Cập nhật nội dung chi tiết về Công Nghệ 10 Bài 45: Thực Hành Chế Biến Si Rô Từ Quả mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lý thuyết, trắc nghiệm môn Công nghệ 10
Chúng tôi xin giới thiệu bài được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập môn Lý thuyết môn Công nghệ lớp 10: Thực hành chế biến si rô từ quả Công nghệ 10 hiệu quả hơn.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Thực hành chế biến si rô từ quả
A/ Lý thuyết Công nghệ 10 bài 45
– Trái cây đến độ thu hoạch, tươi ngon, không sâu bệnh 1kg (Nho, dâu, thơm, sơri, sấu, mơ…)
– Đường kính trắng (hoặc vàng): 0.5 – 1kg
– Keo, hũ nhựa hoặc lọ thủy tinh có nắp đậy:
– Quả làm siro:
+ Chọn loại quả tùy mùa thu hoạch hoặc theo sở thích (Nho, dâu, thơm, sơri, sấu, xoài mơ…)
+ Quả phải đến độ thu hoạch, tươi ngon, không sâu bệnh, không dập nát.
+ Đường trắng hoặc vàng: 0.5 – 1kg cho 1 kg quả
– Để siro đậm đà có thể cho thêm chút muối ăn, tùy khẩu vị người sử dụng có thể thay đổi lượng đường
– Lọ thủy tinh hoặc keo hũ nhựa có nắp đậy rửa sạch, lau khô.
– Bước 1:
+ Quả tươi ngon được lựa chọn cẩn thận, loại bỏ những quả bị dập, bị sâu bệnh. bỏ cuống, Rửa sạch quả và để ráo nước.
+ Một số quả cần sơ chế hoặc gọt vỏ, xắt lát (thơm, xoài, sấu…)
– Bước 2:
+ Xếp vào lọ thủy tinh, cứ 1 lớp quả 1 lớp đường,
+ Chú ý dành 1 phần đường phủ kín lớp quả trên cùng nhằm hạn chế sự lây nhiễm của vi sinh vật. Sau đó đậy lọ thật kín
– Bước 3:
+ Sau 20 – 30 ngày nước quả được chiết ra tạo thành sirô.
+ Gạn dịch chiết vào lọ thủy tinh sạch khác để tiện sử dụng.
– Bước 1: Mở hộp sữa đặc đổ vào hộp.
– Bước 2: Hòa thêm vào 3 – 4 lon nước (½ là nước sôi, ½ là nước đun sôi để nguội, dùng ngay lon đựng sữa vừa dùng để đong nước), khuấy đều. Dung dịch sữa này có nhiệt độ khoảng 40 – 50 o C là tốt nhất.
– Bước 3: Hòa đều hộp sữa chua mồi với dung dịch sữa đã pha nói trên.
– Bước 4: Rót sữa đã chuẩn bị ở trên vào cốc thủy tinh hay các dụng cụ chứa khác (30 – 50 ml), đậy nắp kín.
– Bước 5: Ủ ấm hoặc phơi nắng.
Như tên tiêu đề của bài Thực hành chế biến si rô từ quả, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:
– Biết cách làm và làm được sirô từ một số loại quả.
– Làm được sữa chua hoặc sữa đậu nành (đậu tương)
– Có ý thức kỉ luật, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm an toàn lao động.
B/ Trắc nghiệm Công nghệ 10 bài 45
Câu 1: Cần để quả trong lọ kín thời gian bao lâu để tạo thành siro?
Câu 2: Bước đầu tiên trong quy trình làm sirô người ta thường làm gì?
Lựa chọn cẩn thận các quả tươi ngon
Loại bỏ những quả bị dập, bị sâu bệnh
Rửa sạch quả và để ráo nước.
Đáp án A, B, C đều đúng
Câu 3: 1 kg quả làm siro cần lượng đường tương ứng bao nhiêu?
Câu 4: Khi chế biến sirô từ quả chanh cần lưu ý những điều gì?
Chanh đào sau khi mua về nên chế biến ngay
Cần giữ khoảng cách với nắp cho chanh có không khí để lên men
Dùng vỉ, que tre gài lên miệng lọ để tránh việc chanh nổi lên và bị thối hỏng
Tất cả đều đúng
Trái Si Rô Có Công Dụng Gì?
Thỉnh thoảng đi trên đường, ta ngạc nhiên khi gặp một loài cây cao khoảng 2-3 m, tán tròn, lá xanh đậm, điểm tô lấm chấm trái sắc đỏ được trồng làm cảnh hoặc hàng rào, đó là cây si rô.
