Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Nấu Nước Mát Rễ Tranh Mía Lau Giải Nhiệt, Thanh Mát mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Rate this post
Không ở đâu xa, từ những nguyên liệu đơn giản trong cuộc sống hằng ngày, biết cách kết hợp và công thức nước sâm mía lau này, bạn sẽ có ngay thức uống ngon, thơm bổ cho gia đình cùng thưởng thức.
Nước sâm mía lau là loại thức uống thanh nhiệt, điều trị miệng khô, ra mồ hôi trộm, thanh lọc cơ thể, đào thải các chất cặn bã độc hại ra ngoài, lợi tiểu. Phổ biến trong dân gian, nước sâm này được nấu bởi các thành phần chính như mía lau, râu ngô, mã đề, bọ mắm, rễ tranh… đều là những nguyên liệu quý trong giải nhiệt, giải độc.
Đang xem: Cách nấu nước mát
Cách Nấu Nước Mát Rễ Tranh Mía Lau Giải Nhiệt, Thanh Mát 8
Công thức nấu nước sâm mía lau cho gia đình cùng thưởng thức (Ảnh: Internet) 30 gam khúc mía lau.50 gam râu ngô (nếp).50 gam mã đề.50 gam cây bọ mắm (cây thuốc dòi).10 gam rễ tranh.50 gam đường phèn (tăng giảm tùy khẩu vị).1, 5 – 2 lít nước lọc.2 nhánh lá dứa.Một ít muối.Dụng cụ: nồi, bếp, bình thủy tinh…
Cách Nấu Nước Mát Rễ Tranh Mía Lau Giải Nhiệt, Thanh Mát 10
Bí quyết nấu nước sâm mía (Ảnh: Internet)
Hướng dẫn thực hiện nấu nước sâm mía lau
Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu với một ít muối rồi để ráo nước. Cắt lá dứa thành từng khúc khoảng 5 cm, mía lau thì chẻ mỏng hoặc đập dập trước khi nấu .
Bước 2: Xếp vài lát mía dưới đáy nồi, sau đó cho các nguyên liệu như râu ngô + mã đề + bọ mắm + rễ tranh + lá dứa vào nồi và cuối cùng cho phần mía còn lại trên cùng. Đổ từ 1,5 – 2 lít nước lọc vào nồi và đun sôi.
Bước 3: Khi nước sôi, bạn chú ý hớt bọt, giảm nhỏ lửa rồi đun liu riu khoảng 15 – 20 phút. Vớt bỏ các phần xác của nguyên liệu rồi cho thêm đường phèn vào vừa khẩu vị, tiếp tục đun đến khi đường phèn tan hoàn toàn, khuấy đều rồi tắt bếp để nguội.
Bước 4: Cho nước vào bình, bảo quản trong tủ lạnh và dùng dần trong ngày.
Yêu cầu của thức uống sau khi nấu là nước trong, có màu vàng nâu và vị ngọt vị ngọt thanh nhẹ. Nước đảm bảo giữ được mùi vị đặc trưng của các nguyên liệu tạo thành, đặc biệt là hương thơm lá dứa. Với cách nấu này, bạn có thể dùng uống luôn trực tiếp sau khi để nguội hoặc cho thêm đá, việc bảo quản nước sâm cũng khá đơn giản. Nước này tốt nhất nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong vòng 24h vì để lâu nước sẽ không còn ngon, bổ dưỡng.
Công dụng của nước sâm mía lau
Nước sâm mía lau được coi là công thức lâu đời từ dân gian với sự đúc kết từ nhiều thành phần nguyên liệu tạo nên thức uống thanh nhiệt cực hiệu quả.
Khi nấu nước này, bạn chú ý đường phèn là phần nguyên liệu không thể thiếu, tạo độ ngọt thanh cho nước, giúp vị của nước sâm tự nhiên hơn. Ngoài những thành phần kể trên, bạn có thể biến tấu nước sâm mía lau với các nguyên liệu khác như bông ngò, nhãn nhục, rong biển, hoa cúc, bí xanh…
Một ly nước sâm ngọt mát cho mùa hè không còn nóng nực (Ảnh: Internet)
Cũng không cần đợi đến khi nóng trong người mới bắt đầu nấu nước sâm để dùng, bạn có thể nấu nước này dùng thường xuyên sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, thanh lọc hiệu quả và nâng cao sức khỏe. Đối với người khỏe mạnh,bạn không nên dùng liên tục hằng ngày, chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, thay đổi thường xuyên các thành phần trong việc nấu nước mát cho gia đình. Còn đối với người có bệnh, nên được tư vấn của các bác sĩ trước khi sử dụng.
