Đề Xuất 3/2023 # Chế Độ Dinh Dưỡng Đặc Biệt Cho Người Đột Quỵ # Top 12 Like | Ctc-vn.com

Đề Xuất 3/2023 # Chế Độ Dinh Dưỡng Đặc Biệt Cho Người Đột Quỵ # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chế Độ Dinh Dưỡng Đặc Biệt Cho Người Đột Quỵ mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh đột quỵ

– Nhu cầu năng lượng

Đối với người bệnh nằm tại giường, không đi lại được thì chỉ cần cung cấp khoảng 25 – 30 kcal/kg cân nặng cơ thể/ngày. Chất tinh bột và chất béo là 2 nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.

Trung bình mỗi ngày cần cung cấp khoảng 1300 – 1500 kcal cho người có cân nặng trung bình 50kg.

– Nhu cầu chất đạm

Cần đảm bảo chất đạm 1g/kg cân nặng cơ thể/ngày. Tổng lượng chất đạm cần khoảng 50g – 60g /ngày.

Những lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh đột quỵ

– Đối với người bệnh tự ăn được

Trường hợp nhẹ, người bệnh vẫn còn ăn đường miệng được nhưng có rối loạn nuốt thì cần chú ý các điểm sau: dịch đặc dễ nuốt hơn; thức ăn ấm hay lạnh dễ nuốt hơn; nên ăn và nuốt thật chậm, từng ít một; nếu ăn thịt nên ăn thịt hầm nhừ hay các loại thức ăn có nước sốt và ăn nhiều bữa nhỏ đầy đủ dinh dưỡng.

– Đối với người bệnh phải nuôi ăn qua ống thông

Là một nhu cầu cần thiết cho những bệnh nhân bị đột quỵ không thể ăn qua đường miệng, người bệnh cần phải được hỗ trợ dinh dưỡng nhờ vào một ống thông để đưa thức ăn xuống tận dạ dày.

Thức ăn được chế biến để nuôi qua ống thông cần phải lỏng để chảy được qua ống và không gây tắc nghẹt ống nhưng vẫn đảm bảo đủ năng lượng, đủ chất đạm, chất béo, đủ vitamin, chất khoáng…

Do nhu cầu nước của người bệnh giới hạn ở mức 2-3 lít, cho nên lượng thức ăn cho qua ống thông cũng không vượt quá thể tích này.

Vì vậy, nếu người bệnh có nhu cầu năng lượng cao thì cần được chế biến đặc biệt để đảm bảo đủ nhu cầu nhưng vẫn không bị dư nước.

Cách chế biến “Súp xay” cho người đột quỵ

Món “súp xay” là thức ăn phù hợp cho người bệnh đột quỵ, vừa dễ ăn vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh.

Nguyên liệu dùng để nấu 1 lít súp xay gồm: 120g gạo, 120g thịt heo nạc, 50g bí đỏ, 50g khoai lang, 20g dầu đậu nành (tương đương 4 muỗng cà phê), 15g đường cát (tương đương 3 muỗng cà phê), 2g muối (tương đương 2 muỗng yaourt).

Cách chế biến:

– Cho các nguyên liệu trên vào 1,5 lít nước (để sau khi nấu xong còn 1 lít, tương đương 4 chén) và nấu mềm. Súp sau khi nấu phải đặc mới đạt yêu cầu.

– Sau đó đem súp xay nhuyễn rồi cho thêm 5 muỗng gạt men tiêu hóa Maltaz vào khi súp còn ấm nóng, khoảng 10 phút sau súp sẽ lỏng dần.

– Cuối cùng, lọc súp qua rây. Súp sau khi lọc sẽ lỏng và chảy tốt qua ống thông.

1 lít súp xay cung cấp 850kcal, 30g đạm, 30g chất béo và 120g chất bột đường (khi lọc qua rây chất đạm sẽ bị giảm do bị giữ lại trên rây).

1 lít súp xay có thể chia làm 3 đến 4 lần ăn. Nếu ăn 2 cữ súp/ngày thì chỉ nấu phân nửa lượng trên. Nếu ăn 4 cữ súp/ngày thì cũng nấu 1 lần súp, chia phân nửa, xay nhuyễn rồi cho thêm nửa men như trên vào.

