Đề Xuất 5/2023 # Hướng Dẫn Cách Nấu Chè Khoai Mì Mài Cực Đơn Giản Tại Nhà # Top 9 Like | Ctc-vn.com

Đề Xuất 5/2023 # Hướng Dẫn Cách Nấu Chè Khoai Mì Mài Cực Đơn Giản Tại Nhà # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Cách Nấu Chè Khoai Mì Mài Cực Đơn Giản Tại Nhà mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nguyên liệu chè khoai mì nước cốt dừa

– 600g khoai mì

– 100g đường

– 50g lá dứa

– Dừa nạo

– 1 ống vani

Bước 1: Sơ chế khoai mì

– Khoai mì khi mua về, bạn gọt sạch vỏ, ngâm với nước khoảng 15 phút rồi vớt để ráo. Tiếp theo, bạn cho khoai vào nồi, hấp chín. Khi khoai chín, bạn cắt khoai mì thành từng miếng vuông vừa ăn.

Bước 2: Nấu chè

– Lá dứa bạn đem rửa sạch, cột thành bó. Sau đó cho vào nồi.

– Cho nước ấm vào dừa nạo, vắt lấy nước cốt dừa rồi cho nước cốt vào nồi có lá dứa.

– Cho tiếp đường và ít muối vào nồi nước cốt.

– Tiếp theo, bạn cho nồi nước cốt dừa lên bếp, nấu cho nước sôi. Sau đó, vặn nhỏ lửa tiếp tục đun để lá dứa tiết ra hương thơm.

– Khoảng 5 phút sau, bạn vớt lá dứa ra ngoài, rồi cho khoai mì vào nồi. Khuấy đều và nhẹ tay để không làm khoai mì bị nát.

Bước 3: Hoàn thành

Chè khoai mì mài, dẻo

Nguyên liệu khoai mì mài

– 500g khoai mì

– Nước cốt dừa

– 1 ống vani

– 200g đường

– Bột năng

– Muối

– Mè rang

– Lá dứa

Cách làm chè

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Khoai mì bạn gọt sạch vỏ, ngâm với nước có hòa tan ít muối trong khoảng 2 tiếng. Bởi cách làm này bạn sẽ mài khoai mì và vo thành viên nên cần ngâm với thời gian lâu hơn để loại bỏ độc tố trong khoai mì. Sau đó, bạn đem khoai mì cắt khúc, mài thành bột, bỏ phần lõi và những sợi xơ, rồi vắt bỏ nước.

– Lá dứa bạn đem rửa sạch, cắt khúc.

Bước 2: Vo khoai mì thành viên

– Bạn cho 4 muỗng bột năng vào khoai mì mài rồi nhào cho đều. Sau đó, vo khoai mì thành những viên tròn vừa ăn. Tiếp theo, bạn cho nồi nước lên bếp, nấu sôi rồi cho từng viên khoai mì vào luộc chín. Luộc đến khi thấy khoai nổi lên mặt nước thì bạn vớt khoai ra thau nước lạnh, rồi vớt ra để ráo.

Bước 3: Nấu chè khoai mì

– Bạn cho lá dứa vào nồi nước rồi nấu sôi. Tiếp theo, bạn cho đường và muối vào nồi cho vị đậm đà. Sau đó, bạn cho các viên khoai mì vào nấu 10 phút cho khoai mì ngấm đều nước đường. Tiếp đến, bạn tắt bếp và cho vani vào.

Bước 4: Hoàn thành

– Bạn cho nước cốt dừa vào nồi riêng, nêm nếm với đường, muối cho vừa ăn rồi nấu sôi. Cuối cùng, bạn múc chè ra chén, cho nước cốt dừa lên và rắc mè rang lên là thưởng thức được rồi đấy!

Lưu ý khi ăn khoai mì

– Khoai mì khi nhổ lên hay mua về nên nấu ngay không được để quá lâu.

– Gọt vỏ khoai mì cho thật kỹ và ngâm rửa khoai mì với nước sạch.

– Khoai có dấu hiệu bất thường như đốm xanh, mốc thì không được ăn và bỏ đi.