Công Thức Nấu Nước Mát Mía Lau Và Rễ Tranh
Mía lau và rễ tranh vốn là những loài cỏ thiên nhiên được nhân dân ta quen dùng như một loại thảo dược trị các bệnh viêm đau họng, tiểu gắt, táo bón…Ngày nay với công dụng tuyệt vời của hai loại thảo dược này, chúng ta thấy có rất nhiều loại nước mát được chế biến phục vụ cho nhu cầu giải khát của mọi người. Rất dễ để mua một ly nước mát rể tranh, mía lau ở bất cứ đâu. Vậy tại sao bạn không tự chế biến cho gia đình bằng công thức nấu nước mát mía lau, rể tranh rất đơn giản. Chỉ qua vài bước chuẩn bị và chế biến, bạn đã có một nồi nước mát cho cả gia đình dùng trong ngày.
Tùy vào nhu cầu của mỗi gia đình, bạn có thể mua mía lau và rễ tranh với số lượng khác nhau. Mía lau được bán ở chợ với dạng những lóng kèm theo rễ tranh và cả lá dứa. Thông thường khoảng 10 lóng mía lau và một nắm rễ tranh bạn có thể nấu với 1,5 đến 2 lít nước.
Mía lau, rễ tranh và lá dứa đem về rửa sạch. Mía lau chẻ lóng, đập dập hoặc chẻ nhỏ, rễ tranh đập dập, lá dứa cắt khúc vừa.
Đường phèn giã nhuyễn và bỏ những sợi chỉ trong đường nếu có.
Bắt khoảng 1.5 đến 2 lít nước cho 10 lóng mía lau và một nắm rễ tranh. Bạn nên chọn nồi hầm hoặc nấu bằng nồi cơm điện vì thời gian nấu nước khá lâu.
Cho mía lau và rễ tranh vào nồi nước và đậy vun lại, nấu với lửa nhỏ trong 30 phút.
Mở nắp vun cho thêm lá dứa và đường phèn vào, tiếp tục nấu trong 10 phút nữa và tắt bếp.
Nước mát rễ tranh, mía lau nấu với đường phèn để nguội, cho vào ngăn mát và uống dần. Mùi thơm dịu của lá dứa, rễ tranh hòa với vị ngọt thanh của mía lau và đường phèn sẽ khiến cho mọi người trong gia đình bạn thích thú đối với loại thức uống này, đặc biệt là những gia đình có trẻ con, bạn nên nấu nước mát thường xuyên cho các bé để thay thế các loại nước ngọt, vừa tốt cho sức khỏe các bé vừa đảm bảo vệ sinh.
Nguyên Liệu, Cách Nấu Nước Sâm Mía Lau Giải Nhiệt Thơm Ngon
Cách nấu nước sâm mía lau giải nhiệt – Ngày nay, với thời tiết oi nóng vào ngày trưa, hè thật “quá khổ”. Các loại nước giải khát được bày bán phổ biến từ lề đường, online. Nhưng vẫn được mọi người tin dùng và hay uống nhất có thể nói đến thức uống giải khát là nước sâm. Nhưng hiện nay các bài báo về việc người bán dùng hóa chất Trung Quốc để nấu nước sâm giá rẻ hay là loại nước gì đó mang tên sâm.
Nguyên liệu nấu nước sâm gồm
Nước lọc: Lượng nước lọc bạn cần chuẩn bị nấu sẽ phụ thuộc vào lượng nước sâm bạn mong muốn thu được. Thông thường, công thức tính tỉ lệ nước lọc cần dùng cho nước sâm là: n + 3/2. Trong công thức này, n là số lít nước sâm bạn muốn có được khi nấu và n + 3/2 là số lít nước lọc bạn cần chuẩn bị. Để trong thời gian nấu có thể nước sẽ bốc hơi 1 phần đấy.
Mía lau tươi dùng nấu nước: Cũng gần giống như với nước lọc, bạn hãy chuẩn bị lượng mía lau phụ thuộc vào lượng nước sâm bạn muốn có. Bình thường, để có được 1 lít nước sâm nấu, bạn sẽ phải chuẩn bị 1 khúc mía lau. Khi mua về ta không nên cắt mía quá nhỏ như ăn mía tươi, mà cắt mía 1 khúc khoảng 3 đốt mía là vừa nồi. Nếu bạn muốn ngọt hơn bạn có thể cho thêm một ít mía nữa.
Rễ tranh: Rễ tranh bạn có thể mua trực tiếp ở ngoài chợ ngay tiệm đồ khô hoặc mua tại các tiệm thuốc Bắc (tiệm thuốc Đông Y). Bạn chuẩn bị khoảng 1 bó rễ tranh nhỏ. Vì rễ tranh có tính mát, giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Nó là một nguyên liệu không thể thiếu cho phần nước sâm được.
