Đề Xuất 5/2023 # Cách Om Chè Xanh Đúng Chuẩn Người Nghệ Tĩnh # Top 12 Like | Ctc-vn.com

Đề Xuất 5/2023 # Cách Om Chè Xanh Đúng Chuẩn Người Nghệ Tĩnh # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Om Chè Xanh Đúng Chuẩn Người Nghệ Tĩnh mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cách om chè xanh ngon phải kể đến cách của người Nghệ Tĩnh. Ở đây nước chè xanh gắn liền với đời sống, nên càng về sau nước chè xanh vùng đất này càng trở nên đậm đà. Trong bài viết này Nghệ ngữ sẽ hướng dẫn các làm cách làm thức uống đậm hương vị xứ Nghệ này.

1. Chọn nguyên liệu theo cách om chè xanh người Nghệ

Dụng cụ om chè xanh: Ấm tích, ấm thủy tinh là ngon nhất. Hạn chế sử dụng bình nhựa…

Chọn chè để om: Chè trên đồi ngon hơn vì nhiều nắng hơn chè vườn. Chọn chè đã già nhưng không vàng, loại lá chè to, xanh mướt. Cách nhận biết lá chè già là dùng tay bẻ lá chè nếu gãy đôi thì chè già. Với chè non cũng om được nhưng nước không ngon bằng. Hơn nữa người Nghệ om chè xanh gồm cả phần gốc (chỉ bỏ phần gốc sần sùi dưới cùng).

​​Nước để om chè: Nước giếng, nước mưa.  

Chè trên đồi ngon hơn vì nhiều nắng hơn chè vườn. Ảnh: Nghệ ngữ

2. Sơ chế và om chè xanh

Chè xanh rửa sạch, vò hơi dập lá rồi bỏ vào ấm tích.

Đun nước sôi, đổ khoảng 100 ml tráng qua chè rồi đổ bỏ đi.

Đổ nước sôi còn lại vào khoảng 2/3 ấm tích, đậy kín nắp, chừng 1 phút thì đổ thêm 1 chén nước sôi để nguội. Đậy nắp và chờ 15 phút là có món chè xanh ngon.  

Khoai lang một cổ bẻ đôi Nác chè một đọi ngồi xơi một mình.

3. Cách om chè xanh đúng chuẩn người Nghệ xưa

3.1. Sơ chế

Chè cắt nguyên cành, chỉ bỏ gần gốc già nhất và lá vàng, lá bị dập.

Rửa sạch, bẻ ngắn khoảng nửa gang tay.

3.2. 

Nấu nước chè xanh

Dùng nồi đất (loại nồi chỉ dùng nấu nước chè, không nấu món khác), đổ khoảng 2/3 nồi nước giếng.

Đun sôi nước thì vò lá chè hơi dập. Lưu ý chờ khi nước sôi mới vò chè để có màu xanh nhất. Ngoài ra, chỉ vò hơi nát, nếu vò mạnh tay quá sẽ khiến nước chè đục, không đẹp và ngon.

Giảm nhỏ lửa, thả chè xanh vào. Lấy thêm một miếng lá chuối tươi đậy trước khi đậy vung.

Tăng lửa lớn, khi thấy nước sôi lại thì cho vào một bát nước nguội. Đây chính là bí quyết trong cách om nước chè xanh của người Nghệ Tĩnh xưa. Cách làm này giúp chè không bị tanh như om trong ấm tích.

Giảm lửa để màu chè xanh và hương thơm nguyên chất nhất.

Cất vung, để lại miếng lá chuối, dùng đũa làm thủng vài lỗ nhỏ để chè thoát hơi, nước xanh đẹp mắt hơn.

3.3. Thưởng thức nước chè xanh

Chè xanh ngon nhất là sau 10 phút khi tắt bếp.

 

Chè xanh uống và thưởng thức với kẹo cu đơ. Ảnh: TL

4. Cách om chè xanh cho đám tiệc

Một nét riêng của làng quê Xứ Nghệ nữa là quán nước, đám cưới, hội họp chi cũng uống nước chè xanh sất, người ta om trong thùng ghánh nước (thùng làm bằng gỗ dung tích khoảng 15 - 20 lít/thùng). Một đám cưới thường phải om chừng hai gánh nước chè xanh, cách om như sau.

