Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Nấu Cơm Gạo Tám Ngon Như Thế Nào? mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Siêu thị gạo ngon Hải Hậu – Xin hướng dẫn cách nấu cơm gạo tám Hải Hậu thơm ngon, dẻo bùi.
Nhiều khách hàng khi mua gạo tám Hải Hậu nhưng do không biết nấu cơm tám ngon thường hỏi chúng tôi như sau:
Bạn ơi, mình mua 10kg gạo tám thơm Hải Hậu nhưng nấu cơm sao khô thế không dẻo như bạn nói. Bạn ơi mình nấu gạo tám Hải Hậu nhà bạn rồi đến lần thứ 2 nấu cơm mới biết cách nấu. Ăn cơm ngon lắm bạn à?
#1. Cách nấu cơm gạo tám ngon như thế nào?
#1.1 Nguyên liệu
Gạo Hải Hậu: 1kg gạo không vụn, hạt đều, thơm và trắng, không bị lẫn với các loại gạo khác. Sau đó, đong gạo theo nhu cầu ăn uống của gia đình mình.
Nồi cơm điện: Nồi cơm Hàn Quốc, Nhật Bản
#2.2 Quy trình nấu cơm gạo tám ngon nhất
Bước 2: Cho gạo vào nồi cơm điện và đổ nước vừa tới với tỉ lệ 1 kg gạo tám/ 1,1 lít nước
Bước 4: Khi cơm sôi khoảng 15p hãy xới cơm lên để hạt gạo được tơi xốp.
#3. Các loại gạo dẻo hiện nay
Gạo tám thơm Hải Hậu: săn hạt, chắc cơm, màu trắng đục, vị ngọt đâm, hương thơm tự nhiên, dẻo cơm
Gạo tám xoan Hải Hậu: hạt thon, dài, màu trắng xanh, ăn mềm cơm và dai cơm
Gạo BC Hải Hậu: ăn cơm mềm, xốp cơm, dẻo
Mua gạo ngon thì nên mua ở đâu?
Để mang tới niềm tin từ phía khách hàng, người tiêu dùng Đại lý gạo ngon Hải Hậu đang cung cấp và phân phối chủ yếu gạo tám Hải Hậu đến tận tay người tiêu dùng về sản phẩm từ quê hương mình. Đến với chúng tôi, bạn không sợ gạo sử dụng hóa chất, hương liệu tự nhiên, hay chất bảo quản và trộn các loại gạo khác nhau.
Hiện nay, Gạo quê Hải Hậu cung cấp chủ yếu là Gạo tám thơm Hải Hậu trồng trên quê hương Hải Hậu, Nam Định có vị ngọt, đậm miệng và dẻo vừa, mềm cơm với giá thành rất phải chăng từ 17.000đ/kg đến 19.000đ/kg.
Chúng tôi là người con Hải Hậu, xuất phát từ nhà trồng lúa nên chúng tôi hiểu rất rõ về lúa gạo trên mảnh đất Quê hương mình. Vì thế, Quý khách hoàn toàn yên tâm về chất lượng và sản phẩm Gạo Tám Hải Hậu. Gạo Tám Hải Hậu sẽ góp phần làm cho bữa cơm gia đình bạn thêm tuyệt vời. Hãy thưởng thức ngay món cơm Tám tuyệt vời qua số Hotline: 0946.779.264
Giới thiệu về chúng tôi
Siêu thị gạo ngon Hải Hậu – Đại lý chuyên cung cấp các loại gạo đặc sản truyền thống có nguồn gốc từ Hải Hậu uy tín, chất lượng. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng sản phẩm gạo ngon chính gốc, không chất bảo quản, hương vị tự nhiên,…Đặc biệt, giá bạn mua gạo tại đại lý của chúng tôi có thể thấy sẽ rẻ nhất trên thị trường hiện nay. Chúng tôi phục vụ gạo cho mọi đối tượng như cá nhân, gia đình, trường học, khu công nghiệp, công ty,…và phân phối tại hầu hết các khu vực, tỉnh thành ở miền Bắc:
Thị trấn: Yên Định, Cồn, Thịnh Long
Xã: Hải An, Hải Anh, Hải Bắc, Hải Châu, Hải Chính, Hải Cường, Hải Đông, Hải Đường, Hải Giang, Hải Hà, Hải Hòa, Hải Hưng, Hải Lộc, Hải Long, Hải Lý, Hải Minh, Hải Nam, Hải Ninh, Hải Phong, Hải Phú, Hải Phúc, Hải Phương, Hải Quang, Hải Sơn, Hải Tân, Hải Tây, Hải Thanh, Hải Toàn, Hải Triều, Hải Trung, Hải Vân, Hải Xuân.
