Đề Xuất 3/2023 # Những Món Ăn Bài Thuốc Quý Từ Thịt Kỳ Đà # Top 9 Like | Ctc-vn.com

Đề Xuất 3/2023 # Những Món Ăn Bài Thuốc Quý Từ Thịt Kỳ Đà # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Những Món Ăn Bài Thuốc Quý Từ Thịt Kỳ Đà mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Kỳ đà là một loại bò sát cỡ lớn sống hoang dã, theo Y học cổ truyền thì kỳ đà có tác dụng bổ hư, chữa chứng hơi thở cấp bách, chân yếu đứng không vững, chứng ghẻ lở do khí huyết ứ trệ…”

Vài nét về loài kỳ đà :

Kỳ đà là một loại bò sát cỡ lớn sống hoang dã, tên khoa học kỳ đà Varanus salvator Laurenti. Chúng thường ăn ếch, nhái, cóc, lươn, cá, trứng, xác động vật, côn trùng…,

Theo sách Dược tính chỉ nam: “Đà nhục, vị ngọt, tính bình, hơi có độc, tác dụng bổ hư, chữa chứng hơi thở cấp bách, chân yếu đứng không vững, trưng hà, phụ nữ hay đau bụng dưới, chứng lở ghẻ do khí huyết ứ trệ, bệnh ác sang…”.

Một số món ăn bài thuốc được chế biến từ thịt kỳ đà :

Kỳ đà hầm sả gừng: xương thịt kỳ đà, củ cải trắng, cà rốt, nấm hương, gừng nướng, củ sả, nước gia vị vừa đủ hầm ăn. Trị các chứng gân cơ vô lực “nuy chứng”, ho thở đàm nhiều, chứng mụn nhọt lở ngứa, kinh không đều, các chứng huyết hư ứ trệ.

Thịt kỳ đà hầm lá ngải: kỳ đà chặt khúc 100g, lá ngải tươi 20g, đương quy 30g, xuyên khung 30g, gừng nướng 20g, gia vị vừa đủ hầm ăn. Dùng trị chứng phụ nữ thấp trệ khó thụ thai, có kinh đau bụng, chứng u xơ, phì đại tuyến tiền liệt “bệnh trưng hà báng tích”, các chứng khí huyết ứ trệ, đàm thấp.

Cháo kỳ đà đậu xanh: thịt xương kỳ đà tẩm hành, tiêu hầm nhừ, sau cho gạo, đậu xanh nấu cháo, khi ăn cho gừng, hành, ngò gia vị ăn. Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội, món ăn này dùng trị chứng hư nhược trẻ em còi, người lớn khó lên cân, gân cơ yếu, ho thở, da sần ngứa gãi, phù thũng.

Kỳ đà nấu cao: kỳ đà lấy thịt, xương tẩm gia vị, ngải cứu, lá xương sông, gừng nấu thành cao. Dùng cao kỳ đà ngâm rượu uống hoặc chưng hấp mật ong uống ngày 10g. Tác dụng bổ phế, ích thận khỏe gân xương, trừ thấp trệ, chuyên chữa các bệnh gân xương yếu đau mỏi, phụ nữ hiếm muộn, phế hư ho hen, các chứng đau nhức do huyết ứ, phong thấp.

Mỡ kỳ đà chữa bệnh ngoài da: dùng mỡ kỳ đà bôi ngày vài lần. Chữa các chứng ghẻ lở, mụn nhọt, nhọt dò lâu lành.

Mật kỳ đà pha mật ong chữa hen: 1 chiếc mật kỳ đà pha 300ml mật ong tốt uống trong 10 ngày. Tác dụng chữa hen suyễn do phế quản co thắt.

Mật kỳ đà trị rắn cắn: mật kỳ đà 5-7ml pha nước cốt chanh, mật ong các vị bằng nhau 7ml uống 2-3 lần/ngày.

Mật kỳ đà chữa kinh giản: mật kỳ đà 5ml pha 100ml nước cốt lá xương sông uống. Chữa trẻ em động kinh do can phong đờm trọc.

Lưu ý : dãi kỳ đà rất độc, khi chế biến làm thịt phải cẩn thận rửa sạch nhớt dãi.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM

Món Ăn Bài Thuốc Hay Từ Quả Sung

Sung mọc ở những nơi hoang dã và khắp các vùng đồng bằng sông nước, nhiều nhất là trên núi cao, rừng thẳm.

