Đề Xuất 6/2023 # Phong Tục Nhật Bản Qua Món Ăn # Top 13 Like | Ctc-vn.com

Đề Xuất 6/2023 # Phong Tục Nhật Bản Qua Món Ăn # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phong Tục Nhật Bản Qua Món Ăn mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trước khi ăn người Nhật thường nói “itadakimasu”, đó là một câu nói lịch sự nghĩa là “xin mời”. Nó nhấn mạnh sự cảm ơn tới người đã cất công chuẩn bị bữa ăn. Khi ăn xong, họ lại cảm ơn một lần nữa “gochiso sama deshita” có nghĩa là “cám ơn vì bữa ăn ngon”.

Bữa cơm gia đình của người Nhật

Phong cách, thói quen ăn uống của người Nhật đã bị Âu hóa đi nhiều và trở nên khá đa dạng. Thay đổi rõ nét nhất là sự xuất hiện của bánh mỳ trong các bữa ăn. Hiện nay có rất nhiều người dùng bánh mỳ, trứng, sữa, và uống cà phê hay trà cho bữa sáng. Thập kỷ trước đây, các nhân viên công sở thường mang theo hộp cơm trưa tới nơi làm việc nhưng hiện nay thì tại các quán ăn gần nơi công sở bạn có thể tìm thấy đủ các món ăn thay đổi theo khẩu vị từ phương Tây cho tới khẩu vị truyền thống của Nhật. Tại đa số các trường tiểu học, trung học của Nhật đều có phục vụ bữa trưa, được thiết kế với thành phần dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng và tất nhiên là có cả khẩu vị của các món ăn phương Tây lẫn khẩu vị truyền thống của Nhật. Các bữa ăn tối của người Nhật cũng thay đổi với nhiều loại món ăn bao gồm cả các món ăn Nhật, các món ăn Tàu và cả các món ăn của phương Tây. Nói chung thì trẻ em Nhật thích các món ăn phương Tây như là xúc xích (hamburger) hơn là các món ăn Nhật cho nên các món ăn tối tại nhà thường có xu hướng thay đổi cho phù hợp với khẩu vị của chúng.

Người Nhật có ăn cơm hàng ngày không?

Từ dùng để diễn tả bữa ăn ở Nhật là gohan . Từ này theo nghĩa đen để chỉ gạo được hấp hay đồ chín, nhưng gạo là một loại lương thực quan trọng đối với người dân sứ xở mặt trời mọc, nên gohan còn dùng để chỉ tất cả các món ăn. Một bữa ăn truyền thống của người Nhật gồm cơm cùng với một món chính là thịt hoặc cá, một vài món ăn thêm (thường là rau được nấu chín), súp (thường là súp miso), và rau muối. Gạo có tính kết dính khi nấu chín nên rất thích hợp với việc dùng đũa.

Trên thực tế thì có rất nhiều người Nhật cảm thấy rất khó chịu nếu không ăn cơm ít nhất mỗi ngày một lần, tuy nhiên hiện nay có khá nhiều người dùng bánh mỳ cho bữa sáng và các loại mì sợi (pasta) cho bữa trưa. Bữa ăn của người Nhật ngày càng trở nên phụ thuộc vào thịt, bơ sữa, và hoa quả hơn là vào gạo và lúa mì. Một cuộc điều tra cho thấy so với năm 1960 thì vào năm 1993 nhu cầu của người Nhật về thịt tăng 6 lần, nhu cầu về sữa và các sản phẩm bơ sữa tăng 4 lần, nhu cầu về hoa quả tăng 2 lần.

Người Nhật thích ăn món gì nhất?

hói quen ẩm thực của người Nhật rất đa dạng cho nên rất khó nói là họ thích món ăn nào nhất. Tuy nhiên theo sự điều tra của các nhà hàng bình dân thì món ăn được gọi nhiều nhất là xúc xích, món ca ri (curry) với cơm, và mỳ ống (spaghetti). Những món ăn trên cũng được yêu chuộng nhất tại nhà. Trong con mắt của người nước ngoài thì Sushi (cơm nắm cá sống), Tempura (tôm, rau tẩm bột rồi đem rán), và Sukiyaki (món lẩu thịt bò với nước tương và rau) là các món ăn truyền thống của người Nhật thì tất nhiên rất phổ biến ở Nhật (tuy nhiên họ không ăn các món đó hàng ngày).

Người Nhật thường chế biến cá theo những cách nào?

