Top 13 # Xem Nhiều Nhất Cách Chế Biến Cho Bé Ăn Dặm Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Ctc-vn.com

Chế Biến Món Ăn Dặm Cho Bé 5

Tại Nhật Bản đậu nành cũng là một trong những nguyên liệu truyền thống được dùng để chế biến các món ăn. Và Kinako là một loại bột có màu nâu sáng được làm từ đậu nành xay nhuyễn đã rang chín. Đặc biệt bột đậu nành Kinako còn được sử dụng để chế biến các món ăn dặm của bé, và đây cũng là món ăn dặm yêu thích của bé Gấu nhà mình. Chưa bàn đến giá trị dinh dưỡng nhưng sự ngọt ngào, béo ngậy của bột Kinako cũng đủ để hấp dẫn các bé yêu rồi.hi..hi

Tại sao các mẹ nên dùng bột đậu nành Kinako trong thực đơn ăn dặm cho bé?

Đậu nành( hay còn gọi là đậu tương) có tỷ lệ chất đạm rất cao, có nhiều sinh tố, khoáng chất, chất xơ và isoflavones hữu ích. Một hạt đậu nành chứa 8% nước, 5% chất vô cơ, 15- 25% glucose, 15-20% chất béo, 35- 45% chất đạm với đủ các loại amino acid cần thiết và nhiều sinh tố, khoáng chất.

Giá trị dinh dưỡng của đậu nành:

Trong 100 gr đậu nành có 411 calo, 34 gr đạm, 18 gr béo, 165mg canxi, 11mg sắt;

So sánh với thịt bò loại ngon thì chỉ có 165 calo, 21gr đạm; 9gr béo; 10mg canxi và 2.7 mg sắt.

Như vậy đủ để thấy đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao hơn thịt động vật.

Ngoài ra Canxi có trong đậu nành còn nhiều hơn trong sữa bò. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung thêm đậu nành sẽ cải thiện tốt tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe chung của trẻ nhỏ.

Khi nào nên cho trẻ ăn bột đậu nành?

Các mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn bột đậu nành:

Khi mới bắt đầu cho bé ăn, các mẹ hãy bắt đầu với một lượng nhỏ vào buổi sáng của các ngày trong tuần. Do hàm lượng mangan trong đậu nành cao hơn 50 lần trong sữa mẹ, nếu bé ăn quá nhiều sẽ có thể gặp các triệu chứng bao gồm yếu cơ, tê liệt tạm thời và nhịp tim không đều.

Không nên kết hợp với trứng gà: Vì đạm trong trứng gà khi kết hợp với chất trypsin trong đậu nành sẽ sinh ra một chất mà cơ thể không có khả năng hấp thụ, vì vậy các chất dinh dưỡng trong đậu nành sẽ không còn giá trị.

Khi trẻ bị bệnh phải dùng thuốc đặc biệt là kháng sinh thì các mẹ không nên cho bé ăn bột đậu nành vì thuốc có thể triệt tiêu chất dinh dưỡng có trong đậu nành.

Các món ăn dặm cho bé chế biến từ bột đậu nành Kinako

1. Bột đậu nành trộn cháo

Đây là món đơn giản và dễ làm nhất.

Các mẹ chỉ cần nấu cháo ăn dặm cho bé, xong cho một lượng bột đậu nành Kinako vừa phải vào cháo, quấy đều là có thể cho bé ăn ngay.

2. Bột đậu nành trộn với các loai bột rau củ Hokkaido và nước dùng Dashi

Hokkaido chiếm gần ¼ đất trồng trọt của Nhật Bản. Tại đây nổi tiếng có nhiều rau củ quả tươi ngon, bổ dưỡng.

Tại Mira Chan’s Merry Shop đang bán các loại bột rau củ Hokkaido dành cho bé ăn dặm. Đây là các loại nguyên liệu bổ dưỡng và rất tiện lợi.

Các mẹ có thể sử dụng các loại bột rau củ Hokkaido trộn với bột đậu nành Kinako và nước dùng Dashi để làm món ăn dặm bổ dưỡng cho bé từ 5 – 6 tháng tuổi.

3. Bột đậu nành với chuối

Chuối và đậu nành là hai trong số các loại thực phẩm có chứa nhiều kali. Và thật tuyệt với nếu mẹ kết hợp hai nguyên liệu này để tạo ra món ăn dặm bổ dưỡng cho bé.