Cây sung có tên khoa học là Ficus racemosa L., thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Cây thân gỗ, gồm nhiều loại, phổ biến nhất ở nước ta là sung vè, sung xanh, sung nòi…

Đông y cho rằng, quả sung có tính bình, vị ngọt chát có công hiệu kiện tỳ, thanh tràng (tăng cường tiêu hóa, sạch ruột), tiêu thũng, giải độc, có thể sử dụng chữa viêm ruột, kiết lỵ, bí đại tiện, trĩ, đau họng, mụn nhọt, mẩn ngứa… Lá sung có vị ngọt, hơi đắng, tính bình có tác dụng giải độc, tiêu thũng nên có thể sử dụng chữa trị sưng thũng, lở loét ngoài da… Theo “Bản thảo cương mục” thì nó trị được các chứng như trĩ, đau cổ họng. Còn “Giang Tô thực vật chí” cho rằng, chất nhựa trắng trong quả sung tươi có thể bôi ngoài da trị khỏi mụn cóc. Theo Vân Nam trung thảo dược thì sung bổ tỳ vị, chữa đi ngoài, tiêu viêm, thông khí…

* Hỗ trợ trị ung thư thực quản: Quả sung tươi 500g, thịt lợn nặc 100g, hầm trong 30 phút, ăn cả cái và uống nước canh.

* Trị viêm họng: Dùng sung tươi 5 – 10 quả gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.

* Ho khan không có đờm: Sung chín tươi 50 – 100g gọt bỏ vỏ, đem nấu với 50 – 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.

* Viêm loét dạ dày tá tràng: Sung 10 quả, ruột già lợn 250g, nấu chín cắt khúc ruột già cho mỡ vào, gừng, hành, rượu tiêu cho sung hầm kỹ ăn.

* Trị táo bón: Dùng sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn một đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.

* Trĩ xuất huyết, sa trực tràng: Sung tươi 10 quả đem hầm với 250g ruột già lợn cho nhừ rồi ăn. Hoặc sung tươi 6g, rễ thị 9g, sắc uống. Nếu không có quả, có thể dùng lá sung sắc lấy nước xông ngâm tại chỗ khoảng chừng 30 phút.

* Sản phụ thiếu sữa: Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Bài này có công dụng bổ khí huyết, hạ nhũ chấp (làm ra sữa) dùng rất tốt cho sản phụ sau sinh suy nhược, khí huyết bất túc, sữa không có hoặc có rất ít.

* Trị viêm khớp: Sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn. Hoặc lấy sung tươi 2 – 3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.

Hướng Dẫn Cách Ngâm Rượu Bào Ngư Làm Bài Thuốc Quý Đúng Chuẩn

Rượu bào ngư ngâm làm thuốc bổ dưỡng

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bào ngư ngâm rượu

Nhiều người nghe đến bào ngư thường sẽ nghĩ đến các món ăn như: bào ngư nấu súp hoặc cháo, bào ngư chưng hoặc hấp,… tuy nhiên, còn có một cách chế biến khác với bào ngư và trở thành bài thuốc rất tốt đối với sức khỏe của nam giới đó là rượu bào ngư. Vậy làm thế nào để ngâm rượu bào ngư ngon mà không bị tanh? Trước tiên, hãy chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết.

– Bào ngư 1kg: tốt nhất nên mua bào ngư sống, nếu không có bạn có thể mua bào ngư khô Phú Quốc để thay thế.

– Rượu 3 – 4 lít: Cần chuẩn bị 2 loại, một là rượu thường để khử tanh, một là rượu mạnh ngon để ngâm.

Cách ngâm rượu bào ngư khô – tươi ngon làm thuốc

Với tác dụng lớn từ bào ngư sống như bổ mắt, ổn định đường huyết, tăng cường sức khỏe, tráng dương, cường lực, ích tinh, bào ngư chế biến thành nhiều món ăn. Còn đối với rượu bào ngư, tác dụng lớn nhất của nó chính là hướng đến các phái mạnh. Đàn ông uống rượu bào ngư vào sẽ có tác dụng lớn trong việc tăng cường sinh lý.

Cách ngâm rượu bào ngư, có những điểm quan trọng cần lưu ý như sau: bào ngư nên mua loại con còn sống để đảm bảo chất lượng và tránh việc mua hàng bào ngư khô trúng phải hàng giả; rượu cần chuẩn bị 2 loại, một loại rượu thường để ngâm sơ qua bào ngư cho bớt tanh, còn một loại là để rượu mạnh ngâm thật.

