Đề Xuất 3/2023 # Cảm Nhận Vể Khung Cảnh Mùa Xuân Ở Hồng Ngài. # Top 12 Like | Ctc-vn.com

Đề Xuất 3/2023 # Cảm Nhận Vể Khung Cảnh Mùa Xuân Ở Hồng Ngài. # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cảm Nhận Vể Khung Cảnh Mùa Xuân Ở Hồng Ngài. mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thế cho kịp lúc mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội. Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ […]. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi. Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nương Ta không có con trai con gái Ta đi tìm người yêu. Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới. Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm cái sân chơi chung ngày Tết. Trai gái, trẻ con ra sân chơi ấy tụ tập, đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy. Viết đoạn văn ngắn cảm nhận vể khung cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài.

Mùa xuân đã về trên rẻo cao. Quyến rũ và say lòng biết bao là những đêm tình miền núi. Ở vùng rẻo cao Hồng Ngài không gì vui bòng Tết đến, xuân về. Năm ấy, Hồng Ngài ăn tết sớm. Niềm vui đón xuân như được nhân lên cùng niềm vui thu hoạch mùa màng. Vạn vật đổi thay, đất trời như có men say, sự sống đang âm thầm cựa mình xôn xao trong cây cỏ. Đúng lúc gió và rét rất dữ dội thế nhưng, bất chấp cái khắc nghiệt của thời tiết, không khí đón Tết vui xuân của Hồng Ngài vẫn rất náo nức tưng bừng. Cỏ gianh vàng ửng, cái màu sắc tươi thắm đang có sức lan tỏa, cựa quậy tự trong linh hồn tạo vật, cái màu sắc tươi vui, đầy sức sống, ánh sáng, đối lập với không gian sống tăm tối của Mị. Khắp bản làng, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ. Trai gái, trẻ con tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy. Tiếng cười nói rộn vang. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng sáo rủ bạn đi chơi. Không khí tưng bừng, náo nức ,tiếng sáo tha thiết bồi hồi. Thiên nhiên rực rỡ màu sắc, náo nức âm thanh, sự hiện diện của một thế giới căng tràn nhựa sống.

Bánh (Xôi) Khúc – Hương Vị Mùa Xuân

Pin

16

151

Shares

Chào cả nhà,

Nghĩ mãi mà chưa biết nên viết khai bút về cái gì… Nên viết dài dòng kể về Tết bên này (vốn đã chả có gì nhiều để kể) hay viết về cảm xúc nhớ Tết (vốn cũng đã được nhắc đi nhắc lại khá nhiều :P)… Nghĩ chẳng ra thì nghĩ tới việc chia sẻ với cả nhà món ăn gì sau Tết nhỉ… Hihi, kể cũng khó vì Tết ăn uống ê hề, giờ nhiều chị em còn đang lo giảm cân ý chứ 😛 Nghĩ đi nghĩ lại chẳng biết nên làm gì và viết gì, tớ đành theo cảm xúc và sự “thèm muốn” hiện tại của bản thân để mang tới cho cả nhà một món ăn rất đỗi bình dị nhưng với tớ rất đặc biệt. Đó là món bánh xôi khúc – món ăn của mùa xuân.

Lá rau khúc khi làm món bánh khúc được xay vắt lấy nước tạo thành một lớp xanh xanh hòa với bột nếp mỏng bên ngoài nhân đậu xanh và thịt mỡ. Cắn miếng xôi bánh khúc thấy thơm và yêu vô cùng cái mùi lá khúc. Gọi là xôi khúc hay bánh khúc đều đúng vì vỏ bên ngoài sau lớp bột nếp xanh xanh đó là một lớp xôi được áo kín như lớp vỏ bánh vậy. Làm món xôi bánh khúc này khá cầu kì và đặc biệt khi hấp đòi hỏi kĩ thuật hấp và một chút “chăm sóc” nhiều hơn so với các món xôi khác 😀

Nguyên liệu: Cho ra khoảng 10 cái bánh khúc vừa

1 cup đỗ xanh bóc vỏ + ¼ teaspoon muối

2 cups gạo nếp hạt dài + ½ teaspoon muối

150 – 200 grams thịt ba chỉ (dùng thịt ba chỉ thì bánh có độ thơm hơn, nếu ai ngại ăn mỡ dùng thịt nạc và dùng dầu ăn cũng được)

½ teaspoon hạt tiêu

1 ½ Tablespoon hành khô băm nhỏ

1 teaspoon mắm + chút xíu muối

1 ½ cup bột nếp (glutinous rice flour)

1 ½ cup nước lạnh

2, 3 lá dứa (panda leaf) và một nắm nhỏ lá rau spinach (rau chân vịt/ cải bó xôi)

Cách làm:

Ngâm đỗ xanh và gạo nếp qua đêm (khoảng 8 tiếng). Lưu ý: đừng ngâm lâu quá thì sẽ làm cho nếp bị nhão, lúc hấp bánh sẽ không tạo được lớp vỏ bên ngoài ngon.