Chè xanh rửa sạch vò dập cho vào thùng, đun nước sôi đổ vào, đậy lá chuối lên và đục vài lỗ cho thoát hơi. Thường thì người ta om làm hai ba lần, lần đầu om để đón khách, chừng sắp vơi thùng thứ nhất  thì mới om thùng thứ hai để tiếp nước mà chè không bị ôi.

Trong văn hóa người Nghệ, những đám cưới, giỗ chạp lớn…n gười quê thường cắt cử người nấu nước chè xanh riêng, kỵ cả việc chọn tay người om chè, người này không nên thò tay vào các việc như làm cá, rửa thịt… Theo phong tục, người om chè xanh phải có đôi tay phải sạch sẽ, rửa tay chính bằng nước chè cũ trước  khi vò chè xanh cho vào nồi. Tinh túy của chè xanh được thể hiện ở đôi tay của người om chè, nhờ vào đó mà chủ nhà có thể chiều lòng được cả những người khách khó tính nhất.

5. Lời kết

Không chỉ ở quê hương, những gia đình người Nghệ sống xa quê hầu như vẫn giữ thói quen uống nước chè xanh, dù đó là một thường dân hay một vị tổng giám đốc, tất thảy đều không để thiếu trong gia đình của họ “đọi chè xanh ăm ắp vị tình quê”.

Nhiều khi người quê trồng chè làm bờ rào, một công đôi lợi, vừa có bờ rào bảo vệ vườn tược, vừa có chè xanh để uống. Đi làm đồng về, vác dao chạy ra vườn chặt một nắm chè vào rửa sạch rồi khoanh tròn vào trong nồi đất, đặt lên bếp đun sôi, tắt lửa để chừng năm mười phút là gọi nhau sang uống.

Nghệ ngữ vừa giới thiệu đến bạn cách om chè xanh đúng chuẩn người Nghệ Tĩnh. Hy vọng thông tin đó sẽ giúp bạn có thêm thức uống đậm đà vị quê hương!  

Cách Nấu Chè Đậu Xanh Hạt Sen Thơm Ngon Đúng Chuẩn

Đậu xanh thanh mát kết hợp cùng hạt sen bổ dưỡng trong món chè đậu xanh hạt sen sẽ mang lại một cảm giác ngon miệng, bổ dưỡng cho bạn và gia đình. Hôm nay, Đất sen hồng sẽ mang tới cho bạn một cách nấu chè đậu xanh hạt sen thơm ngon để giải nhiệt và bồi bổ cho cơ thể. Đây là một món ăn dễ làm và mang tới những giá trị dinh dưỡng cao. Nếu là fan của các món chè thì chúng tôi nghĩ bạn không nên bỏ qua món ăn này.

Giá trị bổ dưỡng của chè đậu xanh hạt sen

Do được kết hợp từ hai nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng cao, chè đậu xanh hạt sen mang tới cho người dùng những lợi ích sức khỏe cực kì tốt.

Theo nghiên cứu, trong hạt sen rất giàu protein, kali, phốt pho, carbohydrate, chất xơ, magie, sắt, kẽm… Chúng cũng chứa một lượng dồi dào các chất phytochemical với các đặc tính chống viêm và chống oxy hóa có giá trị. Hạt sen có hàm lượng cholesterol, chất béo và natri thấp nên trở thành một món ăn lý tưởng cho con người.

Sử dụng hạt sen mang tới khả năng chữa các bệnh như mất ngủ, chống lão hoá, cải thiện vòng một cũng như giúp thai nhi phát triển trí não. Đậu xanh cũng là một nguyên liệu rất tốt với các tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giúp làm sáng mắt… Kết hợp chúng lại với nhau sẽ tạo nên một món chè cực kì tốt cho sức khỏe của người thưởng thức.

Cách nấu chè đậu xanh hạt sen đúng chuẩn

Để bắt tay vào nấu một nồi chè đậu xanh hạt sen, các bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:

300g đậu xanh (có thể chọn mua loại đậu xanh có vỏ hoặc đã được tách vỏ; còn nguyên hạt hay đã được tách đôi tùy theo sở thích).

Hạt sen (150g hạt sen tươi hoặc 100g hạt sen khô, nhưng hạt sen tươi sẽ cho ra mùi vị ngon hơn).