Email: muabangaohaihau@gmail.com
Tag: Gao tam Hai Hau, mua gao tam Hai Hau, gao tam Hai Hau o dau ngon, mua gao ngon o dau. nen mua gao ngon o dau
Tìm hiểu dịch vụ gạo ngon Hải Hậu
Posted in: Gạo tám Hải HậuĂn Rong Nho Như Thế Nào? Rong Nho Biển Ăn Như Thế Nào?
Rong nho là một loại rong biển có màu xanh tươi sáng, bao quanh những hạt nhỏ long lanh, căng bóng tròn như chùm nho lúc lỉu. Với đặc điểm nổi bật của rong nho là không thể phát triển được trong môi trường nước biển không sạch, vì vậy để nuôi trồng rong nho thành công, người nuôi rong thường phải đo nhiệt độ nước, kiểm tra môi trường nước, lọc nước thường xuyên. Bởi vậy có thể nói: ” nơi nào rong nho phát triển, nơi đó nước biển sạch. “
Rong nho tươi KiMi được vớt lên từ nơi nuôi trồng, chuyển qua các công đoạn làm sạch tạp chất và tạp khuẩn, sau đó được đóng vào túi và chuyển đến tay người tiêu dùng trong 1-2 ngày, nên luôn đảm bảo được độ tươi ngon, giòn mát, đặc biệt là giữ được toàn bộ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất có trong rong nho, bổ sung dưỡng chất cho người ăn kiêng, sức khỏe cho người tiểu đường, tăng chất nhờn trơn khớp giảm đau cho những ai bị đau khớp, nhuận tràng và chữa táo bón vô cùng nhạy.
Các cách ăn rong nho thường dùng nhất là:
Cách 1: Ăn như rau sống
Bạn có thể ăn rong trực tiếp như rau sống, sau khi chế biến sơ qua cho bớt mặn, bạn để rong trên bát đá lạnh , khi ăn chấm kèm với các loại nước chấm như xốt mè rang, xì dầu, mù tạt, mayonnaise, tương ớt,…
Cách 2: Rong nho ăn kèm
Dùng ăn kèm với các món nướng như thịt nướng, hải sản nướng như các món tôm nướng, mực nướng, nấu canh hải sản,…
Với hình thức đẹp mắt và rất dễ ăn của rong nho thì bạn cũng có thể dùng rong để trang trí đĩa ăn của bạn cho thêm phần sinh động, hấp dẫn.
Cách 4: Làm Salad rong nho
Với vị giòn, mặn và mang hương vị biển đặc trưng thì rong nho rất thích hợp để làm món salad. Tuy nhiên rong nho chỉ nên bày vào đĩa salad khi chuẩn bị ăn. Vì rong nho rất dễ bị teo lại khi gặp dấm và đường, vậy nên món salad có rong nho cần được thưởng thức ngay trong vòng 15 phút để giữ được hương vị tươi ngon nhất.
Cách 5: Rong nho làm món cơm cuộn
Rong nho làm cơm cuộn vừa ngon vừa lạ lại vô cùng đẹp mắt. Món cơm cuộn Sushi rong nho ăn rất mát, bổ sung thêm nguồn rau xanh cần thiết cho bữa ăn của trẻ và người già, rất hấp dẫn phải không nào!
Bạn hãy thử nhúng rong nho một lần khi ăn bún, ăn lẩu, hoặc nấu canh rong nho tôm thịt, nấu bột cho trẻ em, bạn sẽ rất ngạc nhiên cho xem. Thực sự rất ngon, đặc biệt, nếu trẻ em bị táo bón, bạn say nhỏ rong nho và quấy với bột cho trẻ em sẽ thấy cải thiện ngay lập tức.