Phân nửa súp còn lại sẽ cất vào ngăn mát tủ lạnh, chừng nào ăn lấy ra hâm lại, xay nhuyễn và cũng thêm bột và men, rồi lọc lại như cách trên.

Có thể thay gạo bằng bột gạo, khi đó nấu thịt và rau củ trước, xay nhuyễn rồi cho bột gạo vào rồi khuấy đều cho đến khi bột chín, sau đó cũng cho men vào để làm lỏng bột.

Nên dùng thay đổi các loại thịt, cá, trứng và các loại rau củ. 50g thịt heo, thịt bò tương đương với 50g cá hoặc 1 trứng gà hoặc 2 lòng trắng trứng.

Lưu ý:

– Không cần hầm xương vì vừa mất thời gian và cũng không tăng thêm dinh dưỡng.

– Không chứa súp đã xay trong bình thủy giữ nóng quá 4 giờ vì vi khuẩn sẽ sinh sôi nhanh ở nhiệt độ ấm.

Chế Độ Ăn Cho Trẻ Suy Dinh Dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Đây là tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

1.

     

Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em:

Thường là do tổng hợp từ nhiều yếu tố:

-        Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân quan trọng nhất hay gặp là do bà mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.

-        Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…

-        Do thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.

     Muốn biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không các bà mẹ cần phải theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ trên biểu đồ phát triển. Nếu thấy 2-3 tháng liền trẻ không tăng cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

     Theo tiêu chuẩn cân nặng/tuổi người ta chia suy dinh dưỡng làm 3 độ:

       

Suy dinh dưỡng Độ I: Trọng lượng còn 90% so với tuổi

       

Suy dinh dưỡng Độ II: Trọng lượng còn 75% so với tuổi

       

Suy dinh dưỡng Độ III: Trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi.

2.

     

Những dấu hiệu của trẻ bị suy dinh dưỡng

       

Không lên cân hoặc giảm cân

       

Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo.

       

Teo nhỏ: mất hết lớp mỡ dưới da bụng.

       

Da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu.

       

Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa: ỉa phân sống, ỉa chảy hay gặp.

       

Thể nặng: Có phù hoặc teo đét, có thể biểu hiện của thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác mạc đến loét giác mạc. Hiện nay thể nặng rất hiếm gặp.

3.

     

Các bà mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng.

Với thể vừa và nhẹ (độ I và độ II): Điều trị tại nhà bằng chế độ ăn và chăm sóc.

       

Chế độ ăn: Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm.

       

Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa: Dùng các loại sữa bột công thức theo tháng tuổi, hoặc dùng sữa đậu nành (đậu tương).

       

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi nhưng số bữa ăn phải tăng lên, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay.

       

Tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn bằng cách cho tăng thêm enzym (men tiêu hóa) trong các hạt nảy mầm để làm lỏng thức ăn và tăng độ nhiệt lượng của thức ăn. Cụ thể là: có thể dùng giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn cho trẻ, tức là có thể tăng lượng bột khô lên 2-3 lần mà độ lỏng của bột không thay đổi. Cứ 10g bột cho 10g giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước.

4.

     

Những loại thực phẩm nên dùng cho trẻ suy dinh dưỡng.

       

Gạo, khoai tây.

       

Thịt: gà, lợn, bò, tôm, cua, cá, trứng.

       

Sữa bột giàu năng lượng: Theo hướng dẫn cụ thể của Bác sĩ.

       

Dầu, mỡ.

       

Các loại rau xanh và quả chín.

5.

     

Chế độ ăn với trẻ suy dinh dưỡng nặng (độ III).

Cho nhiều bữa trong ngày.

       

Tăng dần calo.

       

Dùng sữa cao năng lượng: Theo chỉ định và tư vấn trực tiếp của Bác sĩ

Trẻ cần được ăn bổ sung theo các chế độ ăn giống như trẻ bình thường. Số lượng một bữa có thể ít hơn nhưng số bữa ăn nhiều hơn trẻ bình thường.

Những trẻ có suy dinh dưỡng nặng kèm theo tiêu chảy hoặc viêm phổi phải đưa vào điều trị tại bệnh viện.

6.