Rửa sạch đậu xanh sau khi ngâm, rồi để ráo nước và trộn vào ¼ teaspoon muối rồi cho vào chõ hấp chín. Hấp khoảng 15 – 20 thường là được.

Trong lúc hấp đậu xanh, rửa thịt ba chỉ và thái miếng nhỏ vừa ăn. Ướp thịt với tiêu, ½ Tablespoon hành khô băm nhỏ, mắm và chút xíu muối. Lưu ý: Tớ không thích ăn bì ở món này nên lọc bì cất lại vào ngăn đá để dùng cho món khác. Ngoài ra, thịt ba chỉ chồng tớ không thích ăn mỡ nên khi xào nhân tớ để lửa nhỏ rán nữa nên tớ thái lớn hơn bình thường để khi miếng thịt teo mỡ lại thì vừa.

Tiếp theo vo gạo đã ngâm sạch, để ráo và rắc trộn khoảng ½ teaspoon muối vào.

Cho lá dứa và rau spinach thái sơ vào máy xay và cho 1 ½ cup nước lạnh vào xay nhuyễn. Dùng khăn xô lọc lấy phần nước để trộn với bột nếp tạo màu và mùi.

Trộn bột nếp với nước lá xanh. Trộn từ từ cho tới khi bột nhào được thành một cục bột như hình dưới. Để bột nghỉ một lúc trong lúc tiếp tục chuẩn bị các phần nhân khác.

Bắc chảo lên bếp, cho một chút dầu ăn vào chảo và cho ½ Tablespoon hành khô băm nhỏ vào phi thơm lên. Tiếp đến đổ toàn bộ chỗ thịt ba chỉ vào xào. Nếu ai thích ăn thịt còn mỡ thì xào thịt săn chín vào là được. Nếu ai thích ăn thịt bớt mỡ (như tớ :D) thì để lửa ở mức vừa rồi đun một chút cho thịt ra mỡ. Thịt được vớt ra ngoài, giữ phần mỡ lại trong chảo để xào nhân đậu xanh.

Đậu xanh sau khi hấp chín cho vào máy xay hoặc dùng thìa tán cho nhuyễn. Dùng chảo lúc nãy xào thịt nếu còn ít mỡ thì cho thêm khoảng 1 – 2 Tablespoon dầu ăn vào và phi nốt chỗ hành khô băm nhỏ lên cho thơm rồi đổ chỗ đậu xanh vào xào ở lửa vừa. Nêm nếm lại chút muối và tiêu cho phần nhân thật thơm.

Chuẩn bị sẵn các nguyên liệu gồm đậu xanh tán nhuyễn xào thơm, bột nếp đã trộn với nước lá xanh và thịt ba chỉ xào. Bắc chõ xửng hấp lên bếp.

Cách nặn tạo hình bánh (xôi) khúc:

Đầu tiên múc 1 thìa đậu xanh, lấy 2,3 miếng thịt ba chỉ cho vào phần giữa miếng đậu xanh. Vo viên tạo thành nhân tròn.

Tiếp đến, ngắt một miếng bột rồi lấy tay ấn miếng bột thành miếng hình tròn dẹp như hình dưới. Đặt viên nhân đậu xanh và thịt vào giữa và lần lượt kéo bột bao phủ hết lớp nhân. Lưu ý: bước này cả nhà nên cố gắng làm sao cho lớp bột mỏng vì khi hấp bột cũng nở chút ít.

Cho từng viên bánh đã được bọc lớp bột nếp vào giá gạo nếp, dùng tay bao lớp gạo nếp xung quanh viên bánh tròn.

Cách hấp bánh (xôi) khúc:

Rải một lớp gạo nếp mỏng lên chõ xửng hấp đã được chuẩn bị sẵn.

Tiếp đến đặt từng viên bánh đã được áo một lớp gạo nếp bên ngoài. Lưu ý: xếp thưa một chút để cho bánh còn nở và gạo nếp được hấp chín, bao bọc lấy bánh. Cách xếp như hình số 11 phía trên của tớ là hơi dày. Lúc sau tớ phải bỏ ra 2 viên để hấp ở mẻ khác.