Nguyên liệu( cho một bữa ăn)

Chuối lột vỏ, nghiền nhuyễn.

Trộn bột đậu nành và chuối nghiền nhuyễn cho thật đều. Các mẹ có thể cho thêm chút nước để điều chỉnh độ loãng phù hợp.

Các mẹ gọt vỏ cà rốt, cắt nhỏ và cho vào nồi luộc chín. Hoặc có thể làm mềm cà rốt trong lò vi sóng.

Nghiền nhuyễn cà rốt và rây qua lưới.

Trộn chung cà rốt đã rây nhuyễn và sữa bột, sau đó cho vào nồi nhỏ và nấu

Sau đó lấy ra chén ăn của bé, cho bột đậu nành vào trộn thật đều và cho bé ăn.

Khoai tây và cà rốt các mẹ gọt vỏ và làm mềm chúng (bằng cách luộc hoặc cho vào lò vi sóng).

Nghiền nhuyễn chúng, rây qua lưới.

Rắc bột đậu nành lên và trộn đều là có thể cho bé ăn.

Cách Chế Biến Thức Ăn Cho Bé Ăn Dặm

Ngày đăng: 04/04/2013, 13:44

Cách chế biến thức ăn cho bé ăn dặm Cách Ngày đăng: 14/07/2009 Trẻ càng nhỏ, thức ăn càng phải xay nhỏ, băm nhỏ, giã nhỏ. Khi bắt đầu tập trẻ ăn bổ sung phải cho ăn cả cái, không nên chỉ ăn nước, kể cả rau. * Cho trẻ ăn dặm đúng cách * Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung? Nấu bột cho trẻ 5-6 tháng tuổi + Bột gạo 2 thìa cà phê (10g bột). + Lòng đỏ trứng gà: 1/2 quả hoặc thay thế bằng 2 thìa cà phê thịt, tôm, cá (giã nhuyễn, băm nhỏ ăn cả cái). + 10g rau xanh (1 thìa cà phê bột rau giã nhỏ) cho rau khi bột đã chín, đun sôi nhấc ra ngay. + Dầu ăn hoặc mỡ: 1/2- 1 thìa cà phê. Nấu bột cho trẻ 7-12 tháng tuổi + Bột gạo 4-5 thìa cà phê (20-25g bột). + Lòng đỏ trứng gà: 1 quả hoặc thay thế bằng 3 thìa cà phê thịt, tôm, cá (giã nhuyễn, băm nhỏ ăn cả cái). + 20g rau xanh (2 thìa cà phê bột rau băm nhỏ) cho rau khi bột đã chín, đun sôi nhấc ra ngay. + Dầu ăn hoặc mỡ: 1-2 thìa cà phê. Nấu cháo cho trẻ 13-24 tháng Có thể nấu một nồi cháo trắng nhừ đến mỗi bữa múc một bát vào xoong con rồi cho thêm thịt, cá, trứng, tôm, gan, đậu phụ . + rau xanh và dầu mỡ như nấu bột nhưng số lượng nhiều hơn. Nấu cơm nát cho trẻ từ 24-36 tháng tuổi Nấu cơm nhiều nước hơn bình thưòng rồi nấu canh thịt, cá, tôm, cua trộn với cơm cho trẻ ăn, không nên chỉ cho trẻ ăn nước rau luộc trộn cơm. Hoặc có thể nấu kiểu cơm nát thập cẩm như sau: dùng các loại củ như: bí đỏ, su hào, khoai tây . cắt nhỏ 2×3 cm, đun chín nhừ nghiền nát cho gạo vào nước rau củ để nấu cơm, thịt, cá băm nhỏ mỗi bữa 30-40g cho vào hấp khi cơm đã chín, nếu dùng thịt nạc, cá, tôm . thì phải cho thêm 1-2 thìa dầu mỡ trộn đều cho trẻ ăn. Biểu đồ tăng trưởng của bé Trẻ trên 36 tháng Có thể ăn cơm như người lớn nhưng cần ưu tiên thức ăn và ăn thêm các bữa phụ. Cần xóa bỏ quan niệm cho rằng trẻ ăn cơm sớm sẽ cứng cáp, hoặc ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương, mà nên nhớ rằng trẻ cần được ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn được nhiều thì trẻ sẽ mau lớn và cứng cáp dù đó là thức ăn lỏng và mềm. Muốn biết trẻ đã được ăn uống đúng và đầy đủ chưa, hãy theo dõi cân nặng của trẻ trên biểu đồ phát triển, nếu trẻ lên cân đều đặn tương ứng với kênh A trên biểu đồ là trẻ đã được nuôi dưỡng tốt. Còn không lên cân, hoặc tụt cân, tức là đường biểu diễn cân nặng nằm ngang hoặc đi xuống, thì có thể trẻ bị bệnh hoặc nuôi dưỡng không đúng. 1 số dụng cụ đơn giản dùng để đong đếm định lượng: 1 bát ăn cơm đầy nước: = 200ml nước (nước thì dễ vì có nhiều thứ để đong được nước) 1 thìa cà phê đầy bột có ngọn = 5 g bột 1 thìa cà phê có ngọn thịt = 10g thịt 1 thìa cà phê rau có ngon = 5 g rau. (thìa cà phê ở đây là thìa bé xíu nhưng là loại nhôm chứ ko phải innox, vì thìa nhôm lại to hơn inox 1 chút đấy) Bột cho bé mới tập ăn dặm (từ 4 tháng đến 6 tháng) Nguyên liệu 200ml nước = 1 bát con nước 10g bột = 2 thìa cà phê 10 g thịt = 1 thìa cà phê 10 rau = 2 thìa cà phê 1 thìa dầu ăn. Lưu ý ở tuổi này: -Rau chỉ ăn lá, không dùng cuộng vì cứng -Bột là gạo tám thường không pha thêm bất cứ loại hạt