     

Ngoài chế độ ăn còn cho trẻ ăn bổ sung thêm một số Vitamin và muối khoáng.

       

Các loại Vitamin tổng hợp.

       

Chế phẩm có chứa sắt chống thiếu máu.

       

Men tiêu hóa (nhưng phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc).

7.

     

Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng.

       

Trẻ phải được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ.

       

Phải giữ ấm về mùa đông, phòng ở thoáng mát về mùa hè, đầy đủ ánh sáng.

8.

     

Một số mẫu thực đơn phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại nhà (SDD độ I và II).

Các bạn có thể tham khảo và áp dụng một số thực đơn sau để phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại nhà:

a.      Trẻ dưới 6 tháng: Bú sữa mẹ theo nhu cầu của trẻ. Chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho Bà mẹ để mẹ có đủ sữa nuôi con (Bà mẹ cần ăn đủ, ngủ tốt, làm việc nhẹ nhàng). Trường hợp mẹ không đủ sữa mà phải dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ thì phải có chỉ định của Bác sĩ.

b.      Trẻ từ 6 – 12 tháng:

Cho trẻ ăn nước cháo xay trộn sữa như trên nhưng tăng thêm lượng thịt, gạo và rau củ, trường hợp trẻ không thích ăn cháo trộn sữa thì dùng sữa cao năng lượng pha với nước sôi để ấm theo hướng dẫn mỗi ngày uống 500ml và cho ăn bột hoặc cháo xay 3 -4 bữa/ngày, trẻ ăn ít có thể tăng số bữa lên, dùng nước giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn: 10g giá đậu xanh/10g bột (giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước nấu bột).

c.

      

Trẻ 13 -24 tháng:

6h: 150 – 200ml sữa cao năng lượng

9h: Cháo thịt + rau: 200ml (1 bát ăn cơm)

       

Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay)

       

Thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả)

       

Dầu: 10ml (2 thìa cà phê)

       

Rau xanh: 20g (2 thìa cà phê)

12h: Sữa: 200ml

14h: Chuối tiêu: 1 quả hoặc đu đủ 1 miếng

17h: Cháo thịt (cá, tôm, trứng) + rau + dầu

Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú và thời gian cho bú kéo dài từ 18 – 24 tháng. Khi cai sữa vẫn nên cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành.

d.   Trẻ 25 – 36 tháng:

        7h: Sữa cao năng lượng: 200ml

    11h: Cơm nát + thịt (cá, trứng, tôm…) + canh rau.

    Cơm: 2 lưng bát (70g gạo), thịt: 50g (hoặc trứng: 1 quả), rau: 100g, dầu (mỡ):

5g

    14h: Cháo + thịt + rau + dầu: 200ml

    Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay), thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả), dầu: 10ml (2 thìa cà phê), rau xanh: 20g (2 thìa cà phê).

    17h: Cơm nát + trứng (thịt, cá, tôm…) + canh rau

    20h: Hỗn hợp bột dinh dưỡng: 200ml, hoặc súp: khoai tây thịt + rau + dầu (mỡ): 1 bát con.

    Súp khoai tây gồm có khoai tây: 100g (1 củ to), thịt (gà, bò, lợn): 50g, bắp cải: 50g, dầu (mỡ): 1 thìa cà phê.

    Ăn thêm các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ.

PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm, ThS. Lê Thị Hải

Chế Độ Dinh Dưỡng Và Cách Chế Biến Thức Ăn Cho Chó Alaska

Chó Alaska là một trong những giống chó đang được ưa chuộng nhất hiện nay ở Việt Nam, chúng được nhiều người nuôi xem là giống chó Quý tộc vì rất khó chăm sóc. Đặc biệt là trong khâu ăn uống, chúng khá kén ăn và còn đòi hỏi chế độ ăn uống hằng ngày phải giàu Protein từ thịt. Điều này đã vô tình làm cho nhiều người cảm thấy bối rối vì không biết phải chế biến thức ăn cho chó Alaska như thế nào là thích hợp. Vì vậy, thông qua bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẽ với các bạn một số thông tin về chế độ dinh dưỡng và cách chế biến thức ăn cho chó Alaska tốt nhất.