Để mua rong nho tươi, tách nước sỉ và lẻ tại Hà Nội, bạn liên hệ KIMI theo số
Cách Nấu Cơm Nát Cho Bé Như Thế Nào Để Con Ăn Tốt?
Cách nấu cơm nát cho bé để con ăn tốt không hẳn phụ thuộc hoàn toàn vào việc mẹ nấu cơm nát như thế nào. Để con ăn tốt và chuẩn bị chuyển đoạn nhẹ nhàng sang giai đoạn ăn cơm, thì việc cho con ăn cơm nát đúng thời điểm, phù hợp là rất quan trọng. Trong đó, mẹ cần nắm về độ tuổi, cùng một số tiêu chí nhất định liên quan đến việc cho con ăn cơm nát, sẽ đảm bảo hơn cho sự thành công của lựa chọn này.
Cách nấu cơm nát cho bé để con ăn tốt và thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ảnh Internet
1. Độ tuổi ăn cơm nát của bé
1.1 Về tình trạng bé ăn cơm nát và đội tuổi ăn cơm nát của bé
Theo lý thuyết và theo các chuyên gia, tốt nhất bạn nên cho bé ăn cơm nát khi con bắt đầu lên 2. Vì ở thời điểm này, con đã mọc khá nhiều răng, quan trọng hơn là bắt đầu mọc răng hàm thứ nhất và thứ hai. Bên cạnh đó, khi con 2 tuổi thì kỹ năng nhai, cắn, nuốt, cầm nắm hay xúc ăn cũng đã khá nhuần nhuyễn.
Hoặc nếu con chưa có kỹ năng nhai nuốt thuần thục, việc chuyển sang cho con ăn cơm nát ở giai đoạn này, cũng là việc cần làm để con hoàn thiện kỹ năng nhai nuốt. Do đó, thời điểm thích hợp nhất để bé nhà bạn bắt đầu ăn cơm nát là ở khoảng 2 tuổi.
Thông thường, độ tuổi ăn cơm nát với các bé nên ở 2 tuổi. Ảnh InternetTuy nhiên, thực tế lại không phải chúng ta luôn luôn áp dụng đúng lý thuyết này. Vì, có khá nhiều trẻ mọc răng hàm sớm hơn 18 tháng. Thêm vào đó, có những trẻ chỉ mới 11 tháng, đã không còn thích ăn cháo nữa kể cả cháo đặc. Để giải quyết tình trạng ăn dặm của con, cơm nát nhão đã phải được sử dụng trong thực đơn, xen kẽ với cháo đặc, để đảm bảo con ăn đủ 3 bữa chính mỗi ngày.
Cũng có trường hợp, trẻ sang 3 tuổi, khi chuyển qua ăn cơm, vẫn chưa có kỹ năng nhai tốt, ăn cơm vẫn có rất nhiều vấn đề, chẳng hạn con chỉ nhai cho có lệ, tóm tém rồi nuốt. Hay, có bé ở độ tuổi trên 3 tuổi, có thể xúc cơm ăn, nhưng thường phải trộn canh và “nuốt tửng”.
Lý thuyết và lời khuyên từ các chuyên gia không khi nào sai, vì đã qua nghiên cứu và có cơ sở. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần biết rằng, mỗi đứa trẻ là một cá thể, có tốc độ phát triển và đặc điểm khác biệt. Thêm nữa, cách nuôi con, cho con ăn uống của các bà mẹ, cũng không hoàn toàn giống nhau. Do đó, độ tuổi ăn cơm nát và tiêu chí cho trẻ ăn cơm nát không hoàn toàn ở độ tuổi lên 2 một cách cứng nhắc, mà phải dựa trên sự hiểu biết của mẹ một cách khoa học và phù hợp về việc ăn uống của trẻ, cũng như mẹ cần hiểu rõ chính con mình.
Con ăn tốt khi mẹ cho con ăn đúng cách, đúng thời điểm và phù hợp. Ảnh Internet
1.2 Tiêu chí để mẹ bắt đầu cho trẻ ăn cơm nát
1.2.1 Con ăn dặm thức ăn nhuyễn như thế nào – tiêu chí để xác định kỹ năng nhai của con
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và WHO ( Tổ chức Y tế Thế giới ) hay UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc), đều khuyến khích các bà mẹ cho con bú mẹ tối thiểu hoàn toàn 6 tháng đầu đời, cho bé ăn dặm khi con qua 6 tháng tuổi.