Trái si rô là trái gì?
Si rô là một loài cây rừng, hiện được mang về làm cây si rô kiểng và hái trái. Cây si rô (tên khoa học Carissa carandas) có nguồn gốc ở Ấn Độ, Indonesia. Cây mọc trải dài ở các nước cận nhiệt đới và nhiệt đới vùng Nam Á như: Afghanistan, Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka… Cây cũng được phát hiện ở miền Nam Việt Nam.
Có lẽ từ cách người dân thường dùng trái si rô chín nấu với nước đường để làm nước si rô trái cây, nên cây có tên si rô.
Cây si rô ra hoa kết trái quanh năm, nhưng hoa nhiều nhất vào mùa xuân, kết trái rồi chín rộ vào mùa hè. Trái sum sê, mọc từng chùm. Trái tròn hình trứng, căng mọng rất đẹp, đường kính khoảng 1-2 cm, dài khoảng 1,5-2 cm.
Khi chưa chín trái si rô có màu xanh, sắp chín màu trắng, chín thì đỏ rồi tím đậm, có mùi thơm nhẹ. Trái hái xuống có thể lưu trữ được 3-4 ngày.
Trái si rô có công dụng gì?
Tất cả các bộ phận của cây si rô: lá, hoa, trái, hột, thân, rễ đều được dùng làm thuốc; với nhiều thành phần dinh dưỡng. Trong 100 g trái si rô có 42,5 kcal năng lượng, Canxi 21 mg, Photpho 28 mg, Vitamin A 1619 IU, Vitamin C 9-11 mg.
Riêng về thành phần hóa học, cho đến nay có 14 hợp chất đã được phân lập từ rễ, 40 hợp chất từ trái và 19 hợp chất từ lá. Các hợp chất này bao gồm phenolic, alkaloids, sterol, terpenoid, axit đơn giản, ester đơn giản, sesquiterpen, carboxylate, axit amin, glucose và galactose, sterol glycoside, phenolic lignin.
Nhờ những hoạt chất này nên trái si rô (kể cả trái xanh và trái chín) thường được dùng như thực phẩm. Trong khi nó có nhiều tính năng trị liệu quý báu mà ta lại không biết đến.
Trái xanh:Có vị chua. Thường được thay chanh để dầm nước mắm, hoặc trộn gỏi. Ở Ấn Độ,trái si rô được làm thành dưa chua.
Trái chín: Có vị chua ngọt, nấu với nước đường thành si rô có màu đỏ, mùi thơm, vị chua chua ngọt ngọt rất thích hợp để giải khát trong mùa nắng nóng. Trái chín cũng có thể ngâm rượu thành rượu sirô, làm mứt…
Riêng về làm thuốc thì ở Việt Nam, các sách dược liệu chưa đề cập nhiều về dược tính của cây si rô, có thể là do ít gặp, nên chỉ dùng theo kinh nghiệm dân gian để giải nhiệt, trị các bệnh do thiếu vitamin C, lợi sữa.
Ở Ấn Độ, các thầy lang đã sử dụng cây si rô làm thuốc cả ngàn năm qua. Riêng công dụng của trái si rô thì y học cổ truyền Ấn Độ Ayurveda có đề cập đến:
Trái xanh trị chứng đa tiết mật - tình trạng rối loạn của gan gây táo bón, nhức đầu, chán ăn và nôn mật. Dùng 2 trái (khoảng 4 g) mỗi ngày 1 lần.
Tiêu chảy: Dùng 1 trái.
Khát nước quá mức: Dùng 1 trái.
Trái chín trị chảy máu trong: Ăn 5 trái, mỗi ngày 1 lần.
Chảy máu nướu răng: Ăn 1-2 trái thường xuyên.
Chán ăn: Ăn trái si rô sẽ kích thích thèm ăn (có thể ép lấy nước uống khoảng 1 muỗng canh).
Rối loạn da: Giã đắp trị chàm, ngứa và một số bệnh da khác.
Sức khỏe tâm thần: Dùng trái si rô thường xuyên rất có lợi cho sức khỏe tâm thần.
Bổ tim: Dùng 1 muỗng canh nước ép trái cây tươi.