Rượu bào ngư ngâm làm thuốc bổ dưỡng

Bước 1: Sơ chế làm sạch bào ngư sống

Đầu tiên, mua bào ngư về, bạn cần làm sạch hết tất cả các bụi bẩn có trong bào ngư bằng cách dùng bàn chải đánh răng sạch bạn chà sạch phần thịt, vừa chà vừa để bào ngư dưới vòi nước để rửa trôi sạch các chất bẩn luôn. Cả phần vỏ bào ngư cũng có tác dụng rất tốt nên bạn có thể làm sạch luôn phần vỏ bào ngư để ngâm cùng hoặc cũng có thể chỉ ngâm phần thịt bào ngư.

Khi tách thịt bào ngư khỏi vỏ, bạn nên nhớ bỏ phần ruột bào ngư đi để khi ngâm tránh bị ảnh hưởng hương vị.

Bước 2: Trụng rượu với bào ngư

Sau khi làm sạch và tách lấy phần thịt bào ngư, bạn cho bào ngư vào ngâm với rượu thường khoảng 1 ngày để tráng sơ qua phần nước dơ trong bào ngư. Ngoài ra, bước này còn giúp bào ngư bớt đi phần tanh khi ngâm lại với rượu mạnh.

Bước 3: Phơi bào ngư

Tiếp theo bước trụng bào ngư là bạn lấy bào ngư ra, để bào ngư thật ráo rồi đem phơi thật khô qua nắng gắt để bào ngư khô lại.

Bước 4: Ngâm rượu bào ngư

Bào ngư khô, cho vào một bình thủy tinh hoặc lọ thủy tinh rồi cho phần rượu mạnh ngon đã chuẩn bị vào và ngâm. Thời gian làm rượu bào ngư ngâm phải từ một năm trở lên mới dùng được.

Ăn Thịt Kỳ Đà Có Tác Dụng Gì ? Cách Nấu Thịt Kỳ Đà

Kỳ đà – Loại động vật sinh trưởng và sống trong môi trường hoang dã, với thành phần dinh dưỡng rất cao, nên ngày nay nhu cầu sử dụng loại thịt này ngày tăng. Và để đáp ứng cho vấn đề này, thì nhiều người đã tiến hành thuần hóa và nuôi nhốt thành công. Rất nhiều người cho rằng, thịt kỳ đà sẽ giúp cơ thể cường tráng, tinh lực dồi dào, cũng như phòng chống những căn bệnh khác. Vậy tác dụng cụ thể mà chúng đem lại ra sao, cùng theo dõi bài viết: Ăn thịt kỳ đà có tác dụng gì ? cách nấu thịt kỳ đà.

Hệ thống chữa cháy bằng bọt foam

Trước đây, kỳ đà là một loài vật sinh sống trong thiên nhiên hoang dã, nhưng với hàm lượng dinh dưỡng cực cao mà thịt của loài động vật này mang lại, thì người ta đã nghĩ cách thuần hóa và nuôi chúng tại nhà. Theo đánh giá của những người nuôi, thì kỳ đà là loại động vật có sức khỏe cực kỳ tốt, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng, ít dịch bệnh, nên nó rất nhanh chóng thích nghi với môi trường nuôi nhốt, nên mang lại hệ quả kinh tế rất cao.

Kỳ đà là một trong những loài động vật thuộc loài bò sát, chúng có rất nhiều loại và đặc biệt một loại còn nằm trong danh sách đỏ cực kỳ quý hiếm của Việt Nam. Môi trường sinh sống chủ yếu của loài động vật này chính là những gốc cây, hốc đá, kẽ hở đất, đá, tường nhà…Trung bình, khi kỳ đà trường thành sẽ có trong lượng là 7 – 8kg và dài 2,5m, lúc này chính là độ tuổi sinh sản của kỳ đà. Thông thường, kỳ đà sẽ đẻ mỗi năm một lần trứng và có từ 15 – 17 trứng, tuy nhiên chỉ có khoảng 35% trứng có khả năng nở con.

