Đề Xuất 3/2023 # Cua Đinh Khác Ba Ba Chỗ Nào? Cách Phân Biệt Cua Đinh Và Ba Ba # Top 7 Like | Ctc-vn.com

Đề Xuất 3/2023 # Cua Đinh Khác Ba Ba Chỗ Nào? Cách Phân Biệt Cua Đinh Và Ba Ba # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cua Đinh Khác Ba Ba Chỗ Nào? Cách Phân Biệt Cua Đinh Và Ba Ba mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cua đinh và baba là 2 vât nuôi đang rất phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long, tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho bà con nông dân. Tuy nhiên hai loại vật nuôi này lại rất dễ nhầm lẫn với nhau, bởi cua đinh cũng là một trong các loại baba. Bài viết này sẽ phân tích sâu hơn, giúp bà con phân biệt được sự khác biệt giữa cua đinh và baba.

Nuôi cua đinh thì bà con cần đầu tư vốn ban đầu nhiều hơn so với baba bởi giá con giống cua đinh cao hơn nhiều so với con giống baba, cũng như diện tích ao nuôi cua đinh cần rộng hơn so với ao nuôi baba.

Giá cua đinh thương phẩm cao hơn nhiều so với giá baba. Thông thường giá cua đinh thường cao gấp 1.3 đến 1.5 lần so với thịt baba.

Về ngoại hình

Cua đinh có kích thước lớn hơn, ở cổ cua đinh có vòng gai sần. Cua đinh có màu sắc sậm màu hơn baba. Cua đinh có da bụng màu trắng và không có chấm đen

Baba có hai loại chính là baba gai và baba trơn.

· Baba trơn trên mai có không có nốt sần, phía bụng dưới có màu vàng chấm nâu đen

· Baba gai trên mai có nhiều nốt sần, sờ baba gai thấy ráp tay

Baba gai có kích thước nhỏ hơn baba trơn, nhưng cả hai loài baba này đều nhỏ hơn kích thước của cua đinh.

Về trọng lượng

Trọng lượng của cua đinh đạt tới khoảng 2-5kg là có thể xuất bán, tuy nhiên nếu được nuôi tiếp, trọng lượng cua đinh có thể lên tới vài chục kg

Trứng của cua đinh có kích thước lớn

Trọng lượng của baba đạt từ 0.8 – 1kg thì xuất bán là kinh tế nhất. Nếu nuôi thêm thì trọng lượng baba có tăng nhưng hiệu quả kinh tế mang lại không cao

Trứng baba có kích thước nhỏ hơn

Về phân bổ

Cua đinh phân bổ chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên. Vì vậy cua đinh còn được gọi là baba Nam Bộ

Baba được nuôi trên toàn quốc nhưng phù hợp nhất và nhiều nhất ở phía Bắc và các tỉnh lân cận.

Về cơ bản thì cách nấu các món từ cua đinh và baba là hoàn toàn giống nhau, thịt cua đinh thì chắc và ngon hơn baba, tuy nhiên giá lại đắt hơn baba rất nhiều. Vì vậy, đa số người tiêu dùng vẫn lựa chọn baba để thưởng thức.

Một số món mà bà con có thể chế biến từ baba và cua đinh như: Baba (cua đinh) om chuối đậu, rang muối, ăn lẩu hoặc nấu cháo đậu xanh,… đều rất phù hợp. Tuy nhiên một số người lại có thể bị dị ứng hoặc ngộ độc khi ăn baba. Vì vậy, nếu lần đầu ăn baba thì chỉ nên ăn một chút để xem phản ứng của cơ thể.

Bà con có thể kết hợp mô hình nuôi baba, cua đinh với mô hình ẩm thực hoặc để giới thiệu tới khách hàng mua baba, cua đinh của gia đình mình.

Kỹ Thuật Nuôi Cua Đinh

Cua đinh là động vật thuộc lớp bò sát, bộ rùa, họ ba ba Tryonychidae. Trong họ ba ba có nhiều loài. Các loài thường gặp trên thị trường ba ba ở nước ta có ba ba hoa, ba ba gai, lẹp suối và cua đinh.