Tác dụng dược lý
Trên phương diện khoa học, thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về dược lý cho thấy trái si rô có nhiều tính năng tuyệt vời:
Tăng sức chịu đựng cơ thể: Hoạt chất Axit lanost-5-en-3β-ol-21-oic (lanostane triterpenoid) trong trái si rô làm tăng sức chịu đựng khi bơi, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi thiếu oxy trong mô.
Trị sốt rét: Thử nghiệm cho thấy chiết xuất trái si rô chống lại ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum, mở ra triển vọng một cây thuốc có khả năng trị sốt rét đầy hứa hẹn.
Chống ung thư: Chiết xuất của trái si rô cho thấy khả năng chống ung thư phổi và ung thư biểu mô buồng trứng ở người.
Kháng vi-rút: Thử nghiệm cho thấy dịch chiết của trái si rô có tác dụng kháng vi-rút bại liệt HIV-1 và vi-rút herpes simplex
Chống táo bón và chống tiêu chảy: Chiết xuất trái si rô có tác dụng kích thích ruột gây tiêu chảy thông qua việc kích hoạt các thụ thể muscarinic và histaminergic; ngược lại, nó gây co thắt làm táo bón thông qua chất đối kháng Ca++.
Chống nôn: Thực nghiệm cũng xác nhận khả năng chống nôn của dịch chiết trái si rô.
Trị giun sán: Chiết xuất từ trái si rô còn xanh có tác dụng làm tê liệt rồi gây chết giun đất sau một thời gian.
Ai không nên ăn trái si rô?
Trái vừa hái xuống có mủ trắng gây kích ứng da, nên không được ăn ngay mà phải rửa qua cho hết mủ.
Không tốt cho người đau dạ dày vì trái xanh rất chua, còn trái chín không ngọt hẳn mà cũng vừa chua vừa ngọt.
Trái chín thì cầm máu, trong khi trái xanh lại tăng xuất huyết nên người mắc bệnh này không ăn trái si rô.
Bác sĩ CK2 Hoàng Thanh Hiền
Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng, Bệnh viện Quận 11 chúng tôi
Bài 7: Thực Hành Chế Biến Các Món Ăn Không Sử Dụng Nhiệt
I. Nguyên tắc chung
II. Quy trình thực hiện
1. Chuẩn bị (Sơ chế)
a. Nguyên liệu thực vật: Nhặt, rửa, cắt, thái phù hợp, ngâm nước muối 25% hoặc ướp muối, vắt ráo.
b. Nguyên liệu động vật: Làm chín mềm, cắt, thái phù hợp.
c. Nước chấm: Nước mắm + đường + chanh (hoặc giấm) + tỏi, ớt băm nhỏ.
2. Chế biến (trộn hỗn hợp)
Trộn chung: Nguyên liệu thực vật + nguyên liệu động vật + gia vị.
3. Trình bày (Sáng tạo cá nhân)
Cho món trộn vào đĩa, trên mặt trang trí thêm ít thực phẩm động vật + lạc (đậu phộng) + củ hành cắt lát, rau thơm + ớt tỉa hoa. Kèm nước chấm.
III. Yêu cầu kỹ thuật
1. Nguyên liêu thực phẩm giòn, không dai, không nát.
2. Thơm ngon, vị vừa ăn (hơi chua, ngọt).
3. Trình bày đẹp mắt, màu sắc tươi ngon.
A. NỘM SU HÀO
1. Nguyên liệu (2 đĩa to)
2. Quy trình thực hiện
a. Chuẩn bị: sơ chế
Su hào:
Gọt rửa sạch, thái sợi;
Trộn đều với 1 thìa súp muối, để khoảng 5 phút, rửa lại, vắt ráo nước;
Cho su hào vào thau (âu) sạch cùng với 2 thìa súp đường, trộn đều (để giữ lại độ giòn), cho nước chanh vào, nêm hơi chua, ngọt.
Tôm: rửa sạch, cho vào soong cùng 1 thìa cà phê muối, đậy nắp lại, nấu khoảng 10 phút; tôm chín, bóc vỏ chừa đuôi, rút bỏ chỉ đất ở sống lưng, nếu tôm to nên chẻ đôi.
Lạc: rang vàng, xát vỏ, giã giập.
Hành khô: thái mỏng, rán (phi) vàng, để ráo mỡ.
Rau răm, mùi tàu, rau thơm: nhặt, rửa sạch, thái (xắt) nhỏ.
Ớt: ½ tỉa hoa, ½ băm nhỏ.