Chế độ dinh dưỡng và cách chế biến thức ăn cho chó Alaska

Cũng như khi chăm sóc những loài vật nuôi khác, trước khi tìm hiểu sâu hơn về chế độ dinh dưỡng và cách chế biến thức ăn cho chó Alaska, các bạn cần phải xác định xem chúng thích ăn gì. Do là giống chó có kích thước lớn và có nguồn gốc từ nước ngoài nên khẩu phần ăn của chó Alaska cũng khác biệt rất nhiều so với các giống chó bình thường khác.

Tương tự như những giống chó tuyết khác, chế độ ăn uống hằng ngày của loài chó Alaska cũng yêu cầu rất nhiều Protein. Vì vậy, ngoài việc tự mình chế biến thức ăn cho chó Alaska các bạn vẫn còn một sự lựa chọn phù hợp khác chính là thức ăn chế biến sẵn. Loại thức ăn chế biến sẵn này có thể ở dạng khô, mềm hoặc dạng bột,.. bạn có thể chọn bất kỳ loại nào cũng được miễn là nhớ kiểm tra thành phân dinh dưỡng được ghi trên bao bì.

Trong các sản phẩm thức ăn chế biến sẵn cho chó, dạng thức ăn khô được xem là tốt nhất dành cho chó Alaska vì chúng có chứa hàm lượng Protein rất cao ( Từ 21-27%), thành phần chất béo 10-14%. Trong khi đó, thức ăn chế biến sẵn dạng đóng hộp thì hàm lượng Protein chỉ vào khoảng 12%, còn thức ăn đóng gói là 20%. Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho vật nuôi, hàm lượng Protein cần thiết và phù hợp nhất cho một chú chó Alaska bình thường vào khoảng 21-24%, với nhũng chú chó thường xuyên vận động sẽ cần bổ sung lượng Protetin cao hơn thế nữa.

Thông thường thì những chú chó Alaska đã trưởng thành sẽ thích các loại thức ăn dạng viên hơn vì chúng sẽ giúp giữ cho răng miệng sạch sẽ, ngoài ra chúng còn có thể nhai để luyện răng. Ngược lại, với những chú chó Alaska dưới 3 tháng tuổi thì chúng chỉ thích ăn thức ăn dạng bột vì dễ tiêu hóa hơn. Các bạn cũng phải lưu ý rằng, phần các loại thức ăn chế biến sẵn luôn chứa một hàm lượng chất ổn định (Không hề có giá trị dinh dưỡng nào), loại chất này trên thực tế không hề vô ích, chúng sẽ giúp cho phân chó khô hơn và từ đó việc đi ngoài của chó sẽ dễ hơn rất nhiều.

Một vấn đề quan trọng khác cần phải lưu ý khi sử dụng thức ăn chế biến sẵn là sự thiếu hụt chất béo, do phần lớn các giống chó hiện nay đều không thích chúng. Chó Alaska cũng không hề ngoài lệ, tuy nhiên chất béo là loại chất rất quan trọng và cần thiết vì chúng giúp cho bộ lông được bóng mượt và đồng thời còn thức đẩy khả năng hấp thu Vitamin cho cơ thể. Chính vì thế, khi cho chó Alaska sử dụng các loại thức ăn chế biến sẵn, các bạn nhớ phải trộn thêm dầu thực vật hay mỡ cá. Lưu ý: Tránh sử dụng mở lợn vì chúng có thể làm cho chó bị đi ngoài.

Ngoài thực phẩm chế biến sẵn, các bạn cũng có thể cho chó Alaska ăn thêm những loại thức ăn tự nhiên để tránh sự nhàm chán và còn giúp bổ sung thêm một số loại dinh dưỡng mà thức ăn chế biến sẵn còn thiếu. Tuy nhiên, loại thức ăn tự nhiên này chỉ nên cho ăn xen kẻ để tránh việc làm chó tăng cân ngoài ý muốn ( 1 bữa thức ăn chế biến sẵn – 1 bữa thức ăn tự nấu).

Thịt: Trong các loại thịt thì thịt bò là thứ mà chó Alaska thích nhất vì chúng rất giàu dinh dưỡng và còn ít chất béo. Ngoài ra, thịt lơn nạt, thịt gà ( Lấy ức) hay cá biển cũng là sự lựa chọn phù hợp khi các bạn muốn tự chế biến thức ăn cho chó Alaska.

