Đề Xuất 3/2023 # Học Cách Nấu Chè Bưởi Giòn Ngon # Top 5 Like | Ctc-vn.com

Đề Xuất 3/2023 # Học Cách Nấu Chè Bưởi Giòn Ngon # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Học Cách Nấu Chè Bưởi Giòn Ngon mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chè bưởi (Made from grapefruit oil and slivered rind) là món ăn quen thuộc, được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, thanh mát, kết hợp cùng nước cốt dừa béo béo tạo nên cảm giác lạ miệng, tuyệt vời. Cách nấu chè bưởi không khó nhưng quan trọng là làm cách nào để cùi bưởi không bị đắng, ăn vào giòn dai và không bị xơ.

Chè bưởi là món tráng miệng vô cùng phổ biến. Ảnh: Internet

Tác dụng của chè bưởi? Nên ăn chè bưởi vào lúc nào?

Chè bưởi hông chỉ có tác dụng làm đẹp, mà nó còn rất tốt cho sức khỏe vì cùi bưởi giúp trị ốm nghén, điều chỉnh lượng đường trong máu, chữa phong thấp, trị gan nhiễm mỡ, ngăn ngừa sỏi thận. Với vị ngọt đắng, tính ấm, tác động vào tỳ, thận và bàng quang, cùi bưởi còn có công dụng hóa đàm, hạ khí, tiêu thực và làm khoan khoái lồng ngực.

Chè bưởi nói riêng hay các loại chè nói chung đều được dùng như một món ăn vặt giữa buổi. Thành phần 100% thiên nhiên, không chất bảo quản lại nhiều dinh dưỡng nên thường được thưởng thức thay cho các món quà vặt không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Chè bưởi để được trong bao lâu?

Sau khi nấu xong nên ăn ngay, ngon nhất là khi thưởng thức cùng đá lạnh. Hoặc bạn có thể cho vào tủ lạnh để bảo quản và dùng dần. Với cách này, bạn sẽ giữ chè bưởi được 2 – 3 ngày.

Địa điểm bán cùi bưởi để nấu chè

Bạn có thể mua trái bưởi tươi, sau đó gọt lấy phần cùi hoặc mua loại cùi bưởi khô đóng gói tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm đều được. Trước khi nấu chè, bạn nên ngâm cùi bưởi khô với nước trong khoảng 2 tiếng để cùi nở ra và mềm hơn.

Cách nấu chè bưởi giòn ngon, không bị đắng

Nguyên liệu

150g cùi bưởi

Muối

Giấm

200g đường thốt nốt

120g đường phèn

45g đường cát

Bột năng

200g đậu xanh

200ml nước cốt dừa

10 cọng lá dứa

Các bước làm

Sơ chế vỏ bưởi

Vì lượng tinh dầu bưởi đa phần nằm ở vỏ xanh khiến chè bị đắng nên lưu ý cần loại bỏ phần vỏ xanh một cách cẩn thận, chỉ lấy phần cùi trắng. Sau đó thái nhỏ phần cùi bưởi thành hạt lựu dài khoảng 1cm, rửa sạch với nước tầm 3 – 4 lần để loại bỏ phần tinh dầu còn sót lại.

Cần loại bỏ phần vỏ xanh một cách cẩn thận để chè không bị đắng. Ảnh: Internet

Sau khi để ráo nước, cho vào 30g muối cùng 500ml nước, trộn đều và để ngâm. Khoảng 1 tiếng thì vắt bưởi thật mạnh rồi rửa lại với nước 2 – 3 lần và tiếp tục cho lượng muối, nước như lần một vào ngâm khoảng 2 tiếng. Tiếp tục rửa và vắt thật kỹ với nước cho đến khi nếm thử thấy cùi bưởi không còn đắng và mặn.

Hấp đậu xanh

Cho 200g đậu xanh ra tô, vo kỹ và ngâm với nước. Sau đó đem đi hấp với lá dứa cho thơm, chín mềm.

Luộc cùi bưởi và áo bột năng

Cho 2/3 muỗng canh giấm 25%, 1/2 muỗng canh muối vào 1 lít nước rồi đem đi đun sôi, luộc cùi bưởi đến khi thấy cùi trong lại thì vớt ra ngâm với nước lạnh và vắt khô.