200g đường (có thể sử dụng đường phèn, đường cát, đường thốt nốt hoặc đường dành cho người ăn kiêng đều được).

100g bột năng

Ngoài ra, nếu muốn món chè hấp dẫn hơn, bạn có thể chuẩn bị thêm dừa nạo thái sợi, mè trắng, 1 ống vani và nước cốt dừa.

Các bước thực hiện món chè đậu xanh hạt sen

Bước 1: sơ chế nguyên liệu

Đối với đậu xanh, ngâm với nước ấm trong khoảng thời gian từ 1-2 tiếng đồng hồ cho đậu xanh mềm. Làm như vậy lúc nấu đậu sẽ nhanh chín hơn. Nếu bạn mua loại đậu chưa được tách vỏ thì sau khi ngâm hãy đãi vỏ cho sạch. Với những ai có sở thích ăn cả phần vỏ của đậu xanh thì có thể giữ lại vì theo các nghiên cứu, vỏ của đậu xanh có tác dụng giải nhiệt và giải độc cực kì cao.

Với hạt sen, hãy rửa sạch sau đó tách bỏ phần vỏ hạt và tim sen ra (nếu để lại tim sen, món chè sẽ bị đắng). Trường hợp bạn muốn trị chứng mất ngủ hoặc là người yêu thích vị đắng của tim sen thì hãy giữ nguyên chúng. Đối với hạt sen khô, bạn nên ngâm nước ấm khoảng 1 tiếng đồng hồ trước khi bắt đầu sơ chế.

Có hai cách tách bỏ phần tim sen. Cách thứ nhất là bạn tách đôi hạt sen và lấy tim sen ra ngoài. Tuy nhiên, với cách này hạt sen sẽ trông không đẹp, nếu dùng để đãi khách thì món chè sẽ không được bắt mắt lắm. Cách thứ hai hơi mất thời gian hơn: hãy gọt phần đầu màu xám của hạt sen để lộ ra phần tim sen, sau đó dùng que đẩy từ phía đầu còn lại thì tim sen sẽ rơi ra ngoài.

Với phần bột năng, hãy cho vào 1 cái chén và pha loãng với một chút nước trước khi nấu. Như vậy, bột sẽ không bị vón cục làm hỏng nồi chè của bạn.

Vắt nước cốt dừa để sẵn ra chén. Liều lượng nước cốt dừa tuỳ thuộc vào việc bạn có thích ăn béo hay không. Nếu có sử dụng mè, hãy rang vàng chúng trên ngọn lửa nhỏ.

Bước 2: bắt tay vào nấu chè đậu xanh hạt sen

Chuẩn bị hai cái nồi và lượng nước vừa đủ với phần đậu xanh, hạt sen. Bởi đậu xanh sẽ nhanh mềm hơn hạt sen nên chúng ta không thể nấu chúng chung với nhau mà phải nấu riêng từng loại. Đun với ngọn lửa vừa phải cho tới khi hai loại hạt mềm ra. Nếu dùng hạt sen khô, hãy cho vào khi nước đã sôi. Nếu cho vào nước lạnh, hạt sen sẽ bị sượng.

Sau khi hai nguyên liệu đã mềm, hãy cho chúng vào chung một nồi. Bạn có thể giữ lại phần nước dùng để đun các nguyên liệu lúc nãy hoặc thay nước mới tuỳ ý. Nhưng có một lưu ý là nước cũ vẫn giàu chất dinh dưỡng đã được đậu xanh và hạt sen hoà tan hơn. Sau đó, cho bột năng và đường vào nấu tiếp. Nêm nếm cho hợp khẩu vị của bạn là sẽ có ngay một nồi chè đậu xanh hạt sen ngon đúng điệu.

Thời gian nấu tuỳ thuộc vào việc bạn thích ăn chè nhừ hay không. Nếu muốn nhừ hãy để lâu, nếu không thì lúc hỗn hợp vừa đạt độ hoà quyện và nguyên liệu vừa chín tới thì cho vani vào và tắt bếp.