Nếu như cá còn đủ tươi thì phần lớn người Nhật thích thái mỏng và ăn sống, đó là món Sashimi của người Nhật. Món này thường được ăn với xì dầu (Soy-sauce) và với cây cải ngựa đã băm nhỏ (Wasabi). Cá sống cũng thường được ăn theo kiểu Sushi, tuy nhiên để chuẩn bị món Sushi đòi hỏi những kỹ thuật đặc biệt cho nên người Nhật ít làm món này tại nhà. Cách chế biến phổ biến nhất của người Nhật là nướng cá với một ít muối rắc phía trên. Trừ cá nạc thịt như là cá ngừ Califoni thì tất cả các loại cá khác đều có thể chế biến theo cách này. Teriyaki là cách chế biến cá bằng cách ướp thịt cá đã lóc xương bằng nước xì dầu (Soy-sauce) và vừa phết mỡ vừa nướng. Đôi khi người ta cũng luộc cá với xì dầu (Soy-sauce) hoặc Miso hay bột đậu nành bằng lửa nhỏ. Những loài cá có nhiều mỡ như là cá thu thường được chế biến theo kiểu này. Tôm, cua, mực ống và các loại cá thịt trắng như cá hồi thường được rán kỹ, tức là chế biến theo món Tempura (tôm, rau tẩm bột rán). Các cách chế biến cá theo kiểu phương Tây như là món meunière cũng xuất hiện trong thực đơn của người Nhật tuy nhiên các món ăn truyền thống của Nhật thì vẫn được chế biến theo các cách đã nói ở trên.

Tương, xì dầu (shoyu, soy sauce) được dùng ở Nhật từ bao giờ?

Shoyu (Sho là chữ “tương” nghĩa là nước tương, yu là chữ “du” nghĩa là “dầu”, “dầu ăn”) bắt đầu xuất hiện trong các thực đơn là vào khoảng giữa thời kỳ Muromachi (1333-1568), và vào cuối thế kỷ 16 thì Shoyu trở thành phổ biến đối với người Nhật. Tuy nhiên vào trước thời kỳ Nara thì Hishio, được coi là nguồn gốc của Shoyu, đã xuất hiện tại Nhật. Hishio được làm bằng cách cho lên men hỗn hợp gồm gạo, thịt, cá, rau và tảo biển. Shoyu và Miso chính là các biến thể khác nhau của loại nước chấm này. Có rất nhiều loại nước chấm khác nhau như Tamari, Koiguchi, Usuguchi, được chế biến từ Hishio vào thời kỳ Edo và hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi.

Miso được bắt đầu sử dụng tại Nhật từ bao giờ?

Miso là loại gia vị làm bằng cách hấp chín đậu nành rồi ủ chung với muối và men cho nó lên men, lưu ở dạng đặc quánh. Miso, bắt đầu xuất hiện vào thời kỳ Nara (710-794), vào thời kỳ Heian (Bình An) thì đã xuất hiện những cửa hàng bán Miso. Miso được làm từ đậu nành được ninh kỹ và trộn với muối và kouji (hỗn hợp của gạo lên men, lúa mạch và đậu). Có người nói rằng vào khoảng thế kỷ 15, 16 Miso đã từng được chế biến tại các ngôi đền và được coi là một loại lương thực quan trọng cho quân lính khi có chiến tranh. Cũng giống như Shoyu, Miso trở nên phổ biến đối với người Nhật vào khoảng thời kỳ Muromachi (1333-1568).

Tại sao đậu phụ lại được nói là có lợi cho sức khỏe?

Đậu phụ (Tofu) được làm từ đỗ tương, chứa rất nhiều chất đạm (Protein), can xi, ka li và vitamin B, được coi là có lợi cho sức khỏe bởi vì nó không chứa nhiều chất béo như thịt, sữa, đồng thời hàm lượng ca lo cũng thấp hơn nhiều so với hàm lượng chất đạm mà nó cung cấp. Đậu phụ có nguồn gốc từ Trung Quốc và được truyền tới Nhật Bản vào thời kỳ Nara (710-794). Khi ăn sống thì vì đậu phụ có vị nhạt nên nó thường được dùng kèm với các gia vị khác như là hành lá thái nhỏ và gừng đã nghiền nhỏ, và với một ít nước chấm rưới lên trên. Về cách chế biến thì đậu phụ được nói là có hàng trăm cách chế biến khác nhau.

Thế nào là cách cầm đũa đúng?