1. Thiết kế ao nuôi

Môi trường nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến việc thành bại khi nuôi cua đinh, cần phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật chủ yếu sau: – Nên xây dựng ao nuôi ở nơi có nguồn nước sạch độc lập để bảo đảm cấp nước sạch. Không gian yên tĩnh, kín đáo, quang đãng, dễ thoát nước, không bị úng ngập.

– Diện tích ao nuôi tùy điều kiện với mỗi gia đình, nhưng thích hợp nhất là khoảng 500 m2, nhiều nhất không quá 1.000 m2.

– Mức nước thích hợp cho nuôi cua đinh thịt là từ 1,5 – 2 m, mức nước chứa thường xuyên từ 1 – 1,2m. Thời gian nắng nóng và mùa rét cho nước sâu thêm 20 – 30cm.

– Sườn bờ cần tạo chỗ cho cua đinh nghỉ ngơi dưới nước và trên bờ; có chỗ cố định cho cua đinh ăn để tiện theo dõi. Xung quanh cần có bờ cao, tốt nhất là xây bờ tường dựng đứng cao 0,5 m so với mặt đất để cua đinh không thoát ra ngoài.

– Mỗi ao có cống cấp nước và thoát nước riêng. Cống thoát nước có điều kiện nên đặt sát đáy ao để dễ tháo cạn và hút bỏ chất cặn bẩn trong ao. Cấp nước vào ao nên cho chảy ngầm, không xối mạnh trên mặt nước làm cua đinh sợ hãi không có lợi cho sinh trưởng.

– Có chỗ cố định cho cua đinh ăn để dễ theo dõi sức ăn của cua đinh và để làm vệ sinh khu vực ăn. Đơn giản nhất là cho thức ăn vào rổ, rá, nia, mẹt, khay, buộc dây treo ngập nước từ 0,3-0,6m cho cua đinh ăn, khi cần thì nhấc lên như nhấc vó. Có thể xây một bệ máng ở một góc ao, rộng 0,4 – 0,6m, ngập dưới nước 0,3 – 0,6m. Ao bể nhỏ và nông, đáy sạch có thể thả thức ăn trực tiếp xuống đáy ao cho ăn, nên chọn vị trí gần cửa cống tháo nước để dễ tháo hút chất cặn bẩn thức ăn thừa hàng ngày. Có thể luyện cho ba ba quen ăn ở ngay sát mép nước.

2. Thời vụ nuôi

Ở ĐBSCL thời tiết luôn ấm áp nên có thể nuôi quanh. Trong vùng này, nhiệt độ nước các ao nuôi dao động trong phạm vi 24 – 32 độ C. Những nơi có điều kiện cấp nước tốt có thể khống chế được nhiệt độ nước trong phạm vi thích hợp nhất từ 26 – 30 độ C.

3. Chọn giống thả nuôi

Cần chọn con giống đồng cỡ, kích cỡ giống là 150 – 200 g/con. Ngoại hình bóng, không bị xây xát, dị hình, không bị tật. Con giống khỏe mạnh, đồng đều, hoạt động nhanh nhẹn, không nhiễm bệnh. Con giống khỏe thể hiện bằng cách cho lật ngửa chúng sẽ tự lật lại bình thường. Con giống yếu thể hiện ở triệu chứng là cổ rụt không hết, bò chậm, mắt có tinh thể màu đục. Khi mua giống bà con nên mua ở những cơ sở có uy tín. Mật độ thả là 0,5 – 1,0 con/m2. Trong điều kiện nuôi thâm canh có thể thả tới 2 con/m2.

4. Kỹ thuật chăm sóc

Thức ăn là động vật còn tươi sống như: Tôm, cá tạp, moi, dắt, giun, ếch nhái, các loại phụ phế phẩm của lò mổ, thịt động vật kém phẩm chất, giun đất, cá tép khô… và bột ngũ cốc, tất cả xay nhỏ với tỷ lệ động vật/thực vật là 3/1. Lượng thức ăn cho ăn mỗi ngày trung bình bằng 10% trọng lượng. Cho ăn ngày 2 lần ở những vị trí cố định. Cho ăn vào sàng (mẹt, nia…) ngập trong nước 20-30cm. Sau mỗi lần cho ăn nên kéo lên kiểm tra xem lượng thức ăn có hết không để điều chỉnh cho phù hợp và vệ sinh.