Luộc cùi bưởi cho chín trong. Ảnh: Internet

Cho 45g đường vào cùi bưởi đã luộc và ướp khoảng 10 phút. Sau đó áo bột năng, chú ý nên cho bột vào cùi bưởi từ từ và trộn đều đến khi cùi bưởi rời ra thành từng viên, rây bột để bỏ bớt phần bột dư bên ngoài.

Công đoạn áo bột phần cùi bưởi. Ảnh: Internet

Nấu nước sôi để luộc phần bưởi đã áo bột, cho đến khi thấy bột trong lại và nổi lên trên mặt thì lấy ra và cho vào nước lạnh. Sau đó vớt để ráo nước.

Chế biến chè

Đun 1,8 lít nước cùng 6 cọng lá dứa, 200g đường thốt nốt, 120g đường phèn và 1/2 muỗng canh muối. Khi nước sôi, vớt lá dứa ra ngoài và cho phần cùi bưởi đã sơ chế ở bước 3 vào nồi.

Để tạo độ sệt cho chè, dùng 124g bột năng khuấy đều cùng 200ml nước lạnh.

Đổ hỗn hợp nước bột năng từ từ vào nồi và khuấy đều tay. Cho đậu xanh đã hấp chín vào và đợi đến khi nước sệt lại thì tắt bếp.

Chè bưởi có cách nấu rất đơn giản. Ảnh: Internet

Vậy là có ngay một nồi chè bưởi thơm ngon và bổ dưỡng. Rưới thêm một ít nước cốt dừa khi thưởng thức để chè có mùi vị được đậm đà và thơm ngon hơn.

Một số lưu ý cần thiết

Cách chọn cùi bưởi nấu chè

Nên chọn những quả bưởi vừa chín tới, cùi bưởi sẽ không bị xơ, ăn ngon hơn.

Loại sạch phần vỏ xanh và bóp kỹ cùi bưởi cùng với nước để chè không bị đắng.

Cách sơ chế cùi bưởi không đắng

Việc loại bỏ vị đắng của cùi bưởi rất kì công, nên chú ý cẩn thận và lựa chọn phương pháp an toàn.

Bạn nên ngâm nước muối loãng nhiều lần và bóp thật kỹ để cùi bưởi hết đắng.

Tránh sử dụng phèn chua trong quá trình loại bỏ vị đắng của cùi bưởi để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Sau khi luộc vỏ bưởi cần vớt ra, ngâm ngay vào nước đá lạnh để bưởi được giòn, ngon hơn.

Khi dùng bột năng cần phải cho từ từ để tránh việc quá nhiều bột sẽ khiến chè bị đặc sệt, gây khó ăn.

Phụ nữ mang thai có được ăn chè bưởi không?

Bưởi là thực phẩm giàu vitamin C, khoáng chất, cùng rất nhiều vi chất cần thiết cho cơ thể, phù hợp với phụ nữ mang thai cần nạp một lượng lớn năng lượng và vitamin vào cơ thể. Vì thế, ăn bưởi hay các món được chế biến từ bưởi rất được các mẹ bầu yêu thích lựa chọn.

Hiện nay chưa có bất kì nghiên cứu nào cho rằng chè bưởi có thể gây hại đối với sức khỏe của phụ nữa mang thai, vì thế mẹ bầu có thể an tâm khi ăn. Tuy nhiên, cũng giống như những món ăn khác được chế biến từ bưởi, bà bầu đang bị đau dạ dày nên hạn chế ăn do bưởi chứa rất nhiều vitamin C.

Khám phá các món chè nổi tiếng của vùng Nam Bộ

Chè thưng

Chè thưng là món chè nổi tiếng và rất được yêu thích ở vùng Nam Bộ. Vị béo ngậy của nước cốt dừa, vị bùi của khoai, đậu, hạt sen quyện với mùi thơm của đậu xanh sẽ tạo nên một hương vị đặc trưng vô cùng độc đáo.

Chè thưng là món chè rất quen thuộc với các tín đồ ăn vặt. Ảnh: Internet

Chè chuối bột báng

Chuối là loại trái cây chứa hàm lượng cao carbohydrate, protein, vitamin A và sắt rất tốt cho sức khỏe. Với những miếng chuối thanh ngọt hòa quyện cùng hương thơm bùi bùi của nước cốt dừa sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm ẩm thực thú vị.

