Cập nhật nội dung chi tiết về Em Bé 8 Tháng Tuổi Suýt Mất Mạng Chỉ Vì Thói Quen Nấu Cháo Sai Lầm Của Mẹ mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi con vừa 6 tháng tuổi là em nấu cháo cho ăn luôn, bỏ qua ăn bột như cách nuôi truyền thống. Ban đầu em nấu cháo trắng, hầm cho thật nhừ và không nêm bất cứ gia vị nào hết. Sau vài ngày thì em bắt đầu cho rau củ băm nhuyễn vào, con ăn vài ngày quen thì lại bắt đầu hầm xương, hầm cá lấy nước, và tiếp đó là cho ăn cá, ăn thịt băm nhuyễn.
Ban đầu khi nấu em cho một ít muối i-ốt vào, dần dà cho thêm dầu ô liu, dầu hàu, có khi còn cho phô mai vào nữa. Nhưng em thì hay bực bội chuyện má chồng em lắm luôn á các mẹ, lúc em ở nhà chăm con em toàn bộ thì không nói làm gì, vì em toàn quyền ra quyết định nấu gì, con em ăn ra sao. Nhưng khi em đi làm trở lại phải nhờ vả má chồng em chăm thằng con rồi, có hôm em đi làm về má bảo sao em nấu cháo cho cu Mít mà nấu nhạt thếch thế sao nó ăn, tao cho ăn cứ thấy nó nhè ra ngoài, tao múc ăn thử thì mới biết, nấu cháo dở thế nó chê là phải. Em giải thích cho bà là cháu còn nhỏ không nên cho nhiều gia vị vào, bà gạt hết, bà bảo ngày xưa chồng em cũng một tay bà nuôi, bà nấu cho ăn từ nhỏ mà giờ thông minh, giỏi giang. Bà còn bảo em là từ mai nấu cháo cho cu Mít thì nêm thêm ít muối, đường bột ngọt và đường cho mằn mặn, kích thích lưỡi thì cu Mít ăn mới được nhiều.
Em dạ dạ vâng vâng nhưng sáng hôm sau em nấu cháo cho con em cũng nêm nhạt nhạt, chủ yếu em cho chút ít muối i-ốt thôi, sau đó em đi làm coi như không có gì. Mà má chồng em đâu để em yên, đang làm thấy bà gọi điện là biết tin chẳng lành rồi, và đúng y rằng vừa bấm nghe một cái là nghe một tràng của bà “Má đã bảo mày nấu cháo nêm cho vừa miệng thằng nhỏ rồi, ở nhà chăm con mày cực gần chết bảo giúp thì không chịu giúp, mai tao bỏ thí không cho nó ăn nữa à. Nãy tao đem nấu lại cho thêm muối, bọt ngọt thằng nhỏ ăn hết chén cháo thấy thương à”, xong bà cúp máy cái rụp.
Và từ đó cứ hễ em nêm nhạt, bà sẽ tự động nấu và nêm thêm lại, mà em đi làm cả ngày đâu làm gì được, em rầu hết sức. Em lên mạng tìm hiểu thì đúng là từ nào giờ em làm đúng, trẻ nhỏ không nên ăn nhiều bột nêm, gia vị, nấu cháo ăn dặm sai cách, nêm nếm sai cách ngoài làm mất chất còn làm cho trẻ chậm lớn. Mà em thấy xung quanh em, mẹ nào nuôi con nhỏ cũng toàn nêm nếm đậm như vậy, có lần em bận quá đi mua cháo dinh dưỡng bên ngoài, em ăn thử thì cũng nêm mặn chát như vậy.
Em còn đọc được một bài viết về một đứa trẻ mới 8 tháng tuổi đã sớm gặp phải các vấn đề về thận, đe doạ sức khoẻ nghiêm trọng đến mức phải nhập viện cấp cứu, tất cả chỉ vì thói quen nấu cháo sai lầm của mẹ.
