Cập nhật nội dung chi tiết về Thưởng Thức Món Chè Mít Đát Nổi Tiếng Của Phú Yên mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Xứ “hoa vàng cỏ xanh” Phú Yên được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho một vẻ đẹp hoang sơ với nhiều cảnh quan tự nhiên yên bình và tươi đẹp như: Ghềnh Đá Đĩa, Bãi Xép, Bãi Môn, Mũi Điện Đại Lãnh, Vịnh Xuân Đài,… Về với miền đất mộc mạc và êm đềm này, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng quang cảnh bình yên, hiền hòa mà còn được khám phá những món ăn đặc sản địa phương vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt, có một đặc sản “ăn rồi nhớ mãi không quên” đó là món chè mít đát mát lạnh, ngọt lịm.
Chè mít đát là một món chè trái cây có tác dụng giải nhiệt, làm dịu mát trong những ngày hè nóng nực. Nguyên liệu chính để làm nên một bát chè mít đát ngon, bổ dưỡng là hạt đát và mít. Bên cạnh đó còn có thể có thêm các nguyên liệu khác như dứa, dừa, đường phèn tùy vào sở thích của mỗi người. Nguyên liệu tưởng chừng như đơn giản nhưng chè mít đát Phú Yên lại được lòng rất nhiều du khách khi đến với vùng đất này.
Hạt đát (một số nơi gọi là hạt đác) là một loại hạt quen thuộc của người dân miền Trung. Hạt đát lấy từ quả đát – một loại quả rừng gần giống như quả dừa nhưng nhỏ hơn, chỉ có ở vùng Nha Trang và Phú Yên. Hạt đát có màu trắng đục, khi ăn dẻo, giòn, có vị thanh mát, có công dụng rất lớn trong việc giúp ngăn ngừa loãng xương, điều trị viêm khớp, tốt cho tim mạch và tiêu hóa,…
Quả đát sau khi hái về được tách vỏ lấy hạt đát bên trong và làm sạch rồi đem luộc chín. Sau đó rửa sạch lại với nước lạnh, ngâm hạt đát và đường phèn khoảng 30 phút. Đun hỗn hợp hạt đát cùng với đường và nước dưới lửa nhỏ vừa phải để đường ngấm vào hạt.
Chè hạt đát sau khi được nấu chín thì để nguội. Cho chè ra từng bát, ly, sau đó cho thêm các nguyên liệu sợi mít chín đã được xé, dứa thái mỏng, đá lạnh là bạn có thể thưởng thức món chè mít đát thanh mát rồi.
Chè mít đát ngọt theo kiểu thanh mát nên ăn không hề ngán. Vị ngọt nhè nhẹ của đường cùng với vị bùi bùi, béo béo của hạt đát, mùi thơm của mít và dứa tạo nên một chè giải nhiệt ngon ngọt tuyệt vời, “ăn một lần nhớ mãi không quên”.
Đây là một món ăn đặc trưng của Phú Yên nên nó có mặt ở hầu hết các quán chè lớn, nhỏ với giá rất bình dân.
Video: Thưởng thức chè mít đát tại Tuy Hòa
5
/
5
(
4
bình chọn
)
Nấu Bánh Canh Hẹ Phú Yên Hấp Dẫn Mời Cả Nhà Thưởng Thức
Bánh canh lá hẹ là đặc sản của các tỉnh miền Trung như Phú Yên hay Nha Trang. Một tô bánh canh hẹ đầy đủ trước hết phải có nước dùng xương thật ngọt, sau đó có thêm chả cá dai dai, trứng cút, xương đã được ninh mềm và đặc biệt là thật nhiều hẹ xắt nhỏ. Trời mưa bỗng nhớ quá vị đậm đà của to bánh canh hẹ xứ Nẫu, thôi thì cùng Bếp Trưởng Á Âu vào bếp nấu một nồi bánh canh ấm nóng đãi cả nhà cho vơi nỗi nhớ quê.
Thật ra nấu bánh canh hẹ cũng không quá khá hay quá lạ lẫm bởi các bước cũng “na ná” như nấu bánh canh xương hay chả cá. Điều đặc biệt là tìm được hẹ thật tươi, ngọt và ngon. Hẹ cọng càng nhỏ thì càng thơm và ăn không có cảm giác bị lợn cợn hay “dắt răng”. Ở miền Nam mùa nước nổi có loại hẹ nước rất ngọt được xem như là “sản vật” mùa lũ. Nếu có dịp kết hợp bánh canh hẹ của miền Trung với hẹ nước của miền Nam trong khi thực hiện cách nấu bánh canh hẹ, đó quả thực là một sự kết hợp quá thú vị mà bạn không nên bỏ qua.