Râu ngô tươi: Râu ngô bạn lựa chọn râu của ngô nếp hoặc ngô Mỹ tùy tình hình thực tế. Tuy nhiên để có một nồi nước sâm được ngon, ngọt hơn thì bạn nên chọn loại râu ngô nếp. Bạn có thể mua lại từ các chỗ bán ngô sẽ có giá rẻ hơn đấy, vì họ cũng không cần dùng nó mà. Với khoảng thể tích 3 lít nước sâm thành phẩm tạo ra, bạn chuẩn bị tầm khoảng 200 gram râu ngô (một bó râu ngô cỡ lớn).
Đường phèn: Khi nấu nước sâm, đường phèn là phần nguyên liệu không thể thiếu. Đường phèn giúp chúng ta tạo độ ngọt thanh cho nước, giúp vị của nước sâm tự nhiên hơn. Bởi vì chính như thế bạn chỉ nên dùng đường phèn để nấu món nước uống này, không nên dùng các loại đường khác. Tuỳ theo độ ngọt hay nhạt của nước sâm mà bạn muốn thưởng thức để chuẩn bị lượng đường phèn sao cho hợp lý. Trung bình thường dùng, bạn nên chuẩn bị khoảng 200 gram đường phèn ngon là vừa đủ.
Một số nguyên liệu khác: Ngoài những thành phần kể trên, trong một số công thức nấu nước sâm khác thì còn có thêm cả một số thành phần như: bông ngò, nhãn nhục, rong biển, hoa cúc… Tuy nhiên nếu chỉ nấu nước sâm đơn giản, tiết kiệm thời gian thì bạn cũng không cần nhất thiết phải chuẩn bị.
Hướng dẫn cách nấu nước sâm mía lau ngon như sau
Bước 1: Làm sạch nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên.
Rễ tranh ta rửa sạch sau đó để ráo nước trong rổ. Lá dứa: Tương tự rễ tranh, lá dứa bạn cũng rửa sạch từng tàu lá một rồi để ráo nước. Tiếp đó, bạn cắt lá thành từng khúc cỡ 5cm rồi để riêng chuẩn bị cho phần chế biến.
Râu ngô: Rửa sạch và cũng để ráo nước. Mía lau: Rửa sạch, để ráo nước sau đó chẻ dọc thành những miếng nhỏ nếu phần khúc mía quá to.
Cho tất cả phần nguyên liệu đã chuẩn bị kĩ ở trên bao gồm: rễ tranh, lá dứa, râu ngô và mía lau vào nồi cùng với nước lọc. Nấu nước sôi với lửa nhỏ trong khoảng thời gian 2 đến 3 giờ cho tới khi phần mía lau trong lại thì tắt bếp.
Vớt bỏ phần xác các nguyên liệu sau đó cho đường phèn vào và nêm nếm cho đến khi đạt được vị ngọt như mong muốn. Đun cho nồi nước sôi tiếp tục trong khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp.
Yêu cầu của nước sâm sau khi nấu đó là nước trong, có màu vàng nâu hơi xanh và ngọt không quá gắt. Nước phải đảm bảo giữ được mùi vị đặc trưng của các nguyên liệu tạo thành, đặc biệt là hương thơm lá dứa.
Với cách nấu nước sâm này, bạn có thể dùng uống sau khi để cho nước nguội hoặc cho thêm vài viên đá cho mát cũng ngon không kém. Việc bảo quản phần nước sâm nấu cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần cho nước sâm vào ngăn mát của tủ lạnh là có thể sử dụng được trong vòng từ 2 đến 3 ngày sau đó.
Cách Nấu Nước Mát Giải Độc Gan Và Các Loại Nước Mát Giải Nhiệt Sau Tết
Sau những ngày Tết, sau những buổi tiệc tùng và chúc tụng. Cơ thể bạn đã nạp lượng rượu bia, các món ăn từ thịt thà, dầu mỡ đến tất thảy các món gây nóng cho cơ thể nhiều hơn hẳn ngày thường, cơ thể cũng vì thế mà tích tụ nhiều độc tố, dễ sinh mệt mỏi, bệnh tật. Thậm chí đầy hơi, khó chịu, khó tiêu…
1. Nước Detox dưa leo mix chanh và bạc hà mát lạnh
Tác dụng: Ngoài chức năng thanh nhiệt, món nước này giúp bạn giải tỏa căng thẳng, giảm nhức đầu, đầy bụng, hỗ trợ giảm cân và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Loại nước uống thanh nhiệt với vị ngọt từ dưa leo, vị chua từ chanh và vị the mát từ lá bạc hà có thể dùng thay cho nước lọc uống trong những ngày nóng bức.
Nước dưa leo bạc hà là một trong các loại nước mát giải nhiệt rất tốt đó!
