Cập nhật nội dung chi tiết về Ngày Đông Nhớ Món Canh Cá Dò Nấu Khế mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhiều người bảo nếu ai giấc ngủ chập chờn hoặc đêm ngủ không sâu thì ăn món cá dò sẽ dễ ngủ hơn. Đó là lời truyền miệng trong dân gian, ai muốn thì cứ ăn thử, bởi chưa nói đến chuyện… ngủ thì cá dò đã là món ngon nức tiếng được nhiều người ưa thích.
Cá dò được đánh bắt quanh năm, nhưng dễ nhất là từ tháng 5 đến hết tháng 12 dương lịch – là mùa câu cá dò nên cá có phần rẻ hơn những ngày mưa bão, biển động.
Cá dò có nhiều ở vùng biển xứ Quảng. Đây là loài cá thân mình không lớn lắm, sinh sống gần bờ nên dễ đánh bắt và có bày bán nhiều ở các chợ.
Có nhiều cách chế biến món cá dò bởi đây là loài cá ít mùi tanh nên thường được nấu canh với các loại rau, quả. Nếu cá dò nấu canh chua thì chỉ cần vài lạng cá dò mua ở chợ hoặc mua của những người đi câu ở bờ gềnh đá còn tươi rói thì càng ngon.
Cá dò mua về rửa sạch, lấy dao rạch dọc bụng cá làm sạch ruột, để nguyên con, không cắt vây, cắt đuôi, rửa lại bằng nước lạnh, khỏi cần ướp tẩm gia vị như một số cá khác. Khế chua xắt lát mỏng, kèm theo một số rau thơm như hành lá, ngò, ớt xanh, tiêu sọ, mì chính, nước nắm…
Nấu món canh cá dò không khó, bởi ai cũng có thể chế biến cho nồi canh theo khẩu vị của mình.
Khi nước trong nồi vừa sôi thì cho khế chua vào trước và nhìn những lát khế chuyển sang màu xám lợt thì cho cá dò vào nồi và nêm nước mắm vừa ăn. Nước tiếp tục sôi một lúc thì tắt lửa chứ đừng để lâu bởi khi nhiệt độ quá cao, cá dò sẽ rục, thịt mềm nhão, không còn trắng, dai như khi vừa chín tới. Cuối cùng cho các loại rau thơm, gia vị vào nồi canh, khuấy đều. Tuy nước đã hết sôi nhưng nồi canh vẫn toả nghi ngút khói và rau thơm chỉ vừa độ chín nên vẫn giữ được màu xanh, không bị nhũn.
Món canh cá dò nấu khế.
Khi ăn, cá dò trong nồi canh được gắp riêng ra đĩa rồi lấy đũa dẻ từng miếng thịt trắng phau, thơm phức. Ăn cá dò kiểu này, người dân xứ Quảng thường kèm thêm chén nước mắm “rin” dằm ớt để chấm thịt cá dò mới đậm đà khẩu vị.
Những ngày mưa gió, trời lạnh lẽo mà được thưởng thức món canh cá dò nấu khế thì có gì hấp dẫn hơn.
Cá Tràu Nấu Canh Chua Khế
Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế/ Khế trong vườn thêm một tý rau thơm/ Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ/ Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm!”.
Cứ mỗi lần đọc bài thơ “Canh ” của nhà thơ Chế Lan Viên, tôi lại nhớ cái hương vị thân thương của quê nhà, của lòng mẹ. Món do chính tay mẹ nấu luôn chứa đựng tình yêu thương mà mẹ dành cho con.
Món ăn dân dã canh cá tràu nấu khế này, ai đã từng sống ở nông thôn, thì ít nhất cũng thưởng thức một đôi lần. Riêng tôi thì không thể kể được. Những năm tháng sống bên mẹ, tôi không chỉ được thưởng thức mà còn được mẹ hướng dẫn cho cách nấu món này nữa.
Cá tràu nấu khế.