Có rất nhiều thanh niên hiện nay không biết cách cầm đũa sao cho đúng. Lý do của việc này có lẽ là do thói quen dùng các món ăn phương Tây với dao và nĩa. Để cầm đũa đúng cách thì đầu tiên bạn hãy tách 2 cây đũa ra, sau đó để chúng song song với nhau trên ngón trỏ và dưới ngón cái. Đặt phần giữa của cây đũa trên giữa đầu ngón trỏ và phía trên phần móng ngón giữa, đặt ngón cái đè lên trên cây đũa trên đó. Dùng đầu ngón giữa và phần móng ngón đeo nhẫn giữ phần giữa của cây đũa phía dưới. Tận dụng nguyên tắc của đòn bẩy, bạn chỉ cần dịch chuyển cây đũa trên là có thể gắp thức ăn dễ dàng. Dùng đũa như nĩa hay để xọc thức ăn, mút đầu đũa, hoặc dùng đũa thay tăm bị coi là những thói quen xấu. Sự khác nhau giữa đũa Nhật và đũa Việt Nam: một điều chú ý là đũa Nhật khác đũa Việt Nam ở chỗ là đầu của đũa Nhật nhọn và nhỏ hơn rất nhiều so với phần trên của đũa.

Rượu Nhật Bản (Sake) được chế tạo như thế nào?

Sake nguyên chất, Seishu (Tinh tửu), được chế tạo bằng cách cho lên men hỗn hợp gạo, mạch nha và nước. Đầu tiên, rửa sạch gạo để loại bỏ cám. Sau khi để cho gạo hút nước xong thì phơi khô, sau đó hấp lên, sau đó trộn với mạch nha và nước và để lên men trong khoảng 20 ngày. Thành phần thu được sẽ được làm cô đọng lại bằng máy và ta sẽ thu được Sake và Sakekasu. Sake, sau khi để một lát thì sẽ tự phân chia ra làm Seishu và Ori. Seishu sau đó được lọc và được chế biến thêm với hương liệu và gia vị. Được khử trùng bằng nhiệt, Seishu được bảo quản ở nhiệt độ dưới 20 độ C trong 6 tháng. Sau đó nó sẽ lại được điều chỉnh lại trước khi được khử trùng bằng nhiệt thêm một lần nữa. Cuối cùng Seishu được đóng chai và xuất xưởng.

CH Nhật Bản Hachi Hachi 

Nguồn: Dreamtravel sưu tầm

Tự Tay Làm Món Sushi Nhật Bản Theo Phong Cách Nhà Hàng

Theo thời gian, nó được lan rộng ra khắp Trung Quốc, và sau đó khoảng thế kỷ thứ 8 sau công nguyên, trong thời kỳ Heian, nó được đưa vào Nhật Bản. Kể từ khi người Nhật thích ăn cơm cùng với cá, các món sushi, được gọi là Seisei-zushi, trở nên phổ biến vào cuối thời kỳ Muromachi. Loại sushi này được tiêu thụ trong khi cá vẫn còn tươi sống và gạo vẫn chưa mất đi hương vị của nó. Bằng cách này, sushi đã trở thành một món ăn hơn là một cách bảo quản thực phẩm.

Sau đó trong thời kì Edo, người Nhật bắt đầu làm Hya-zushi như là một cách để ăn cá chung với cơm. Đây cũng là một món ăn duy nhất đại diện cho nền văn hóa của Nhật Bản. Thay vì chỉ được sử dụng cho quá trình lên men như trước đây, gạo được trộn với giấm và không chỉ kết hợp với cá mà còn kết hợp với nhiều loại rau khác nhau và các thực phẩm bảo quản khô khác.

Ngày nay ở mỗi vùng của Nhật Bản vẫn giữ nguyên hương vị của riêng của nó bằng cách tận dụng các sản phẩm địa phương trong việc đưa ra các loại sushi khác nhau và đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Vào đầu thế kỷ thế kỉ 19, khi Tokyo còn được gọi là Edo, ngành công nghiệp thực phẩm dịch vụ chủ yếu bị chi phối bởi các quầy hàng thực phẩm di động, nguồn gốc Nigiri-zushi bắt đầu từ đó.

Edomae có nghĩa đen là “trước Vịnh Tokyo” là nơi tìm được cá tươi và rong biển ngon cho Nigiri-zushi. Kết quả là, nó còn được gọi là Edomae-zushi, và nó trở nên phổ biến trong cộng đồng người dân ở Edo và sau đó Yohei Hanaya, một đầu bếp trưởng sushi sáng tạo, đã cải tiến nó thành món ăn tuy đơn giản nhưng rất ngon.