Nội tạng động vật: Tuy chó Alaska không thích thị lợn cho mấy nhưng với nội tạng thì khác, chúng rất yêu thích các món ăn được chế biến từ nội tạng vì rất giàu Protein, ít mỡ mà còn dễ tiêu hóa. Các loại nội tạng mà còn có thể sử dụng khi chế biến thức ăn cho chó Alaska như: Gang, lòng, phèo, tim, cật, óc héo,…

Trứng: Có thể các bạn chưa biết nhưng chó Alaska cực kỳ thích ăn trứng vịt lộn. Với những chú chó Alaska dưới 4 tháng tuổi thì bạn có thể cho chúng ăn 1 quả trứng vịt lộn mỗi bữa ăn, còn với những chú chó đã trưởng thành thì có thể cho ăn 2 quả trứng hoặc 1 quả khi cho ăn kèm với một số loại thức ăn khác.

Rau, củ, quả: Giống như con người chúng ta, chó Alaska hay bất kỳ giống chó nào khác cũng cần được bổ sung thêm các loại Vitamin để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Vì vậy, khi cho chó Alaska ăn các bạn có thể trộn thêm một ít rau xanh, trái cây,.. để giúp chúng bổ sung lượng Vitamin cần thiết.

Chế biến thức ăn cho chó Alaska theo từng lứa tuổi

Chó Alaska có cơ thể khá to lớn và sức khỏe tốt, thế nhưng hệ tiêu hóa của chúng lại rất yếu nên thường mắc phải một số vấn đề như viêm đường ruột. Vì vậy mà trong quá trình chăm sóc, các bạn cần phải lưu ý cẩn thận đến chế độ ăn uống của chúng, đặc biệt là khi các bạn muốn tự chế biến thức ăn cho chó Alaska tại nhà.

Đạm, Protein, Canxi, Vitamin cùng một số loại khoáng chất khác chính là những yếu tố quan trọng giúp cho chú chó Alaska của chúng ta phát triển một cách toàn diện nhất cả về vóc dáng, sức khỏe, bộ lông,.. Với những chú chó Alaska trong độ tuổi từ 1-2 tháng thì các bạn nên chế biến một số dạng thức như cơm nhão trộn với thịt nạt, thịt gà xay,… Ngoài ra bạn cũng nên cho chúng ăn kèm thêm thức ăn chế biến sẵn được ngâm mềm cùng nước ấm, với chế độ ăn uống như thế này thì các bạn có thể chia thành 4-5 bữa ăn nhỏ một ngày.

Còn với những chú chó Alaska trong độ tuổi từ 3-6 tháng, các bạn có thể cho chúng ăn cơm trộn chung với các loại thịt bò, heo, gà cùng trứng gà, rau xanh, thức ăn khô chế biến sẵn để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho chó phát triển. Thức ăn cho chó Alaska trong giai đoạn này không nên nấu quá nhuyễn hay loãng, ngoài ra các bạn nên tránh cho chúng ăn các loại xương lớn vì sẽ gây nguy hiểm.

Khi chó Alaska được 6 tháng tuổi thì bạn tiến hành thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày của chúng, thay vì 4-5 bữa ăn trong ngày thì chuyển thành 2-3 bữa ăn. Lúc này, các loại thức phẩm tự chế biến tại nhà chứa nhiều canxi từ thịt, xương, nội tạng động vật, protein, rau xanh, trái cây,… cần được tăng cường. Trong giai đoạn này bạn cũng nên cho chó tập gặm xương, ăn thịt nguyên khối để giúp chúng rèn luyện cơ hàm. Tuy nhiên, không nên cho chó Alaska ăn quá nhiều xương trong một ngày vì rất dễ khiến chúng bị táo bón.

chế biến thức ăn cho chó alaska

cách chế biến thức ăn cho chó alaska

Chế Biến Cua Cốm Ngon Với 3 Công Thức Đặc Biệt Bổ Dưỡng

Cua Cốm chế biến làm món gì ngon nhất

Cách chế biến cua cốm với 3 công thức đặc biệt bổ dưỡng

– Nguyên liệu: cua cốm rửa sạch, gia vị nêm nếm, me, tỏi băm, bột năng,…

– Cách chế biến:

Bước 1: cua mang đi rửa sạch rồi tách bỏ yếm nó đi, sau đó cho vào thêm các gia vị, tiêu và tỏi băm nhỏ ướp khoảng 20 phút. Sau đó cho vào chảo rang chín.