Cách Nấu Chè Củ Mài Cực Ngon Cực Đơn Giản

Tên khoa học của củ mài là Dioscorea persimilis Prain. Ở Việt Nam, củ mài có rất nhiều tên gọi khác là củ chụp, hoài sơn hay khoai mài. Loại củ này thường mọc hoang tại các rừng núi thuộc khu vực có khí hậu nhiệt đới. Người dân thường dùng củ mài để chế biến món ăn như nấu canh, xào, luộc, nấu chè. Và đặc biệt, củ mài được xem là một dược liệu hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh.

Theo y học cổ truyền, củ mài có tính bình, không độc, vị ngọt, thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, trong rễ của củ mài có chứa rất nhiều loại Acid amin, Lipid, Protid, Dioscin, chất nhầy… Củ mài có thể chữa điều trị những chứng bệnh sau:

– Bổ ngũ tạng, tăng cường sức khỏe cho người bị ốm hay suy nhược cơ thể.

– Các chứng bệnh về đường ruột, tiêu chảy…

– Hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường.

– Trị viêm tử cung.

– Suy thận, hoa mắt, chóng mặt…

– Chứng ra mồi hôi trộn ở trẻ em lẫn người lớn.

Cách nấu chè củ mài dân dã nhưng đậm vị

Chè củ mài là món ăn dân dã, có từ lâu đời, được nấu từ những nguyên liệu đơn giản. Trước đây, bà con thường dùng chè củ mài để cúng Phật. Giờ chè củ mài còn là món ăn để mời du khách thập phương thưởng thức chút đặc sản quê hương.

Chè có tác dụng bổ gân cốt, thanh nhiệt, mát gan. Với hương vị nhẹ nhàng, thanh, chè củ mài còn là món ngon đọng lại dư vị ấn tượng trong lòng du khách.

Nguyên liệu nấu chè

Cách nấu chè

Bước 1: Cách chọn củ mài

Điều quan trọng quyết định độ ngon của món chè củ mài chính là khâu chọn lựa nguyên liệu. Để có món chè củ mài ngon, bạn không nên chọn những củ to, có mùi lạ hay mốc. Thay vào đó là chọn những củ có kích thước vừa phải, không vết nứt…

Bước 2: Sơ chế củ mài

Khi mua củ mài về, bạn rửa sạch lớp bùn đất bám bên ngoài rồi cho củ mài vào nồi luộc chín. Sau đó, bạn vớt ra, bóc sạch vỏ, cắt bỏ những chỗ bị sượng, rồi cắt củ mài thành những miếng mỏng.

Bước 4: Nấu chè

Bạn cho đường và nước lọc vào nồi rồi nấu sôi lên. Tùy vào sở thích bạn có thể thay đổi lượng đường để chè ngọt thanh hoặc ngọt đậm. Tiếp đến, khi nước sôi lên, bạn cho củ mài vào nước đường nấu khoảng 10 phút để mài ngấm vị ngọt.

Bước 5: Hoàn thành

Bột bắp bạn cho vào chén và hòa tan cùng với ít nước. Sau 10 phút, bạn cho bột đao vào khuấy đều tay để món chè có độ sánh. Lúc này, bạn cho nước hoa bưởi vào và tắt bếp. Để tăng thêm hương vị cho món chè củ mài, bạn đem mè trắng rang vàng lên và rưới lên trên khi thưởng thức.

Cùng Hội Chị Em ‘Mày Mò’ Cách Nấu Chè Khoai Lang Dẻo Tại Nhà

Cách nấu chè khoai lang dẻo được chị em truyền tay nhau công thức là một món ăn đầy sáng tạo. Miếng khoai lang bùi bùi dai dai kết hợp với nước cốt dừa béo ngậy hấp dẫn cực kỳ.

Nguyên liệu

Thực hiện

Bước 1: Khoai lang rửa sạch, bỏ vỏ, cắt khoanh đem hấp chín.

Bước 2: Khi thấy khoai lang bở thì tắt bếp, gắp khoai ra tô.

Bước 3: Nghiền mịn khoai, rây qua rây để loại bỏ xơ. Đổ 150g bột năng vào phần khoai lang tím trộn đều.

Bước 4: Nhào thật kỹ để được khối bột khoai mịn. Thực hiện tương tự với phần khoai lang ruột vàng, cho phần khoai hấp chín, rây mịn trộn cùng 150g bột năng và nhào kỹ.

Bước 5: Chia bột khoai thành từng phần nhỏ, nặn bột thành hình trụ đều nhau sau đó cắt thành từng viên.