gì, không pha gạo nếp. Nếu muốn thay đổi thì xay hạt riêng, khi nào đổi món thì chế vào thêm sau. Nhưng theo bác sỹ dinh dưỡng thì ko nên vì tuổi này bé chỉ ăn được có 10g bột, mà lại có 1 phần là hạt nữa thì tỉ lệ gạo rất ít. Hơn nữa bây giờ có nhiều đạm động vật rồi, ko cần bổ sung đạm thực vật, đạm động vật vẫn tốt hơn đạm thực vật. Không nên ăn các loại bột chế biến sẵn, có sẵn các loại hạt, ngày nào bé cũng ăn sẽ rất chán.v.v -Chưa nên ăn nước mắm, nếu có chỉ cho vài giọt. Cách nấu Cho nước lã vào với thịt đã xay nhuyễn và bột đánh tan. Lúc mới đun cho lửa to, quấy đều tay cho đỡ vón, Khi sôi thì cho nhỏ lửa, không cần quấy liên tục nữa. Từ lúc sôi đến khi bột chín là 7-10 phút. Rau thái chỉ băm nhỏ, sau khi băm nhỏ lại cho vào cối giã nhỏ. Khi bột chín mới cho rau vào. quấy thêm 1 chút nữa rồi mới bắc ra và cho dầu ăn vào. Ở lứa tuổi này, ngày ăn 1-2 bát, đồng thời bổ sung 600-800ml sữa mới là đủ. Từ 7 tháng -8 tháng: Thịt tăng lên 1,5 thìa, bột 3 thìa, các định lượng khác giữ nguyên. Từ 8-10 tháng: Nguyên liệu 200ml nước = 1 bát con nước 20g bột = 4 thìa cà phê 20 g thịt = 2 thìa cà phê 10 rau = 2 thìa cà phê 1 thìa dầu ăn. ½ thìa nước mắm Quấy tương tự. Lưu ý: -Ăn dần từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. -Nếu ăn trứng thì chỉ ăn lòng đỏ trứng, trên 1 tuổi thì mới nên ăn cả lòng trắng. 1 lòng đỏ trứng bằng 20g thịt. Trứng đánh tan với rau và cũng cho sau khi bột sắp chín. -Rau đối với trẻ dưới 1 tuổi thì chỉ ăn 10g mỗi bát, còn trên 1 tuổi thì 20g/1 bát. Ở tuổi này ăn 2-3 bát bột 1 ngày và cộng thêm 600-700ml sữa. (Choáng quá, Kem ko ăn được thế bao giờ, nhưng bác sỹ bảo thế thì cứ ghi cho các mẹ biết) Từ 10-12 tháng: Nguyên liệu 200ml nước = 1 bát con nước 30g bột = 6 thìa cà phê 30 g thịt = 3 thìa cà phê 10 rau = 2 thìa cà phê 1 thìa dầu ăn. ½ thìa nước mắm Nếu lứa tuổi này ăn cua đồng thì 5 con cua, giã ra được 60 g cua, lọc ra 1 bát nước đầy được 30g cua là đủ. Ngày ăn ba bát cháo. Lưu ý: Tuổi này nên ăn thêm mỡ , tốt nhất là mỡ gà, nếu cho mỡ thì thôi dầu, tỉ lệ tương tự dầu. Các lứa tuổi tuyệt đối ko nên chỉ ăn nước xương, nước xương ko hề có can xi. Muốn có canxi phải ninh cho đến khi nào xương nát nhừ, vụn mới ra canxi. Nhưng ko cần, trong các thực phẩm đã đủ canxi rồi. Từ 8 tháng có thể ăn tất cả các loại động vật tanh như tôm, cua , cá lươn.v.v -Nếu ko muốn quấy bột có thể dùng cháo xay cũng được. Trên 1 tuổi : Nguyên liệu: 1 bát cháo trắng 4 thìa rau 2 thìa dầu 1 nước mắm 3 thìa thịt Dầu ăn hoặc mỡ: 2 thìa nếu ăn thêm đậu phụ thì kết hợp 2/3 bìa đậu mơ với 1,5 thìa thịt là đủ cho bát cháo. Phương pháp hóa lỏng bột/cháo Áp dụng đối với các bé khó ăn đặc, hay nôn trớ khi ăn đặc thì vẫn với định lượng như vậy, làm loãng ra cho bé dễ ăn, nhưng vẫn ko bị giảm lượng ăn. 20g giá sống, rửa sạch, xay, lọc lấy nước đúng 1 bát như các định lượng nước bình thường, sau đó nấu như bình thường. Làm sữa chua từ sữa công thức: Pha đúng tỷ lệ như sữa bé đang uống: 200ml nước, 7 thìa sữa (thìa loại 30ml/1 thìa). 2 thìa sữa chua làm men 1 thìa đường Quấy đều, ủ ấm 40 độ C khoảng 3-4 tiếng. Các cách ủ: ủ trong hộp xốp, hoặc ủ trong nồi cơm điện để chế độ ủ (nhưng hơi nóng quá, nên bật lên rồi tắt đi 1 lúc mới cho vào, khi nào nguội lại bật lên), hoặc ủ bằng nước ấm cách thủy, nhưng khi nước nguội lại phải đổ nước nóng vào sao cho nhiệt độ khoảng 40 độ C. lắc thấy đông thì ăn được, có thể ăn ngay. Nếu để tủ lạnh có thể bảo quản được 2 ngày. . Cách chế biến thức ăn cho bé ăn dặm Ngày đăng: 14/07/2009 Trẻ càng nhỏ, thức ăn càng phải xay nhỏ, băm nhỏ, giã nhỏ. Khi bắt đầu tập trẻ ăn bổ sung. sung phải cho ăn cả cái, không nên chỉ ăn nước, kể cả rau. * Cho trẻ ăn dặm đúng cách * Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung? Nấu bột cho trẻ 5-6

