tim mạch.

+ Chứa nhiều khoáng chất dinh dưỡng

Bạn có thể hiểu nôn na như quá trình mang thai của con người, hầu hết các chất dinh dưỡng trong cơ thể người mẹ đều được dành để cung cấp cho con phát triển.

Để phân biệt hai loại cua này cũng rất đơn giản, bạn có thể dựa vào một số yếu tố sau đây:

+ Còn cua cái (hay còn gọi là cua gạch) thì phần yếm cua có kích thước lớn hơn, dạng hình bầu dục, bao quanh vùng bụng với tác dụng ôm con khi đến mùa sinh sản.

+ Trọng lượng tối đa của cua gạch chỉ vào khoảng 400gr/con

+ Trong khi đó trọng lượng lớn nhất của cua đực có thể lên đến 700-900gr/con

Sau khi biết cách phân biệt được cua gạch và cua thịt thì khách hàng thường sẽ thắc mắc rằng liệu ăn cua gạch hay cua đực sẽ ngon hơn? Câu hỏi của bạn sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Cua thịt thì sẽ có nhiều thịt hơn nhưng thịt của chúng lại không được béo ngậy và khi chế biến chúng không vàng ươm, đẹp mắt được như cua gạch. Nhưng đối với những người thích ăn thịt thì cua thịt là sự lựa chọn số 1.

Vì vậy, bạn cứ dựa vào nhu cầu và khẩu vị của mình và gia đình mà lựa chọn loại cua gạch hay cua thịt.

+ Đầu tiên bạn hãy dùng tay bóp nhẹ vào mai cua để kiểm tra độ đầy và chắc của thịt. Nếu cảm giác mai cua mềm và không chắc thì chứng tỏ thịt của con cua gạch đó đã bị ốp, ăn sẽ không ngon.

Bạn nên lựa chọn những con cua nào có thịt càng chắc càng tốt và đặc biệt là những con cua có phần thân màu vàng phèn vì đây thường là những con cua chắc thịt.

+ Cua gạch lớn (loại 2-3 con/kg) thường sẽ có giá từ 460.000-600.000/kg

+ Cua gạch nhỏ (loại 4-5 con/kg) thường sẽ có giá từ 390.000-450.000/kg

Còn cua thịt thường sẽ có giá dao động vào khoảng 250.000-370.000/kg

Bởi vì cua gạch Cà Mau có thịt bùi bùi và béo ngậy hơn so với cua thịt nên giá của cua gạch bao giờ cũng cao hơn cua thịt đôi chút.

Thông thường khi ăn cua gạch, nhiều người sẽ lựa chọn kiểu nấu chín bằng phương pháp luộc để giúp giữ được độ xốp của thịt và các chất dinh dưỡng trong cua. Tuy nhiên có nhiều cách chế biến thơm ngon khác mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng của cua gạch.

+ Cua gạch (số lượng tuỳ vào khẩu phần ăn của gia đình bạn)

+ Dầu ăn (mỡ thì càng tốt)

+ Nước dừa

+ Hành tỏi, rau tuỳ sở thích

+ Gia vị nêm nếm như muối, đường, bột nêm, bột ngọt, hạt tiêu xay,…

2/ Cách chế biến

Bước 1: Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn hoặc mỡ vào rồi đun cho nóng. Sau đó, cho hành tỏi đã lột vỏ, rửa sạch và băm nhỏ vào chảo phi lên cho thơm.

Bước 2: khi hành tỏi ngã vàng thì cho tiếp cua vào chảo và rang đều.

Lưu ý: Nhớ rang riêng phần gạch cua để tránh làm nát gạch, ăn sẽ không ngon

Bước 3: Cho thêm ít muối, đường, bột nêm đảo đều. Bạn có thể nêm nếm gia vị theo khẩu vị của mình.

Bước 4: Sau khi thịt cua có độ săn lại thì đổ nước dừa vào với một lượng vừa phải, xấp xỉ cua trong chảo là được.