Chè chuối bột báng có vị béo ngậy đầy hấp dẫn. Ảnh: Internet

Chè đậu xanh phổ tai

Chè đậu xanh phổ tai là món chè quen thuộc với biết bao thế hệ. Bên cạnh hương vị thơm ngon, món chè này còn giúp thanh lọc cơ thể, mát gan, lợi tiểu, giảm mỡ máu, hạ huyết áp…

Cách nấu chè đậu xanh phổ tai cực kỳ đơn giản. Ảnh: Internet

Chè khoai mì

Chè khoai mì với những viên khoai mài hấp dẻo, bùi bùi hòa quyện cùng nước cốt dừa béo ngậy thêm chút hương thơm của vani sẽ là món ăn khoái khẩu của rất nhiều tín đồ ăn vặt.

Chè khoai mì mài ăn hoài không ngán. Ảnh: Internet

Chè khoai môn lá dứa

Chè khoai môn lá dứa với khoai môn bùi bùi, nếp dẻo ngon cùng hương lá dứa thơm ngát. Đặc biệt, màu xanh lá bắt mắt của chè, vị ngọt ngọt của khoai môn sẽ rất thích hợp cho các bữa ăn nhẹ của gia đình.

Hương thơm từ dứa sẽ khiến bạn phải ngất ngây. Ảnh: Internet

Học cách nấu chè bưởi ngon giúp đa dạng thực đơn cũng như được cung cấp các kiến thức hữu ích để kinh doanh mở quán chè, bạn có thể điền thông tin vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn các khóa học nấu chè phù hợp.

☆ ☆ ☆ ☆ ☆

Scores: 5 (20 votes)

Thank for your voting!

Cách Nấu Chè Bưởi Giòn Ngon Không Bị Đắng Tại Nhà

Chè bưởi là một món tráng miệng được cả 2 miền Nam, Bắc ưa thích. Vị ngọt dịu thanh mát, bùi bùi của đỗ xanh, giòn giòn của cùi bưởi kết hợp độ ngậy của xíu nước cốt dừa khiến ăn một lần là nhớ mãi.

Để làm chè bưởi giòn ngon không bị đắng thì người nấu cần phải chú ý tới các khâu sơ chế nguyên liệu, đặc biệt là cùi bưởi. Bếp Eva hướng dẫn cách làm chè bưởi đơn giản nhất tại nhà ai cũng thực hiện được.

1. Nguyên liệu làm chè bưởi

– 100g đậu xanh xát vỏ

– 60g cùi bưởi

– 250 ml nước

– ½ tsp muối

– 100 g đường thốt nốt (đường nâu) hoặc đường kính trắng

– 150g bột năng

– Nước đun sôi để nguội

– 200 – 250g đường thốt nốt tùy khẩu vị

– 1 âu nước đá

– 100 ml nước cốt dừa

Nguyên liệu chính nấu chè bưởi

Bước 1: Chế biến phần đỗ xanh:

– Đậu xanh vo sạch, bỏ hạt hỏng, ngâm nước qua đêm cho đậu nở mềm. Hoặc có thể ngâm nước nóng khoảng 2 tiếng.

– Đậu sau khi ngâm mềm, đổ ra rổ, xóc thật ráo nước rồi hấp ở lửa nhỏ, nước sôi liu riu trong vòng 10-15 phút đến khi đậu chín, bở tơi.

Bước 2: Chế biến phần cùi bưởi:

Bạn nên chọn quả bưởi vỏ xanh (bưởi da xanh hoặc bưởi năm roi), còn tươi, để cùi được giòn. Bưởi đã chín, hơi héo thì cùi bưởi mỏng, dễ bị dai.

Cùi bưởi thái hạt lựu nhỏ và sơ chế khử đắng

– Cùi bưởi cần được gọt sạch phần vỏ xanh bên ngoài để không bị quá đắng và gọt bớt phần xơ xốp ở bên trong để cùi được giòn hơn.

– Xắt cùi bưởi thành khúc vừa ăn (cỡ một đốt ngón tay út), không nên xắt quá to, khi nấu sẽ dễ bị sống sượng hay quá nhỏ, sẽ dễ bị mất độ giòn.

