Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Cách Nấu Cháo Gấc Đơn Giản Thơm Ngon # Top 7 Like | Ctc-vn.com

Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Cách Nấu Cháo Gấc Đơn Giản Thơm Ngon # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Cách Nấu Cháo Gấc Đơn Giản Thơm Ngon mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hướng dẫn cách nấu cháo gấc đơn giản thơm ngon

Gấc là một trong những thực phẩm có nhiều dinh dưỡng, rất tốt cho trẻ nhỏ. Để bổ sung các chất cho bé cũng như góp phần vào sự đa dạng món ăn cho trẻ mẹ có thể nấu những món cháo gấc thơm ngon bổ dưỡng

Nguyên liệu

Đậu xanh 20gam ( đậu xanh đã được xát vỏ)2. Gạo tẻ 50 gam3. Gia vị: đường, muối4. Bột gấc: 1 thìa nhỏ

Cách làm

Bước 1: Gạo và đậu xanh đem ngâm với nước trong thời gian 4-5 giờ đồng hồ để nở mềm ( nếu bạn muốn nhanh có thể ngâm với nước nóng trong 1 giờ), khi nấu sẽ nhanh chín hơn. Sau đó, đãi gạo và đậu xanh để đảm bảo không bị sạn

Ngâm gạo

Bước 2: Bột gấc hòa với một chút nước nóng già hoặc nước đun sôi

Bột gấc

Bước 3: Gạo và đậu xanh sau khi đãi sạch cho vào nồi cùng 500ml nước, đặt lên bếp và để chế độ lửa nhỏ, ninh trong thời gian 40 – 50 phút, để hạt gạo nở chín mềm

Bước 4: Cho gấc vào nồi cháo và quấy đều. Bạn tiếp tục nấu cháo trong thời gian 5 phút nữa để cháo được nhừ. Sau đó nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng, tuy nhiên với trẻ nhỏ nên cho ăn nhạt là tốt nhất

Bước 5: Múc cháo ra bát, chờ cho cháo nguội là mẹ có thể cho bé thưởng thức ngay

Cháo gấc

Bột Rau Cải Bó Xôi…

35.000 đ

45.000 đ

Bột rau diếp cá nguyên…

30.000 đ

35.000 đ

Bột Cần Tây Nguyên…

35.000 đ

45.000 đ

Bột Lá Bánh Gai Khô…

30.000 đ

35.000 đ

Bột Củ Dền Đỏ Nguyên…

35.000 đ

40.000 đ

Hoa Đậu Biếc Khô…

60.000 đ

70.000 đ

Hướng Dẫn Cách Nấu Cháo Hàu Ngon Đơn Giản

Giữa muôn vàn những loại cháo, cháo hàu là một cái tên xa lạ những lại khiến cho những ai nếm thử một lần phải nhớ nhung hương vị đặc biệt này. Không cần phải ra hàng quán hay không vừa lòng bởi món cháo hàu không đúng ý, Tuyhoago sẽ bật mí cách nấu cháo hàu ngon đảm bảo lấy lòng được những vị khách dù là khó tính nhất.

Nguyên liệu nấu cháo hàu

Hàu sữa

300g hàu thịt (đã bỏ vỏ) hoặc 2kg nếu chưa lấy vỏ

Gạo

200 gram gạo tẻ + 50gram gạo nếp

Dừa

1 trái

Rau sống

Hành lá 5 cây, hành tím 4 củ, 1 bó rau răm, 2-3 quả ớt, gừng 1 củ

Gia vị

Muối, đường, bọt ngọt, tiêu, mắt…

Sơ chế hàu sữa

Bí quyết trong cách nấu cháo hàu ngon đơn giản là phải sơ chế hàu sao cho cẩn thận để làm sạch được những chất bẩn đồng thời hàu vẫn mềm, ngọt, béo.

Nếu mua hàu còn vỏ

Hàu sữa sau khi mua về dùng bàn chải chà sạch lớp đất cát dính trên vỏ, sau đó ngâm cùng với một thau nước có thả một vài lát ớt, kích thích hàu nhả hết chất bẩn. Sau khi ngâm từ 3-4 tiếng thì rửa sạch, để ráo.

Một kinh nghiệm để nấu cháo hàu ngon đó là cho hàu vào lò vi sóng quay tầm 3 phút để dễ dàng tách vỏ lấy phần thịt mà vẫn giữ được độ tươi cho món ăn.