Bước 7: Chuẩn bị sẵn 1 tô nước lọc, khi phần khoai dẻo nổi lên trên mặt nước thì dùng muỗng thủng vớt ra, thả vào nước đá cho khoai không dính.

Bước 8: Đổ nước cốt dừa cùng 1 lít nước vào nồi, cho đường vào khuấy đều cho tan đường. Hòa 20g bột năng còn lại với chút nước. Khi nước cốt dừa sôi, từ từ đổ phần bột năng vào vừa đổ vừa khuấy đều để được hỗn hợp nước cốt dừa sánh.

Bước 9: Đợi nước cốt dừa sôi, vớt các viên khoai dẻo thả vào nồi, đun sôi trở lại.

Bước 10: Đợi chè khoai dẻo nguội là có thể dùng được ngay với đá bào mịn. Nếu thích có thể cho thêm chút dừa bào sợi.

Cách nấu chè khoai lang dẻo đầy sáng tạo được chị em truyền tay nhau như thế. Thay vì nấu khoai lang đơn giản thành chè việc kết hợp khoai lang và bột năng giúp gia tăng hương vị cho món ngọt này. Miếng khoai lang bùi bùi dai dai kết hợp với nước cốt dừa béo ngậy hấp dẫn, đưa miệng cực kỳ.

2. Cách làm chè khoai dẻo nhiều màu

Nguyên liệu

1/ Khoai lang dẻo

2/ Khoai môn dẻo

3/ Các loại đậu, hạt

4/ Cao linh quy

5/ Nước thảo mộc

1kg Bí đao già

10g Thục địa

2-3 quả La Hán quả

Đường phèn 500g

Bí đao chỉ lấy phần thịt xanh, bỏ lõi hạt đem hơi héo qua 1-2 nắng rồi nấu chung tất cả nguyên liệu trên với nước đường phèn trong 1h đến khi bí rục là được, còn không thì thay nước thảo mộc này bằng sâm bí đao cho nhanh gọn lẹ nha các bạn.

6/ Nước cốt dừa (hoặc kem whipping)

Thực hiện

*Khoai môn dẻo làm tương tự.

Các loại hạt nấu chín cho mềm từng loại sau đó bỏ đường phèn hoặc đường cát vào cuối cùng cho hạt thấm vị ngọt , xong vớt ra để từng tô các loại.

Bước 3: Hoàn tất, trình bày món ăn

Khoai lang dẻo ngâm nước thảo mộc xong cho vào tô, bỏ các loại hạt vào, cao linh quy cắt hạt lựu cho vào sau đó chan thêm nước thảo mộc vào,cho một ít đá bào và cuối cùng rưới nước cốt dừa hoặc whipping tùy thích theo khẩu vị.

3. Cách nấu chè khoai dẻo bột báng

Chè khoai dẻo bột báng không những là món ăn dân dã, dễ tiêu hóa mà còn có vị thơm bùi của khoai, vị sần sật của bột báng và mùi béo ngậy của nước cốt dừa. Chỉ cần vài bước thực hiện đơn giản, bạn cũng đã hoàn thiện cách nấu chè khoai lang dẻo cho mọi người thưởng thức trong những buổi xế chiều.

Nguyên liệu

Khoai lang: 2 củ

Bột nếp: 40 gram

Bột năng: 60gram

Bột báng: 60 gram

Đường cát: 50gram

Nước cốt dừa: 1/2 lon

Hạt vừng rang: 1 bát

Dụng cụ: dao, thớt, âu, xửng hấp, máy xay sinh tố cầm tay, nồi nấu chè, muỗng, thìa,… Nói một chút về nguyên liệu của món chè, các loại nước cốt dừa, bột báng, đường hay bột nhào bạn có thể dễ dàng mua tại các cửa hàng, chợ hoặc các siêu thị.

Thực hiện

Bước 1: Sơ chế phần khoai lang

Khoai lang mua về đem rửa sạch, cắt bỏ những phần sâu rồi cắt thành từng khoanh to tròn đem vào xửng hấp hấp chín.

Khoai chín lấy ra tô, bóc vỏ rồi cho thêm ít đường dùng máy xay sinh tố cầm tay tán nhuyễn mịn.

