Cập nhật nội dung chi tiết về Thèm Món Chè Thần Thánh Nhà Quê Của Mẹ mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tôi nhớ đến những món ăn vặt thật mộc mạc chân phương, được chế biến từ những loại củ quả trong vườn nhà: củ khoai, trái chuối, trái bắp thôi mà đã làm nên biết bao món ăn “thần thánh”, một thời gắn với tuổi thơ tôi.
Vào những ngày nghỉ cuối tuần hễ thời tiết mà ẩm ương, là tâm trạng tôi cứ buồn buồn thơ thẩn, nhớ toàn là những chuyện thời dĩ vãng xa xưa. Tôi nhớ ông bà, cha mẹ những người chăm lo cho chị em từng miếng ăn giấc ngủ, dạy dỗ chúng tôi nên người mà nay đã khuất núi.
Rồi tôi nhớ đến những món ăn vặt thật mộc mạc chân phương, được chế biến từ những loại củ quả trong vườn nhà. Chỉ là khoai lang, khoai mì, trái chuối, trái bắp thôi mà đã làm nên biết bao món ngon, một thời gắn với tuổi thơ chúng tôi.
Đặc biệt món chè bắp nước cốt dừa, mỗi khi ngoài trời mưa rả rích, ngủ trưa dậy đói đói bụng lưng lửng lọ mọ xuống bếp lục lạo mà bắt gặp món chè này của má, luôn khiến chị em tôi chết mê vì nó. Bởi, vị ngọt thanh và hương thơm mùi bắp, hòa quyện cùng cái béo ngậy của nước cốt dừa, hấp dẫn vô cùng.
Món chè bắp tuy đơn giản nhưng để có chén chè thơm ngon, người chế biến cũng phải có chút bí quyết. Theo má tôi, trước hết là phải chọn những trái bắp dài thon, hạt không quá già cũng không quá non, mà phải là những trái bắp vừa hái khỏi cây thì mới có cho nhiều vị ngọt và hương thơm. Bắp lột bỏ vỏ, rửa sạch cho vào nồi luộc tới khi bắp chín thì vớt ra để cho nguội bớt. Rồi dùng dao bén lưỡi mỏng bào những hạt bắp ra khỏi lõi.
Bắc nồi nước luộc bắp khi nãy lên bếp đun sôi trở lại, cho đường và một ít muối vào giúp dịu vị ngọt gắt của đường ăn vào không bị ngán, khi đường tan hạ lửa nhỏ lại. Lấy cái chén cho một ít bột năng hòa tan với nước lọc rồi cho vào nồi chè bắp, khuấy nhanh tay đến khi hỗn hợp sền sệt, thì trút phần hạt bắp vào khuấy đều là tắt bếp.
Nạo một trái dừa khô vắt lấy nước cốt, cho vào nồi cùng với chút bột năng, đường và một tí xíu muối, bắc lên bếp lửa riu riu quậy đều tay đến khi nước cốt dừa sánh lại là xong.
Múc chè ra chén, chan nước cốt dừa lên trên là có thể xì xụp.
Vừa nghĩ đến đây cơn thèm da diết trong tôi ập đến, mặc cho trời đang mưa, tôi vẫn xách xe ra chợ tìm mua bắp về chế biến món chè “thần thánh” ngày nào cho cả nhà nhâm nhi thỏa thích ngay thôi.
Thèm Sao Nồi Giò Heo Hầm Chuối Chát Của Mẹ
Một món ngon nhất ngày giỗ chạp ở quê hay làm là món chuối chát hầm xương, giò.
Mấy cái giò heo từ tủ đông được lấy ra, tôi chỉ nghĩ được món duy nhất giò heo nấu chuối chát .
Chuối chát hay còn gọi chuối hột (hạt), theo Wikipedia thì chuối chát là loại chuối dại bản địa của vùng Đông Nam Á.
Thiệt là dại hết sức bởi chuối hạt dày khít từ đầu tới cuối trái, món chuối mà xứ khác chỉ dùng khi chín già, riêng xứ Quảng quê tôi thì chuối chát làm đủ món, nộm ăn chay, chuối chát khứa mỏng dầm chua (hay gọi là món sùng), xắt mỏng thiệt mỏng trộn rau sống ăn kèm món bánh xèo , món bánh tráng cuốn thịt heo …
Một món ngon nhất ngày giỗ chạp ở quê hay làm là món chuối chát hầm xương , giò. Riêng mẹ tôi luôn có món chuối chát hầm xương , giò trong nhà vào ngày tết.
