Đề Xuất 4/2023 # » Tới Malaysia Mà Chưa Ăn Asam Laksa Thì Rất Phí! # Top 7 Like | Ctc-vn.com

Đề Xuất 4/2023 # » Tới Malaysia Mà Chưa Ăn Asam Laksa Thì Rất Phí! # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về » Tới Malaysia Mà Chưa Ăn Asam Laksa Thì Rất Phí! mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ăn uống

Tới Malaysia mà chưa ăn Asam Laksa thì rất phí!

30. 03. 17 – 6:29 am

Zenith Phương

Malaysia có 3 sắc tộc chính cùng sinh sống là dân Mã Lai, dân gốc Hoa và dân gốc Ấn, chưa kể một lượng lớn dân nhập cư qua đây làm các việc lao động phổ thông chân tay. Văn hóa họ thì chuẩn như câu “hòa nhập mà không hòa tan” bởi dù sống trong cùng một đất nước nhưng dân nào thường giao lưu chủ yếu cùng người của dân nấy. Ví dụ như ngôn ngữ chính thức của quốc gia là Bahasa nhưng quanh đi quẩn lại có mỗi người Mã nói tiếng này. Dân gốc Hoa thì vẫn tiếng Hoa và tiếng Anh. Dân Ấn vẫn tiếng Hindu hoặc Tamil.

Tuy vậy ẩm thực lại là ngoại lệ.

Đặc trưng nhất là ẩm thực Nyona – một sự kết hợp của phong cách nấu ăn Trung Hoa và Malay/Indo. Và hầu như các nhà hàng món Malay/Indo trên khắp thế giới đều theo phong cách ẩm thực này. Đơn giản vì nó đa dạng hơn, phù hợp với nhiều khẩu vị hơn, “dễ ăn” hơn đối với thực khách.

Asam Laksa là đứa con nổi tiếng nhất của ẩm thực Nyona, đến mức CNN đưa món này vào trong danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới (asam laksa xếp thứ 7 còn phở của Việt Nam xếp thứ 28).

Asam có nghĩa là me chua. Laksa là tên gọi chung của món mỳ/bún gạo, sợi trắng to và tròn, có màu trắng đục, hơi trong, ăn dai dai, khá là giống với bánh canh của miền Trung Việt Nam. Asam Laksa hiểu nôm na là món bún cá chua cay, vừa nhiều dinh dưỡng lại dễ ăn, dễ gây thương nhớ. Giống như ở Việt Nam, thi thoảng ra ăn bát bún riêu để đổi vị thì với các bạn bên Malaysia chính là món Asam Laksa này đấy!

Công phu nhất là cá nục (mackerel) được ninh với hỗn hợp gia vị trên nhiều giờ liền, đến mức xương cũng nhừ ra, thịt cá vụn tan trong nước. Ngoài cá, balacan (một dạng mắm tôm đặc trưng của người Mã lai/Indo) cũng được cho vào để thêm vị ngọt và cay nồng. Chuẩn asam laksa là ăn ở những quán cóc nhỏ nên chả mấy khi nhìn thấy cả tảng cá nục còn nguyên. Bao nhiêu tinh hoa tan hết vào trong nước dùng nên thực khách sau khi ăn hết sạch bún thì vẫn cố mà cầm bát xì xụp cho bằng hết cái chỗ nước suýt đặc và sánh còn lại ấy.

Chỗ nào mà nước dùng của bát Asam Laksa trong màu, không thấy sánh và đặc thịt cá vụn thì chắc chắn là do họ lạm dụng gia vị quá nhiều. Hàng quán ngon không ai lại làm như vậy.

Vị chua của me và quả chua thanh, không bị gắt – đây chính là dấu ấn của người Trung Quốc trong bát asam laksa. Nếu vô tình đi qua nồi nước dung đang ninh, chắc chắn khó ai có thể cầm lòng được bởi vị ngọt và chua thơm nức ấy.

Asam Laksa khá cân bằng giữa ngọt, chua, cay và mát. Ngọt do cá, tôm trong balacan, và dứa. Chua của me, dứa. và quả chua. Cay của ớt và balacan. Mát thì nhờ dứa sống, dưa chuột và hành tây. Có lẽ đây là lý do mà khi ăn xong người ta ít khi bị nóng quá mức, đến mức đầm đìa mồ hôi nhưng cái lưỡi thì vẫn phai hoạt động hết công suất bởi quá nhiều cung bậc khác nhau của vị giác.