Lý do dẫn em bé này đến tình cảnh đau lòng như vậy là bởi mẹ của em bé khi nấu cháo cho con thường xuyên nêm nếm rất nhiều muối. Chế độ ăn này kéo dài liên tục nhiều tháng đã tạo gánh nặng cho thận của bé. Trẻ sơ sinh các cơ quan nội tạng chưa phát triển đủ, việc ăn muối quá mức đã khiến thận của bé bị quá tải, dẫn đến cả rối loạn chức năng tim.
Các bác sĩ cho biết, trẻ sơ sinh ăn muối khiến bé dễ bị đau bụng và khó chịu ở dạ dày. Tình trạng kéo dài, rất dễ khiến con bị biếng ăn, thậm chí suy dinh dưỡng do bé không hấp thụ được. “Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi chỉ nên ăn thức ăn đơn giản, không bổ sung thêm gia vị. Tất cả những thực phẩm chế biến tươi, không cần nêm gia vị đã chứa đủ các chất dinh dưỡng bé cần”.
Em đọc mà thấy sợ cho con em quá, em phải bảo chồng em vào cuộc thôi, về làm công tác tư tưởng cho má chồng em, kết quả thế nào thì chưa biết nhưng chắc chắn em không thể ngồi yên
– Không cho thêm sữa, ngũ cốc hay bất cứ thực phẩm tương tự vào cháo ăn dặm của con.
– Sau khi nhắc nồi cháo ra khỏi bếp thì không nên đập thêm trứng vào. Nhiều mẹ khi nấu cháo cho trẻ thường thích đập một quả trứng sống vào bát cháo rồi trộn đều lên cho con ăn, với suy nghĩ làm như vậy sẽ khiến bát cháo thêm thơm ngon bổ dưỡng. Tuy nhiên nếu đập trứng sống vào cháo nóng, dù nhiệt độ cháo còn cao thì vi khuẩn còn sót lại trên vỏ trứng vẫn không thể bị tiêu diệt. Cách nấu tốt nhất là mẹ nên đập trứng vào nồi cháo và quấy đều, đun sôi một lần nữa rồi mới múc ra cho con ăn.
– Không vo gạo quá kỹ, vì như thế làm gạo mất hết vitamin B1
– Không nấu cháo để qua đêm hay nhiều ngày. Mẹ nên biết rằng ở điều kiện nhiệt độ bình thường, cháo chỉ có thể để trong vòng 2 giờ đồng hồ là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Còn bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, các vi sinh vật gây ôi thiu trong thịt sẽ tồn tại ở dạng bào tử để chờ đợi cơ hội phát triển lại, nên trước khi cho con ăn, mẹ nên đun sôi lại cháo để tiêu diệt những bào tử này. Tốt nhất, mẹ nên ngày nào thì nấu ngày đó cho con ăn, hoặc mẹ có thể nấu trước 1 nồi cháo trắng, và khi cho con ăn, múc một phần cháo đó nấu cùng các loại rau thịt để tránh hiện tượng mất chất và an toàn cho bé.
– Thêm dầu vào cháo cho con, bởi dầu ăn sẽ giúp cho con yêu hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng khác trong thức ăn hàng ngày. Dầu ăn cũng được xếp vào trong nhóm thực phẩm cung cấp chất béo cho cơ thể, cùng với những thực phẩm giàu chất béo khác như là mỡ thực vật, bơ…. Chính vì vậy, các mẹ nên cho vào trong khẩu phần cháo của con yêu từ 1 đến 2 thìa dầu ăn (bao gồm cả dầu thực vật, mỡ và dầu cá…). Tuy nhiên, mẹ nên cho dầu ăn vào khi cháo sắp chín. Không nên cho dầu ăn vào cháo ngay từ khi bắt đầu nấu.
8 Sai Lầm Khi Nấu Cháo Làm Bé Chậm Tăng Cân
Nấu cháo bằng nước xương, cho bé ăn nhiều khoai tây, cà rốt hoặc đồ nghiền nhuyễn quá lâu,… là những sai lầm nghiêm trọng trong cách nấu nướng của mẹ làm bé chậm tăng cân.