Nếu bạn đã có kinh nghiệm về thời gian mềm của hai loại hạt thì có thể áp dụng cách sau đây. Cho hạt sen vào đun trước một khoảng thời gian, sau đó canh thời gian chín của đậu xanh và cho vào sau. Như vậy, chỉ cần sử dụng một nồi là có thể giúp hai loại đậu mềm cùng một lúc. Chú ý là đường nên cho vào sau khi đậu xanh đã mềm để tránh tình trạng đậu bị sượng.

Riêng phần nước cốt dừa, hãy cho vào một cái nồi khác. Sau đó thêm chút nước bột năng và muối vào, vừa đun vừa khuấy cho tới khi sánh đặc.

Bước 3: trình bày và thưởng thức chè đậu xanh hạt sen

Sau khi chín, múc chè ra chén hoặc ly, sau đó cho nước cốt dừa, dừa nạo thái sợi cùng mè rang lên trên và thưởng thức. Bạn có thể thưởng thức món này nóng hoặc lạnh tuỳ ý. Chỉ cần cho vài viên nước đá hoặc bỏ vào ngăn mát tủ lạnh là sẽ có ngay một món chè thơm ngon mát lạnh.

Chè đậu xanh hạt sen sau khi nấu xong phải chín mềm và vị không quá ngọt. Bên cạnh đó, nước chè phải sánh, không bị đặc, đảm bảo độ hoà quyện giữa các nguyên liệu.

Những lưu ý về cách nấu chè đậu xanh hạt sen

Trong quá trình nấu mềm đậu xanh và hạt sen, hãy chú ý lượng nước trong nồi. Nếu các hạt vẫn chưa mềm mà nước sắp cạn thì hãy cho thêm nước mới vào.

Nếu được, hãy dùng nồi áp suất để rút ngắn thời gian nấu mềm nguyên liệu. Trong quá trình nấu, không nên đảo nguyên liệu liên tục và hãy đậy kín nắp nồi.

Ngoài những nguyên liệu chính là đậu xanh và hạt sen, có thể kết hợp nấu cùng phổ tai, nha đam, táo đỏ, long nhãn… để món chè bổ dưỡng và hấp dẫn hơn nữa. Với các nguyên liệu này, bạn hãy cho vào sau khi đậu xanh và hạt sen đã vào chung một nồi.

Đối với đậu xanh, khi lựa đậu, hãy xem xét kĩ đậu có bị sâu mọt hay không. Đối với hạt sen, tốt nhất hãy chọn loại chưa tách vỏ và vẫn còn tim sen. Tuy mất công sơ chế, nhưng chất lượng và vấn đề vệ sinh sẽ được đảm bảo hơn. Nên chọn những hạt sen già (hạt căng bóng, vỏ ngả màu vàng đậm) thì ăn sẽ ngon và bùi hơn hạt sen non.

Hy vọng qua mà cách nấu chè hạt sen đậu xanhđất sen hồng chia sẻ, các bạn sẽ có cho mình một món chè thơm ngon để thưởng thức. Vừa thưởng thức một ly chè ngon, vừa cảm nhận được hương vị ngọt lành mà những sản vật mộc mạc của quê hương mang lại là một cảm giác hấp dẫn không gì sánh bằng đúng không nào?

Cách Nấu Cháo Lươn Xứ Nghệ Đúng Chuẩn

500g lươn đồng tươi (2 – 3 con)

100g gạo nếp, 100g gạo tẻ

1 nhánh gừng nhỏ

5 cây sả

4 quả trứng gà

Ớt sừng (5 trái), hành lá, hành tím, rau mùi, rau ngổ, lá tía tô

Gia vị (mắm, muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, ớt bột, bột nghệ)

Cách nấu cháo lươn xứ Nghệ

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Tiếp đến, bạn cho lươn vào nồi đậy kín nắp, luộc chín cùng với nửa chén nước nhỏ. Bạn vặn lửa nhỏ và chờ cho lươn chín vừa tới thì tắt bếp và chờ lươn nguội dần. Không nên luộc quá kỹ.

Khi thấy lươn đã bắt đầu nguội còn hơi ấm ấm, bạn dùng tay đeo bao nylon tuốt từ đầu đến đuôi để tách lấy phần thịt lươn.

Phần xương và đầu lươn bạn giữ lại và cho vào nồi cũng với lượng nước vừa đủ để nấu cháo. Sau khi hầm được 30 phút thì bạn vớt phần xương và đầu lươn ra bỏ đi.