Trong tất cả các vùng thì Penang nổi tiếng nhất với món Asam Laksa này, có thể vì nước ninh cá ngọt nhất, mà cũng có thể vì ở đây, cái bát bún nó nhỏ xíu. Ai ăn xong cũng vẫn cảm giác thòm thèm, chưa đã, muốn kêu thêm.

Mặc dù đây là món Halal (không sử dụng thịt lợn, phù hợp cho dân đạo Hồi) và là kết hợp giữa gia vị Trung Quốc với gia vị Malay/Indo, nhưng bạn tôi bảo nếu thấy người đứng bếp không phải là người Hoa thì chắc chắn sẽ không ngon! Nghe thì có vẻ phân biệt sắc tộc nhưng đúng là vậy.

Ở Việt Nam, nếu các bạn muốn thử Asam Laksa có thể ghé những quán bán đồ Malay/Indo phục vụ các đoàn khách đạo Hồi. Được đánh giá cao nhất là mấy quán ở đường Đông Du, Quận 1, Tp HCM. Vào ăn thử cho biết nhỉ, tại sao không?!

Chia sẻ:

Rất Lãng Phí: Có 2 Bộ Phận Ngon Và Bổ Của Con Cá Đang Bị Vứt Đi Hàng Ngày

Từ lâu, cá đã được coi là một món ăn mang giá trị dinh dưỡng cao, có phần vượt trội hơn thịt động vật. Từ cá, chị em nội trợ có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cá rán, cá om dưa, cá nấu chua hoặc gỏi cá,…

Khi sơ chế thịt cá, chị em thường có thói quen vứt bỏ các bộ phận bên trong nội tạng nhưng cũng có nhiều người thích ăn lòng cá.

Hầu hết, họ đều không biết rằng, lòng cá có những bộ phận chứa các chất dinh dưỡng cực tốt cho sức khỏe, đồng thời cũng có bộ phận gây ngộ độc cơ thể.

Thạc sĩ Lý Tuấn Kiệt (Trưởng phòng phân tích sắc ký – Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm chúng tôi chỉ rõ: “Lòng cá bao gồm các bộ phận gan, mật, ruột và trứng.

Trong đó, gan và trứng cá chứa nhiều chất béo không bão hòa, đặc biệt là omega 3 và omega 6 rất tốt cho sức khỏe. Còn, ruột và mật có thể gây ngộ độc do chứa một số độc chất”. Bộ phận nên ăn

Gan cá có hàm lượng cholesterol cao hơn so với động vật trên cạn. Ngoài ra, nó chứa nhiều chất đạm, chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe con người.

“Gan cá thường được chưng cách thủy cùng hạt tiêu giúp bổ phổi sáng mắt. Trẻ con còi xương ăn món ăn này sẽ cao lớn nhanh hơn “, Ths. Lý Tuấn Kiệt cho hay.

Bộ phận trứng trong lòng cá chứa nhiều vitamin A và chất béo không bão hòa. Đặc biệt, hàm lượng omega 3 của nó rất tốt cho mắt và phát triển trí não.

Bộ phận độc của lòng cá

Ruột và mật là hai bộ phận có thể gây hại cho sức khỏe người thưởng thức. Vì vậy, chị em nội trợ cần phải loại bỏ khi sơ chế thịt cá.

Lý giải nguyên nhân ruột cá trở thành bộ phận bẩn nhất, Ths.Lý Tuấn Kiệt cho biết, cá sống dưới nước và ăn rất nhiều tạp chất.

Chúng sẽ đi qua miệng và nằm lại trong ruột cá. Ngoài ra, ruột cá rất có khả năng nhiễm ký sinh trùng, trứng sán, trứng giun và giun xoắn.

Trong trường hợp, ruột cá to, chị em có thể giữ lại ăn nhưng cần tách cẩn thận phần ruột ra khỏi mình cá. Sau đó, ruột được rửa và bóp muối sạch. Khi chế biến, ruột cá cần phải nấu chín, tránh nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột.

Theo Ths.Lý Tuấn Kiệt, con người không nên ăn mật động vật nói chung và cá nói riêng.

Bởi, mật cá là nơi cung cấp các men, enzim, đồng thời cũng chứa rất nhiều độc tố. Ăn vào, con người có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp, thậm chí tử vong.