– Đun 250 ml nước với 3g muối (khoảng ½ thìa nhỏ) đến khi sôi thì đổ cùi bưởi vào. Nhanh tay đảo đều rồi lập tức bắc khỏi bếp, đổ cùi bưởi ra rổ.

– Xả cùi bưởi dưới vòi nước chảy. Dùng tay vò và bóp nhẹ cùi bưởi liên tục cho đến khi cùi bưởi hết the đắng. Vắt kiệt cùi bưởi, cho vào bát sạch.

– Hòa tan 50 g đường và 50 g bột năng trong 150 ml nước. Đổ cùi bưởi đã vắt kiệt vào, để cùi ngậm nước căng mọng trở lại thì vớt cùi để trên rổ cho ráo bớt nước.

– Sau khi cùi bưởi đã ráo bớt nước thì xóc cùi cùng 60 g bột năng khô.

Nấu cùi bưởi với đường nâu (đường thốt nốt) rất thơm và ngọt dịu

– Luộc cùi bưởi: Đun 1 lít nước với 200 – 250g đường thốt nốt đến khi đường tan hết và nước bắt đầu sôi thì giảm lửa. Đổ phần cùi bưởi đã xóc bột năng vào nồi nước vừa chuẩn bị. Để lửa vừa, luộc đến khi nhìn cùi bắt đầu trong lại, chín, nếm thử thấy giòn thì vớt cùi thả vào âu nước đá.

– Đun nước cốt dừa với đường và nêm nếm cho vừa khẩu vị. Có thể hòa 1 chút bột năng với nước cho vào nếu thích nước cốt dừa cũng có độ sệt.

Bước 4: Hoàn thiện chè bưởi đỗ xanh

– Khi nước chè đã được nấu kỹ và đủ độ sánh đặc, vớt cùi bưởi trong âu nước đá, xóc thật ráo rồi thả cùi vào nồi chè. Từ từ cho đậu xanh đã hấp chín, quấy đều.

– Để lửa nhỏ. Hòa tan 35g bột năng trong 65ml nước rồi từ từ đổ vào nồi chè. Quấy đến khi chè bắt đầu sánh lại. Giữ lửa nhỏ, khuấy đều tay.

Bát chè bưởi ăn cùng nước cốt dừa thơm ngon, ngọt dịu

Món chè bưởi được người Việt đặc biệt yêu thích, dù nấu theo cách của người Huế hay theo công thức đơn giản đều rất ngon và dễ ăn. Món chè bưởi rất thích hợp để nhâm nhi trong những ngày hè. Cách nấu chè bưởi ngon khá đơn giản và tiết kiệm thời gian. Còn chờ gì nữa mà chúng ta không lưu lại ngay cách nấu chè bưởi ngon ngon này để cả nhà cùng thưởng thức.

Cách Nấu Chè Bưởi Đậu Xanh Thơm Giòn Không Bị Đắng

Hướng dẫn cách nấu chè bưởi đậu xanh tại nhà không bị đắng

Nguyên liệu làm chè bưởi:

Cùi bưởi: Chúng ta cần 200 gr (Bạn nên chọn bưởi năm roi hoặc da xanh)

Đường: 200 gr là đủ

Phèn chua: 1 muỗng cà phê

Đậu xanh đã xát vỏ: chúng ta cần 100 gr

Bột năng: 120 gr

Muối

Nước cốt dừa

Nước hoa bưởi

Cách làm chè bưởi:

1. Bưởi dùng dao gọt bỏ phần vỏ xanh và phần trắng mỏng nằm sát múi bưởi, chỉ lấy phần cùi trắng ở giữa, trong khi gọt không nên gọt sát phần vỏ xanh bên ngoài để cùi bớt đắng. Tiếp đến bạn lấy cùi bưởi ( đã xắt nhỏ) đem trộn với muối. dùng tay bóp nhẹ tránh cho vỏ bưởi bị nát, sau khi bóp xong bạn ngâm tầm 4 đến 5 tiếng. Đủ thời gian bạn vớt cùi bưởi ra và xả sạch với nước pha muối, xả và bóp sao cho cùi không còn vị đắng nữa ( cùi bưởi sẽ chuyển màu trắng trong)

2. Bạn tiếp tục lấy cùi bưởi ngâm với phèn với thời gian 15 đến 20 phút( nhằm giúp cho cùi bưởi giòn, tráng), sau đó vớt ra và xả bằng nước cho sạch.