Sau đó, sau một trận động đất lớn ở Kanto vào năm 1923, Nigiri-zushi đã được lan truyền khắp Nhật Bản và những người đầu bếp làm Edomae-zushi đã trở nên phổ biến khắp nước Nhật. Trong những năm 1980, trong sự trỗi dậy của ý thức về tăng cường sức khỏe, sushi, một trong những bữa ăn lành mạnh, đã nhận được sự chú ý nhiều hơn nữa, do đó, Sushi bars đã được gia tăng tại Hoa Kỳ. Với việc giới thiệu máy làm sushi, kết hợp cùng khối lượng sushi được làm ra từ những kỹ năng tinh tế được sử dụng bởi các đầu bếp sushi, làm và bán sushi đã trở nên dễ tiếp cận hơn với các nước trên thế giới

+ Loại thứ nhất là sushi nắm, gọi là nigirizushi. Cơm sumeshi được đắp lên bằng một miếng tane. Ở giữa thường có một chút wasabi. Phía trên miếng tane có thể có một chút gừng xay nhuyễn hoặc vài hạt hành xanh thái nhỏ. Loại này phổ biến nhất.

+Loại thứ hai là sushi cuộn, gọi là makizushi được cuốn như các đồ ăn cuốn của Việt Nam, nhưng bên ngoài là lớp rong biển sấy khô.

+Loại thứ ba là sushi gói như bánh, gọi là oshisushi.

+Loại thứ tư là sushi lên men, gọi là narezushi. Sushi ủ trong một thời gian dài cho lên men.

+Loại thứ năm là sushi rán, gọi là inarizushi. Sushi tẩm xì dầu rồi rán trong dầu sôi.

Có nhiều loại sushi, tùy theo cách chế biến.

Mỗi địa phương ở Nhật Bản lại có những nét riêng trong chế biến sushi. Có thứ sushi, nhưng không làm từ hải sản và cũng không có sumeshi, mà lại là trứng trộn đường rán lên. Có loại sushi cuộn mà bên trong có natto, thứ đậu tương ủ cho lên men nổi tiếng của Nhật Bản.

+ Chakin-zushi – Giấm gạo bọc trong một lớp trứng mỏng.

+ Arigato – Cám ơn

+ Domo (DOH moh) – Cám ơn

+ Chirashi(-zushi) – Các loại cá sống và rau quả trên cơm.

+ Edomae-zushi – Giống nigiri-zushi.

+ Hashi – Đũa.

+ Gari – Giấm gừng

+ Gyoku – Trứng

+ Itamae-san – Đầu bếp làm sushi

+ Inari-zushi – Giấm gạo và rau được bọc trong một túi đậu hũ chiên.

+ Namida – Wasabi.

+ Kanpai – Tương đương với “Cạn ly”, người Nhật sử dụng khi uống

+ Konbanwa – Chào buổi tối

+ Murasaki – Nước tương.

+ Neta – sushi đứng đầu.

+ Nigiri(-zushi) – Những miếng cá sống trên những viên cơm trộn giấm.

+ Nori – Các thực vật biển được sử dụng với sushi cuộn

+ Oshinko- Đồ chua của Nhật

+ Okanjo – Việc kiểm tra

+ Oaiso – Việc kiểm tra

+ Oshibori – Khăn nóng dành cho khách hàng tại sushibar

+ Tekka-don – Cơm với cá ngừ sống.

+ Sabinuki – Không có wasabi.

+ Oyasumi nasai – Chúc ngủ ngon

+ Shari – Viên cơm trộn giấm

+ Sashimi – Cá sống được ướp lạnh, cắt lát và không có cơm

+ -tataki -Được nghiền, hầu như là cá sống.

+ Shoyu – Nước tương

+ Sumimasen – Xin lỗi.

+ Wasabi – Cải vàng Nhật Bản.

+ Uchiwa – Quạt, sử dụng để quạt cơm sushi.

Ẩm Thực Qua Từng Mùa Ở Nhật Bản

Sanma – cá thu đao là một trong những loài cá nổi tiếng nhất đại diện cho mùa thu trong ẩm thực Nhật Bản.