Ngoài việc vứt bỏ cỗ lòng cá, nhiều người còn có thói quen không ăn da cá. Tuy nhiên, đó là hành động lãng phí, vứt bỏ đi những giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

“Da cá chứa nhiều khoáng chất như protein, axit béo không bão hòa, lưu huỳnh, choline, lecithin và canxi. Các chất đó có chức năng hoạt động riêng:

– Choline có tác dụng tăng cường trí nhớ. – Lecithin bảo vệ gan, thúc đẩy thần kinh và đại não phát triển. – Axit béo không bão hòa có tác dụng phòng và điều trị sơ vữa động mạch, cholesterol trong máu cao, cao huyết áp và bệnh tim mạch.

Do đó, thường xuyên ăn da cá sẽ đem lại lợi ích lớn cho sức khỏe con người”, Ths.Lý Tuấn Kiệt khuyến cáo.

theo Khám phá

Fan Cuồng Của Những Loại Súp Đã Biết Đến Món Súp Bột Báng Nghe Thì Lạ Mà Lại Ngon Không Tưởng Của Người Quảng Nam Chưa?

Không chỉ là nguyên liệu thường thấy trong các món tráng miệng ngon ngọt như chè chuối bột báng miền Tây, hay bánh bột báng bọc đậu xanh miền Bắc…, bột báng còn trở thành loại nguyên liệu chính để làm nên món súp đậm đà, bổ dưỡng và dễ ăn cho người Tam Kỳ đổi bữa.

Để có được hương vị gọi mời, vừa ngon miệng lại vừa ngon mắt, người ta sẽ phải chọn loại bột tốt nhất. Những loại bột có màu trắng trong, không ngả sang màu hơi đục sẽ tạo nên được độ mềm vừa phải, không dai cũng không nhão, bát súp bày ra sẽ đẹp mắt khi từng hạt tách rời, không dính thành từng mảng lúc thưởng thức.

Cũng giống như cách chế biến các món súp khác, một nửa thành công của món súp bột báng phụ thuộc vào nước hầm xương, một nửa còn lại phụ thuộc vào chất lượng bột. Sau khi bột báng được luộc với nước sôi cho từng hạt nở to, trong suốt và xối nước lạnh để nguội, người ta sẽ chuẩn bị nước dùng được hầm từ xương lợn hoặc gà. Nước dùng trong, ngọt được ninh trong khoảng 3 tiếng sẽ tạo nên vị đậm đà nhất cho món súp bột báng.

Tuy nhiên, điều độc đáo của món súp này là các nguyên liệu chính sẽ được để riêng. Người ta cho thêm vào nước dùng trứng gà đã đánh tan, khuấy đều tay cho đến khi tơi thành sợi và thịt cua kèm thịt lợn tách ra từ xương hầm. Sau đó, đun lửa nhỏ để các nguyên liệu được hòa quyện vào nhau.

Cách ăn súp bột báng sẽ gần giống với cách người ta ăn bún hay mì thông thường, cho bột báng ra bát, đổ nước dùng xâm xấp mặt và thêm vào đó các loại topping, ngò, tiêu, ớt bột tùy khẩu vị người ăn.

Với những người thích đơn giản thì bò viên, trứng chim cút kèm một ít dầu mè và ớt bột là đủ. Còn những người thích sự đa dạng hương vị thì có thể thêm cả tôm, giò lụa, nấm để tạo thành bát súp bột báng thập cẩm.

Cũng có nơi người ta thích hương vị đậm đà hơn nên sẽ cho tất cả nguyên liệu vào nồi, ai ăn lại múc ra bát. Nhưng dù ăn bằng cách nào thì cái sự mềm trơn, deo dẻo của bột báng cũng sẽ khiến bạn thích thú. Thêm một chút tiêu đen và nước mắm ớt, hương vị bát súp bột báng rõ nét hơn với chút hăng hắc cay hài hòa cùng vị ngọt từ thịt cua và tôm kèm một chút bùi bùi của trứng cút. Những ngày trời chuyển lạnh, miền Trung đổ mưa tháng 12, được xì xụp từng thìa bột báng nóng hổi, cảm nhận cái vị đậm đà tự nhiên lại thấy lòng ấm lạ!

Cách Chế Biến Thức Ăn Cho Cá Giúp Tiết Kiệm Chi Phí

Trong quá trình chăn nuôi thủy hải sản, người chăn nuôi luôn phải bỏ ra một khoảng chi phí rất lớn để mua các thức ăn công nghiệp cho cá. Chính vì vậy mà những năm gần đây người nuôi thường lựa chọn phương pháp tự chế biến thức ăn cho cá để giảm thiểu chi phí. Việc tự chế biến thức ăn cho cá không chỉ giúp các nhà nông tiết kiệm chi phí, nó còn góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phòng ngừa một số bệnh thường gặp ở cá.