Nguyên liệu chuẩn bị đơn giản cần có
Xương heo: 1kg
Chả cá: 100gram
10-15 trái trứng cút
Củ cải trắng: 1 củ tỉa hoa hoặc cắt khoanh
Cà rốt: 1 củ tỉa hoa hoặc cắt khoanh
Nấm rơm: 150gram (khứa nhẹ đầu nấm để khi hầm cùng nước xương sẽ ngọt hơn)
Hẹ: 350gram
Hành lá: 4-5 cây
Gia vị: Nước mắm, muối, bột ngọt, hạt nêm
Hành tím
Dầu ăn.
Thực hiện cách nấu bánh canh hẹ
Cách nấu nước lèo bánh canh hẹ
Xương heo bạn rửa qua 2-3 lần với nước sạch và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 7-10 phút rồi xả lại một lần nữa với nước sạch. Tiếp theo đó, bạn chần xương qua với nước sôi trong khoảng 5 phút để xương ra hết các chất bẩn.
Chần xương heo xong, bạn phi vàng khoảng 2 củ hành tím thái mỏng rồi cho xương heo vào xào sơ. Khi cảm thấy đã dậy mùi thơm, bạn đổ khoảng 1,2 lít nước vào nồi và bắt đầu ninh. Xương heo ninh khoảng 45-60 phút là đã có thể dùng được. Tuy nhiên nếu có nhiều thời gian hơn, bạn có thể ninh từ 1 tiếng rưỡi đến 1 tiếng 45 phút thì sẽ cho nước dùng ngọt hơn.
Lưu ý: Khi cho xương vào và nước sôi, bạn nhớ hớt bọt và vặn nhỏ lửa. Khi xương đã ninh được khoảng 30 phút (hoặc ½ thời gian so với dự định) bạn thả củ cải trắng, cà rốt và nấm rơm vào cùng. Trước khi tắt bếp khoảng 5 phút, bạn cho tiếp khoảng 4 đầu hành vào nồi rồi tắt bếp.
Sơ chế một số nguyên liệu khác
Chả cá bạn cắt miếng vừa ăn
Hành tím thái mỏng rồi phi thơm, vàng và vớt ra tô (để bớt dầu mỡ lại)
Hành lá, hẹ cắt thật nhuyễn. Bạn cắt càng nhuyễn thì hẹ sẽ càng thơm và nhìn càng thích mắt
Bánh canh trụng qua với nước nóng
Giá bạn có thể trụng sơ trước.
Thưởng thức
Xếp ra tô lần lượt là giá, bánh canh, hành lá, hẹ, chả cá và trứng cút. Sau đó, bạn chan nước dùng nóng thật nóng vào, xúc thêm một ít hành phi, tiêu xay, ớt lát, chanh. Vậy là món ăn đã hoàn thành rồi đấy!
Bánh canh hẹ ở Sài Gòn là một món ăn được rất nhiều thực khách “săn đón” và ưa chuộng. Để đáp ứng nhu cầu học cách nấu bánh canh ngon nhất cũng như món bánh canh hẹ nói riêng, Bếp Trưởng Á Âu giới thiệu đến bạn lớp học chuyên đề nấu bánh canh. Khác hẳn với việc tự nấu tại nhà, tham gia lớp học chỉ 1 buổi sẽ giúp bạn tự tin nấu một nồi bánh canh ngon với đẳng cấp khác biệt, sử dụng nhiều nguyên liệu hơn với cách nêm nếm chính xác và đậm đà hơn để có thể kinh doanh.
10 Món Đặc Sản Nổi Tiếng Của Vùng Chè Thái Nguyên
Thái Nguyên được du khách biết đến không chỉ là vùng đất nhiều danh thắng, di tích lịch sử mà còn là vùng chè có nhiều món ăn đặc sản vô cùng độc đáo, mang đậm tinh hoa núi rừng.
Bánh Chưng Bờ Đậu được làm từ gạo nếp nương của vùng rừng Định Hóa, thịt lợn sạch của người dân tộc, dưới bàn tay lành nghề của người dân Sơn Cẩm.