Cách Chế Biến Hạt Sen Cho Bé Ăn Dặm

Trong hạt sen rất giàu dinh dưỡng với hàm lượng protein, kali, magie và phốt pho lớn bên cạnh đó hàm lượng mỡ bão hoà, natri và cholesterol lại rất thấp. Hơn nữa, hạt sen rất giàu chất xơ mà lại không chứa quá nhiều hàm lượng đường, cùng với hương bị thơm ngon sẽ giúp kích thích vị giác của bé.

Một số cách chế biến hạt sen cho bé ăn dặm.

Mẹ có thể cho bé ăn hạt sen bắt đầu từ 6 tháng tuổi, nhưng mẹ cần băm nhỏ hay xay nhuyễn để tránh trường hợp trẻ bị hóc khi ăn. Hạt sen tuy có lợi nhưng các mẹ không nên cho bé ăn thường xuyên vì nó sẽ làm cho bé có cảm giác ngán, khó ăn do hạt sen có vị ngọt và bùi.

Cháo gà hạt sen

Nguyên liệu chuẩn bị: hạt sen, thịt gà, gạo tẻ, gạo nếp, đậu xanh lột vỏ …

Gạo nếp và gạo tẻ đem vo sạch rồi để ngâm khoảng 30 phút cho gạo được nở. Loại bỏ tim sen có trong hạt sen rồi đem rửa sạch. Nếu không có hạt tươi bạn có thể mua các loại hạt đã sấy khô nhưng vẫn còn giữ được dưỡng chất.