Gạo nếp, gạo tẻ vo sạch sơ với nước, ngâm trong vòng nửa tiếng cho gạo nở mềm rồi để ráo.

Gừng, sả, hành tím rửa sạch rồi bóc vỏ và băm nhuyễn.

Ớt sừng rửa sạch, ngắt bỏ cuống rồi thái lát. Một nửa dùng để làm nước mắm ăn kèm. Một nửa giữ lại để cho vào cháo khi ăn.

Bước 2: Cách nấu cháo lươn

Khi cháo bắt đầu chín, bạn nêm gia vị vào sao cho cháo có vị nhẹ vừa ăn hoặc có thể nêm theo công thức gia vị như sau: 1 thìa hạt nêm + 1 thìa muối + 1 thìa bột ngọt rồi khuấy đều lên và vặn lửa nhỏ lại.

Tiếp đến, bạn bắc một chiếc chảo chống dính lên bếp, phi thơm gừng, sả, hành tím đã băm nhuyễn với 3 muỗng dầu ăn, 1 thìa bột nghệ và 1 thìa ớt bột. Bạn cho tiếp lươn vào đảo đều tay rồi nêm thêm gia vị sao cho vừa ăn (1 thìa bột nêm + ½ thìa bột ngọt + ½ thìa tiêu xay). Đảo nhẹ tay để tránh làm nát lươn trong vòng 5 phút cho lươn ngấm gia vị rồi tắt bếp.

Vậy là chúng ta đã chuẩn bị xong tất cả rồi. Bây giờ chỉ việc đợi khi nào ăn thì múc ra nữa thôi.

Cách Làm Nghệ Đen Tươi Ngâm Mật Ong Đúng Chuẩn

Nguyên liệu làm nghệ đen tươi ngâm mật ong

Để làm nghệ đen tươi ngâm mật ong đúng cách, trước hết bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

Nghệ Tươi

Nên chọn củ nghệ già, khoẻ mạnh, nếu được củ nghệ chủ (củ chính của cây nghệ, nơi mọc ra các nhánh củ con khác) thì càng tốt vì củ cái là nơi tập trung nhiều dưỡng chất có lợi nhất.

Nếu củ nghệ bạn mua còn tươi quá (bấm tay vào thấy nhiều nước) thì nên để vài hôm cho héo bớt đi, nghệ nhiều nước sẽ làm loãng mật ong khiến hỗn hợp dễ bị hỏng.

Mật Ong

Nên chọn mật ong còn mới và đặc (mật ong lỏng quá không tốt), và tất nhiên, bạn nhớ mua mật nguyên chất ở nơi uy tín vì bây giờ mật ong giả pha đường rất nhiều

Hũ Đựng

Dùng hũ thủy tinh có nắp đậy kín, độ to nhỏ tuỳ vào lượng nghệ mật ong bạn muốn ngâm. Trước khi ngâm, bạn nhớ tráng hũ bằng nước nóng để diệt khuẩn và để khô.

Nếu nhà không có sẵn hũ thuỷ tinh, bạn có thể thay thế bằng chai nhựa, nhưng nên chọn loại nhựa tốt, có thể sử dụng được nhiều lần, tốt nhất là dùng nhựa PP, không nên dùng chai nhựa PET vì rất ọp ẹp và làm ảnh hưởng đến chất lượng nghệ ngâm của bạn.

Dụng Cụ Chèn Nghệ

Bạn có thể dùng bát, đĩa nhỏ, que, đũa, túi sạch đựng nước hay bất cứ cái gì nặng để đè nghệ xuống, không cho nó trồi lên (giống như khi muối cà vậy). Đồ chèn phải thật sạch và không làm ảnh hưởng đến chất lượng, mùi vị của của nghệ ngâm.

Cách làm nghệ đen tươi ngâm mật ong

Bước 1: Bẻ rời các nhánh nghệ. Gọt bỏ vỏ và những phần bị hư. Rửa sạch, sau đó để thật ráo nước

Bước 2: Cắt thành từng miếng mỏng hoặc thành cục nhỏ tùy theo ý muốn của bạn. Nhiều bạn cắt thành các lát tròn mỏng, còn tớ lại thích cắt thành hình que dài để thỉnh thoảng rút 1 que ra ăn =)))

Bước 3: Xếp nghệ vào hũ thuỷ tinh khô.