Bánh Chưng Bờ Đậu mang hương vị đặc biệt mà không nơi nào có được. Bên cạnh đó, lá rong dùng để gói bánh là lá rong rừng, mọc hoàn toàn tự nhiên và được thu hái tại vùng núi Na rỳ của tỉnh Bắc Kạn nên khi luộc xong màu bánh trông rất đẹp mắt.
Muốn có cơm lam ngon, đầu tiên phải có loại nếp ngon, ấy là thứ nếp cái hoa vàng trồng trên nương, hàng năm thu hoạch vào khoảng tháng 9, tháng 10.
Róc hết lớp vỏ nứa bị cháy, cắt ống cơm lam thành từng khoanh, bày ra đĩa, khoanh cơm mịn màng như khúc giò, mùi thơm mời gọi khách phương xa nếm thử. Cơm nếp lam có thể để được cả tuần mà không bị thiu hay vữa. Cơm lam ăn với muối vừng vừa dân dã vừa mộc mạc, vừa đậm đà khó quên.
Tiếng Tày coóc mò có nghĩa là sừng bò (coóc: sừng, mò: bò). Gọi thế vì bánh có hình chóp nhọn, trông giống sừng bò. Bánh làm bằng gạo nếp, gói bằng lá chuối hoặc lá dong, không nhân. Bánh cooc mò được làm từ loại nếp ngon nhất mà bà con vùng núi cao trồng trên nương nên hương vị của bánh rất ngon, thơm, vị ngọt, dẻo, có thể ăn no mà không thấy ngán.
Bánh cooc mò đặc sản Thái Nguyên có màu xanh nhạt của lá chuối, vị dẻo, thơm thanh khiết hương thơm của ruộng đồng vùng núi cao. Tuy bánh không có nhân nhưng càng nhai càng cảm nhận được vị thơm, béo, dẻo ẩn chứa trong từng hạt nếp. Người ưa ngọt có thể ăn bánh cooc mò kèm mật ong hay đường kính.
Trám đen là cây thân mộc, có thể sống trên một trăm năm, ra hoa vào tháng hai, chín quả vào tháng bẩy, quả trám hình thoi, khi chín có màu đen, cùi trám màu vàng, hạt trám nhọn hai đầu, nhân trám trắng ngần.
Thông thường có hai cách chế biến trám là trám om và trám nấu. Từ trám nấu có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, trong đó món gỏi trám và món nham đã trở thành đặc sản.
Đặc sản hàng đầu của Thái Nguyên phải nói ngay đến là trà, bởi nước trà Thái đượm đà vị chát dịu, để lại dư vị ngọt ngào và thoảng hương thơm mùi cốm, khiến cho ai mới nhấp môi cũng sẽ còn nhớ mãi.
Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp nên đâu đâu trên miền đất Thái Nguyên cây chè cũng phát triển tốt tươi, đã có những vùng chè nổi tiếng như chè La Bằng (Đại Từ); chè Khe Cốc (Phú Lương); chè Trại Cài (Đồng Hỷ) nhưng nổi tiếng hơn cả là chè Tân Cương (TP Thái Nguyên). Quả thật Trà Tân Cương Thái Nguyên đã sánh ngang được với trà Atxam nổi tiếng của Ấn Độ hay trà đặc sản Long Tỉnh của Trung Quốc.
Nhà thơ Dương Thuấn cũng đã phải thốt lên trong bài thơ Trà Thái Nguyên:
“Trà Nhật, trà Tầu, trà năm châu bốn bể Uống bao thứ trà của nghìn muôn sứ sở Chẳng đâu ngon thơm như trà Thái Nguyên”
Ai đã một lần từng về xã Úc Kỳ (Phú Bình) đều không thể bỏ qua việc nếm thử vị ngon ngọt, đậm đà của món tương nếp ở nơi này. Đây là đặc sản được làm từ hạt lúa nếp Thầu dầu, một nguyên liệu quan trọng tạo nên sự khác biệt của tương nếp Úc Kỳ với những sản phẩm tương ở các địa phương khác.