Cách nấu món này đơn giản lắm. Cá tràu bắt ở ngoài sông đem về móc mang, móc ruột rửa sạch, giữ lại bao tử, để nguyên con, dùng một cành tre nhỏ như chiếc đũa con đâm xuyên từ miệng cá xuống, đem nướng sơ qua trên lửa than. Sau đó phi thơm dầu ăn, bỏ cá vào đảo đều rồi đổ nước vào nấu. Khi nước sôi vài dạo, cho khế đã xắt thành lát vào. Nước sôi lại cho gia vị tiêu ớt, bột ngọt và … vào. Thế là ta đã có một nồi canh cá tràu nấu khế ngon tuyệt vời.
Khi ăn chúng ta vớt cá ra đĩa. Con cá vẫn còn nguyên vẹn, ta chỉ cần thêm các loại rau thơm xung quanh con cá, để cho đĩa cá đẹp mắt. Nhìn đĩa cá tràu ta cảm thấy rất ngon. Lúc này khứu giác, vị giác của ta tiếp nhận được nhiều hương vị tổng hợp của các loại rau thơm (hành, ngò, rau răm, lá sả…) cùng với rất đặc trưng của cá tràu. Ta dùng đũa gắp một miếng cá bỏ vào miệng nhai thì đầu lưỡi của ta sẽ cảm nhận được vị ngọt mềm của cá. Nhưng cái ngon nhất của nồi canh cá tràu nấu khế lại chính là nồi nước. Ở đó có hương thơm của các loài rau và thoáng chút vị cay cay của ớt, tiêu, vị beo béo của dầu, vị chua chua của khế…
Món ăn này không chỉ giúp chúng ta ngon miệng mà còn là một vị thuốc bổ dưỡng. Theo đông y, cá tràu (còn có tên gọi khác là cá quả, , cá lóc) giàu dinh dưỡng, nhiều thịt nạc mềm, ít mỡ, vị ngon ngọt, tính bình. Có tác dụng kiện tỳ, lợi thủy, bổ khí huyết, ích thận tráng dương. Dùng cho các trường hợp đau khớp, phong thấp, phù nề, lở ngứa, trẻ em ăn kém chậm tiêu, trĩ, có tác dụng chống ôxy hóa…
Món Rươi Nấu Khế, Rươi Kho Khế
Từ lâu người dân Bắc bộ đã sáng tạo ra rất nhiều cách chế biến món rươi đặc sản quê mình thành những món ăn thơm ngon bổ dưỡng như chả rươi (hay rươi rán trứng), nem rươi, rươi xào củ niễng măng chua, rươi hấp trứng, canh riêu rươi, rươi kho khế hoặc củ cải, rươi rang, mắm rươi…
Trong đó món Rươi Kho Khế là một món ăn dân dã mà lại đặc biệt thơm ngon, thú vị ở chỗ cách chế biến của nó chẳng những giữ nguyên được hương vị đặc trưng của con rươi mà còn khiến món rươi thêm đậm đà, lôi cuốn.
Con rươi – đặc sản văn hóa ẩm thực Việt
“Tháng chín đôi mươi tháng mười mồng năm”. Cứ vào dịp tháng 9 tháng 10 âm lịch hàng năm, khi những cơn gió lạnh nổi lên thì cũng là mùa rươi bắt đầu. Hàng đêm những người dân lại thức trông rươi nổi, vớt rươi để thương lái đem vào thành phố bán cho các nhà hàng và một số chợ trung tâm.
Rươi là những sinh vật có hình dạng khá đáng sợ, ta dễ dàng liên tưởng chúng như những con giun nhiều chân đủ màu xanh, hồng, nâu loằng ngoằng bơi trong nước. Tuy không ưa nhìn là vậy nhưng đây lại là món ăn đặc sản ngon và hấp dẫn thực khách vô cùng. Có thể nói rươi làm nên những món ăn có hương vị say đắm lòng người, ăn vào nhớ mãi không quên.