Nếu xét theo tiêu chí này và nếu mẹ cho con ăn dặm thức ăn nhuyễn, thì sau vài tháng tập ăn, con đã học được kỹ năng nhai, cũng như bắt đầu thích thú với nhiều trải nghiệm về thức ăn, làm quen được nhiều nhóm thực phẩm khác nhau.
Như thế, nếu bé nhà mẹ đã qua giai đoạn ăn thức ăn nhuyễn kể cả bột, cháo lỏng đến cháo đặc và khá thành công, thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm chuẩn bị cho con chuyển giai đoạn qua ăn cơm xay. Theo đó, mẹ tăng dần độ thô như cơm nát ở các dạng từ thật nát (chỉ hơn độ đặc của cháo đặc một chút) đến tăng dần độ thô, phù hợp với tình trạng mọc răng của trẻ – tức điều kiện đủ để trẻ nhai được cơm bình thường.
Bé ăn tốt làm quen tốt với mức độ đặc dần của thức ăn, chuyển qua cơm nát sẽ thuận lợi hơn. Ảnh Internet
1.2.2 Con bắt đầu tập ăn thức ăn thô từ khi nào – căn cứ giúp mẹ làm phong phú món ăn với cơm nát cho trẻ
Với trẻ tập ăn thô ở khoảng 7-8 tháng tuổi. Thông thường, ở khoảng 8-8 tháng rưỡi, nếu được tập, các con đã bắt đầu có thể ăn thô, tập cầm nắm và khám phá thức ăn theo cách trẻ muốn.
Cũng như đã trải qua giai đoạn tập ăn dặm ở thức ăn nhuyễn có bài bạn và đúng tiến trình, nếu ăn thô cũng qua tiến trình từng bước như thế, thì việc chuyển giai đoạn qua cơm xay, cơm nát cho trẻ là hợp lý và không gặp nhiều trở ngại với cả mẹ và bé.
Bên cạnh đó, nếu con được tập ăn thô, thì khi qua giai đoạn ăn cơm nát, nếu mẹ chuẩn bị các món ăn ăn kèm cơm nát, con không chỉ thấy thú vị, được kích thích trong chuyện ăn uống, mà còn được bổ sung nhiều dưỡng chất, thưởng thức thức ăn hay món ăn đa dạng phong phú hơn.
1.2.3 Thời điểm con bắt đầu chán ăn cháo – báo hiệu để mẹ chuyển giai đoạn cho con
Có những bé ở thời điểm 10-11 tháng đã bắt đầu có dấu hiệu chán ăn cháo và mẹ bắt đầu phải chuyển qua cơm xay. Thực tế này vẫn đang diễn ra và khá bình thường với trẻ em Việt.
Nếu bé nhà mẹ cũng chán cháo ở thời điểm này, mẹ cũng có thể cho bé ăn cơm xay, và tăng dần mức thô của cơm xay theo tình trạng mọc răng của trẻ. Cách làm này cũng chính là giải pháp chuyển giai đoạn cho con, về mức độ ăn thô một cách uyển chuyển, con sẽ ăn tốt dần lên.
Con chán cháo, mẹ có thể cho con ăn cơm xay rồi chuyển qua cơm nát. Ảnh Internet
1.2.4 Thời điểm mọc răng hàm của con – tiêu chí chính giúp mẹ quyết định thời điểm con ăn cơm nát hoàn toàn
Nếu như khi con chưa mọc răng hàm, mẹ cần cho bé ăn cháo đặc, cơm xay, để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con, thì khi con mọc răng hàm, mẹ hoàn toàn có thể cho bé ăn cơm nát mà không cần xen kẽ cháo hay cơm xay nữa.
Thời điểm mọc răng hàm được xem là yếu tố quan trọng nhất, là tiêu chí chính để mẹ có thể chủ động và quyết định cho con ăn cơm nát hoàn toàn với độ thô phù hợp.
Bên cạnh đó, cũng dựa vào việc mọc răng hàm của con, mẹ có thể chuyển đoạn từ cơm nát sang cơm bình thường, như quá trình chuyển đoạn từ cháo đặc, cơm xay sang cơm nát vậy.