Cần kiểm tra bờ ao, rào chắn thường xuyên đặc biệt vào những ngày mới thả giống, trời mưa to. Chú ý tới nguồn nước đưa vào ao, bể nuôi luôn đầy đủ và sạch. Hàng ngày theo dõi sức ăn của cua đinh để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. Phát hiện kịp thời những hiện tượng bất thường để xử lý. Nếu không có điều kiện thay nước thường xuyên và triệt để cho ao, bể thì cứ 15 -30 ngày lại phải khử trùng cho ao, bể một lần bằng vôi bột với lượng 1,5-2kg/100m3 nước.

Phòng bệnh rất quan trọng khi nuôi cua đinh. Để giảm bệnh cho cua đinh cần chú ý các biện pháp như: Chọn cua đinh giống phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Trước khi thả giống phải tắm bằng dung dịch Sulfat đồng với liều lượng 8g/m3 trong thời gian 20 – 30 phút để phòng bệnh nấm và ký sinh đơn bào. Cuối vụ khử trùng ao, bể nuôi bằng cách bón 10 – 15kg vôi/100m2. Không nên để thức ăn dư thừa. Định kỳ 15 – 20 ngày/lần hoà nước vôi với lượng1,5 – 2kg/100m3 té cho ao, bể nuôi. Những ngày nhiệt độ nước 18 – 25 độ C, dùng dung dịch Sulfat đồng (CuSO4) với nồng độ 8g/m3 hoặc thuốc tím nồng độ 20g/m3. Mỗi ngày tắm1 lần/30 phút để phòng bệnh nấm thuỷ mi. Khi bị bệnh phải nhốt riêng để điều trị đồng thời nhanh chóng vệ sinh môi trường ao nuôi. Không nuôi ở mật độ quá dày.

* Những điều cần lưu ý:

– Thức ăn phải được rửa sạch, băm nhỏ (phù hợp kích cỡ miệng), nếu ươn hôi phải được nấu chín, không cho ăn thức ăn mặn và bị ẩm mốc.

– Giảm lượng thức ăn khi nhiệt độ xuống thấp kéo dài.

– Sau khi thay nước xong cua đinh có thể bỏ ăn 2 -3 ngày.

– Tránh gây tiếng động mạnh khi cho ăn, khi thay nước.

5. Thu hoạch

Sau 9 – 10 tháng nuôi cua đinh đã đạt cỡ khoảng 0,9 – 1,0 kg/con. Theo kinh nghiệm của những người vuôi cua đinh thì năm đầu chúng tăng trưởng chậm, nhưng đến năm thức 2 thì tăng trưởng rất nhanh, có thể tăng 2 – 3 kg/con, thậm chí 4 – 5 kg/con. Vì thế hầu hết người nuôi đều kéo dài đến năm thức 2 mới thu hoạch. Có thể thu tỉa bằng cách tháo bớt nước trong ao, để mò bắt từng con. Nếu thu toàn bộ, phải tháo cạn nước và bắt từng con. Khi bắt cần phải nhẹ nhàng không làm xây xát da, không dẫm lên lưng cua đinh, không nhốt cua đinh quá dày, tránh chúng cào vào lưng cắn nhau gây tổn thương. Giữ những con nhỏ để nuôi tiếp hoặc chọn những con lớn để nuôi vỗ cho đẻ lấy giống năm sau. Trước khi vận chuyển không để cua đinh ở trong nước mà để ở nơi ẩm. Dụng cụ chứa cua đinh có thể là bị cói, giỏ cói, sọt hay thùng gỗ thoáng, có lót bèo để giữ ẩm.

Xếp một lớp bèo, một lớp cua đinh, tốt nhất là ngăn cho mỗi con ở một ô. Nếu vận chuyển vào trưa nóng thì dùng đá bọc vải để lên trên cho nước mát chảy xuống. Nếu vận chuyển qua đêm thì khi nghỉ đêm phải tháo ra, sáng hôm sau đóng lại. Chú ý mọi thao tác đều phải nhẹ nhàng.