Đậu xanh lột vỏ đem rửa sạch rồi sau đó ngâm trong vòng 20 phút. Thịt gà đem luộc chín, sau đó xé thành từng miếng nhỏ. Sử dụng lại nồi nước luộc gà cho tất cả các nguyên liệu gạo, đậu xanh, hạt sen vào nấu chín. Khi nồi sôi nhớ vặn lửa nhỏ để cháo nhừ từ từ. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Cháo chín múc ra bát cho thịt gà vào và thêm ít hành lá, cho trẻ ăn lúc nóng sẽ ngon hơn. Gà nấu cùng cháo đậu xanh hạt sen cho bé ăn dặm này sẽ cung cấp thêm đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho bé phát triển cân nặng.

Ngoài ra, trong thời kỳ ăn dặm, mẹ có thể bổ sung dầu ăn dặm cho bé hỗ trợ hệ tiêu hóa giúp hấp thụ tốt các loại dưỡng chất trong món cháo.

Cháo hạt sen thịt bò

Nguyên liệu chuẩn bị: thịt heo nạc, hạt sen, gạo tẻ, gạo nếp …

Gạo nếp và gạo tẻ rửa sạch và sau đó ngâm nước.Thịt heo rửa thật sạch, sau đó cắt nhỏ và xào sơ qua.

Hạt sen loại bỏ tim sen, rửa sạch sau đó đem luộc chín.

Bắc nước lên nồi đun sôi, sau đó cho gạo nếp và gạo tẻ vào nấu nhừ, thêm hạt sen và thịt vào nấu chung. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Múc ra tô và cho bé ăn nóng.

Cháo hạt sen cho bé ăn dặm các cách nấu vô cùng đơn giản và vô cùng dễ ăn phù hợp với tất cả các bé. Chào bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, chất đạm và các dưỡng chất khác.

Cháo hạt sen cá chép

Nguyên liệu chuẩn bi: cá chép, gạo ngon, hạt sen, nấm rơm, củ nghệ, hành lá ..

Cách chế biến:

Cá chép mua về sơ chế thật sạch, loại bỏ hết vảy và phần ruột. Để cá ráo nước sau đó đem luộc chín. Sau khi cá chín bạn cẩn thận chỉ lọc lấy phần thịt cá và loại bỏ hết phần xương cá.

Hạt sen loại bỏ vỏ và tim sen, sau đó ngâm nước và rửa sạch. Gạo vo sạch và cho cùng hạt sen vào nồi nước luộc cá rồi đun sôi. Đun sôi cháo khoảng từ 40 đến 50 phút cho nguyên liệu thật nhừ và nhuyễn.

Củ nghệ đem cạo vỏ, sau đó rửa sạch và giã nhuyễn. Nấm rơm đem ngâm nước thật kỹ, sau đó rửa sạch và cắt nhỏ. Bắt chảo lên cho nóng, cho chút dầu ăn vào xào chung với nghệ, nấm rơm và thịt cá luộc, nêm nếm sao cho vừa ăn.

Khi nồi cháo đã nhừ bạn cho hỗn hợp vừa xào vào khuấy đều và nấu thêm từ 5 đến 7 phút.

Múc cháo ra bát cho thêm ít hành hoa và nên cho bé ăn lúc nóng.

Giống như cháo đậu xanh hạt sen cho bé ăn dặm thì giá trị dinh dưỡng trong cháo cá chép hạt sen này cũng tương tự, tuy nhiên cách chế biến món này có phần phức tạp và rườm rà hơn. Bạn cũng cần phải lưu ý khi lấy thịt cá, nhớ loại bỏ hết phần xương cá để bé được an toàn hơn.

Qua bài viết trên, vnshop mong rằng đã đem lại nhiều thông tin hữu ích về cách chế biến hạt sen cho bé ăn dặm tới các mẹ. Xin cảm ơn các mẹ đã dành thời gian đọc bài viết này và hẹn gặp lại các mẹ ở những bài viết tiếp theo.

Cách Chế Biến Tổ Yến Cho Bé Ăn Dặm

Cách chế biến tổ yến cho bé ăn dặm như thế nào? Cho trẻ ăn tổ yến quá sớm thực sự có tốt không? là những câu hỏi thường nhận được từ các bà mẹ trẻ. Chúng tôi xin hướng dẫn cách chế biến tổ yến cho bé ăn dặm đơn giản,hiệu quả và nhanh chóng giúp trẻ phòng tránh được bệnh tật, phát triển hoàn thiện cơ thể tốt nhất.