Cho phần bột nếp và bột năng vào bát khoai đã tán nhuyễn trộn thật đều và dẻo.

Dùng tay vắt từng miếng bột vo tròn xếp ra dĩa, làm đến khi hết hỗn hợp này.

Bước 3: Luộc chín bột khoai lang

Nấu một nồi nước sôi rồi cho các viên bột khoai vào luộc sơ vài phút cho chín rồi vớt ra để nguội.

Bước 4: Sơ chế phần bột báng

Gói bột báng mua về lấy một lượng vừa ăn đem ngâm nước cho nở mềm rồi cho vào nồi cùng ít nước nấu sôi.

Khi sôi liên tục dùng thìa khuấy đều phần bột trong nồi cho chín để không bị dính nồi. Khi thấy bột trong và nổi lên tức là đã chín.

Bước 5: Nấu chè khoai dẻo bột báng

Cho phần nước cốt dừa, đường cát vào nồi bột báng khuấy đều (Liều lượng tùy thuộc vào sở thích ngọt nhiều hay ít của bạn).

Bước 6: Thưởng thức chè khoai dẻo bột báng

Múc khoai lang dẻo ra bát rồi chan phần hỗn hợp bột báng, đường, nước cốt dừa vào trong. Rắc thêm một chút hạt vừng rang sẵn vào và khuấy đều thưởng thức.

Nếu muốn ăn lạnh, bạn cũng có thể cho vào bát chè ít đá viên sẽ có vị mát ngọt rất vừa miệng.

Hướng Dẫn Cách Làm Tinh Bột Khoai Tây Đơn Giản Tại Nhà

Hướng dẫn cách làm tinh bột khoai tây mà Chuyên mục Làm đẹp của chúng tôi chia sẻ ngay sau đây khá đơn giản. Bạn hoàn toàn có thể làm được loại tinh bột tiện lợi này tại nhà, để chăm sóc da rất hiệu quả. Hơn nữa việc tự chế biến cũng khiến chúng ta yên tâm hơn khi sử dụng.

Tinh bột khoai tây rất tiện lợi cho việc làm đẹp – Ảnh Internet

Ai cũng biết tác dụng của khoai tây trong việc làm đẹp, dưỡng trắng da, giúp da mịn màng, cung cấp độ ẩm, tạo sự đàn hồi góp phần đáng kể vào việc ngăn chặn quá trình lão hóa. Sử dụng bột khoai tây hay tinh bột khoai tây là cách đơn giản, tiện lợi, để dành được lâu, tiết kiệm thời gian và công sức, để tận dụng khả năng làm đẹp thần kì của khoai tây so với cách luộc khoai và hấp chín truyền thống.

1. Cách chọn khoai tây để làm tinh bột

Nên chọn những củ khoai tây khỏe mạnh, không hư hỏng, nhiễm bệnh. Ảnh Internet

Để bột khoai tây đạt chất lượng, khâu chọn khoai tây rất quan trọng. Khi mua khoai tây, bạn chỉ cần lưu ý 3 điểm sau:

Nên chọn khoai tây sạch của Đà Lạt. Khoai tây sạch Đà Lạt không khó phân biệt. Vì khoai này thường có kích cỡ vừa hoặc nhỏ chứ không quá to. Kích cỡ các củ khoai không đều nhau, mỏ mỏng, mắt củ ít.

Chọn những củ khoai tây còn đẫy, căng vỏ còn tươi nguyên, không có dấu hiệu héo.

Không chọn khoai tây mọc mầm hay vỏ có những phần xanh chuẩn bị mọc mầm vì mầm khoai chứa nhiều độc tố.

2. Hướng dẫn cách làm tinh bột khoai tây chi tiết

2.1. Sơ chế khoai tây

Khi sơ chế, bạn có thể bào khoai tây hoặc xay tùy ý. Ảnh Internet

Gọt bỏ vỏ khoai, sau đó đem sửa sạch, ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút chú ý không làm nát hay dập khoai.

Vớt khoai ra rổ và để thật ráo nước.

Bạn có thể cắt khoai miếng nhỏ để xay nhuyễn hoặc bào sợi nếu không xay.

Sau khi cắt miếng, bạn cho khoai vào máy xay sinh tố thêm nước để xay nhuyễn rồi vắt nước lần 1. Với khoai không xay mà bào, thì sau khi bào xong, bạn tiến hành vắt nước lần 1.