Sơ chế nguyên liệu

Hướng dẫn cách nấu cháo hàu ngon

Cách nấu cháo ngon

Thay vì cho gạo trực tiếp vào nồi nấu, để hạt gạo được tơi, mềm mà không bị nát thì bạn có thể rang trước trên bếp lửa lớn cho đến khi hạt gạo trắng đục thì đổ ra.

Rang gạo: Làm nóng chảo, thêm vào 2 muỗng canh dầu ăn đun sôi rồi cho gạo nếp, gạo tẻ vào rang cùng: 1/3 muỗng cà phê muối và 1/2 muỗng cà phê bột ngọt. Rang đều cho đến khi hạt gạo trắng đục thì tắt bếp.

Nấu cháo: Gạo sau khi được rang cho vào nồi cùng 1.5 -2 lít nước và nước dừa + thịt dừa non nấu cho đến khi nở bung ra.

Xào hàu không bị tanh

Trong lúc chờ cháo chín, lấy chảo để xào hàu bằng cách cho 3 muỗng canh dầu ăn vào chảo cho nóng sôi thì cho hành củ bằm nhuyễn vào phi thơm rồi vớt phần hành phi ra chén, tiếp tục cho hàu vào xào thơm, thêm vào 1 muỗng cà phê nước mắm để hàu dậy mùi thơm rồi cho ra bát.

Ưu điểm lớn nhất của cách nấu cháo hàu tại nhà chắc hẳn đó là bạn có thể thay đổi công thức sao cho phù hợp với khẩu vị của bản thân và gia đình mà không cần e ngại cháo quá lỏng hay quá đặc như khi đi ăn ở hàng quán.

Với cách nấu cháo hàu này sẽ giữ cho hàu không bị tanh đồng thời vẫn đậm đà hương vị. Sau khi xào hàu xong, cho ngay vào nồi cháo và tắt bếp ngay sau khi cháo vừa sôi lại, cho thêm hành lá, hành phi và tiêu vào là đã có được một nồi cháo hàu thơm lừng.

Cháo hàu ăn ngon nhất lúc còn nóng hổi, bốc khói nghi ngút, vừa thổi vừa thưởng thức từng muỗng cháo mềm ngọt, đậm đà hương vị.

Không chỉ vậy, hàu còn là một loại hải sản bổ dưỡng, giàu chất dinh dưỡng và tốt cho cơ thể, đặc biệt cực kỳ tốt cho sức khỏe của quý ông.

Hướng Dẫn Làm Dầu Gấc Nguyên Chất Đơn Giản Tại Nhà

Dầu gấc có rất nhiều công dụng trong dưỡng da, làm đẹp, nấu ăn với rất nhiều vitamin và khoáng chất, và đặc biệt dầu gấc có màu sắc đẹp thích hợp cho nhiều món ăn như bò kho, cà ri, nhân bánh bột lọc tôm thịt…Video này Toàn phát sẽ chia sẻ bạn cách làm chi tiết và dễ dàng để nấu được dầu gấc thành công tại nhà, cũng như có thể bảo quản và sử dụng trong vòng 1 năm.

1. Nguyên liệu:

– Trái gấc chín: Định lượng cả cơm và hạt gấc là 1kg

– 100gr đường tinh luyện.

– 50 ml rượu trắng.

– 25 gr muối sấy tinh không chứa iot.

– 500ml dầu ăn. Bạn nên sử dụng dầu thực vật như dầu đậu nành hoặc dầu oliu.

2. Cách làm dầu gấc:

Bước 1: Cho 100gr đường vào 1kg gấc, cho tiếp 50ml rượu trắng, 25gr muối.

Bước 2: Bóp đều hỗn hợp cho nát phần cơm gấc và tách hạt gấc ra khỏi hỗn hợp. sau khi tách hết hạt ra sẽ thu được hỗn hợp cơm gấc. bạn có thể cho vào máy xay sinh tố để xay mịn cơm gấc ra trước khi xào.

Bước 3: Cho dầu ăn vào và trộn đều trong 5 đến 10 phút để dầu ngấm vào cơm gấc.

Bước 4: Cho hỗn hợp trên vào chảo và xào trên lửa to. Sau khi dầu sôi mạnh thì bạn giảm lửa để rim trong vòng từ 15 đến 30 phút. Trong khoảng 2 đến 3 phút bạn cần đảo cơm gấc để không bị cháy.