1. Cá Sanma – loài cá nổi tiếng nhất đại diện cho mùa thu Nhật Bản

Sanma là loài cá yêu thích vào mùa thu tại Nhật Bản. Cá Sanma (cá thu đao) được biết đến là loài cá mang hương vị đặc trưng của mùa thu Nhật Bản, cá thu đao có bụng màu trắng bạc, lưng màu đen xám. Loại cá này sinh sống và phát triển trong vùng biển có nguồn thức ăn phong phú. Người ta nói rằng: “Cá thu đao – món chưa ăn là chưa biết đến mùa thu Nhật Bản”.

Cá thu đao Nhật Bản nướng ăn cùng cơm

Nói về sự nổi tiếng của loại cá này phải kể đến nguồn gốc của việc đặt ten cá thu đao vào những năm 1912 – 1 928 thời Taisho, tên tiếng Nhật có ba từ Kanji (秋刀魚) có nghĩa là “mùa – thu – kiếm – cá” bởi một chú cá thu đao tươi rất chắc và thẳng như một thanh kiếm khi cầm dựng đứng. Trong khi hầu hết tên các loại cá khác chỉ có một từ kanji nghĩa là “cá”. Vì thế chỉ nghe tên người ra cũng nhận ra ngay đây là một món ăn đặc biệt của mùa thu.

Cá Thu Đao (Sanma) tên tiếng Nhật có ba từ Kanji (秋刀魚) có nghĩa là “mùa – thu – kiếm – cá”

2. Mùa cá thu đao và ngày hội cá thu đao tại Nhật Bản

Vào giữa tháng 8 – tháng 10, thực khách không thể bỏ qua món cá thu đao nướng béo, thơm ngậy ăn kèm củ cải bào và chanh tươi. Giữa tháng 8, khi những chú cá đã bước vào giai đoạn trưởng thành, tích lũy đủ chất dinh dưỡng, cá Sanma sẽ di chuyển xuống phía nam để bắt đầu quá trình sinh sản. Lúc đó mùa đánh bắt cá cũng bắt đầu.

Ở Nhật còn có ngày hội cá Thu Đao – Những ai yêu thích cá thu đao thì không thể bỏ qua lễ hội này. Lễ hội được tổ chức hằng năm vào 10 giờ sáng ngày chủ Nhật đầu tiên của tháng 9. Khi đó hơn 6000 con cá thu đao Sanma sẽ được nướng trong lễ hội. Rất nhiều người đổ về địa điểm tổ chức để có thể thưởng thức những chú cá nướng thơm, béo ngậy.

3. Hàm lượng dinh dưỡng của cá thu đao, Sanma Nhật

4. Chế biến cá Sanma – Cá thu đao Nhật Bản

Có nhiều cách để chế biến cá thu đao Nhật nhưng cách chế biến dễ và phổ biến nhất tại Nhật vẫn là nướng nguyên con, để nguyên ruột. Phần ruột khi nướng xong sẽ có vị hơi đắng nhưng vẫn được nhiều thực khách yêu thích.

Cá thu đao nướng – món ăn của mùa thu xứ sở hoa anh đào

Để sơ chế cá cho món cá thu đao nướng muối Nhật, người nấu cần rửa cá thật sạch nhưng không làm mất đi lớp da bóng mềm, sau đó chà muối biển và cho lên vỉ nướng với than. Đợi cá chín, cá chuyển sang màu vàng đồng và da hơi phồng lên một chút thì lật.

Ngoài nướng ra, cá thu đao có thể dùng làm sashimi, chiên xù, nấu cùng cơm và nấm hoặc xào với mì… Tuy nhiên, nướng nguyên con và ăn với củ cải bào và chanh vẫn là cách thưởng thức tuyệt vời nhất bởi thịt mềm và vị béo ngậy. Chỉ khi ăn cùng chanh và củ cải bào mới giúp cảm nhận được vị béo thơm nhất.

Những Món Ăn Nhật Bản Dễ Làm

Đậu hũ, đậu nành lên men, mì udon, canh miso, cơm cuộn rong biển, cá hồi ướp muối… là những món ăn Nhật Bản dễ làm nhưng hương vị thơm ngon đặc biệt.