Bước 2: cho me vào nước sôi chần đều, lấy nước cốt của mua sau đó cho lên bếp nóng. Lấy mọt thìa bột năng đã được hòa tan với nước cho vào chung với nước cốt me. Nếu bạn muốn cho món ăn của mình không bị béo và khi ăn không dễ gây ngán thì hãy cho một quả trứng gà vào nấu chung với nhau.

Bước 3: Sau khi nước sốt đã đặc quánh lại, bạn hãy cho cua vừa rang chín vào và trộn đều chúng. Để lửa nhỏ riu riu đến khi cua thấm vói nước sốt cho ra đĩa và hoàn thành đĩa cua rang me thơm ngon.

– Nguyên liệu: cua cốm rửa sạch, tách bỏmai và tách nó ra làm tư. Dầu ăn, gừng và tỏi băm nhuyễn, gia vị cần thiết để nêm nếm.

– Cách chế biến:

Bước 1: Cho dầu vào chảo đến khi dầu nóng lên ta cho đĩa cua cốm vào để rang cho chín cua rồi cho ra đĩa.

Bước 2: Để lửa riu sau đó cho gừng và tỏi đã băm nhuyễn vào chảo đảo đều cho thơm . Sau đó cho tương ớt, tương cà, các gia vị cần thiết dùng để nêm nếm vào và đảo đều khoảng 3 phút cho nước sốt được sánh đặc lại.

Bước 3: Cua cốm sau khi được rang chín, ta cho vào với sốt và trộn đều đến khi cua và nước sốt được thấm, hòa quyện vào nhau. Cuối cùng cho ra đĩa và thưởng thức.

– Nguyên liệu: cua cốm, xương heo, tép tươi, tôm, bắp, đậu hà lan, trứng gà, hành tím, bột năng, gia vị nêm cần thiết khác.

– Cách chế biến:

Bước 1: Xương heo cho vào nồi là hầm khoảng 2 giờ đồng hồ rồi chắt ra lấy nước. Cua và tôm luộc chín và bóc bỏ vỏ và đầu tôm còn cua thì gỡ lấy thịt còn càng thì để riêng.

Bước 2: Cho nồi nước xương đã ninh lên đun sôi lần nữa sau đó cho cua, tôm, bắp, đậu hà lan và nấu đến khi chín rồi cho hạt nêm vào và nêm nếm cho vừa vị ăn.

Bước 3: Sau khi bước 2 đã hoàn thành xong bạn cho từ từ bột năng vào rồi khuấy cho chín đều bột sau đó cho trứng đã đánh sẵn vào hỗn hợp trên. Sau khi cho hết các gia vị cần thiết vào bạn để nồi súp được sôi khoảng vài phút rồi sau đó tắt bếp.

Như vậy với những cách chế biến cua cốm đơn giản trên bạn đã biết cách tạo bữa ăn ngon cho gia đình mình rồi chứ!

Nơi bán cua cốm trên thị trường hiện nay

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi cung cấp cua cốm chất lượng và công ty Hải sản Ông Giàu cũng là một trong những nơi chuyên cung cấp cua cốm chất lượng và giá rẻ bậc nhất thị trường hiện nay. Với mức giá cua Cốm tại Hải sản Ông Giàu bạn hoàn toàn có thể chế biến một bữa cơm thật ngon miệng cho gia đình nhỏ của mình. Hãy đến với chúng tôi đảm bảo bạn sẽ không thất vọng về chất lượng và giá cả ở đây mang lại cho bạn.

Nhiều món ăn ngon chế biến từ cua Cốm hảo hạng

Để biết thêm thông tin chi tiết cũng như nếu có bất cứ thắc mắc nào về cách chế biến cua Cốm thì hãy nhanh tay liên hệ về Hotline của Hải sản Ông Giàu để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chế Độ Dinh Dưỡng Đặc Biệt Cho Người Đột Quỵ trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!