Theo Nông nghiệp Việt Nam,

Cách Nấu Ba Ba Om Chuối Đậu “Đặc Biệt” Hấp Dẫn

Ba ba nấu chuối đậu là món ăn vô cùng hấp dẫn đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể. Theo y học dân tộc, thịt ba ba vị ngọt, tính bình, có tác dụng thông kinh hoạt lạc, bổ hư, tán tích, tiêu u cục cứng kết, thanh nhiệt hư lao, bồi bổ sức khỏe, tăng cường khả năng miễn dịch và phòng chống bệnh tật, được dùng làm thuốc chữa các chứng bệnh nóng bên trong, ra mồ hôi trộm, lỵ mạn tính, sốt rét dai dẳng, rong kinh, rong huyết, lao hạch…

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Ba ba: 1 con

Chuối xanh : 7-9 quả

Cà chua: 2 quả vừa

Đậu phụ: 2 miếng

Thịt ba chỉ: 200gr

Hành lá, tía tô, rau răm, hành khô

Gia vị

Cách nấu ba ba om chuối đậu ngon đặc biệt

Bước 1: Sơ chế thực phẩm

Với ba ba:

Cắt tiết ba ba ba rồi cho vào nồi nước sôi cho sạch nhớt, làm lông

(cần chú ý khi cắt tiết ba ba bạn nên lật ngửa ba ba lên, cầm tay vào hõm chân ba ba để nó thò cổ ra. Tuyệt đối không thò tay vào miệng ba ba tránh mất ngón tay vì răng ba ba rất sắc. Bạn cũng có thể tận dụng tiết và mật ba để hãm rượu uống rất bổ)

Bỏ nội tạng, đầu. Bạn tuyệt đối không làm vỡ ruột ba ba, ăn sẽ bị tiêu chảy

Chặt miếng vừa ăn. Cho vào 1 chiếc bát to.

Cho mẻ, mắm tôm đã lọc, nghề, riềng, tỏi, sả, ớt đã băm nhỏ, một chút hạt nêm, 1 chút mỳ chính vào bát, trộn đều ướp khoảng 30 phút cho thịt ngấm gia vị

Chuối xanh bóc vỏ, cắt khúc ngâm trong dung dịch muối loãng

Bước 2: Cho ba ba ướp gia vị vào xào với lửa to

Phi thơm hành, tỏi băm

Cho ba ba ướp gia vị vào xào với lửa to, cho chuối xanh vào cho đến khi ngấm gia vị

Bước 3: Cho đậu rán vàng và ba chỉ rán sơ vào nồi

Cho nước vào nồi đun cho sôi với lửa to khoảng 3 phút

Cho đậu rán vàng và ba chỉ rán sơ vào nồi, đun tiếp khoảng 5 phút

Điều chỉnh gia vị, nêm nếm lại một lần nữa, cho cà chua và đun sôi âm ỉ 20 phút nữa với lửa nhỏ

Bước 4: Hoàn thành món ba ba om chuối đậu

Cho hành lá, rau thơm thái nhỏ và hạt tiêu hoàn tất món ăn

Tắt bếp và trình bày.

Ba ba nấu chuối đậu hoàn thành

Với món ăn giàu dinh dưỡng và vô cùng thơm ngon này sẽ là một chiêu đãi tuyệt vời cho người thân của bạn. Tuy nhiên bạn cũng cần cân nhắc thể trạng trước khi ăn ba ba vì ba ba chỉ thực sự tốt cho những người có cơ thể suy nhược hoặc lao, thể trạng yếu,…

Thực sự để nấu ra món ăn ba ba om chuối đậu không hề đơn giản, vậy nên tốn rất nhiều công sức và kết quả đạt được đôi khi không như bạn mong muốn. Vậy thì Quán Họ Hứa là một giải pháp vàng cho bạn, chỉ cần đến gọi món, hương vị ba ba om chuối đậu sẽ không bao giờ làm bạn có thể quên và hoài niệm về một vị ngon tuyệt phẩm. Hãy đến với Quán Họ Hứa để thưởng thức thế giới của những đặc sản ngon xuýt xoa!