Vắt nước lần 1 xong, bạn cho bã khoai ra thố hay tô được thêm nước, khuấy nhẹ khoai để khoai ra bột. Sau đó tiến hành vắt lần 2.

Tiếp tục lặp lại thao tác vắt khoai cho đến khi bã khoai không còn ra tinh bột nữa hoặc ra ít không đáng kể nữa thì chúng ta ngưng. Bỏ bã khoai chỉ giữ lại phần nước vắt.

2.2. Lọc tinh bột

Bạn vắt khoai tây bào nhiều lần để thu tinh bột. Ảnh Internet

Sau khi vắt nhiều lần được nước bột khoai tây, ta tiến hành lọc tinh bột bằng cách để vài giờ cho bột lắng thì gạn nước đầu đi.

Bạn cho nước vào bột đã gạn lần 1, khuấy cho bột tan đều vào nước, sau đó tiếp tục để lắng và tiến hành gạn lần 2 và 3.

Tùy theo số lần bạn gạn lọc, sẽ cho bột có màu sáng hoặc hơi ngà. Sau khi gạn, bạn có thể đổ bột sệt ra khay hoặc đĩa có độ mỏng rồi mang đi phơi nắng to. Nếu không phơi nắng, bạn có thể tiến hành sấy bằng lò nướng với nhiệt độ thấp cho đến khi khô.

2.3. Xay bột khoai tây

Rây bột và xay lại vài lần để thu tinh bột khoai tây mịn như ý. Ảnh Internet

Sau khi đã có tinh bột khô mảng lớn, bạn dùng chày cán cho vỡ nhỏ rồi bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn thành tinh bột. Bạn cũng có thể dùng một chiếc ly hoặc chai thủy tinh sạch, đáy dày, lăn lên miếng tinh bột khô để bột vỡ nhỏ.

Xay nhuyễn lần đầu xong, bạn rây bột và xay lại 1-2 lần nữa cho đến khi thu được tinh bột mịn như ý.

2.4. Bảo quản tinh bột khoai tây

Cũng như cách làm bột khoai tây , trong khi xay, do tác động của ma sát, tinh bột khoai sẽ có độ nóng nhẹ, bạn cần để nguội mới cho vô bịch, hay hũ để bảo quản và cất giữ.

Vì đặc tính của khoai tây dễ hút ẩm nên cần bảo quản cẩn thận, đóng nắp lọ/ hũ hay bao bì thật kín, để ở nơi khô ráo, thoáng mát.

3. Mặt nạ tinh bột khoai tây – mặt nạ làm đẹp da hiệu quả

Tinh bột khoai tây có thể kết hợp được với nhiều nguyên liệu khác để làm đẹp – Ảnh Internet

Khi đã tự tay làm được tinh bột khoai tây thành phẩm các chị em đã có thể dễ dàng biến hóa tinh bột khoai tây thành các loại mặt nạ dưỡng da làm đẹp một cách tiện dụng và dễ dàng.

Tùy thuộc vào loại da và mục đích sử dụng mà ta sẽ kết hợp bột khoai tây hay tinh bột khoai tây với các nguyên liệu khác như sữa tươi, sữa chua không đường, mật ong, dầu olive, dầu dừa, bột yến mạch…Dù kết hợp với loại nguyên liệu làm đẹp nào cũng đều tạo nên một sản phẩm mặt nạ dưỡng da tuyệt vời, hoàn toàn tự nhiên, an toàn và tốt hơn nhiều so với các loại mỹ phẩm hay mặt nạ hóa chất.

Mặt nạ khoai tây giúp bạn có làn da sáng, mịn màng và khỏe khoắn. Ảnh Internet

Bạn cũng lưu ý, khi sử dụng các loại mặt nạ từ bột khoai tây hay tinh bột khoai tây, chúng ta nên dùng từ 2 – 3 lần/ tuần, không nên quá lạm dụng. Dụng kiên trì và thường xuyên mặt nạ tinh bột khoai tây sẽ giúp da thẩm thấu các dưỡng chất tự nhiên, tạo làn da căng bóng, trắng hồng và trông rất khỏe khoắn.

Mỹ Duyên tổng hợp

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Cách Nấu Chè Khoai Mì Mài Cực Đơn Giản Tại Nhà trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!