Cách chế biến thức ăn cho cá

Lúa: Các giống lúa ở Việt Nam hiện nay, hàm lượng Protein trung bình rơi vào khoảng 7-8%, 60% tinh bột, ngoài ra trong lúa còn chứa nhiều loại vitamin như: B1, B2, B6,.. Với những người chuyên chăn nuôi cá nước ngọt sẽ dùng thóc mầm cho cá ăn.

Cám gạo: Đây có thể xem là một trong những nguyên liệu được người nhà nông ưa thích khi chế biến thức ăn cho cá. Protein có chứa trong cám gạo khoảng 13,3%, bên cạnh đó trong cám gạo còn chứa khá nhiều Vitamin B1, E và chất xơ.

Ngô: Hàm lượng Protein có trong ngô khá cao ( 10,6%), giá trị Protein của chúng sẽ được tăng cường nếu được trộn lẫn chung với đậu tương và một số nguyên liệu khác như: Cá tạp, ốc bưu vàng,.. Ngô cũng có chứa rất nhiều tinh bột ( 69,2%) tuy nhiên chúng lại rất nghèo canxi.

Sắn: Bột sắn được nghiền nát có hàm lượng đạm thô khoảng 3,52%, béo thô 1,04%, xơ thô 1,35% và khoáng tổng hợp là 1,58%. Bột sắn rất dễ được phân biệt với các loại tinh bột khác nhờ màu trắng đặc trưng và có tính kết dính cao, chính vì thế chúng thường được trộn chung với bột ngô, gạo, đậu tương để tăng độ kết dính cho thức ăn.

Đậu tương: Được xếp vào loại thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên chúng được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Protein có trong đậu tương có hàm lượng rất cao ( 40%), thậm chí ở một số loại đậu tương hàm lượng Protein có thể lên đến 43-50%. Trong đậu tương còn chứa nhiều vi chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể: Canxi, sắt, photpho, chất xơ.

Cá tạp: Có hai loại cá tạp phổ biến nhất là cá tạp nước ngọt và cá tạp nước mặn, phần lớn người nuôi cá nước ngọt rất thích bổ sung cá tạp vào thức ăn cho cá. Nguồn thực phẩm này có lượng Protein cực cao, đồng thời chúng cũng rất dễ để tiêu hóa nên được rất nhiều người chăn nuôi lựa chọn để chế biến thức ăn cho cá.

Ốc bưu vàng: Được xếp vào nhóm thức ăn có hàm lượng Protein cao nên được khá nhiều người lựa chọn làm thức ăn cho cá, thịt ốc bưu vàng thường được hấp chín sau đó phơi thật khô rồi nghiền thành bột mịn để bổ sung vào thức ăn.

Đối với bất kỳ vật nuôi nào nếu không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và thức ăn cần thiết sẽ khiến chúng chậm lớn, kém ăn và đồng thời rất dễ mắc bệnh. Trong quá trình chăn nuôi cá, nếu các hộ gia đình không muốn sử dụng các loại thức ăn công nghiệp thì có thể áp dụng công thức chế biển thức ăn cho cá sau đây. Công thức này được chế biến theo tỷ lệ được các chuyên gia về thủy hải sản đề nghị.

Các loại thức ăn như: gạo, ngô, sắn,… sau khi nghiền nhỏ thì trộn theo tỉ lệ 30% bột ngô + 30% cám + 10% bột cá + 10% thóc nghiền + 20% bột đỗ tương. Nếu có điều kiện thì các bạn nên ủ men trước khi cho cá ăn, bên cạnh đó một số loại tinh bột nên được nấu chín để giúp cá dễ tiêu hóa.

Một số lưu ý khi chế biến thức ăn cho cá

Một số nguyên liệu như: đậu tương, khô dầu thường có chứa những thành phần khó tiêu hóa và có thể chứa một số độc tố, nấm mốc. Vì thế khi chế biến thức ăn cho cá các bạn nên xử lý trước bằng nhiệt độ hoặc dùng chúng cho các đối tượng có độ mẫn cảm thấp.

Có thể trộn thêm các loại Vitamin hay thuốc phòng ngừa bệnh trong thức ăn cho cá khi chế biến. Với dạng thức ăn được nấu chín nên trộn Vitamin sau khi chúng đã được nấu chín ( Trộn khi nguội).

*****

Bạn đang đọc nội dung bài viết » Tới Malaysia Mà Chưa Ăn Asam Laksa Thì Rất Phí! trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!