Về thời điểm mọc răng hàm của con để mẹ có thể cho con ăn cơm nát hoàn toàn, theo tình trạng chung, khoảng độ tuổi mọc răng hàm của bé như sau:
Khoảng 12-16 tháng: trẻ mọc 4 răng hàm đầu tiên
Khoảng 20-32 tháng: trẻ mọc 4 răng hàm thứ 2
Tuy nhiên, có nhiều trẻ có thể sẽ mọc răng hàm sớm hơn hay cũng có thể mọc răng hàm muộn hơn so với tình trạng manh tính trung bình và phổ biến này.
Nhiều trẻ mọc răng hàm ở độ tuổi 12-16 tháng. Ảnh InternetNhư vậy, có thể nói rằng, liên quan đến độ tuổi ăn cơm nát của bé, mẹ có thể khoanh vùng bắt đầu từ khoảng thời gian 11 tháng cho đến 2 tuổi rưỡi. Và dựa vào đặc điểm cụ thể ở thực tế, như quá trình ăn dặm thức ăn nhuyễn để học kỹ năng nhai, quá trình ăn thức ăn thô để trải nghiệm đa dạng thực phẩm cũng như phát triển kỹ năng nhai nhuần nhuyễn và cầm nắm, cùng thời điểm con mọc răng hàm, mẹ sẽ quyết định được thời điểm nào là phù hợp nhất, tốt nhất để cho bé ăn cơm nát. Sự phù hợp và đúng cách này sẽ bảo đảm hơn cho việc con ăn tốt, có quá trình chuyển đoạn tốt, phát triển kỹ năng một cách hoàn thiện, không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con, mà còn tận dụng tốt nhất dinh dưỡng phong phú từ quá trình ăn cơm nát mang lại.
2. Cách nấu cơm nát cho bé sao cho phù hợp
Cơm nát cho bé. Ảnh Internet
2.1 Chuyển đoạn từng bước từ cơm thật nát sang cơm nát
Bé luôn cần được học hỏi từng bước 1 để con làm quen, thích ứng, thích nghi rồi mới chuyển giai đoạn. Với việc ăn cơm nát cũng không ngoại lệ. Để con tiếp cận với tình trạng ăn cơm nát một cách suôn sẻ và không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, cũng như tình trạng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, mẹ có thể lưu ý 2 giai đoạn dùng cơm nát phù hợp như sau:
Cơm thật nát (độ nhão ở mức chỉ hơn cháo đặc): Áp dụng khi con bắt đầu chuyển từ thức ăn nhuyễn, cháo đặc, và cơm xay qua ăn cơm nát. Và, ở thời điểm con bắt đầu mọc răng hàm, thức ăn cần có độ mềm dễ ăn. Thời gian áp dụng căn cứ vào sự thích nghi của con và tình trạng mọc răng của bé.
Cơm nát bình thường (cơm nhão): Áp dụng khi con đã quen với cơm thật nát và răng hàm của con đã ổn định, nhai tốt và không còn bị đau.
Mẹ có thể giảm độ nát của cơm khi con đã thích nghi với cơm thật nát. Ảnh Internet2.2 Cách nấu cơm nát
Tùy vào thời điểm con mới bắt đầu ăn cơm nát và loại gạo, mà mẹ dùng lượng nước phù hợp để cơm có độ nhão phù hợp cho bé.
2.2.1 Nấu cơm nát bằng nồi cơm điện
Mẹ vo gạo nấu cơm cho gia đình như bình thường, lấy một phần gạo đủ cho bé ăn, bỏ vào chén sứ, thêm nước vào chén gấp đôi so với mức nước nấu cơm bình thường. Cho chén gạo vào nồi, nấu cùng cơm. Khi cơm chín thì cơm trong bát cũng chín có độ nhão phù hợp để bé ăn.
2.2.2. Nấu cơm nát chung nồi cơm gia đình
Mẹ vo gạo nấu cơm như bình thường nhưng vun bớt gạo ra, sao cho một góc gạo trong nồi có mực nước cao hơn phần còn lại. Khi cơm chín, góc cơm này sẽ có độ nhão phù hợp để cho trẻ ăn.