Hấp bánh khoảng 30 phút hoặc khi thấy lớp xôi bên ngoài chín đều là được.

Bánh khúc ăn nóng lúc vừa ra lò thì còn gì bằng. Mùi thơm của lá dứa (lá khúc) và của nếp hòa quện với nhau tạo nên một sự ấm áp đến lạ kì. Cắn vào miếng bánh khúc là cả sự bất ngờ lớn. Ban đầu tưởng một nắm xôi, cắn nhẹ nhàng thấy một lớp bột nếp nhẹ nhàng với mùi thơm của lá dứa (khúc), tiếp đến là lớp đậu xanh béo ngậy đậm đà thơm ngon và lẫn đâu đấy là một miếng thịt ba chỉ nhỏ nhỏ.

Bò Nướng Lạc Cảnh Ở Nha Trang

Nhắc đến Nha Trang, một thành phố biển xinh đẹp thì không thể không nhắc đến hải sản tươi sống, nhiều khu vui chơi giải trí, bạn sẽ được hòa mình với thiên, biển đảo. Bài viết này chúng tôi xin gửi đến đọc giả một món ăn không có nguồn gốc từ biển nhưng lại trở thành đặc sản của vùng đất này!

Bò Nướng Lạc Cảnh Nha Trang món ngon Trứ Danh, là một trong những đặc sản Nha Trang không thể quên dành cho quý khách khi tới với thành phố biển xinh đẹp này!

Bò Nướng Lạc Cảnh Nha Trang

Lạc Cảnh là tên một nhà hàng ra đời cách đây 40 năm (thời điểm hiện tại là năm 2018), rất nổi tiếng với các món ăn ngon ở Nha Trang. Và đặc biệt nhất phải kể đến món bò nướng Lạc Cảnh

Bò Nướng Lạc Cảnh là một trong những đặc sản Nha Trang nổi tiếng từ rất lâu đời. Bất kì du khách nào thưởng thức món ăn này đều muốn quay lại lần nữa. Sự khéo léo, cách chế biến tinh tế của người đầu bếp làm cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Từ việc bò được rửa sạch, xắt miếng nhỏ vừa miệng ăn đến việc tẩm ướp gia vị đặc biệt và trộn cùng với mật ong thật kích thích vị giác của du khách.

Bí quyết làm nên vị ngon, ngọt của món thịt bò này nằm ở công thức trộn thịt bò với mật ong cùng hơn 10 gia vị của quán (bí kíp gia truyền của quán). Thịt bò nướng được thái thành từng miếng vuông vừa ăn, khách tự nướng thịt trên một chiếc lò đất với than hồng kèm theo chiếc vỉ nướng đặt lên trên. Miếng thịt khi nướng chín thơm lừng, nóng hổi, ăn vào thấy thơm ngon khó tả với hơn 10 gia vị đặc trưng.

Chiếc lò đất truyền thống đang bén than hồng kèm theo chiếc vỉ nướng cùng với đó là đĩa thịt bò và rau ăn kèm gồm: Xà lách, cà chua, dưa leo, hành tây thái mỏng và không thể thiếu món chấm đơn giản là vị chua, cay, mặn của muối ớt chanh.

Bạn sẽ thấy việc tự nướng thịt là điều thú vị. Bò được nướng trực tiếp trên than hoa, chờ khoảng 15 phút là thịt tới độ chín, có thể ăn. Thịt bò vừa ngọt vừa mềm, màu đỏ au chấm với nước chấm thôi đã thấy đậm đà, thơm lừng rồi.

Du khách cảm nhận miếng thịt bò nóng hổi, cảm giác thịt mềm là một cảm giác ngon khó tả. Để trung hoà được vị nóng cũng như vị ngậy thơm của thịt, bạn có thể ăn cùng với những loại rau thanh mát như xà lách, cà chua,..Nhìn từng miếng thịt đang nóng đỏ hôi hổi trên bếp than khiến bạn muốn ăn mãi không thôi.

Món Ăn Kèm:

Bò nướng thường ăn kèm với các loại rau sống gồm xà lách, dưa leo, hành ngò, cà chua, hành tây chấm với muối hạt trộn chanh ớt. Các bạn có thể gọi thêm bánh mỳ hoặc bánh tráng để ăn cùng thịt bò. Ngoài bò nướng Lạc Cảnh, quán còn có nhiều món ngon đặc trưng khác như: Cơm tay cầm, hải sâm chân gà, bóng cá dồi thịt, dê bát bửu, tôm hỏa tiễn, cơm gà Nha Trang… ăn với cơm trắng.