Có những bà mẹ tốn rất nhiều tiền bạc và thời gian để chăm chút cho con từng bữa ăn giấc ngủ nhưng trẻ vẫn còi cọc, chậm lớn.
1. Nấu cháo bằng nước xương hầm
Rất nhiều bà mẹ ngày nào cũng hầm xương để nấu cháo cho con ăn vì nghĩ rằng nước những chất bổ sẽ tan trong nước và bé hấp thu đầy đủ các chất này.
Thực tế: Việc hầm xương chỉ có tác dụng cho vị ngọt và mùi thơm. Những chất đạm vẫn còn trong xác thịt, xương. Do vậy, nên cho trẻ ăn cả xác lẫn nước để đề phòng suy dinh dưỡng vì thiếu chất.
Với trẻ trên 8 tháng tuổi làm quen với đạm, mẹ có thể bắt đầu ninh xương nấu cháo, giúp bé cảm thấy ngọt nước, ngon miệng hơn. Thay vì ninh xương ống vì xương ống nhiều mỡ, mẹ có thể mua xương hom, xương sườn lợn, xương chân gà hoặc xương cá, vỏ tôm… Khi ninh nên để mở vung, hớt bọt và lọc váng mỡ thật kỹ.
Khi nấu cháo bằng nước xương mẹ vẫn phải nấu cho bé ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm… và một tuần mẹ chỉ nên ninh xương nấu cháo cho con từ 1-2 lần để bé không chán ăn.
Và mẹ nhớ nên bé ăn uống đa dạng, đổi món thường xuyên là cách tốt nhất để bé nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng mà không bị ngán.
2. Cho bé ăn đồ nghiền nhuyễn quá lâu
Nhiều mẹ lạm dụng máy xay sinh tố trong khi chế biến đồ ăn cho con nên nhiều trẻ lớn 3-4 tuổi, mọc đầy đủ răng rồi vẫn phải ăn đồ nghiền nhuyễn vì cứ ăn lợn cợn là bị nôn ói. Vì vậy, trẻ không có phản xạ nhai, dịch vị không được kích thích nên không cảm nhận mùi vị thức ăn, không có cảm giác ăn uống là một việc thú vị, lâu ngày bé rất dễ biếng ăn.
Để tránh điều này, bạn nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm của trẻ. Khi trẻ 6 tháng tuổi thì tập ăn bột loãng rồi sệt dần, 7-8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc, 12 tháng thì tập ăn với cháo nấu còn hạt và các thức ăn mềm như phở, bún…, 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm. Mỗi khi chuyển tiếp chế độ ăn, những bữa đầu mới tập có thể trẻ sẽ nôn ói nhưng sau đó trẻ sẽ quen dần.
Nên chuyển đổi dần dần để trẻ dễ thích nghi. “Cai máy xay sinh tố” bằng cách xay thô dần (thời gian xay ngắn lại), sau đó ăn cháo nấu đánh qua rây inox có lỗ hơi to, chuyển dần với cháo hạt, cháo đặc, cơm nhão chan canh, rồi cơm hạt…
3. Cho bé ăn quá nhiều khoai tây, cà rốt
Khoai tây rất giàu carbohydrate, nên nó rất dễ tiêu và tạo thuận lợi cho hệ thống tiêu hóa còn cà rốt có nhiều vitamin A nên rất tốt cho mắt của bé, nhưng khoai tây, cà rốt chỉ đại diện cho nhóm bột đường. Ăn nhiều khoai tây bé sẽ thừa tinh bột mà thiếu vitamin còn ăn nhiều cà rốt bé dễ bị vàng da.
Tốt nhất, bạn nên hạn chế dùng quá nhiều hai loại củ này và bổ sung vào thức ăn của trẻ nhiều loại rau xanh.
4. Dùng cháo dinh dưỡng “vỉa hè”
Một số phụ huynh bận rộn thường mua cháo dinh dưỡng chế biến sẵn bán ngoài vỉa hè cho con ăn. Ngoài ra, một số người thích mua cháo dinh dưỡng chỉ vì nghiện món này chứ không phải họ không có thời gian chế biến.