Cách Làm Ba Ba Om Chuối Đậu Ngon Hết Ý

Món baba có rất nhiều tác dụng như: chữa bệnh tiểu đường, viêm gan, phụ nữ rong kinh, yếu thận ở nam giới, có tác dụng thanh nhiệt, rong kinh, khí hư , lại tốt cho sức mạnh của các bạn nam. Chả trách mà cách làm món ba ba om chuối đậu lại được chị em truyền tai nhau nhiều như thế.

Ba ba om chuối đậu chế biến có dễ không?

Cách nấu ba ba om chuối đậu ngon khó cưỡng

Nguyên liệu để cách làm ba ba nấu chuối đậu

+ Ba ba sống: 1 con. Nên chọn baba từ 1,2 đến 1,8kg để có thịt săn chắc, dai và ngon hơn.

+ Đậu hũ non: 2 miếng.

+ Chuối tiêu: 6-8 quả.

+ Cà chua: Rửa sạch, thái miếng cau.

+ Mắm tôm, nước cột nghệ, riềng sả ớt.

+ Chút mẻ ,mắm tôm.

+ Gia vị: Nước mắm, bột canh, sa tế, đường, mì chính, muối trắng, hạt nêm. Tía tô, lá lốt, rau mùi: Rửa sạch, thái nhỏ.

Chia sẻ cách nấu ba ba om chuối đậu ngon

– Hành, tỏi làm sạch, lột bỏ vỏ rồi băm nhỏ.

– Củ riềng, nghệ rửa sạch, giã nát vắt lấy phần nước cốt.

– Mắm tôm dùng rây lọc bỏ phần bã và đun sôi lại.

Cắt tiết ba ba, cho ba ba vào nồi nước sôi nhúng ba ba vào khi nước đang nóng rồi làm lông sau đó mổ lấy hết nội tạng, chú ý không làm vỡ và để ruột baba dính vào phần thịt ăn dễ bị đi ngoài. Chặt thành từng miếng nhỏ: 4 chân, 2 sát chân, 1 cổ, 1 đầu, 4 mai, 5 miếng bụng.

Sau khi chặt nhỏ, tách phần thịt thì ướp thịt ba ba và thịt ba chỉ với gia vị gồm: hành, tỏi băm nhuyễn, mắm tôm, tiêu bột, nước riềng, nghệ, trộn thật đều tầm 30 phút cho ngấm gia vị.

Bước 3: Thực hiện cách nấu món ba ba om chuối đậu

Trong các cách chế biến ba ba om chuối đậu thì dường như đây là cách mà nhà hàng thấy là hợp khẩu vị với phần lớn khách hàng bởi phản hổi thu được. Bạn phi thơm hành, tỏi băm. Đảo đều baba đã ướp với ngọn lửa to đến khi thịt ba ba săn lại. Sau đó cho chuối xanh vào đảo đều đến khi ngấm gia vị.

Bước 4: Bước cuối của cách nấu ba ba om chuối tại nhà

Đổ ngập nước dùng vào nồi chứa thịt baba. Nêm gia vị vừa ăn, nếu gia đình thích ăn cay thì bạn cho thêm sa tế tôm rồi nêm cho vừa miệng. Sau đó văn nhỏ lửa, đun sôi âm ỉ 15-20 phút. Xong phần nước dùng.

Đun cho tới khi chuối chín nhừ, nước cạn còn xâm xấp thì tắt bếp và cho hành thái khúc, lá lốt, rau mùi, tía tô đã thái nhỏ vào. Bỏ 1 ít hạt tiêu cho dậy mùi thơm thế là xong. Tắt bếp và thưởng thức ngay món ăn này với cách làm ba ba om chuối đậu thôi.

http://haisan29.com/vao-bep-cung-tim-cach-nau-ba-ba-om-chuoi-dau-ngon-cho-ca-nha.html

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cua Đinh Khác Ba Ba Chỗ Nào? Cách Phân Biệt Cua Đinh Và Ba Ba trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!