2. Sâm rong biển đẹp da, giải nhiệt dễ nấu
Tác dụng: Nấu sâm lạnh đều có vị thuốc như thục địa thanh nhiệt, giúp cơ thể không bị nhiệt, nóng. Thêm một ít rong biển để tận dụng muối thiên nhiên bổ sung cho natri và chất khoáng bị mất đi qua mồ hôi. Sâm lạnh xứng đáng là thức uống “quý” cho cơ thể vào những ngày nắng nóng, vừa thanh nhiệt, vừa bổ dưỡng và còn giúp cải thiện làn da.
3. Nước mát Atiso lá dứa thanh nhẹ cho cơ thể
Nguyên liệu cần
Bông Atiso tươi
Đường phèn
Lá dứa
4. Nước mía nấu củ năng ngọt mát đầy năng lượng
Tác dụng: Nước mía của năng là thức uống giải khác quen thuộc của người VN. Mía cung cấp nước 80% và 10 -20% đường cho cơ thể. Mía tạo ra năng lượng, đồng thời giữ nước cho cơ thể. Bên cạnh đó nước mía còn dễ tiêu hóa nhờ cơ thể sản xuất năng lượng nhanh, là thức uống giải nhiệt cơ thể hiệu quả. Trong củ năng còn chứa chất kháng khuẩn có tác dụng tăng hệ miễn nhiễm, kháng khuẩn và chống ung thư, đặc biệt là ung thư phổi. Sự kết hợp hoàn hảo.
Nước mát atisô lá dứa
Cách nấu nước mát giải độc gan – Nước củ năng mía lau
5. Nước sả chanh tốt chữa đầy ơi khó tiêu
Nước sả chanh giảm khó tiêu nhanh chóng
6. Nước detox từ táo và quế giúp giảm cân
Tác dụng: Táo và quế là sự kết hợp hoàn hảo để giảm cân vì táo chứa rất ít calo, chất béo, ít natri lại nhiều chất xơ. Quế ngăn chặn quá trình tích tụ chất béo, hỗ trợ giảm cân, tương tự như táo, quế duy trì thức ăn ở dạ dày, bạn sẽ cảm thấy no dai. Không những vậy, loại gia vị này phát huy hiệu quả điều tiết lượng đường trong máu, giảm nồng độ cholesterol xấu. Do đó, bài thuốc này không chỉ giảm cân mà còn hỗ trợ thanh lọc, giải độc cho cơ thể cực tốt.
Cách làm nước detox từ táo và quế
7. Nước gạo lứt rang thanh lọc cơ thể
Tác dụng: Nước gạo lứt rang là một thức uống dưỡng sinh được dân gian truyền lại từ rất lâu đời. Nước gạo rang hỗ trợ quá trình thanh lọc máu, thải loại độc tố ở gan, phòng chống loãng xương, viêm khớp và đặc biệt giúp giảm cân, giảm cholesterol mỡ máu rất tốt. Gạo lứt rang và đun nước uống có tác dụng thanh lọc gan rất tốt, có thể uống như thay nước lọc hàng ngày.
Nấu nước mát giải độc gan – Nước gạo lứt mật ong
8. Nước gừng sả tươi giải “chuyên gia” giải độc tố
Tác dụng: Nước gừng sả có tác dụng giải khát rất tốt cho cơ thể. Nước gừng sả tươi rất đậm đà, thơm ngon và quan trọng hơn hết là công dụng giúp ích hơn sức khỏe. Với các loại nước có ga, chất cồn và rất nhiều thức ăn mang độc tố mà hằng ngày chúng ra thu nạp vào cơ thể, thì Sả Gừng là loại nước giúp chúng ta giải hết những độc tố đó ra ngoài qua đường tiêu hóa và làm tốt hơn các nội tiết tố.
9. Trà trái cây
Tác dụng: Trà trái cây có tác dụng giải nhiệt cơ thể rất tốt, trái cây tươi sẽ cho bạn rất nhiều vitamin cần thiết, tốt cho sức khỏe. Trà trái cây được pha từ trái cây tươi “thứ thiệt” khi uống trà sẽ đã hơn.
là một trong các loại nước mát giải nhiệt rất tốt đó!
10. Nước đậu đen rang thanh lọc đơn giản mà không sợ tác dụng phụ
Tác dụng: Trà đỗ đen giúp trị táo bón (bệnh gây ra do thức ăn tinh chế), lợi tiểu, giúp loại trừ các mỡ và protein động vật, trung hòa lượng muối dư.
Đường (Tùy khẩu vị, uống không đường sẽ tốt hơn)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Nấu Nước Mát Rễ Tranh Mía Lau Giải Nhiệt, Thanh Mát trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!