Từ xưa con rươi đã đi vào ca dao, tục ngữ. Câu ca dao: “Ước gì cho đến tháng mười, bát cơm thì trắng bát rươi thì đầy” như nỗi mong mỏi của thực khách chờ đợi đến mùa rươi hàng năm. Mùa rươi hàng năm khá ngắn, dù nó lặp đi lặp lại đều đặn năm này qua năm khác nhưng thời gian mỗi mùa rươi thường chỉ trong 3 tháng cuối thu. Trong 3 tháng này, rươi chỉ nổi lên vào một số ngày nhất định trong 1-2 giờ. Nếu không bắt kịp, rươi sẽ lặn mất và chết hoặc theo dòng trôi ra biển.
Vì lượng rươi rất ít nên hầu như đến mùa rươi dù giá rươi rất đắt nhưng vẫn bán rất nhanh, mọi người đều tranh thủ mua rươi về ăn cho đúng mùa. Rươi đúng mùa càng béo, càng ngọt, làm nên các món ăn càng thơm ngon hơn.
Rươi chỉ có ở một số vùng nước lợ, ven sông ở một số tỉnh gần biển thuộc đồng bằng Bắc Bộ như Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định… vì thế con rươi càng trở nên quý hiếm, nó được thu hoạch để mang tới các tỉnh, thành phố khác trên toàn quốc. Mỗi phiên chợ thường chỉ diễn ra trong vài ngày nên luôn để lại trong lòng thực khách nỗi mong chờ.
Rươi nổi là một hiện tượng khí hậu biến đổi báo trước của trời đất. Vào lúc trời trở lạnh, thỉnh thoảng còn có những cơn mưa lất phất bất chợt, trời lạnh khiến người già đau lưng, kêu ca: “Lại kẻ ăn rươi lại người chịu bão”.
Hoặc liên hệ số Hotline để được tư vấn sản phẩm nhanh nhất: 0962 08 3232.
Cách làm Rươi Kho Khế
Cách kho rươi với khế không hề khó, chỉ cần chọn được rươi ngon và chuẩn bị thêm một số nguyên liệu đơn giản là ta có thể bắt tay vào làm món rươi kho hấp dẫn. Có chăng là thời gian chờ đợi khá lâu, phải mất chừng 4-6 tiếng kho rươi với lửa nhỏ thì nồi rươi kho mới đạt tiêu chuẩn.
Nguyên liệu
Rươi tươi hoặc rươi đông lạnh: 500g (chọn con rươi to, béo để món rươi kho thêm ngậy và ngon hơn)
Thịt lợn: 200g (nên chọn thịt ba chỉ có cả nạc và mỡ)
Lá gấc non, thì là, lá gừng, ớt tươi: mỗi thứ một ít
Củ cải: 1 củ
Khế: 2 quả
Vỏ quýt: 3 vỏ
Gia vị khác: Mỡ lợn (dầu ăn), mắm, muối, mì chính, hạt tiêu,…
Các bước chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Rươi tươi đem rửa sơ qua với nước lạnh cho sạch rác và chất bẩn, sau đó trụng qua nước khoảng 60 độ vài lần cho rụng sạch lông, vớt ra rá cho ráo nước.
Thịt lợn rửa sạch với nước hòa chút muối trắng, bỏ bì, thái chỉ.
Lá gấc non, thì là, lá gừng, ớt tươi, vỏ quýt rửa sạch, thái sợi.
Củ cải nạo vỏ, rửa sạch, thái nhỏ. Có thể thêm bớt lượng củ cải theo ý thích.
Khế bỏ cuống, rửa sạch, bỏ rìa múi khế, cắt thành từng lát hình sao.
Bước 2: Xếp các nguyên liệu vào nồi đất
Món Rươi Kho Khế cần kho bằng nồi đất thì mới mềm thơm, ngon đúng điệu. Nồi đất đem rửa sạch, tráng qua nước sôi rồi lau khô.
Khi nấu thì lót dưới đáy nồi một lớp lá gừng sau đó lần lượt xếp các nguyên liệu khác vào nồi: khế thái lát, củ cải, vỏ quýt, thì là, lá gấc rồi xếp rươi lên trên.