Nhiều trẻ ăn cháo dinh dưỡng mua ngoài đường thường không tăng cân do cháo loãng không đủ chất. Một số trẻ phải đến bệnh viện vì nôn và tiêu chảy do cháo không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn nên hạn chế việc con ăn cháo không rõ nguồn gốc. Nếu buộc phải dùng, nên bổ sung thêm dầu ăn, trứng vào cháo trước khi cho bé ăn và cũng không nên thường xuyên mua cho bé.
5. Cho trẻ ăn quá mặn
Các nhà nghiên cứu cho biết, trẻ em ăn quá nhiều muối trong khẩu phần ăn hàng ngày và khuyến cáo các nhà sản xuất cung cấp những loại thực phẩm lành mạnh hơn.
Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo rằng việc ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến bệnh huyết áp cao, đau tim, đột quỵ và cũng là nguyên nhân dẫn đến sức khỏe không tốt khi còn nhỏ.
Có một sự thật nếu không tìm hiểu kỹ, mình cược rằng nhiều mẹ sẽ không biết, trẻ nhỏ có cảm giác vị giác tốt hơn người lớn rất nhiều lần. Vì vậy, khi nêm nếm thức ăn cho trẻ, mẹ cần nêm nhạt hơn “lưỡi” của mẹ một chút, nếu mẹ nêm vừa miệng mình thì có lẽ là quá mặn hoặc quá ngọt so với trẻ.
Và không nên cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn sẵn như khoai tây chiên giòn, bim bim, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp,…để tránh việc bé bị nạp quá nhiều muối vào cơ thể.
6. Cho trẻ ăn quá nhiều đạm
Mặc dù chất đạm rất quan trọng với sức khỏe trẻ em, nhưng BS Đinh Thị Kim Liên (Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Bạch Mai) cảnh báo: Trẻ ăn quá nhiều đạm lại không tốt vì trong quá trình tiêu hóa, chất đạm tạo ra nhiều sản phẩm trung gian gây độc. Nó làm tăng gánh nặng cho gan và thận, khiến cơ thể trẻ mệt mỏi. Thức ăn trẻ hấp thu sẽ khó tiêu hóa, dẫn đến trẻ chán ăn, táo bón. Mặt khác, khẩu phần ăn của trẻ cần có sự cân đối giữa chất đạm, béo và đường bột. Bởi vậy, nếu ăn nhiều đạm khiến trẻ khó hấp thu các loại vitamin, không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể vì chất đạm sinh rất ít năng lượng.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu về chất đạm cho trẻ được tính như sau: Trẻ dưới 6 tháng có nhu cầu chất đạm trong 1 ngày là 20 – 22g; trẻ từ 6 – 12 tháng cần từ 23 -25g; trẻ từ 1- 3 tuổi cần từ 28 – 30g; trẻ từ 4 -6 tuổi cần từ 36 – 40g; trẻ từ 7 – 9 tuổi cần từ 40 – 45g và trẻ trên 10 tuổi có nhu đạm là 50 – 60 gam.
Vì vậy, muốn tốt cho con, hãy nhớ kết hợp hài hòa chất xơ, chất đạm… trong việc chế biến đồ ăn cho bé.
7. Nấu thường xuyên một món
Cho dù con bạn có thích ăn tôm đến mấy bạn cũng không nên nấu tôm cho bé ăn cả tuần. Bé sẽ rất nhanh chán và không thích ăn nữa vì trẻ nhỏ cũng biết thưởng thức và có vị giác riêng.
Mẹ nên đan xen các món và cho bé tập ăn dần để quen với vị của thực phẩm; như vậy bé vừa được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết vừa không kén ăn. Do đó, mẹ cần hết sức kiên nhẫn với trẻ mỗi khi chuyển sang món mới.
8. Nấu một nồi cháo lớn và đun lại nhiều lần
Do quá bận rộn, một số bà mẹ đã phải làm cách này vì thời gian hầm một nồi cháo khá lâu, mà bé lại ăn mỗi bữa không nhiều.