Tổ yến là gì?

Từ xưa đến nay,tổ yếnđược coi là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng bậc nhất. Chính vì giá bán quá cao nên người ta thường nghĩ rằng tổ yến rất xa xỉ chỉ dành cho người giàu có, quý tộc. Một số người khác lại quan niệm vì tổ yến quá dinh dưỡng nên chỉ khi nào bị bệnh nặng mới dùng. Nhưng ngày nay thì khác, tổ yến đã trở nên ngày càng thông dụng hơn. Khoa học hiện đại đã phân tích thành phần dinh dưỡng trong tổ yến gồm có 18 loại axit amin, cùng với glyco và protein. Trong đó 7 loại glyco là thành phần giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ và tổng hợp protein vào cơ thể trở nên dễ dàng và nhanh chóng.

Protein của tổ yến chứa tới 18 thành phần acid amin và 31 nguyên tố đa vi lượng là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu, một vài nguyên tố khoáng vi lượng Ca và Fe … giúp trẻ em và người sử dụng tăng cường trí nhớ, bồi bổ thần kinh, chống lão hóa. Đặc biệt tổ yến có vị ngọt, tính bình, bổ phế vị, giúp em bé kích thích tiêu hóa và ngủ ngon.

Cách chế biến tổ yến cho bé

Cháo tổ yến

Nguyên liệu Thực hiện Bước 1: Làm chín bí đỏ

Bí đỏ hay còn gọi bí ngô, bạn chọn bí đã chín tới là ngon nhất. Bí ngô gọt vỏ, bỏ hạt rồi rửa sạch sau đó cắt miếng nhỏ( cắt nhỏ sẽ mau chín và dễ tán ).Cho bí vào nồi và hấp cách thủy. Hấp chín bí thì bỏ ra ngoài và dùng thìa tán nhuyễn bí ra.

Bước 2: Ngâm tổ yến

Tổ yến làm sạch trước khi nấu bạn cho vào bát nước lạnh và ngâm trong khoảng 1/2 tiếng đồng hồ cho yến nở. Một điều bạn nên nhớ không chỉ riêng với cháo tổ yến mà với bất kì cách chế biến nào với loại thực phẩm này thì bạn cũng nên chú ý thời gian ngâm. Không nên ngâm tổ yến quá lâu, sẽ dẫn đến tổ yến bị nát, không giữ được các chất dinh dưỡng khi nấu.

Tổ yến sau khi ngâm bạn vớt ra, rồi cắt nhỏ.

Bước 3: Ninh cháo

Gạo tẻ và gạo nếp bạn đã vo sạch vào nồi ninh cho nhừ.

Khi gạo đã nhừ bạn cho bí đỏ đã tán nhuyễn vào, khuấy đều cho gạo và bí đỏ sánh quyện vào nhau.

Cuối cùng bạn cho tổ yến đã cắt nhỏ vào nồi cháo, nêm nếm gia vị vừa ăn và ninh thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.

Như vậy cách nấu tổ yến cho bé thật là đơn giản. Bạn có thể thay thế bí đỏ bằng các nguyên liệu rau củ khác (cà rốt, hạt sen, đậu bo, rau bó xôi, khoai tây, …) để thay đổi khẩu vị và tập cho bé ăn được nhiều loại thực phẩm.

Chúng tôi cũng chia sẻ thêm với các mẹ thêm một số lưu ý khi cho bé ăn tổ yến như sau:

Bé dưới 7 tháng không nên ăn tổ yến vì trong thời kỳ này dạ dày và hệ tiêu hóa của bé chưa được phát triển hoàn chỉnh.

Tổ yến nên ăn đúng thời điểm. Các mẹ nên cho bé ăn tổ yến vào 2 thời điểm như buổi sáng vừa thức dậy và buổi tối trước khi ngủ. Đây là hai thời điểm khi ăn tổ yến có thể hấp thu được đầy đủ dinh dưỡng nhất.

Tổ yến tốt và bổ dưỡng nhưng vì có hàm lượng chất dinh dưỡng cao như thế nên mẹ chỉ nên cho bé ăn 2-3 bữa trong 1 tuần là đủ. Tránh cho trẻ ăn quá nhiều và thường xuyên sẽ dẫn đến trẻ không hấp thụ hết chất dinh dưỡng, gây ra thừa chất, chán ăn.