Bước 5: Sau khi dầu có màu đỏ đậm bắt mắt, tắt bếp và để nguội. sau đó bạn cho dầu gấc vào lọ thủy tinh và bảo quản nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc bảo quản trong tủ lạnh để giữ được lâu hơn.

*Lưu ý: phần cơm gấc còn lại bạn vẫn có thể đem xào thêm 1 lần nữa để tách thêm được dầu gấc bên trong hoặc bạn có thể trữ riêng phần này để nấu các món ăn khác vì cơm gấc có chưa rất nhiều chất dinh dưỡng, không nên bỏ đi.

3. Các lưu ý  khi làm dầu gấc:

– Chọn gấc:

Bạn nên chọn những trái gấc có màu đỏ cam tươi, cuống xanh, ruột chín đỏ, khi cầm lên thấy chắc tay và nặng, phần gai bên ngoài nở đều nhau.

Lưu ý là gấc càng chín đỏ thì càng giàu chất dinh dưỡng. Không nên chọn những trái còn xanh, mềm nhão và có vết thâm đen trên bề mặt.

– Chọn rượu:

Rươu được dùng để đồ dầu gấc nên là loại rượu trắng, có nồng độ cồn cao, tốt nhất là loại rượu có 40 độ cồn như rượu nếp Long An, vodka trắng, bầu đá.

– Chọn dầu ăn:

Để làm dầu gấc, bạn có thể sử dụng các loại dầu thực vật như dầu dừa, dầu đậu nành, dầu oliu. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên sử dụng dầu dừa vì dầu dừa sẽ sôi ở nhiệt độ thấp hơn so với dầu đậu nành và dầu oliu, dầu dừa khi nấu bốc hơi chậm, dễ thấm vào gấc để tạo ra tinh dầu gấc nguyên chất hơn các loại dầu còn lại.

– Chọn muối để nấu:

Loại muối bạn chọn nên là muối sấy tinh, hoặc muối hạt, muối bột… các loại muối không có iot. Vì iot khi nấu sẽ làm biến dạng màu sắc của dầu gấc, làm màu dầu gấc không được tươi. Ngoài ra iot khi nấu sẽ cho ra mùi gần giống mùi kim loại khá khó chịu.

– Yêu cầu thành phẩm:

Phần dầu gấc sau khi được lọc sạch sẽ có màu đỏ tươi hoặc đỏ sậm rất bắt mắt (phụ thuộc vào độ chín của gấc khi sử dụng), dầu có độ trong nhẹ, thoang thoảng hương thơm đặc trưng của gấc.

Những phần của trái gấc bạn có thể sử dụng:

– Phần cơm bọc bên ngoài hạt gấc: đây là phần quan trọng nhất của trái gấc, bạn sẽ sử dụng nó để làm dầu gấc, sau khi làm xong bạn vẫn còn có thể dùng phần này để chế biến các món ăn khác.

– Phần thịt vàng ở giữa quả gấc: đây là phần bạn không dùng để làm dầu gấc nhưng bạn có thể tách ra để chế biến các món ăn vì phần thịt vàng này chưa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là DHA rất tốt cho trẻ em.

– Hạt gấc: sau khi bạn chế biết, phần hạt gấc bạn có thể phơi khô rồi dùng nó như một vị thuốc chưa được rất nhiều bệnh như: trị mụn nhọt ,ghẻ lở, trị chứng tụ máu khi bị chấn thương, trị chai chân, hỗ trợ trị bệnh trĩ, bệnh viêm xoang…

4. Công dụng của dầu gấc:

– Dầu gấc có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, giúp làm giảm lượng LDL Cholesterol, chống bị xơ vỡ động mạch và làm bền thành mạch. Từ đó có thể chống được tai biến.

– Khi sử dụng dầu gấc làm gia vị cho các món ăn, không chỉ làm cho món ăn ngon hơn, hấp hơn mà còn chống táo bọn, rất tốt cho hệ tiêu hóa.

– Trong dầu gấc có lượng Curcumin sẽ có khả năng giúp loại bỏ các gốc tự do gây ung thư trong thức ăn và nước uống hàng ngày của chúng ta.

– Trong màng quả gấc có chứa Betacarotene, lượng Beta-carotene có tác dụng giúp chống ô xy hóa mạnh và có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

– Vitamin A và khoáng chất tạo thành từ dầu gấc có tác dụng nhất định trong việc thay đổi sắc tố làn da. Giúp làn da tươi sáng hơn, mịn màng hơn mặc dù không đáng kể.