Nghề làm tương ở xã Úc Kỳ không rõ chính xác có từ bao giờ, chỉ biết từ lâu, mỗi gia đình đều có ít nhất 1 chum tương để ăn trong năm và làm quà biếu khách đến chơi. Theo thời gian, nghề làm tương nếp đã trở thành nghề truyền thống của người dân địa phương và là thứ ẩm thực đặc sản đang dần vươn xa ra các thị trường trong, ngoài tỉnh.
Không giống với các loại nem chua khác có thể bóc ra là ăn được ngay, nem chua Đại Từ cần có một thao tác nhỏ nữa là nướng bằng than củi hoặc lăn qua chảo mới có thể ăn được. Với thành phần gồm có: thịt nạc mông, tỏi, rượu, hạt tiêu, thính và lá ổi, mỗi chiếc nem được gói cẩn thận bằng lá chuối và có thể được đến vài ngày. Để có được những chiếc nem chất lượng, người ta chỉ dùng thịt ở 2 quả mông của con lợn. Thịt được rửa sạch và lọc kỹ, thái mỏng ngang thớ rồi trộn cùng tỏi băm nhuyễn, tiêu xay, rượu trắng và thính gạo rang thơm.
Thưởng thức nem chua Đại Từ bạn sẽ cảm nhận được vị bùi của lá ổi hòa quyện trong cái mềm ngọt của thịt, hương thơm lựng của mùi lá chuối nướng vùi trong than củi. Nếu không có điều kiện nướng nem bằng than củi bạn có thể bóc ra rồi cho vào nướng trong lò vi sóng, hoặc lăn qua chảo khoảng một phút cho vừa chín tới là có thể dùng được.
Bánh ngải có màu xanh đặc trưng của thiên nhiên, hình thù và cách làm gần giống với bánh dày của người miền xuôi. Bánh ngải dễ ăn, mát và không ngấy.
Vị hăng hăng, thơm thơm là lạ của lá ngải như dung hòa cái dẻo, cái ngọt của nếp, của đường, miếng bánh có sự tươi non của đồi nương, cái hoang dã của lá rừng như gói cả mùa xuân trong mát. Tết Thanh minh, nếu có dịp lên Phú Lương vào vùng dân tộc Tày sinh sống thể nào du khách cũng được thưởng thức món bánh ngải đặc sản và dân giã này.
Xóm An Long, xã Bình Long được nhiều người biết đến bởi nghề làm đậu phụ thơm ngon. Đậu phụ Bình Long là một trong những sản vật đặc biệt trên đất Võ Nhai để lại nhiều ấn tượng với ai đã một lần thưởng thức. Nơi đây có gần 30 hộ dân làm đậu phụ, trung bình mỗi ngày các hộ dân làm khoảng 20kg – 30kg đậu.
Vì đậu Bình Long được ép trong khuôn lớn nên bìa đậu to bản, không quá cứng mà cũng chẳng quá mềm. Đậu ở đây cũng được bán hết sức đặc biệt họ không bán từng bìa mà bán theo cân, với 20 nghìn đồng/1kg đậu, đủ để đại gia đình quây quần bên mâm cơm với nhiều món ngon chế biến từ đậu. Đậu Bình Long ăn khá béo ngậy nên có thể ăn khi còn nóng chỉ cần cắt ra chấm mắm tôm chanh sẽ cảm nhận vị thơm ngậy riêng biệt. Còn không thì có thể cắt nhỏ, rán vàng, chấm nước mắm chanh ớt ăn kèm rau sống như những loại đậu khác, cầu kỳ hơn đậu phụ kết hợp với một số thực phẩm khác: thịt lợn, cà chua là có ngay món ngon dân dã trong bữa cơm gia đình.
Mỳ gạo Hùng Sơn, Đại Từ có thể được phân biệt với các loại mỳ khác ở độ giòn, dẻo, thơm. Trong lúc nấu có lỡ tay quá lửa sợi mỳ vẫn không bị nát, nước vẫn trong. Mỳ có thể dùng để làm phở nước, phở xào, có thể làm canh nấu với cua đồng, rau rút hoặc trong các món lẩu quen thuộc.
Người dân Hùng Sơn làm mỳ bằng một loại gạo đặc biệt, đó là gạo bao thai đặc sản của Định Hóa. Gạo đem về nhặt sạch, vo kỹ, ngâm 8 tiếng rồi xay ra thành bột. Thứ bột dẻo dẻo, sánh sánh được lọc đi lọc lại nhiều lần rồi ủ lại qua đêm, sáng hôm sau tráng bánh. Người ta bóc bánh đặt vào khuôn, đem phơi và cắt bánh thành những sợi mỳ đều đặn.