Bước 5: Tiếp tục đảo đều cho đến khi cua chín và gạch cua săn cứng lại, nước dừa vừa cạn thì bạn hãy bật bếp nhỏ lại, đun liu riu khoảng 2-3 phút nữa thì tắt bếp.

Bây giờ bạn có thể cho phần cua vừa chế biến vào dĩa, cho thêm một ít rau lên trên để ăn kèm và thưởng thức cùng với gia đình của mình.

+ Càng cua

+ Gạch cua

+ Nấm đông cô

+ Dầu ăn, dầu mè

+ Hành lá, ngò

+ Rượu

+ Gừng

+ Nước đun sôi để nguội

+ Gia vi nêm nếm như muối, tiêu sọ, hạt nêm…

2/ Cách chế biến

Bước 1: Cho càng cua vào một cái nồi lớn, đổ rượu vào vừa đủ lút hết càng cua, sau đó cho thêm gừng vào và bắc lên bếp đun sôi trong khoảng 5 phút.

Bước 2: Vớt ra ngoài, để lên giấy ăn để thấm khô rồi cho vào một cái tô và để sang một bên.

Bước 3: Cho gạch cua vào máy xay rồi đổ một lượng nước đun sôi để nguội đã chuẩn bị trước vào chung và xay nguyễn gạch cua ra, cho vào một cái tô lớn.

Bước 4: Trộn tất cả các nguyên liệu còn lại vào với nhau. Cho càng cua và hỗn hợp nước sốt gạch cua vào một cái dĩa sâu lòng rồi mang đi hấp cách thuỷ trong khoảng 10-15 phút cho gạch chín đều và thấm vào càng cua là được.

Bước 5: Sau khi hấp xong, bạn hãy tưới lên càng cua một ít dầu ăn đã đun nóng rồi cho hành lá, ngò lên trên để trang trí và thưởng thức thôi.

Cua gạch Cà Mau thực sự rất bổ dưỡng và có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau. Vì vậy chúng tôi hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm thông tin để lựa chọn được loại cua gạch tươi ngon cũng như biết thêm nhiều cách chế biến cua gạch khác nhau để làm phong phú thêm thực đơn ăn uống của gia đình mình.

Chế Biến Chân Cua Tuyết

Giá bán :

Cua tuyết ( cua tuyet) – loài cua xứ lạ mà quen với nhiều thực khách xịn sò

Cua tuyết là một loài cua biển trong họ Oregoniidae, có nguồn gốc từ những vùng nước sâu thẳm ở Tây bắc Đại Tây Dương và bắc Thái Bình Dương.

Đây là một loài cua thương mại nổi tiếng, thường bị bắt bằng bẫy hoặc bằng lưới kéo.

Được xem là đặc sản nổi tiếng trên thế giới.

Với chân dài, to, là phần ngon nhất trong cả con cua tuyết . Gỡ lớp vỏ bên ngoài thì bên trong chân cua tuyết đầy ắp thịt, trắng và có vị ngọt, dai.

Chân cua tuyết được hấp, cấp đông và bảo quản theo tiêu chuẩn quốc tế để nhập về Việt Nam.

Chế biến chân cua tuyết thành nhiều món ăn ngon như: rang me, rang muối, hấp muối chanh, hấp gừng, bánh canh cua, nấu lẩu, rang chà bông,…

Lựa chọn cua tuyết ngon nên chọn những con cua có đốm đen. Đây là loại cua thường sống lâu và có rất nhiều thịt. Đồng thời, thịt của chúng cũng khá chắc và thơm ngon hơn những con cua có lớp vỏ trơn nhẵn thông thường.

Muốn thưởng thức những chân cua thơm ngon này, bạn cần phải biết cách chế biến chân cua tuyết theo những cách phù hợp nhất.

Chế biến chân cua tuyết – Chân cua tuyết sốt bơ tỏi cực ngon

Nguyên liệu: Chân cua tuyết, tỏi, gừng , dầu ăn

Cách làm:

Làm sạch tất cả cụm chân cua.