Làm nước mắm chanh, tỏi, ớt pha loãng: Hòa nước chanh (hoặc giấm) + đường + tỏi + ớt + nước mắm ngon, quấy đều, nêm vừa ăn.
b. Chế biến: trộn hỗn hợp
Trộn hỗn hợp su hào + 1 phần tôm thịt + 1 phần rau răm, rau thơm, mùi tàu thái nhỏ + ½ lạc rang + ½ hành phì, sau đó nêm lại với chút nước mắm ngon cho vừa ăn, tạo thành hỗn hợp nộm.
B. NỘM NGÓ SEN
1. Nguyên liệu
2. Quy trình thực hiện
a. Chuẩn bị: Sơ chế
Ngó sen:
Cắt khúc dài khoảng 4 cm, chẻ đôi hoặc chẻ làm bốn;
Ngâm trong nước lạnh có pha giấm;
Khi gần trộn, vớt ngó sen ra rổ, vẩy ráo nước; cho đường vào trộn đều để giữ độ giòn.
Cà rốt: gọt vỏ, thái sợi, cho một chút muối vào trộn đều, xả sạch, vắt ráo, ướp chút đường.
Tôm: rửa sạch, cho vào soong + 1 thìa cà phê muối, đậy nắp nấu khoảng 10 phút, lấy ra bóc vỏ chừa đuôi, rút bỏ chỉ đất ở sống lưng, nếu tôm to nên chẻ đôi.
Lạc: rang vàng, xát vỏ, giã giập.
Hành tây: thái mỏng theo chiều ngang, ngâm giấm + chút đường (ngâm trước khi trộn khoảng 10-15 phút), vớt ra để ráo.
Hành khô: thái mỏng, phi thơm, vàng.
Kiệu chua: thái sợi, vắt ráo.
Ớt: ½ tỉa hoa, băm nhỏ.
Rau thơm, rau mùi: nhặt, rửa sạch.
Làm nước mắm chanh, tỏi, ớt pha loãng: Hòa nước chanh (hoặc giấm) + đường + tỏi + ớt + nước mắm ngon, nêm vừa ăn.
b. Chế biến: Trộn hỗn hợp.
Cho ngó sen vào thau (âu) cùng với cà rốt, hành tây, kiệu, trộn đều với chanh (hoặc giấm), nước mắm, đường nêm vị hơi chua, ngọt, mặn.
Trộn chung với hỗn hợp: ½ lạc, ½ hành phi, ½ thịt, ½ tôm, ½ rau răm thái nhỏ.
Tất cả trộn đều, nêm vừa miệng, vị chua xen lẫn vị ngọt, mặn.
Tùy khẩu vị, có thể thay tôm, thịt bằng giò lụa, tai lợn…
1. Nguyên liệu (20 cái)
2. Quy trình thực hiện
a. Chuẩn bị: Sơ chế
Tôm: rửa sạch, cho vào soong cùng 1 thìa cà phê muối, đậy nắp lại, nấu khoảng 10 phút, tôm chín, bóc vỏ, rút bỏ chỉ đất ở lưng.
Thịt: luộc chín, thái mỏng.
Lạc rang: rang vàng, xát vỏ, giã giập.
Tỏi, ớt: băm nhỏ.
Rau xà lách, rau thơm, hẹ, giá đỗ: nhặt, rửa sạch.
Me: cạo sạch vỏ, đun sôi với ½ bát nước, gạn lấy nước trong.
b. Chế biến
Tùy khẩu vị, có thể thay thế hoặc bổ sung nguyên liệu khác như trứng tráng, giò lụa thái chỉ, nem chua…
3. Trình bày
Cây Si Rô, Giá Trị Thực Phẩm Và Dược Liệu
Cây si rô (xi rô), tên khoa học là Carissa carandas, thuộc họ Trúc đào (1).
Thường được biết với giá trị làm cảnh và ăn quả hơn là làm thuốc. Cây mọc ở nhiều nơi khắp nước ta nhưng hiện nay, ở miền Nam, cây si rô khá hiếm vì đã bị chặt bỏ nhiều (do cây có gai).
Si rô là loài cây bụi lâu năm, có gai cứng, lá kép, khá nhỏ và có hình bầu dục. Hoa si rô nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm, có mùi thơm và rất sai quả. Quả si rô là dạng quả mọng, kích cỡ như quả nho với lớp thịt quả khá dày và có màu sắc rất bắt mắt, từ trắng xanh đến trắng hồng và đỏ khi còn sống, đến khi chín thì chuyển thành màu đen.