6 Món Canh Nổi Tiếng Của Người Hàn
Người Hàn Quốc không thể ăn cơm nếu không có canh. Các món canh của người Hàn được nấu khá cầu kì như một món ăn chính, với nước canh sóng sánh được nấu từ tương đậu, thịt, rau hoặc hải sản,…
1. Canh Kimchi cải thảo – Kimchi-jjigae
Canh Kimchi cải thảo là một trong những món canh mà người Hàn Quốc ưa thích nhất đặc biệt những lúc mệt mỏi và chán ăn.
Canh Kimchi cải thảo Kimchi-jjigae dễ nấu và là món ăn phổ biến nhất tại Hàn Quốc. Canh có vị cay ngọt, chua chua và rất thơm. Tên gọi món canh trong tiếng Hàn là Kimchi-jjigae nhưng trong hàng trăm loại Kimchi của Hàn Quốc người ta chỉ dùng Kimchi cải thảo để nấu món canh này. 2. Canh rong biển – Miyeokguk
Canh rong biển (miyeok guk) là món canh truyền thống của Hàn Quốc. Không có một màu sắc bắt mắt nhưng hương thơm của dầu mè trong canh rong biển khiến ai cũng phải thèm thuồng.
Canh rong biển Miyeokguk là món ăn tiêu biểu của Hàn Quốc và mang nhiều ý nghĩa.
Xưa kia theo tín ngưỡng dân gian, sản phụ Hàn Quốc trước khi sinh khoảng một tuần sẽ để nắm lá rong biển Miyeok ở phía trên cái gối, rồi sau khi sinh sẽ dùng chỗ lá rong biển này để nấu canh Miyeokguk ăn. Phụ nữ sau khi sinh nở mà thường xuyên ăn món này thì sẽ nhanh hồi phục sức khỏe. Ở Hàn Quốc, canh rong biển Miyeokguk còn là món dâng lên Bà Mụ cầu ước sao cho mẹ tròn con vuông.
3. Canh sườn bò
Canh sườn bò là một món canh bổ dưỡng của người Hàn, được nấu từ phần sườn bò và sâm quý Hàn Quốc. Nước canh trong và ngọt, có tính mát, rất tốt cho sức khỏe. Canh sườn bò thường ăn kèm với miến Hàn Quốc.
4. Canh bánh bột gạo (bánh dày) – Tteokguk
Vào buổi sáng đầu tiên của năm mới, người Hàn Quốc có truyền thống thưởng thức món canh Tteokguk (canh bánh bột gạo) được làm từ bánh dày, hành tây xanh, trứng và rong biển. Màu trắng của bánh tượng trưng cho sự thuần khiết, còn hình dáng giống như đồng tiền của bánh dày được cho là mang lại sự thịnh vượng.
5. Canh xốt tương đỗ – Doenjang Jjigae
Từ xa xưa người Hàn Quốc đã dùng cơm với canh hoặc canh xốt Jjigae – loại canh có nước xốt sánh. Canh xốt tương đỗ – Doenjang Jjigae là món canh xốt được người Hàn Quốc rất yêu thích.
Canh xốt tương đỗ – Doenjang Jjigae là món canh thường ngày của người Hàn Quốc được nấu từ đậu phụ, bí ngòi và các nguyên liệu khác nêm nếm với đậu tương. Hương vị của nó tuyệt nhất khi được nấu trong niêu đất.
6. Gà Tần Sâm Samgyetang – Samgyetang
Đây là món ăn yêu thích người Hàn Quốc từ xa xưa đặc biệt vào những ngày có tiết trời nóng bức.
Gà Tần Sâm Samgyetang là món ăn bồi bổ sinh lực của người Hàn Quốc trong mùa hạ. Nếu ở Hàn Quốc vào những ngày này, các bạn có thể tận mắt chứng kiến cảnh mọi người xếp hàng dài dằng dặc trước những nhà hàng Gà Tần Sâm Samgyetang.
Bạn có thể thưởng thức các món canh bổ dưỡng Hàn Quốc tại hệ thống nhà hàng King BBQ – Vua nướng Hàn Quốc.
Hotline: 1800 1277
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thưởng Thức Món Chè Mít Đát Nổi Tiếng Của Phú Yên trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!