Mẹ có thể nấu cơm nát bằng nồi cơm điện bằng các cách khác nhau. Ảnh Internet
2.2.3 Nấu cơm nát từ cơm bình thường
Mẹ lấy cơm nấu bình thường, lượng vừa đủ cho bé ăn, cho vào nồi nhỏ, thêm nước nóng, nấu xôi với lửa vừa. Cơm xôi, mẹ giảm lửa nhỏ và đậy vung, nấu cho đến khi cơm cạn nước và có độ nhão phù hợp cho trẻ.
3. Gợi ý 5 món mặn bổ dưỡng mẹ dễ chế biến để con ăn cùng cơm nát
3.1 Chà bông cá
3.1.1 Nguyên liệu
Dùng phi lê cá để làm chà bông cho bé ăn cùng cơm nát. Ảnh Internet
3.1.2 Cách làm
Cá mẹ rửa sạch với nước muối loãng hoặc nước cốt chanh cho bớt tanh, rửa sạch nhiều lần với nước lạnh để ráo.
Hành tím bóc vỏ, hành lá nhặt sạch, tất cả mang đi rửa sạch. Hành tím bào mỏng hoặc băm nhuyễn, hành lá cắt khúc. Gừng gọt vỏ, rửa sạch, đập dập hoặc cắt lát đều được.
Mẹ cho hành lá vào tô sứ hoặc inox, cho cá vào, thêm gừng, mang đi hấp cách thủy đến chín rồi để nguội. Cho cá vào cối xay, xay nhuyễn. Nếu mẹ không dùng cối xay có thể xé nhỏ rồi chà xát qua rây cho đến khi cá tơi nhỏ.
Bắc chảo không dính lên bếp phi hành cho vàng thơm rồi vớt ra, đổ dầu phi hành ra chén riêng. Kế đến cho cá vào rang trên lửa nhỏ đến khi không còn ướt và tơi đều. Mẹ cho nước mắm đảo đều và nếm cho vừa khẩu vị trẻ. Cuối cùng, bóp nát hành phi cho vào cá, cho dầu phi hành vào cùng đảo đều rồi tắt bếp. Đến đây con đã có món chà bông cá thật thơm ngon để ăn cùng cơm nát rồi.
Chà bông cá hồi giúp bé ăn cơm nát ngon miệng hơn. Ảnh Internet3.2 Thịt băm kho
3.2.1 Nguyên liệu
3.2.2 Cách làm
Thịt băm kho rất dễ chinh phục trẻ, con có thể ăn hết cả chén cơm nát. Ảnh Internet
3.2 Thịt hấp
3.2.1 Nguyên liệu
3.2.2 Cách làm
Mẹ rửa sạch miếng thịt băm thật nhuyễn.
Hành tím và tỏi bóc vỏ rửa sạch băm nhỏ, phi thơm, bóp nát rồi cho vào thịt, ướp cùng một chút nước mắm, sau đó mang đi hấp cách thủy. Thời gian hấp khoảng 20-30 phút tùy chén hấp mẹ để thịt mỏng hay dày.
Để kiểm tra thịt chín chưa, mẹ dùng đũa xâm thịt nếu không còn tiết nước hồng, có độ mềm là đã được.
Khi cho con ăn thịt hấp , mẹ có thể xắn từng miếng, dầm nhỏ ra để con dễ ăn.
Thịt hấp giúp con đổi vị ngon miệng khi ăn cùng cơm nát. Ảnh Internet3.4 Tôm bằm sốt bơ hoặc cà chua
3.4.1 Nguyên liệu
100g tôm tươi
Hành lá, tỏi
1/2 trái cà chua vừa hoặc 1 trái cà chua nhỏ
Bơ lạt, dầu ăn
Nước mắm, đường
3.4.2 Cách làm
Tôm mẹ lột vỏ bỏ chỉ đen, rửa sạch băm nhuyễn.
Hành lá nhặt sạch rửa sạch, lấy phần lá cắt nhỏ. Còn tỏi bóc vỏ rửa sạch băm nhuyễn. Nếu sốt cà chua, mẹ rửa sạch cà chua, bỏ vỏ, cắt hạt lựu.