3. Trộn cùi bưởi với đường, rồi cho lên bếp đảo với lửa nhỏ, bạn lấy đũa và đảo đều tay , đảo tầm 1 tý bạn cho thêm ít nước vào và tiếp tục đảo cho đến khi nào đường tan hoàn toàn và bạn nhìn thấy ngấm hết vào bên trong cùi bưởi thì được, bạn tắt bếp đi.

4. Khi cùi bưởi vừa được tẩm với đường xong còn rất nóng, cho luôn 50 gr bột năng vào trộn thật đều để vỏ bưởi hút hết phần bột này vào trong. Tiếp tục cho thêm 50 gr bột năng, trộn thật đều sao cho bột bao hết bên ngoài cùi bưởi đến khi phần bột bên ngoài khô, cùi bưởi không còn ướt, không còn bột thừa là được.

5. Trong lúc trộn bột thì chúng ta tranh thủ bắc một nồi nước lên bếp đun sôi. Khi nước sôi thì cho cùi bưởi vào luộc trong khoảng 4 – 5 phút khi mà cùi bưởi nổi lên là được (chia chỗ vỏ bưởi ra luộc làm 2 lần). Sau đó dùng muỗng thủng vớt cùi bưởi ra rồi ngâm ngay vào bát nước đá (để vỏ bưởi giòn, dai hơn).

6. Đậu xanh bạn ngâm nước khoảng 2 – 3 tiếng cho nở (đãi sạch vỏ với đậu xanh vẫn còn vỏ). Sau đó khi đã đun nước thật sôi bạn tiến hành cho đậu vào nồi hấp trong khoảng 15 phút là đậu chín (chú ý: đậu phải chín bở và khô ráo).

7. Bạn lấy bột năng đem hòa vơi nước rồi đổ từ từ vào nồi, vừa đổ vừa khấy đều tay cho đến khi thấy nước chè bắt đầu sánh lại ( vừa sánh lại thôi, bạn không nên làm đặc quá). Tiếp theo bạn lấy cùi bưởi và đậu xanh cho vào nồi, tiếp tục khuấy đều tay( bạn nên cho lửa nhỏ lại). Cho tiếp hoa bưởi vào để tạo mùi thơm (bạn có thể dùng tinh chất vani thay thế). Bạn chờ chè sôi thì được, tắt bếp

8. Khi ăn chúng ta múc chè bưởi ra bát và ăn thêm cùng nước cốt dừa lên trên hoặc bỏ thêm chút đá.

Cách nấu chè bưởi An Giang

Hướng dẫn cách làm chè bưởi An Giang thơm ngon, đơn giản, quan trọng bí quyết sẽ quyết định đến độ ngon của món chè là khi chế biến cùi bưởi.

Cùi bưởi loại cùi bưởi da xanh hoặc năm roi chín tới để món chè ngon nhất. Các loại bưởi to, cùi dày sẽ nhiều gân và khi nấu sẽ không được ngon, nếu bạn chọn cùi bưởi non món chè sẽ bị đắng, khó ăn.

Nguyên liệu

– Vỏ 1 quả bưởi da xanh/năm roi

– 200 gram đỗ xanh bỏ vỏ

– 400 gr đường

– 100 ml nước cốt dừa

– Lá nếp

– Bột năng, bột sắn dây

– Phèn chua: 50 gram

– Muối ăn

– Lạc rang giã nhỏ

Cách làm chè bưởi:

– Để làm chè bưởi An Giang ngon, công đoạn sơ chế cùi bưởi quan trọng. Cùi bưởi cần gọt hết phần cùi xanh bên ngoài và những phần gân, sơ, bên trong chỉ lấy phần cùi trắng, cắt ra thành các miếng nhỏ vừa ăn.

– Trộn cùi bưởi với 2 thìa cà phê muối ăn, bóp nhẹ chờ 3 tiếng, sau đó bạn hãy rửa sạch lại nhiều lần với nước cho hết vị đắng và mặn của muối, lúc đó thì hãy vắt khô.

– Phèn chua giã nhỏ hoà tan cùng 1 bát nước đổ vào nồi đun sôi. Cho cùi bưởi vào chần qua và vớt ra nước lạnh để cùi bưởi giòn, ngon. Rửa sạch hãy chờ cho ráo nước.