Giáp tết nghĩa là lúc thịt heo đã được chia năm bảy ký cho mỗi nhà trong xóm, làm gì cũng có cái giò và ít xương kèm theo. Khi mọi việc đã ngơi ngơi thì mẹ tôi nghĩ đến nồi canh hầm chuối chát, bởi việc hầm nồi chuối đơn giản nhất không cầu kỳ, đúng kiểu “chặt to kho mặn” của xứ Quảng quê tôi.
Trước đó mấy ngày bà đã ngó nghiêng kiếm tìm buồng chuối chát ở chợ hay gửi con cháu nhà quê chở ra buồng chuối chat. Hễ chưa có buồng chuối chát trong nhà là mẹ xem như chưa đủ món để ăn tết.
Buồng chuối vừa độ là buồng chuối non có màu vỏ trắng xanh và hạt thì mềm, cắt ngang trái chuối nhựa ứa ra trong veo và mặt trái thì trắng bong từng hạt… từng hạt.
Mẹ tôi khứa mịn từng trái chuối, lúc khứa nhẹ tay, không khứa đứt để nguyên hình dạng trái chuối lúc hầm chín. Khứa hết chuối đem luộc, luộc chuối cũng có kỹ năng, lửa đỏ mạnh, đừng để lửa yếu chuối sẩm màu nước hầm sẽ xấu.
Chuối được luộc kỹ, xả nước lạnh, vớt để ráo. Giò chặt khoanh, to cũng được, món hầm chuối chát rất nhanh mềm nên miếng chặt phải to, luộc giò, rửa lại nước lạnh từng miếng giò cho thật sạch. Sau đó cho cả giò và chuối vào cùng một lúc vặn lửa riu riu hầm cho chín.
Chú ý lửa đừng lớn quá, không để sôi ào ào tạo bọt. Sau đó cho vào nồi chút muối hầm, tắt bếp. Lúc ăn múc riêng ra một nồi nhỏ vừa chuối vừa giò bắt lên bếp nấu sôi lại nêm chút nước mắm, hạt tiêu, hành ngò, múc ra tô, ăn nóng.
Món hầm đạt là trái chuối màu trắng ngà, không thâm đen, nước hầm màu trắng sữa, trái chuối chín rục, mềm và thơm do hút hết mỡ từ thịt giò vào, ăn kèm với cơm nóng hoặc bún, mì gì cũng được.
Nồi chuối đó sau khi ăn hâm sôi lại rồi để nguội đừng khuấy đũa hay cho gia vị vào nồi có thể để ba bốn ngày, nay có tủ lạnh thì càng không phải lo ôi thiu.
Nói để biết trong các món canh hầm các loại củ, nào môn, nào khoai, nào su lê, cà rốt hay gì gì nữa chỉ có thể ăn một lần. Riêng món chuối chát hầm xương , giò bạn sẽ ăn đi ăn lại mà không bao giờ thấy ngán.
Theo PLO
Cách nấu chân giò hầm hạt sen bổ dưỡng hấp dẫn
Cách nấu chân giò hầm hạt sen sẽ mang đến món ăn giàu giá trị dinh dưỡng và tốt cho làn da chúng ta. Nguyên liệu chính để nấu canh gồm có chân giò, hạt sen, cà rốt, nấm hương cùng gia vị.
Nguyên liệu nấu chân giò hầm hạt sen
Giò heo: 500g
Cà rốt: 100g
Nấm hương: 5g
Hạt sen: 100g
Hạt nêm: 1 muỗng canh
Nước mắm: 1 muỗng canh
Đường: 1 muỗng canh
Muối: 1 muỗng cà phê
Tiêu xay: 1 muỗng cà phê
Hành lá, ngò rí: vài cọng
Cách nấu chân giò hầm hạt sen
Bắc nồi nước lên bếp, cho hạt sen vào hầm 20 phút cho mềm. Sau đó, vớt ra để ráo nước.
Nấm hương ngâm nở, cắt chân, rửa sạch.
Cà rốt thái khoanh.Hành lá, ngò rí thái nhỏ.
Giò heo cạo sạch lông, rửa sạch, chặt khoanh.Bắc nồi nước lên bếp, nấu sôi.
Cho giò heo vô trụng vài phút thì vớt ra xả lại nước lạnh.