– Zeaxanthin có trong dầu gấc giúp giảm ảnh hưởng của các tia cực tím từ ánh sáng mặt trời và làm giảm sự oxy hóa mô mắt. Do dó, dầu gấc có thể tăng cường sức khỏe đôi mắt một cách toàn diện.

Hướng Dẫn Làm Dầu Gấc Nguyên Chất Tại Nhà Cực Đơn Giản

Dầu gấc là sản phẩm được chiết xuất từ màng đỏ của trái gấc, có rất nhiều công dụng khác nhau

Dầu gấc được làm theo phương pháp thủ công, hiện được rao bán chủ yếu trên các diễn đàn online với mục đích làm đẹp. Tuy giá thành không đắt nhưng đa số chị em đều rất e dè khi mua dầu gấc bên ngoài vì sợ bị pha trộn tạp chất, không những không an toàn mà còn gây hại đến sức khỏe.

Nguyên liệu

Gấc chín: 1 trái, khoảng 1kg

Dầu dừa hoặc dầu đậu nành: 300ml

Nồi có đáy dày: 1 cái

Rây lọc: 1 cái, hoặc dùng khăn xô để lọc

Sơ chế gấc

Gấc chín bạn dùng dao bổ đôi rồi lấy hết toàn bộ phần hạt gấc bên trong, cho vào tô để riêng. Tiếp đó, bạn nạo phần mỡ vàng của gấc để riêng rồi tận dụng để làm việc khác, phần mỡ vàng này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là DHA.

Lấy riêng phần hạt gấc ra tô

Làm khô hạt gấc

Có 3 cách để làm khô hạt gấc:

+ Cách 1: Bạn dùng máy sấy, sấy với nhiệt độ khoảng 70 độ C để hạt gấc se lại.

+ Cách 2: Nếu trời nắng ráo, bạn có thể đổ hạt gấc lên mâm hoặc khay lớn, dàn đều rồi đem ra phơi khoảng 3 – 4 tiếng cho đến khi hạt gấc se lại. Khi sờ tay vào gấc, thấy hạt gấc không bị dính vào tay là đã đạt yêu cầu.

Cho hạt gấc ra mâm sạch để đem phi phơi nắng

+ Cách 3: Nếu không có máy sấy hoặc thời tiết không thuận lợi, bạn đổ hạt gấc ra khay, cho vào tủ lạnh khoảng 4 tiếng thì phần thịt gấc cũng sẽ cứng lại. Khi nào bóc lớp màng đỏ (thịt gấc) ra khỏi hạt gấc mà thấy bóc dễ dàng là có thể lấy ra để làm bước tiếp theo.

Bước này nhằm mục đích làm cho hạt gấc se lại để dễ dàng tách màng gấc

Tách các màng đỏ ra khỏi hạt gấc

Sau khi hạt gấc đã se lại, bạn dùng tay hoặc con dao nhỏ, bóc hết lớp màng đỏ xung quanh hạt gấc. Khi hạt gấc đã khô thì việc tách này rất dễ dàng, không bị dính tay như khi làm gấc tươi.

Hạt gấc bỏ đi, màng gấc đem xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ ra để chuẩn bị nấu dầu.

Nấu dầu gấc

Sau khi xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ màng gấc, bạn cho hết vào nồi có đế dày rồi đổ dầu dừa vào (hoặc các loại dầu đã lưu ý ở trên). Bắc hỗn hợp lên bếp đun nóng với nhiệt độ khoảng 70 độ C, vừa đun vừa dùng đũa đảo đều.

Đun nóng hỗn hợp dầu dừa và màng gấc ở nhiệt độ khoảng 70 độ C

Bạn không nên đun sôi dầu gấc, chỉ cần đun ở khoảng 70 độ C là được, nếu đun sôi sùng sục sẽ làm các thành phần có trong dầu gấc bị biến đổi, sinh ra cháy khét và mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng. Nếu không thể đo chính xác nhiệt độ, bạn có thể vừa đun vừa để nguội rồi lại đun tiếp, làm liên tục trong khoảng 35 – 45 phút.

Nấu cho đến khi màng gấc teo lại và khô cứng thì mới được

Nấu dầu gấc như vậy cho đến khi quan sát thấy lớp màng đỏ teo lại và khô cứng, dầu gấc dần tiết ra và có màu đỏ trong thì tắt bếp.