Ẩm thực Nhật Bản được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ với vô số món ăn ngon được chế biến một cách độc đáo, đặc biệt là luôn đề cao hương vị nguyên bản của các thành phần nguyên liệu. Các món ăn Nhật Bản được chế biến khá công phu, cầu kỳ; bên cạnh đó cũng có nhiều món ăn ngon, dễ làm, bạn có tự thể chế biến tại nhà. Đó là những món ăn nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

8 món ăn Nhật Bản ngon, dễ chế biến tại nhà

Sushi (cơm cuộn rong biển)

Sushi có lẽ là món ăn nổi tiếng nhất của ẩm thực Nhật Bản, sushi có nhiều loại khác nhau nhưng dễ làm nhất là cơm cuộn rong biển. Lá rong biển cuộn lấy phần nhân bên trong bao gồm cơm, trứng, cá hồi, hải sản, các loại rau củ… chấm nước xốt ăn cùng, có thể ăn thay cơm vào các bữa chính trong ngày.

Cơm cuộn rong biển

Xốt vừng (xốt mè)

Xốt vừng là loại xốt yêu thích của người Nhật với sự hòa quyện giữa các vị chua, mặn, ngọt với mùi hương thơm lừng, bùi ngậy của hạt vừng, thích hợp dùng cho các món salad, đậu hũ lạnh. Bạn có thể tự chế biến bằng cách trộn vừng rang, xốt mayonaise, giấm gạo, muối, đường với lượng tùy ý, nêm nếm gia vị vừa ăn là đã có ngay món xốt ngon tuyệt. Ngoài ra, loại xốt này còn được bán sẵn trong các siêu thị, cửa hàng thực phẩm Nhật, bạn có thể mua về sử dụng ngay.

Natto (đậu nành lên men)

Natto hay còn gọi là đậu nành lên men, một món ăn truyền thống của người Nhật có mùi hương đặc trưng và hình ảnh “nhớp nháp”. Nguyên liệu chính để làm natto là đậu nành, bạn đem ngâm đậu nành với nước trong khoảng 12h hoặc hơn, sau đó hấp trong vài giờ để đậu chín mềm rồi cho vào hộp để chúng lên men ở nhiệt độ 40 độ C. Bạn có thể sử dụng máy làm yogurt để giúp đậu nành lên men nhanh hơn.

Đậu nành lên men

Mì Udon có đặc điểm sợi mì to, dày, dai ngon đặc trưng và được nhiều người ưa chuộng. Mì Udon hiện có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới, mặc dù nổi tiếng nhưng thành phần của mì chỉ bao gồm bột mì, muối và nước. Theo cách làm truyền thống, bạn chỉ cần mua nguyên liệu sợi mì dày và dẫm lên bột mì để khiến nó dẻo dai hơn và đem nấu cùng các nguyên liệu, gia vị khác tùy ý.

Yakisoba, Ramen

Hai món ăn này được bán sẵn theo dạng gói ở các siêu thị, cửa hàng thực phẩm Nhật với nguyên liệu chính là mì kiểu Á được nấu chín và dùng với súp. Bạn có thể mua gói mì có sẵn và nấu cùng các nguyên liệu tùy thích.

Canh Miso hay còn gọi là canh tương, món ăn truyền thống của người Nhật bao gồm phần nước dùng gọi là “daishi” nấu với tương Miso và một số nguyên liệu khác như rong biển, đậu phụ, nấm, củ cải, cà rốt, khoai tây, cá… Canh Miso ăn cùng cơm trắng là món ăn sáng phổ biến của người Nhật.

Canh Miso hay còn gọi là sup Miso

Shiozake (cá hồi ướp muối)

Để làm cá hồi ướp muối, bạn chỉ cần rắc một ít muối lên trên các lớp cá hồi tươi, sau đó cho vào tủ lạnh khoảng hai ngày và lấy ra chế biến. Cá hồi ướp muối có thể đem áp chảo, chiên, nướng đều được, thời gian nấu rất nhanh, chỉ khoảng 1 phút. Sau khi chế biến, cá hồi được cắt lát để kẹp sandwhich, làm sushi hoặc dằm nhỏ ăn với cơm nắm, salad.

Tofu có thành phần chính là sữa đậu nành, được làm đông lại bằng một ít nigari. Tofu chính là đậu hũ – một nguyên liệu phổ biến với giá thành rất rẻ ở các nước châu Á.

Trên đây là 8 món ăn Nhật Bản thơm ngon, dễ thực hiện, bạn có thể vào bếp thường xuyên để thay đổi khẩu vị. Chúc các bạn thực hiện thành công và có bữa ăn ngon miệng! Nếu bạn muốn học nấu món nhật ngon liên hệ chúng tôi nhé.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phong Tục Nhật Bản Qua Món Ăn trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!