Bắc nồi lên bếp, cho 1 lít nước và giò heo vào, nấu sôi thì vặn nhỏ lửa hầm 30 phút.Cho ½ muỗng cà phê muối, ½ muỗng canh hạt nêm vào cho nước hầm chân giò đậm đà.Khi chân giò mềm, cho cà rốt, nấm hương, hạt sen vào hầm cùng.Nêm nếm ½ muỗng canh hạt nêm, ½ muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước mắm vào, khuấy tan. Thử vị xem vừa ăn chưa và điều chỉnh hợp lý.Hầm đến khi giò heo chín mềm thì tắt bếp cho hành lá, tiêu xay vào.
Theo Nauankhongkho
Cách chế biến bánh xèo Hàn Quốc ngon hấp dẫn cho cả nhà Bánh xèo là một món bánh truyền thống của người Hàn Quốc. Khi thưởng thức món ăn có cái vị cay của ớt tươi và vị ngọt thơm của hải sản. Với món bánh xèo Hàn Quốc thơm ngon độc đáo này khi ăn đảm bảo ai cũng…
Udon, Món Mì Của Tinh Thần Nhật Bản
Udon, cùng với mì Soba, Ramen, Somen là một trong những món mì truyền thống của Nhật. Người ta cho rằng người đầu tiên đưa sợi mì Udon vào Nhật là nhà sư Kukai vào khoảng đầu thế kỉ thứ 9 trước Công Nguyên. Nguồn gốc của sợi mì Udon cũng có nhiều tranh cãi với hai giả thuyết lớn là từ Triều Tiên và từ Trung Quốc. Nơi được coi là quê nhà đầu tiên của Udon là tỉnh Sanuki khi nhà sư Kukai phổ biến sợi mì này khắp tỉnh và rồi truyền ra cả nước. Tới thế kỉ 13, nhờ công nghệ xay xát bột của thiền sư Enni khiến cho việc làm mì phát triển hơn bao giờ hết. Dưới thời Edo, các loại mì này được gọi chung là Udon.
① Đặc điểm
Sợi mì Udon được làm từ bột mì , sợi dày nhất trong các loại mì của Nhật, đường kính tương đương một cây đũa. Mì Udon đơn giản chỉ là dùng bột mỳ, muối và nước thêm vào công đoạn nhào nặn nhưng phụ thuộc vào kỹ thuật lên men và chế biến nó sẽ có hương vị của bột mỳ kèm thêm một chút vị mặn, ngọt thanh và dai. Mặc dù vậy, tùy từng địa phương, thời tiết sẽ có những cách chế biến khác nhau.Mì thường được chan nước dùng dashi, rồi được cho thêm các loại thực phẩm khác như tempura (món rau củ bao bột chiên), hay thịt hầm sốt mặn ngọt, hoặc một quả trứng. Mì có thể được xối nước đá, rồi ăn với nước dashi để lạnh, loại mì này có tên là Zaru udon. Nước dashi ăn kiểu này được nấu đậm đặc hơn. Món này là món phổ biến trong những tháng Hè nóng bức. Trong mùa Đông, udon thường được nấu trong nước dùng cùng với hải sản, thịt và rau.
② Phân loại
Mì Udon cơ bản chia làm 2 loại: một là Udon thường, sợi mỳ dày hơi vuông, giá cả bình dân và mì Udon Inaniwa, mảnh như sợi tóc, vàng ươm và giá thành cũng tương đối đắt.Mì Udon Inaniwa là loại thực phẩm chỉ có giới quý tộc và Hoàng gia mới được hưởng dùng. Gia tộc Yosuke Sato ở tỉnh Akita thành phố Yuzawa Nhật Bản, được Thiên Hoàng chỉ định cung cấp Udon cho Hoàng gia Nhật Bản tính đến nay là đã bảy đời, bởi không ai vượt qua được tài chế biến của gia tộc này, kể từ khi họ sáng chế ra Inaniwa Udon vào năm 1860.
※Các loại Udon khác:
Goto Tenobe-Udon: Còn được biết đến là dạng mì Udon nguyên thủy, phổ biến tại đảo Goto (tỉnh Nagasaki) và từng là món ăn ưa chuộng trong phạm vi các thiền viện. Đặc trưng của loại mì này là sợi tròn và mảnh hơn so các loại mì khác, thường được dùng nóng với nước súp có vị thanh kèm hành tỏi tây, trứng, rong biển hoặc ớt.
Inaniwa-Udon: Là một trong những loại Udon có chất lượng cao nhất tại Nhật Bản. Inaniwa-Udon có xuất xứ từ thành phố Yuzawa, tỉnh Akita. Inaniwa ngon phải có sự quân bình giữa độ mềm và cứng khi cắn, đòi hỏi sự tỉ mỉ chính xác.