Sẽ thật đáng tiếc nếu đến Nha Trang mà lại quên không thưởng thức đặc sản đặc biệt khó nơi nào có được này. Những người sành ăn, thực khách bốn phương vẫn hay lưu lại quán để thưởng thức và không quên giới thiệu với bạn bè món ăn vi diệu này!

Bò Lạc Cảnh Nha Trang Địa Chỉ

Nhà hàng Lạc Cảnh: Số 44 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nha Trang

Số Điện Thoại Bò Lạc Cảnh Nha Trang

Quán ăn thu hút rất đông du khách đến ăn, bởi thịt bò ở đây có một bí quyết ướp gia vị đặc trưng mà khi nướng thịt lên có mùi thơm và vị béo ngon khó tả.

Từ trung tâm thành phố, bạn có thể đi taxi hoặc xe điện dọc theo Trần Phú về hướng sông Cái, rẽ vào đường Nguyễn Bỉnh Khiêm gần khu chợ đầm Nha Trang, đi một đoạn là nhìn thấy nhà hàng Lạc Cảnh. Quán mở cửa từ 10h sáng – 23h tối. Giá bình quân khoảng từ 90.000 đồng – 150.000 đồng/ người. Bạn tha hồ ăn no nê thịt bò nướng rồi. Ngoài ra, du khách có thể gọi món khác như: Chả đùm, bánh cuốn, lươn đùm, hải sâm chân gà,…

Cách Làm Món Nộm Sứa Giòn Sần Sật Tuyệt Ngon Mùa Xuân Hè

Mùa sứa biển bắt đầu từ cuối tháng Giêng tới tháng 5 âm lịch. Vào thời gian này, các bà nội trợ có thể dễ dàng mua được sứa biển tươi ngon nhất để chế biến các món ăn ngon lành cho gia đình.

Món nộm sứa giòn sần sật tuyệt ngon cho mùa xuân hè.

Nguyên liệu:

– Sứa

– Rau của trộn cùng gồm: cà rốt, dưa chuột (hoặc hoa chuối, xoài xanh), hành tây, giá đỗ. Rau thơm gồm: húng quế, kinh giới, rau mùi ta.

– Lạc rang, vừng trắng

– Gia vị: chanh, dấm, đường, tỏi, ớt, lá chanh, sả, gừng, dầu ăn, muối…

Các loại nguyên liệu cần thiết cho món nộm sứa

Cách làm nộm sứa thập cẩm như sau:

Sứa rửa kỹ với chanh/dấm để loại bỏ đi mùi tanh, nhớt bẩn rồi để ráo nước. Thái sứa thành các miếng vừa ăn rồi rửa kỹ lại bằng nước ấm pha gừng. Sau đó, vắt sứa cho khô kiệt nước.

Cà rốt, hành tây làm sạch, gọt vỏ, bào/thái sợi. Riêng dưa chuột cần bỏ ruột, để cả vỏ, thái mỏng vừa phải để giữ độ giòn. Ngâm phần nguyên liệu này vào với dấm ăn trong 10 phút rồi vớt ra để ráo.

Nếu bạn nộm sứa cùng với hoa chuối thì hoa chuối sau khi thái sợi cần ngâm nước muối loãng để khử nhựa. Xoài xanh thái sợi cũng làm tương tự như vậy. Ngâm xong nguyên liệu thì vớt ra dùng tay vắt nhẹ nước.

Giá đỗ rửa sạch rồi ngâm qua với nước muối loãng rồi vớt ra để cho ráo nước.

Các loại ra thơm rửa sạch rồi đem ngâm với nước muối loãng. Sau đó vớt ra để ráo nước, thái khúc vừa ăn.

Pha chế nước trộn chua ngọt

Pha nước trộn nộm sứa theo tỉ lệ sau: 2 thìa nước lọc + 2 thìa dấm + 1 thìa cốt chanh + 1 thìa đường + 1,5 thìa dầu ăn + 1 thìa muối. Hòa tan hỗn hợp rồi thêm ớt, tỏi bằm.

Cuống cùng bạn cho sứa, các loại rau củ, nước trộn vào một tô lớn rồi trộn đều, để khoảng 20-30 phút cho nộm sứa ngấm đều gia vị.

Trình bày nộm sứa ra đĩa lớn, rắc thêm rau mùi, lạc rang, vừng trắng lên trên là hoàn thành món ăn này rồi.

“Vedan Cooking Challenge” – Cuộc thi thử tài vào bếp, giải thưởng…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cảm Nhận Vể Khung Cảnh Mùa Xuân Ở Hồng Ngài. trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!