Ví dụ như bạn nấu một nồi cháo đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng gồm cháo + thịt heo + rau mồng tơi + dầu ăn. Khi bạn hâm lại lần 1 rồi lần 2, lượng vitamin trong rau sẽ mất đi gần hết và có mùi vị khó ăn. Trẻ lại bị ngán vì ăn 3 bữa cùng một mùi vị.
Tại sao bạn không hầm một nồi cháo trắng khoảng 3 bát, sau đó múc ra 1 bát cháo để nấu riêng với thịt heo, rau mồng tơi, dầu, nêm nước mắm để ăn sáng, phần cháo trắng còn lại để tủ lạnh, rồi trưa múc ra 1 bát nấu với thịt bò, rau lang, dầu ăn, nêm nước tương, bát cháo còn lại ăn tối với đậu hũ, bí đỏ, dầu ăn, nêm đường ngọt.
Lưu ý sau khi băm nhuyễn thịt, cá… sống, bạn nên đánh tan phần đạm này trong một ít nước lã trước khi bỏ vào nồi nấu chín thì thịt sẽ không bị vón cục lại. Phần rau củ cũng nên băm nhỏ để trẻ nhận được đủ chất dinh dưỡng và chỉ nên nấu rau một lần.
Theo baomoi
Cách Nấu Cháo Cho Bé 8 Tháng Tuổi
Cách nấu cháo cho bé 8 tháng tuổi
Ở mỗi độ tuổi khác nhau bé cũng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, việc các mẹ cung cấp đúng và đủ các chất cần thiết sẽ giúp bé mau lớn. Cách nấu cháo ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi không bị còi xương là điều rất quan trọng bởi đây là lúc bé đang ở giai đoạn phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Cháo thịt heo, bí đao
– Cháo/bột gạo”: 4 muỗng canh – Bí đao (bỏ vỏ, hạt, băm nhuyễn): 1 muỗng canh – Thịt heo (nạc, xay nhuyễn): 1 muỗng canh – Dầu ăn: 1 muỗng canh – Nước mắm: 1 ít – Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)
Cách chế biến Bước 1: Hòa thịt với nước cho tan đều.Bước 2: Đun sôi hỗn hợp, cho bí đao vào, thêm nước mắm. Đun đến khi bí mềm, bắc xuống và để bớt nóng.Bước 3: Trộn bột/cháo vào, thêm dầu ăn, khuấy đều và cho bé thưởng thức
Cách nấu cháo gan gà, khoai lang cho bé
Cách chế biến: – Nếu bạn muốn nấu gạo nhanh nhừ hãy ngâm gạo trước 30 phút. Gan gà bạn lọc hết màng xơ và băm nhuyễn. Khoai lang bạn hấp chín sau đó tán nhuyễn. – Bạn nấu cháo trắng nhừ sau đó cho gan gà và khoai lang vào nấu sôi khoảng 2 đến 3 phút, rồi nêm gia vị, cho một chút dầu ăn nữa là bạn đã có một nồi cháo gan gà khoai lang thơm ngon cho bé.
Cháo cá, cà rốt
– Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh – Cà rốt (luộc chín, tán nhuyễn): 1 muỗng canh – Cá nạc tươi (hấp chín, tán nhuyễn): 1 muỗng canh – Dầu ăn: 1 muỗng canh – Nước mắm: 1 ít – Nước ấm: 1 chén (nếu dùng bột gạo)
Cách chế biến Bước 1: Đổ bột vào nước ấm, khuấy đều cho đến khi bột mịn, nhuyễn.Bước 2: Trộn cá, cà rốt, nước mắm, dầu ăn vào cháo/bột đã pha, khuấy đều và cho bé thưởng thức.