– Ướp cùi bưởi với 100 gr đường cho ngấm sau đó cho vào chảo xào đều khi nước cạn hết thì bắc muống và lăn cùi bưởi qua bột năng. Bột năng tạo ra 1 lớp bên ngoài đảm bảo cùi bưởi có vị ngọt và giòn ngon.

– Đỗ xanh ngâm với nước nóng khoảng nửa tiếng cho nở, rồi cho vào nào nồi hấp cho chín mềm.

– Lá nếp rửa sạch, bột sắn hoà tan với chút nước.

– Đặt một nồi nước cho lá nếp vào, rồi mở lửa đun sôi, thêm chút đường và đổ bột sắn dây đã hoà tan vào. Khi nước có độ sánh và ngọt thì được, thả cùi bưởi vào và đun cho chè sôi lên.

– Chờ cùi bưởi trong cho đỗ xanh đã hấp chín vào và khuấy lên đều. Vớt lá nếp ra và tắt bếp, cho thêm chút tinh dầu hoa bưởi chè bưởi thơm ngon.

Cách nấu chè bưởi bằng bột sắn dây

– Cùi trắng của 1 quả bưởi

– 250gr bột sắn dây

– 500gr bột lọc

– 150gr đậu xanh

– ½ hộp nước cốt dừa

– Đường

– Muối

Bước 1: Thái hạt lựu cùi bưởi rồi bóp với muối trắng cùng 1 chút nước. Bóp kỹ đến khi cảm thấy miếng cùi chuyển sang màu trong và có tinh dầu nhờn mang đi rửa lại bằng nước lạnh.

Bước 2: Cùi bưởi đun sôi với chút muối. Khi nước sôi dùng đũa đảo đều cùi bưởi, đun thêm 1 phút nữa rồi vớt cùi bưởi ra. Xả nước và vắt kiệt cùi bưởi, làm nhiều lần để để cùi bưởi hết vị đắng.

Bước 3:

Sên cùi bưởi với đường, cho thêm nước cho đến khi đường tan hết, khi nào cùi bưởi ngậm đủ nước nở căng thì ngừng thêm nước.

Bước 4:

Khi cùi bưởi nóng già thì trộn với bột lọc, khi nấu chè bưởi bằng bột sắn này phải phải trộn lúc cùi bưởi lúc nóng già để bột thấm hút vào trong từng miếng cùi bưởi, lúc đó nấu cùi bưởi sẽ giòn, ngon.

Bước 5: Dùng rây giúp bạn rây hết bột thừa sau khi trộn cùi bưởi và bột lọc cùng nhau.

Đun nồi nước sôi, thả cùi bưởi đã trộn bột lọc vào, chú ý sử dụng nồi đủ rộng để cùi bưởi không bị dính. Luộc đến khi lớp bột chuyển sang màu trong và nổi lên thì vớt ra ngâm vào bát nước lạnh.

Bước 6: Hòa bột sắn dây cùng với nước lọc, chế vào nồi nước vừa dùng để luộc cùi bưởi đến khi nước có độ sánh thì cho nước cốt dừa vào.

Bước 7: Đậu xanh nấu chín. Hòac ùng với nồi nước với bột năng, đường, rồi cho đậu xanh vào nồi, cho tiếp phần cùi bưởi vào. Khuấy lên sao cho đậu xanh và cùi bưởi quyện đều.

Bước 8: Múc bưởi ra chén, trước khi ăn phải rưới nước cốt dừa lên, với món này bạn dùng nóng hoặc lạnh tùy theo sở thích.

Đây là món ăn đòi hỏi bàn tay khéo léo và sự kiên nhẫn của người phụ nữ miền sông nước bởi nó rất công phu cần sự tỉ mỉ. Cách nấu chè bưởi đậu xanh thông thường được làm các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen,…) hoặc các loại bột (bột gạo, bột mì, bột năng,…). Tuy nhiên điều làm nên vẻ đặc biệt của món chè bưởi là do được làm bằng cùi bưởi, một loại nguyên liệu thường được sử dụng cho mục đích khác hoặc bỏ đi mà không hề biết đến công dụng của cùi bưởi. Mong rằng với bí quyết về cách nấu chè bưởi ngon giòn không bị đắng mà wikicachlam giới thiệu sẽ giúp bạn và gia đình có được món tráng miệng thật ngon và hấp dẫn.