Nếu áp dụng phương pháp ấp trứng nhân tạo, thì kết quả để trứng kỳ đà nở thành con rất lớn. Mỗi năm, loài vật này sẽ tiến hành chu kỳ lột xác một lần, vào thời gian là thàng 8 đến tháng 12, là mọt trong những lòa bò sát nên tập tính của chúng cũng giống tương tự như rắn. Sau khi thay da, kích thước của kỳ đà sẽ tăng trường một cách nhanh chóng, có thể đạt đến kích thước và trọng lượng lên gấp 2 – 3 lần.

Những nhà khoa học sau khi tiến hành nghiên cứu đã chứng minh được rằng, thịt kỳ đà cực kỳ tốt cho cơ thể của chúng ta, khi chúng chứa hàng loạt những nguyên tố cần thiết cho sức khỏe như: protein, lipit… Từ đó, giúp cơ thể trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch, bổ sung và cung cấp những yếu tố cần thiết để cơ thể luôn tràn trè năng lực, sức khỏe dẻo dai. Ngoài thịt ra, thì những bộ phận khác của kỳ đà cũng có tác dụng rất lớn và hữu ích đối với con người và nhất là phần túi mật.

Bên cạnh thịt, thì một trong những cơ quan được coi là dược liệu có khả năng điều trị bệnh. chính là túi mật của kỳ đà. Theo đông ý, mật kỳ đà có vị ngọt hơi cay, tính lành và đặc biệt là không có vị đắng như nhưng loại mật của các động vật khác, nên được sử dụng cho việc điều trị những trường hợp như: thông kinh, thanh nhiệt, giải độc, chống co thắt và co giật.

Những bài thuốc từ mật kỳ đà

Chữa sài giật trẻ em:

Bạn chỉ cần lấy ½ bát nước đun sôi để nguội, hòa vào 5 – 7g mật kỳ đà.

Tiếp đó lấy lá găng trắng và lá tiết dê mỗi thứ 20g để tươi,rửa sạch và vò lấy nước cốt.

Cuối cùng, bạn đen trộn hai dung dịch trên với nhau thật đều và cho trẻ nhỏ dung 2 lần/ngày, cùng đó nên kết hợp với việc lấy bã lá đắp vào trán.

Chữa tắc kinh

Mật kỳ đà phối hợp với hạt chanh và hạt cau khô, mỗi thứ 7g, giã nhỏ, hòa với rượu, gạn uống trong ngày.

Chữa rắn cắn

Dùng 7gr mật kỳ đà, mật ong 7ml, dịch chanh 3ml, nước sôi để nguội 15ml.

Trộn tất cả những nguyên liệu đã chuẩn bị với nhau và để uống hằng ngày, chia thành 2 lần và uống trong ngày.

Chữa hen suyễn

Bạn chỉ cần lấy 1 túi mật kỳ đà và tiến hành chia thành liều nhỏ, uống trong 7 – 10 ngày.

Cách nấu thịt kỳ đà

Là loài động vật bò sát và có vẻ ngoài tương tự những cú thằn lằn, kỳ đà khi trưởng thành cơ thể của chúng sẽ đến mức 2,5-3m, nặng 10 kg. Tuy nhiên, nếu bạn chọn những phải thịt của loại kỳ đà này, thì chắc chắc sẽ không cảm được mùi vị ngon lành của thịt kỳ đà, bởi nó rất dai. Vì vậy, khi lựa chọn bạn cần phải lựa chọn kỹ càng.

Bởi đặc tính của thịt kỳ đà là rất dai, nên quá trình chế biến loại thịt này cũng khà kỳ công. Những món ăn được chế biến với thịt kỳ đà phổ biến nhất có tểh kể đến như: xào lăn, xào sả ớt, kỳ đà nướng hoặc kỳ đà nấu măng để ăn kèm với bún…

Nếu bạn muốn chế biến thịt kỳ đà theo hình thức chiên và nướng, thì không cần phải lột da kỳ đà. còn những cách chế biến khách như: xào, om,kho, ram muối thì bạn hãy nhớ lột da của kỳ đà trước khi chế biến.

Chắc chắn rằng, sau khi tham khảo những thông tin của bài viết trên đay, bạn đã có thể cho mình những kiến thức bổ ích về loại thịt này, cùng như tìm được câu trả lời cho vấn đề: Ăn thịt kỳ đà có tác dụng gì ? cách nấu thịt kỳ đà

Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Món Ăn Bài Thuốc Quý Từ Thịt Kỳ Đà trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!