Quả si rô sống rất chua nên được dùng như gia vị để làm chua món ăn, thường là nấu canh chua, trộn gỏi. Khi chín, độ chua của quả si rô giảm dần và quả có vị chua ngọt nên được dùng để ăn chơi, ngâm rượu, làm mứt…, trong đó, phổ biến nhất là dùng làm nước si rô.
Cách làm nước si rô giúp giải khát, lợi mật
Hái quả si rô chín đen rồi lặt bỏ cuống quả, rửa sạch mủ trắng, để ráo nước. Sau đó, chà nát phần thịt quả si rô để lấy dịch quả (bỏ phần bã) rồi cho đường vào (tùy theo nhu cầu về độ ngọt của nước si rô mà tỉ lệ dịch quả và đường có thể là 1:2 hoặc xê dịch khác đi). Đun sôi hỗn hợp khoảng nửa tiếng thì tắt bếp, đợi nguội và cất trữ để sử dụng dần.
Nước si rô có mùi thơm đặc trưng và màu si rô tự nhiên, rất đẹp. Theo kinh nghiệm dân gian, pha si rô với nước đá để uống không những giúp giải khát, thanh nhiệt, lợi mật mà còn giúp lợi sữa đối với bà mẹ cho con bú.
Công dụng của quả si rô
Được biết, quả si rô rất giàu chất sắt nên rất tốt cho bệnh nhân thiếu máu, đồng thời, quả cũng chứa nhiều vitamin A, C nên cũng tốt cho sự phát triển của tế bào. Ngoài ra, quả si rô còn chứa Phot pho là khoáng chất cần thiết giúp xương và răng chắc khỏe.
Sử dụng quả si rô cũng tốt cho gan, mật, giúp bổ tim, giảm lo âu, điều trị khó tiêu, táo bón, đau dạ dày, giúp giảm cân, làm sạch máu và hạ đường huyết (3).
Đặc biệt, quả si rô non được dùng để điều trị các bệnh về mật, trong đó phải kể đến khả năng làm giảm triệu chứng dễ bị cáu gắt, bực bội (ăn khoảng 4 gam thịt quả si rô chưa chín, mỗi ngày một lần) (3).
Tuy nhiên, quả si rô (cũng như các bộ phận khác của cây) có nhiều mủ trắng hơi độc nên sau khi hái, cần chờ cho quả chảy hết mủ và nên rửa sạch trước khi ăn. Bên cạnh đó, để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, không nên ăn quá nhiều quả si rô mỗi ngày (không quá 10 quả).
Công dụng của lá và rễ cây si rô
Lá cây si rô được dùng dưới dạng thuốc sắc để hạ sốt, điều trị tiêu chảy và bệnh đau tai (2). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ lá cây si rô cũng có đặc tính kháng khuẩn (4).
Rễ si rô có vị đắng, có tính sát trùng, được dùng dưới dạng thuốc sắc để trị giun sán. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chiết xuất từ rễ cây si rô còn có đặc tính chống co giật (4).
Thông tin thêm
Cây si rô ưa nắng, không chịu được úng nước và sinh trưởng khá chậm. Thật vậy, có lần, tôi chỉ cây si rô cao chừng hơn hai mét, nằm nghiêng tè một bên, cành lá rậm rạp, từng chùm quả lúc lĩu rất đẹp và hỏi chú tôi cây đó trồng được năm, bảy năm chưa? Nghe xong, ông chú tôi đang ngồi võng liền bật người ngả ra phía sau, cười khà khà: “Trời, nó mấy chục năm rồi đó, già hơn mày nữa chứ giỡn hả!”. Mặt khác, quả si rô rất đẹp và rất lâu chín (khoảng mấy tháng) nên cây si rô rất lý tưởng để trồng làm cảnh. Tuy nhiên, giá thành cây si rô cũng hơi “nhỉn” hơn các giống cây cảnh khác.
Cây si rô dễ sống nhưng lại khó nhân giống. Cây có thể được trồng bằng hạt nhưng vì nó chậm lớn nên người ta thường áp dụng biện pháp chiết cành. Hơn nữa, khi chiết cành si rô, cần phải dùng thuốc kích thích thì tỉ lệ cành chiết mới ra rễ mới cao chứ không thể để tự nhiên như nhiều loại cây trồng khác. Bên cạnh đó, cây si rô ít sâu nhưng lại dễ bị rệp sáp phá hoại.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Công Nghệ 10 Bài 45: Thực Hành Chế Biến Si Rô Từ Quả trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!