Wiki Cách Làm

Tuyệt Chiêu Nấu Chè Bưởi Giòn Cùi, Ngọt Mát Ngon Hơn Ngoài Hàng

Hãy học ngay công thức nấu chè bưởi siêu dễ, ngon mát không bị đắng và đảm bảo vệ sinh thơm mùi hương hoa bưởi để cả nhà thưởng thức

Chuẩn bị nguyên liệu cho món chè bưởi

1 quả bưởi to, vỏ dày

200gr đậu xanh không vỏ

Bột năng

Muối

1 cục phèn chua

chút tinh dầu hoa bưởi

300gr đường thốt nốt

Nước cốt dừa

Nước

Hướng dẫn cách làm chè bưởi

Bạn cắt bỏ lớp vỏ xanh của vỏ bưởi sau đó tách lấy phần cùi trắng, tiếp theo thái cùi bưởi thành hình hạt lựu.

Cho cùi bưởi vào chậu nước lạnh rồi bóp nhiều lần, tiếp theo bạn cho cùi bưởi vào chậu nước sạch, thêm muối rồi ngâm cùi bưởi qua đêm, như vậy cùi bưởi sẽ ra hết chất đắng. Hôm sau bạn chỉ việc rửa lại thêm 2-3 lần và cắn thử thấy cùi bưởi không còn đắng là được.

Đặt 1 nồi nước lên bếp đun sôi thì cho 1 cục phèn chua vào cùng, sau đó bạn cho cùi bưởi vào luộc khoảng 2 phút thì vớt ra.

Cho cùi bưởi vào tô cùng với 1/2 số lượng đường, đảo đều rồi ướp cùi bưởi ít nhất 2 tiếng cho cùi bưởi ngấm đường.

Đổ cùi bưởi và nước đường vào chảo, bật bếp đun cho cùi bưởi sôi lên rồi đảo đều thêm khoảng 2 phút, nước đường rút hết vào cùi bưởi thì tắt bếp, lúc này bạn cho bột năng vào cùng rồi trộn đều sao cho cùi bưởi bám đều 1 lớp bột năng bên ngoài.

Bước 2: Chuẩn bị đậu xanh và nước cốt dừa

Đâu xanh xát vỏ ngâm với nước ấm tầm 1 giờ đồng hồ để đậu nở. Khi đậu nở thì vo lại cho sạch rồi đổ ra giá cho ráo nước.Cho đậu xanh vào nồi hấp đến khi đậu nở bung là được

Dừa bánh tẻ mềm rửa sạch, cắt miếng nhỏ, cho vào máy xay cùng một bát nước ấm, xay nhuyễn rồi lọc lấy nước.

Hòa thêm vào nước cốt dừa 1 thìa canh bột béo, 1 thìa canh bột năng rồi đặt lên bếp khuấy đều tay đến khi nước cốt dừa chín, sánh đặc là được. Để nước cốt dừa nguội thì đổ ra hộp, cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Đặt nồi nước lên bếp đun sôi. Khi nước sôi, thả phần cùi bưởi đã thực hiện ở trên vào nồi, khi thấy nước sôi lại, cùi bưởi nổi lên là chín. Vớt cùi bưởi ra thau nước lạnh để cùi bưởi giòn và dai, không bị dính vào nhau.

Vẫn dùng chiếc nồi vừa luộc cùi bưởi, nếu thấy nước cạn, có thể thêm nước tùy vào ý của người nấu. Thêm đường hoa mai (ăn ngọt hay nhạt theo ý thích có thể tăng giảm lượng đường, tuy nhiên chè bưởi nên ngọt một chút sẽ bảo quản được lâu hơn).

Bột năng hòa tan ở ngoài rồi cho vào nồi. Khuấy đều cho nước không bị vón cục hoặc khê ở dưới. Bạn có thể tăng thêm lượng bột năng nếu thấy nồi chè chưa đủ độ sánh. Sau đó cho tiếp phần đậu xanh và cùi bưởi vào, khuấy đều tay. Khi chè sôi, vị ngọt đã phù hợp thì tắt bếp, thêm vài giọt tinh dầu hoa bưởi cho chè thơm.

Nguồn: sưu tầm.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Học Cách Nấu Chè Bưởi Giòn Ngon trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!