Ise-Udon: Xuất xứ thành phố Ise, tỉnh Mie. Ise-Udon nổi tiếng với sợi dày, dẻo và loại nước dùng đen nhánh ngọt đậm nấu từ khô cá mồi, bột cá khô bonito, nước tương tamari…
Sanuki-Udon: Là đặc sản của tỉnh Kagawa, Sanuki-Udon với sợi mì đặc trưng hình vuông có cạnh phẳng, dai, mịn, có mùi thơm và hầu hết được làm thủ công. Mì còn có nước dùng nấu từ loại cá mòi sữa.
Món ăn từ sợi Udon rất đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp ,tinh tế
Kake Udon là món mì cơ bản nhất trong dòng họ Udon. Mì này ăn nóng bằng cách chan nước dùng vào rồi thưởng thức, ngoài ra không thêm bất cứ gì khác (kake có nghĩa là chan lên). Người dùng có thể thêm một ít gia vị như hành tiêu cho có thêm màu sắc. Nước dùng để chan mì là một loại nước súp được chế biến bằng nước tương, mirin (một loại rượu dùng để nêm gia vị của Nhật) và dashi (là nước chiết xuất từ thịt, cá, rau củ hay tảo biển dùng để nêm gia vị).
Còn một món mì khác cũng thuộc họ udon nhưng có cái tên rất thú vị là Kitsune Udon (Kitsune có nghĩa là con cáo).Loại mì này được dùng chung với tàu hủ, có thể ăn được theo cả hai kiểu nóng và lạnh. Người Nhật giải thích rằng người xưa thường có câu “cáo thích ăn tàu hủ” nên họ đã đặt cho món này với tên là Kitsune.
Một món ăn ngon khác trong họ Udon cũng khá phổ biến ở Nhật là Tempura Udon. Mì này có thể ăn lạnh hoặc nóng đều được. Bình nhỏ kế bên là bình chứa nước súp, người dùng sẽ dùng nó để chan nước súp khi ăn, đồng thời có thể bỏ thêm gia vị, nặn thêm chanh vào để thưởng thức. Món tempura vốn dĩ dòn và béo khi kết hợp với Udon sẽ cho ra hương vị rất khác biệt và hấp dẫn.
Một tô Udon bình thường với vài lát hành và lòng đỏ trứng ở giữa và bạn đã có Tsukimi Udon. Mặt trăng chính là lòng đỏ trứng được đặt trên cùng.
Bạn có thể tìm thấy thực đơn mì Udon ở các nhà hàng Udon hoặc Soba trên khắp nước Nhật Bản. Giá một tô mì Udon ở các nhà hàng này trung bình khoảng 500 – 1000 yên (100 – 200 nghìn đồng), nhưng ở những chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh tự phục vụ kiểu Nhật thì giá thường thấp hơn dưới 500 yên. Tại các thành phố lớn hoặc các nhà hàng hạng sang, giá một tô mì Udon có thể lên tới 1000 – 1500 yên (200 – 300 nghìn đồng). Nhưng mì Udon ngon nổi tiếng nhất Nhật là mì Udon ở tỉnh Kagawa, thuộc vùng Chikoku, bởi sợi mì ở đây dai, và có vị ngọt thơm chúng tôi vùng này gần biển nên từ lâu đã có cách chế biến dashi và nước tương ngon, bí quyết để làm nước dùng mì udon thật ngon. Nếu bạn có cơ hội ghé qua Kagawa, nhất định hãy thử mì Udon ở đây và nhớ mua về làm quà cho gia đình bạn bè.
Tùy theo cách bạn được phục vụ như thế nào mà cách ăn mì do đó cũng trở nên khác nhau. Khi mì Udon khô được phục vụ cùng với một chén nước chấm, chúng ta sẽ gấp lấy một vài sợi mì nhúng vào nước chấm trước rồi mới thưởng thức sau. Còn khi mì Udon nước được phục vụ trong một tô đầy súp thì bạn sẽ dùng đũa gấp mì bỏ vào miệng và thưởng thức. Người Nhật rất thường hay ăn Udon bởi sự ngon miệng, hợp khẩu vị và sự tiện lợi của nó.
Một điều lưu ý nhỏ, khi bạn đi ăn Udon và thấy những người khách xung quanh hút xì xụp thì đừng nghĩ như thế là bất lịch sự. Âm thanh phát ra khi ăn mì sẽ làm tăng vị ngon và làm giảm đi độ nóng của sợi mì khi bạn bỏ chúng vào miệng. Ngoài ra, nếu bạn hút càng to thì có nghĩa rằng “ món mì này ngon tuyệt” và đầu bếp coi điều đó như một lời khen tặng.