Bước 4: Từ từ đổ mật ong vào. Đảm bảo lượng mật ong đổ vào phải cao hơn nghệ (cao gấp đôi hoặc gấp rưỡi) và chừa một khoảng (⅕ hũ) để đặt vật đè và lượng nước tăng thêm.

Bước 5: Đặt vật đè. Chèn kỹ vật đè ra các góc để nghệ không nổi lên trên mặt mà phải luôn luôn nằm dưới lớp nước, nếu không sẽ bị nổi váng trắng và dễ hỏng.

Bước 6: Vặn kín nắp hũ và cất ở nơi thoáng mát và tối (ánh sáng có thể làm giảm tác dụng của mật ong và nghê. Nếu ko để được chỗ tối (ví dụ như góc tủ bếp) thì bạn có thể bọc 1 lớp giấy quanh hũ nghệ cũng được). Sẽ có bọt nhẹ trong những ngày đầu, nhưng bạn đừng lo lắng, không cần vớt, miễn bạn luôn đảm bảo là nghệ không trồi lên khỏi mặt nước và đậy kín hũ. Đặt thêm một cái đĩa nhỏ bên dưới hũ để dự phòng nước bị tràn ra do bạn không chừa đủ chỗ cho nước dâng lên.

Ngâm từ 2 tuần cho tới 1 tháng. Nếu bạn ngâm nhiều nghệ có thể để lâu hơn. Khi ngâm 1 thời gian phần xác nghệ sẽ chìm dưới đáy và không nổi lên nữa, lúc này bạn có thể bỏ vật chèn ra cũng được. Mật ong rất dễ hút ẩm từ không khí, vì vậy nên hạn chế mở nắp hũ trong quá trình ngâm.

Cách bảo quản nghệ đen tươi ngâm mật ong

-Khi mở ra sử dụng bạn nên chiết ra một hũ nhỏ để dùng thường xuyên, hết lại chiết tiếp, tránh việc mở ra mở vào nhiều lần làm ảnh hưởng đến cả bình nghệ lớn. Còn nếu bạn ngâm hũ bé bé xinh xinh thì không cần làm điều này.

-Tương tự như lúc ngâm, cất hũ nghệ ở nơi thoáng mát và tối. Nếu thời tiết quá nóng nên bỏ vào tủ lạnh bảo quản.

– Phần xác nghệ có thể để luôn trong hũ hoặc vớt hết xác nghệ ra 1 chiếc lọ khác rồi bỏ vào tủ lạnh, mỗi ngày có thể ăn 1-2 que (ăn hay lắm, hơi giòn, có vị nồng của nghệ và vị ngọt của mật ong), rất tốt cho tiêu hoá và dạ dày.

– Luôn dùng muỗng sạch khô để múc nước nghệ ra.

– Tốt nhất nên sử dụng hết hũ nghệ mật ong trong vòng 3 – 6 tháng.

Cách sử dụng nghệ đen tươi ngâm mật ong

Đối Với Sức Khoẻ

Mỗi ngày uống 1 muỗng nghệ tươi ngâm mật ong với chút nước ấm để nhận các lợi ích như:

làm khoẻ mạnh hệ tiêu hoá, giảm khó tiêu đầy bụng

Chữa bệnh dạ dày

Giảm đau bụng kinh

Giảm cholesterol

Chữa viêm khớp, nhức mỏi

Chú ý: phụ nữ có thai hoặc người mắc bệnh thiếu máu không nên uống nghệ.

Làm Đẹp

Lấy 1 thìa nhỏ nghệ ngâm mật ong thoa đều lên mặt, hoặc trộn với các loại bột đậu, bột cám gạo hoặc bột neem… để làm hỗn hợp rửa mặt hằng ngày hoặc làm mặt nạ đắp 2-3 lần/ tuần với công dụng:

Tẩy da chết

Dưỡng ẩm

Trị mụn và ngừa mụn

Trị thâm, nám, làm sáng và đều màu da

Chống lão hoá

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Om Chè Xanh Đúng Chuẩn Người Nghệ Tĩnh trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!