Nêm gia vị mắm, muối, mì chính sao cho vừa ăn sau đó đổ nước bằng mặt rươi, đậy kín và đun trên bếp mới đầu đun lửa lớn, khi nước sôi cho lửa nhỏ đun liu riu đến khi cạn nước. Món rươi kho nên cho gia vị vừa ăn, có thể nêm cho đậm đà một chút, tránh kho quá nhạt.
Khi nước trong nồi cạn cũng là lúc con rươi chín mềm, thơm ngậy. Vậy là bạn đã sẵn sàng để thưởng thức rồi.
Bước 3: Thưởng thức món rươi kho khế chuẩn vị
Rươi kho đến khi nước trong nồi se lại sền sệt, không bị lõng bóng, không bị cháy khét. Gia vị nêm vừa đủ, không quá mặn, không quá nhạt. Đáy nồi phải bén thì rươi mới ngon, con rươi vàng quánh dẻo, thơm ngậy. Thịt lợn mềm nhừ, ngọt vị thịt lại ngọt vị rươi. kết hợp với các nguyên liệu khác giúp món rươi ngậy mà không ngấy, thơm ngon rất đưa cơm.
4.5
/
5
(
4
bình chọn
)
Nhớ Canh Chua Cá Mờm Nấu Lá Vông Vang
Nhìn nắng đầu hè vàng trên phố, nghe mẹ gọi điện bảo: ‘Về ăn canh chua cá mờm đi con, lá vông vang mùa này tươi non đầy vườn’, tôi lại nhớ lúc còn ở nhà với ngoại, nhớ bát canh chua mộc mạc ngoại nấu mỗi trưa hè.
Ngày đó, ngoại đã hơn 80 rồi, nhưng cứ thấy tôi nghỉ hè về nhà là hôm sau ngoại dậy thật sớm ra chợ, mua 1 bát to cá mờm còn tươi trong suốt với vài cọng hành tươi mang về.
Tôi lúc nào cũng được ngoại đưa cho cái rổ con, vào vườn hái những nhánh lá vông vang bánh tẻ tươi xanh mang vị chua dịu của vườn quê, mang vào rửa sạch rồi chờ ngoại tự tay nấu nồi canh chua cá mờm lá vông vang.
Ngoại nhặt thật kỹ hết rác, sạn lẫn trong mớ cá mờm tươi, rồi rửa thật sạch và để cá mờm ráo nước. Bắc cái nồi lên bếp, ngoại cho thìa dầu rồi phi hành tím cho thật thơm, thêm bát nước và vài thìa nước mắm cho đậm đà. Lá vông vang tôi đã rửa sạch, ngoại mang thái rối để bên cạnh bát cá mờm.
Nước trong nồi sôi bùng, ngoại nhanh tay thả lá vông vang vào rồi tiếp tục cho cá mờm vào khuấy nhẹ. Chờ canh sôi lại, ngoại nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng, thả thêm vài nhánh hành hoa cắt khúc rồi tắt bếp.
Mùi lá vông vang thơm nhẹ bay khắp nhà quyện với mùi hành hoa, mùi cá mờm đậm đà làm cả nhà háo hức.
Cá mờm mềm ngọt, trắng tinh từng con nhỏ xíu mang vị ngọt đậm đà từ biển, lá vông vang chua ngọt khi ăn lại có vị bùi bùi, nước canh trong veo nhưng thanh tao thoang thoảng mùi hành hoa. Từng muỗng canh ngọt mát làm dịu đi những trưa nắng hè bỏng rát của miền Trung.
Ngoại dậy tôi nấu bao nhiêu lần nhưng không biết sao tôi vẫn thấy tôi tự nấu không ngon như khi ngoại nấu. Có lẽ bát canh ngoại nấu còn có tình cảm chan chứa ẩn bên trong mà bây giờ khi ngoại đã đi xa, lại phải xa quê ra thành phố sống, tôi lúc nào cũng thấy nhớ nhung.
Thịt thăn heo vừa ngọt vừa thơm lại được ướp với mật ong và các loại gia vị là món ăn vừa ngon lành vừa tiện lợi cho bữa cơm nhà thêm hấp dẫn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Ngày Đông Nhớ Món Canh Cá Dò Nấu Khế trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!