Lọai bỏ những phần không mong muốn

Chiên vàng chân cua sau đó vớt ra để ráo dầu.

Lột sạch vỏ tỏi và gừng rồi rửa sạch , đập dập và băm nhỏ. Gừng và tỏi băm nhỏ Bắc chảo lên bếp , cho bơ vào cho nóng rồi tiến hành phi thơm tỏi và gừng.

Phi thơm gừng tỏi trong chảo nóng Thả cua vào chảo rồi đảo đều một lượt, sau thời gian ấy vặn lửa nhỏ Đảo đều chân cua trong khoảng 8 – 10 phút thì tắt bếp và gắp ra đĩa để thưởng thức ngay.

Chế biến chân cua tuyết – Chân cua tuyết rang muối

Nguyên liệu: Chân cua tuyết, đường, bột ngọt, muối, ớt băm, tỏi băm, nước mắm, gia vị.

Cách làm:

Chân cua tuyết rã đông và làm sạch. Pha hỗn hỗn hợp đường, muối, ớt, nước mắm, nước lèo khuất đều cho tan hết.

Cho dầu vào chảo đun nóng rồi phi thơm tỏi băm lên. Tiếp đến cho chân cua vào xào khoảng 3 – 4 phút rồi đổ hỗn hợp đã pha vào trộn đều cho thấm gia vị.

Đảo đến khi muối khô và bám vào chân cua là đã hoàn thành món ăn.

Hãy thưởng thức nó khi còn nóng.

Chế biến chân cua tuyết – Cua tuyết hấp chấm muối tiêu chanh

Nguyên liệu: chân cua tuyết với số lượng tùy vào lượng người ăn, bột canh, muối, tiêu, chanh, lá chanh, đường

Cách làm:

Chân cua tuyết được nhập khẩu từ nước ngoài nên là dạng cấp đông. Khi chế biến bạn cần rã đông tự nhiên bằng cách cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Tiếp đến bạn đổ nước vào nồi, thêm vào củ sả hoặc có thể thêm vài lon bia vào. Cua đã rã đông và làm sạch bỏ vào nồi hấp cách thủy.

Chuẩn bị nước chấm: Muối tiêu, lá chanh thái nhỏ, chanh, đường hòa vào nhau cho nước chấm chuẩn chua cay mặn ngọt.

Chân cua hấp chín với ra ăn nóng chấm với muối tiêu.

Bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon không thể nào quên được của món ăn này .

Chế biến chân cua tuyết – Chân cua tuyết chiên giòn sốt tiêu

Nguyên liệu: Chân cua tuyết, tỏi, nước mắm gia vị, hạt tiêu

Cách làm:

Đầu tiên bạn cần rã đông và làm sạch chân cua tuyết. Cho dầu ăn vào chảo và chiên vàng chân cua lên đến khi đảm bảo độ giòn rồi với ra.

Nấu sốt bằng cách cho dầu vào chảo, phi thơm tỏi, cho hạt nêm, nước mắm, nước dùng và nấu sệt lại.

Tiếp đến cho phần chân cua tuyết đã chiên vàng vào đảo đều đến khi nước sốt ngấm vào chân cua thì bỏ ra đĩa và thưởng thức. Món ăn này cần ăn nóng để đảm bảo độ giòn và thơm ngon của món ăn.

Chế biến chân cua tuyết từ nguyên liệu mua tại Chihaisan

Hải sản Kim Đông Hy chuyên cung cấp sỉ và lẻ chân cua tuyết trên toàn quốc.

Với kinh nghiệm trên 10 năm trong lĩnh vực phân phối hải sản tại Việt Nam, chúng tôi tự hào là nơi cung cấp hải sản chất lượng, giá tốt nhất thị trường.

Cua tuyết được bán nguyên con size 0,9 – 1kg sẽ có giá bán là 1,8 triệu/kg.