③ Và đây là công thức cho món Udon đơn giản.
※Nguyên liệu
300gr thịt bò.
1 bó mỳ udon (Các bạn có thể tìm thấy ở siêu thị Nhật tại Việt Nam).
Tỏi tây, ớt.
Giấm, đường, bột ngũ vị hương, dầu mè, muối ăn, nước tương (xì dầu).
※Cách làm
Bước 1: Thái thịt bò thành những miếng nhỏ vừa ăn và ướp với ngũ vị hương, nước tương, đường, muối, giấm. Tùy khẩu vị mà bạn nêm gia vị cho vừa măm nhá!
Bước 2: Tiếp theo, trộn đều tất cả lên để thịt thật ngấm trong 30 phút.
Bước 3: Đun nóng dầu rồi cho tỏi tây, ớt vào xào cho thơm nè.
Bước 4: Sau đó, cho thịt bò vào xào cùng. Chú ý là mình phải để lửa to cho thịt bò chín mềm nghen.
Bước 6: Khi nước bắt đầu sôi, cho thêm chút xíu giấm vào nữa này.
Bước 7: Đun thịt với lửa to trong 30 phút để cạn bớt nước. Sau đó, nêm thêm gia vị cho vừa ăn.
Bước 8: Cuối cùng, luộc chín mỳ và bỏ vào thôi.
― Quốc Bảo, Quang Huy ( Thành viên lớp Nhật Bản ’13)
Cách Làm 2 Món Bánh Tráng Ngon Thần Thánh Trong Giới Ăn Vặt Sài Gòn
Nếu như nướng bánh tráng từ than đã quá quen thuộc thì hôm nay mình sẽ gợi ý đến bạn một cách làm, phương pháp mới đó là nướng bằng chảo chống dính. Bánh khi ăn giòn, thơm, mềm kết hợp thêm một số nguyên liệu đơn giản sẽ giúp bạn có món ăn vặt xế chiều chiêu đãi mọi người. Để làm được món ăn không khó.
1 hộp phô mai con bò cười
20 quả trứng cút
1 hộp bơ Trường An
4 cây xúc xích heo
100gr hành phi
100gr khô bò
100gr hành lá
100gr tép khô
10 miếng bánh tráng
– Cho chảo chống dính lên bếp, để lửa lớn cho nóng chảo. Đặt bánh tráng vào chảo, đập 2 quả trứng cút, hành lá cắt nhỏ vào.
– Dùng đũa hoặc muỗng đánh trứng cút ra sao cho trứng cút, hành lá dàn đều hết mặt bánh tráng.
– Lần lượt cho bơ và phô mai vào, dùng muỗng tản đều ra (1/2 cục hoặc 1 cục phô mai tùy vào sở thích của mỗi người.
– Khi trứng bắt đầu chín đều, cho xúc xích heo cắt lát xéo, khô bò xé nhỏ, tép khô, hành phi vào, rải đều mặt bánh tráng. Nếu muốn ăn cay, bạn có thể cho thêm tương ớt sẽ rất ngon đấy.
– Nhẹ nhàng dùng xẻng gấp đôi miếng bánh tráng lại, nhanh tay nhấc chảo ra khỏi bếp là xong.
Bánh tráng trộn
200gr xoài xanh
6 quả trứng cút
1 muỗng canh nước tương
1 muỗng canh giấm
1 muỗng cà phê đường trắng
1/2 muỗng cà phê ớt băm
50gr khô mực
50gr rau răm
50gr bánh tráng
2 muỗng canh tép khô
– Xoài xanh gọt vỏ, thái sợi. Bánh tráng cắt nhỏ. Luộc trứng chín bóc vỏ.
– Khô mực xé sợi. Rau răm cắt nhỏ. Pha nước sốt: hòa tan xì dầu (nước tương không hoặc nước tương chinsu chua cay thì càng ngon), đường và giấm vào bát.
– Tiếp theo trộn xoài xanh, bò khô, ruốc khô (tép khô) vào tô hoặc thau sạch. Thêm bánh tráng, trứng cút vào.
– Thêm tiếp ớt băm và bát nước sốt đã pha, bỏ thêm rau răm vào trộn đều lên. Múc ra đĩa dùng liền.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thèm Món Chè Thần Thánh Nhà Quê Của Mẹ trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!