Lưu ý, khi đun dầu gấc phải dùng đũa khuấy đều liên tục, làm như vậy để dầu được nóng đều và không bị cháy khét.

Lọc dầu gấc

Sau khi tắt bếp, bạn đợi khoảng 10 – 15 phút để dầu gấc nguội bớt thì tiến hành lọc dầu. Bạn có thể dùng rây lọc hoặc miếng khăn xô, lọc từng chút hỗn hợp trên để lấy phần dầu gấc trong suốt màu đỏ sậm.

Bạn nên lọc dầu gấc qua rây rồi lọc lại bằng khăn xô lần nữa để lấy được phần dầu trong suốt

Cách làm dầu gấc tại nhà thật đơn giản phải không? Nếu có nhiều thời gian rảnh, bạn có thể tự làm dầu gấc để bán online hoặc làm quà tặng cho bạn bè, người thân của mình.

Yêu cầu thành phẩm

Phần dầu gấc sau khi được lọc sạch sẽ có màu đỏ tươi hoặc đỏ sậm rất bắt mắt (phụ thuộc vào độ chín của gấc khi sử dụng), dầu có độ trong nhẹ, thoang thoảng hương thơm đặc trưng của gấc.

Mẹo & lưu ý (Footnotes)

Chọn gấc: Để làm được hũ dầu gấc thơm ngon giàu dưỡng chất thì chọn gấc là khâu rất quan trọng. Bạn nên chọn những trái gấc có màu đỏ cam tươi, cuống xanh, ruột chín đỏ, khi cầm lên thấy chắc tay và nặng, phần gai bên ngoài nở đều nhau.

Lưu ý là gấc càng chín đỏ thì càng giàu chất dinh dưỡng. Không nên chọn những trái còn xanh, mềm nhão và có vết thâm đen trên bề mặt.Chọn gấc càng chín đỏ thì chất lượng dầu càng tốt

Chọn dầu: Để làm dầu gấc, bạn có thể sử dụng các loại dầu thực vật như dầu dừa, dầu đậu nành, dầu oliu. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên sử dụng dầu dừa vì dầu dừa sẽ sôi ở nhiệt độ thấp hơn so với dầu đậu nành và dầu oliu, dầu dừa khi nấu bốc hơi chậm, dễ thấm vào gấc để tạo ra tinh dầu gấc nguyên chất hơn các loại dầu còn lại.

Bạn chuẩn bị khoảng 300 – 400ml dầu dừa vì có thể thay đổi định lượng dầu ít nhiều trong quá trình làm dầu gấc.

Cách bảo quản

Dầu gấc tự làm tại nhà là dầu gấc nguyên chất 100%, không sử dụng hóa chất hay chất bảo quản nhưng thời gian sử dụng có thể lên đến 12 tháng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên làm dầu gấc để sử dụng trong khoảng 3 tháng nhằm đảm bảo chất lượng dầu tốt nhất.

Dầu gấc sau khi nguội, bạn có thể cho vào các hũ thủy tinh nhỏ, đậy kín lại rồi đặt ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào.

Bảo quản dầu gấc trong các hũ thủy tinh hoặc hũ nhựa nhỏ

Thông tin thêm

Tác dụng của dầu gấc

+ Với thành phần dưỡng chất phong phú, dầu gấc giúp bổ sung những vitamin và caroten cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những người mới ốm dậy hoặc những người mắt khô, mắt kém, mỏi mắt.

+ Dầu gấc bôi ngoài ra có tác dụng chữa trị và làm lành vết thương.

+ Trong dầu gấc có chứa nhiều vitamin như A, E, β-Caroten giúp làm đẹp da, chính vì vậy có thể dùng dầu gấc để uống trực tiếp hoặc làm mặt nạ dưỡng da hàng ngày. Dầu giấc sẽ giúp các chị em có một làn da mịn màng, trắng hồng và ngăn ngừa tình trạng lão hóa. Ngoài ra, sử dụng dầu gấc chăm sóc tóc cũng là bí quyết để sở hữu một mái tóc đẹp.

+ Các chất dinh dưỡng trong dầu gấc rất tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bé ăn ngon miệng hơn. Chính vì vậy, dầu gấc thường được dùng để chế biến món ăn cho bé thay dầu ăn hoặc đem trộn trực tiếp vào cháo, tô bột hoặc tô súp để cho bé ăn dặm.

Minh Thu ( tổng hợp )

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Cách Nấu Cháo Gấc Đơn Giản Thơm Ngon trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!