Chân cua tuyết nhập khẩu là phần tách đôi của thân cua còn mang cụm chân cua, hấp chín và được bảo quản lạnh theo đúng chuẩn để giữ độ ngọt, thơm của thịt cua.

Chân cua tuyết là sản phẩm có chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao nên được các nhà hàng và khách lẻ sử dụng rất nhiều.

Bảo quản: ngăn đông tủ lạnh.

CHIHAISAN CAM KẾT CHẤT LƯỢNG

– Chất lượng hải sản luôn tươi sống, hợp vệ sinh, không dùng chất bảo quản

– Cân đúng trọng lượng

– Bán đúng giá thị trường

– Phục vụ tất cả quý khách: Nhà hàng, quán ăn, trung tâm tiệc cưới, đám tiệc, gia đình…

Cách Chế Biến Món Cua Biển

Nguyên liệu

– Một cua to ( khoảng 800 – 1 kg)

– 150ml bia

– 1 củ hành tây nhỏ

– 1 nhánh gừng

– 2 cây sả ( tùy thích)

– 1 quả ớt ( tùy thích)

– Hành lá

– Rau mùi, cà chua để trang trí

Cách làm:

– Sơ chế rau thơm

– Hành tây bỏ vỏ, bổ múi cau nhỏ nhỏ.

– Gừng bỏ vỏ, thái con chì.

– Sả đập dập, ớt bỏ hạt cắt nhỏ.

– Hành lá rửa sạch cắt khúc

Có thể dùng thêm rau mùi và cà chua để trang trí nếu thích. Rau mùi rửa sạch, để ráo nước. Cà chua tỉa hoa trông cho nó đẹp mắt

Lật con cua lên, dùng dao gậy phần yếm cua lên, dưới yếm đó là phần ức cua, có một cái lỗ bé bé. Dùng mũi nhọn của kéo, hoặc bất kì vật gì sắc nhọn đâm vào, đó chính là đâm vào tim của cua. Nó sẽ co càng, chân, giãy giụa một lúc rồi tê liệt, lịm hẳn. Bằng cách này thì bất kể hấp hay luộc cua kiểu gì cũng không bị gãy chân, càng nào cả

Lúc này hãy dùng bàn chải cọ sạch chân, càng, mai cua dưới vòi nước chảy.

Cách hấp cua

Chuẩn bị một xoong to đủ rộng để cho vừa con cua. Cua sau khi được rửa sạch, cho vào xoong, rắc hành tây, gừng, sả, hành, ớt vào.

Tiếp theo là đổ bia lên mình cua. Cho lên bếp đun cho sôi, rồi hạ bếp về mức trung bình. Cho cua được hấp chín phần trên bằng hơi bia đến khi phần mai cua và cả con cua chuyển sang màu cam đẹp tuyệt rồi thì chín rồi đó (trong khoảng 10 -15 phút) – Tùy cua to hay nhỏ.

Xếp cua ra đĩa, đổ vài thìa nước bia trong xoong lên mình cua cho khỏi khô và trang trí hoa hoét cho bắt mắt tý

Cách chọn cua biển

Cua biển có nhiều loại nhưng phổ biến nhất vẫn là cua gạch và cua thịt. Bí quyết để có thể chọn được những con cua chất lượng 2 loại này được cụ thể như sau:

Đối với cua thịt: Hãy chọn những con có lớp da giữa khuỷu và càng cua có màu hồng sậm hoặc hồng đỏ và bóng trơn. Thông thường những con này sẽ có rất nhiều thịt và vừa mới được bắt. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng tay để thử độ chắc của yếm. Nếu yếm càng chắc thì thịt cua càng chắc còn không thì ngược lại.

Đối với cua gạch: Tương tự như cách chọn cua thịt, bạn cũng dùng tay bóp vào yếm để thử độ chắc. Hãy chọn những con càng chắc càng tốt. Ngoài ra, để mua được những con cua chắc thịt thì bạn cũng có cách khác là dựa vào màu thân cua. Con nào có màu vàng phèn tức là thịt sẽ rất chắc.