Cháo thịt bò – bông cải
– Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh – Bông cải (bào nhuyễn): 1 muỗng canh – Thịt bò ( băm nhuyễn): 1 muỗng canh – Dầu ăn: 1 muỗng canh – Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)
Bước 1: Cho bông cải vào nước, bắc lên bếp đun sôi.Bước 2: Cho thịt bò vào nấu chín, bắc xuống và để bớt nóng.Bước 3: Trộn bột/cháo vào, thêm dầu ăn, khuấy đều và cho bé thưởng thức
Lưu ý: Nếu nấu bằng cháo, nên xay nhuyễn trước khi cho bé ăn. Ngoài dầu ăn tinh luyện thông thường, có thể sử dụng dầu mè, dầu gấc, đặc biệt là dầu olive, dầu Omega 3 (hàng nhập ngoại) giúp tăng trí nhớ, tốt cho thị lực.
Thực Đơn Đủ Món Ngon Của Em Bé 16 Tháng Tuổi
Bé Ben (TP HCM) hiện được 16 tháng tuổi. Bé được mẹ cho ăn dặm theo phương pháp ăn dặm 3in1, nghĩa là kết hợp ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm BLW. Chị Quỳnh Ngân, mẹ bé Ben cho biết, giai đoạn đầu, chị cho con ăn cháo rây. Sau đó, Ben ăn rau củ rây kèm với cháo. Mỗi loại thức ăn chỉ đều cho bé ăn riêng để con cảm nhận được hương vị và để mẹ biết con có bị dị ứng với món ăn nào không.
Bé Ben ăn cơm như người lớn
Đến khi 8 tháng tuổi, Ben chính thức một bữa ăn cháo, một bữa ăn theo BLW vào buổi tối. Chị Ngân cũng rất chịu khó thay đổi món cho bé, từ rau củ luộc đến thịt cá hấp, ngoài ra cũng thay đổi độ thô để bé hứng thú hơn.
Chia sẻ kinh nghiệm nấu đồ ăn dặm cho con, chị Ngân cho biết để có đồ ăn sáng cho bé nhanh, chị thường chuẩn bị từ tối hôm trước. Nếu bữa sáng định cho con ăn nui mì, từ tối hôm trước chị ngâm sẵn và để tủ lạnh. Sáng hôm sau luộc sẽ nhanh chín hơn. Rau củ và thịt cá luôn có sẵn trong tủ lạnh. Khi bé ăn cơm như người lớn, các món ăn của bé cũng giống như của gia đình, chỉ nêm nhạt hơn.
Hiện tại, Ben ăn cơm và các món ăn khá đa dạng. Chị Ngân viên cơm để con bốc ăn, món thịt cá bé cũng tự ăn được. Với những món nước như nui, súp, mì, canh, chị Ngân bón cho con vì con đang trong giai đoạn tập cầm thìa.
Lịch ăn mà chị Ngân thiết kế cho con như sau: 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Ngoài ra bú mẹ vào buổi trưa và tối.
7h: ăn sáng
9h30: ăn bữa phụ
12h: ăn trưa
15h: ăn bữa phụ
17h30: ăn bữa chiều
Mời bạn tham khảo thực đơn cơm toàn món ngon của bé Ben: XEM THÊM
Ăn dặm BLW, bé 11 tháng tuổi biết gặm đùi gà, ăn chủ động như người lớn
Nhìn đoạn clip bé Ốc gặm đùi gà ngon lành và ăn như người lớn, nhiều người không nghĩ rằng bé mới 11 tháng tuổi. …
Ăn thô từ 7 tháng tuổi, đến 10 tháng tuổi bé đạt ‘thành tích’ đáng kinh ngạc này
Tìm hiểu khá kĩ về phương pháp ăn dặm bé chỉ huy BLW, chị Tuyết (TP HCM) không còn nỗi sợ con bị hóc nghẹn …
‘Học lỏm’ mẹ Việt ở Pháp bí quyết cho con ăn dặm kiểu Tây để mẹ nhàn, con ngoan
Chị Đặng Vũ Hoa Lê (hiện đang sinh sống và làm việc tại Pháp), mẹ của bé trai Đậu Đậu cho biết, chị luôn cố …
Bạn đang đọc nội dung bài viết Em Bé 8 Tháng Tuổi Suýt Mất Mạng Chỉ Vì Thói Quen Nấu Cháo Sai Lầm Của Mẹ trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!