Nếu sốt tôm với cà chua, mẹ nấu nhừ cà chua trước. Ảnh Internet3.4 Nấm xào đậu hũ non
Nấm xào đậu hũ bổ dưỡng và lạ miệng. Ảnh Internet
3.4.1 Nguyên liệu
1 nắm nấm bào ngư (trắng hoặc xám) hoặc nấm mối hay nấm kim châm
1/3 miếng đậu hũ non hoặc đậu hũ trắng
Hành lá, tỏi, 1 miếng hành tây, ngò rí, dầu ăn
Nước mắm
3.4.2 Cách làm
Nấm mẹ nhặt sạch, ngâm nước muối loãng rồi rửa sạch và bóp cho ra bớt nước. Mẹ tước nhỏ nấm rồi băm nhỏ.
Hành lá, tỏi đều nhặt sạch rửa sạch. Hành mẹ thái nhỏ còn tỏi mẹ băm nhuyễn. Ngò rí mẹ nhặt sạch, rửa sạch cắt nhỏ. Hành tây băm nhỏ.
Đậu hũ mẹ tán nhuyễn hoặc cắt miếng nhỏ vừa cho bé ăn.
Bắc chảo lên bếp, phi tỏi cho thơm cho hành tây và nấm vào xào, cho chút nước để nấm chín kỹ. Kế đến mẹ cho đậu hũ vào đảo khoảng 5 phút cho chín. Mẹ cho thêm chút nước để món ăn không bị khô nhé. Khi nấm và đậu chín hoàn toàn, mẹ thêm chút nước mắm, nếm vừa khẩu vị trẻ thì tắt bếp. Dọn ra đĩa và cho chút hành lá, ngò rí cắt nhỏ để trẻ dùng cùng cơm nát ngon, lại lạ miệng.
3.5 Trứng bác
Trứng bác luôn chiếm cảm tình của mọi bé dù là ăn dặm hay đã chuyển sang ăn cùng cơm nát hoặc cơm. Ảnh Internet
3.5.1 Nguyên liệu
3.5.2 Cách làm
Mẹ đập trứng ra tô, đánh đều và thêm chút nước mắm.
Hành tím bóc vỏ rửa sạch thái mỏng hoặc băm đều được. Hành lá nhặt sạch, rửa sạch rồi thái nhuyễn.
Bắc chảo lên bếp phi hành cho thơm rồi đổ trứng vào khuấy đều tay liên tục. Khi trứng se lại, mẹ giảm lửa nhỏ. Có thể thêm chút nước để trứng mềm, nếu con ăn khô, thì mẹ không cần cho nước.
Trứng chín mẹ có thể nếm lại để điều chỉnh vị cho vừa khẩu vị của con rồi tắt bếp. Mẹ có thể cho vào chút tiêu xay nếu con đã ăn được tiêu. Và cho thêm chút hành lá thái nhỏ để món ăn thêm thơm hơn.
Lưu ý : Mẹ có thể đổi vị cho trẻ với món trứng bác này bằng cách bác cà chua, trẻ sẽ có thêm món mới với trứng ăn mà không ngán.
Trứng bác cà chua dùng đổi vị món trứng bác cho con ăn cơm nát rất ngon miệng. Ảnh InternetQua chia sẻ khá chi tiết về cách nấu cơm nát cho bé như trên, cùng gợi ý 5 món ăn cho bé thật ngon kèm theo, hẳn đã giúp mẹ cảm thấy dễ dàng hơn nhiều, trong việc quyết định khi nào cho con ăn cơm nát và cần chuẩn bị như thế nào. Mẹ hãy quan sát con và từ từ cho con tiếp cận, kiên nhẫn tập cho bé, cũng như đừng ngại thử chế biến đa dạng các món ăn kèm. Yeutre.vn tin chắc rằng, giai đoạn ăn cơm nát – giai đoạn chuyển tiếp từ cháo để con chuẩn bị ăn cơm sẽ thành công, và đạt được kết quả tốt như mẹ mong đợi.
Cát Lâm tổng hợp
Cát Lâm
Quả Gấc Ăn Như Thế Nào?
Quả gấc ăn như thế nào?
Gấc là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao được sử dụng trong ẩm thực lẫn trong y học. Quả gấc có hình tròn, màu lá cây, khi chín chuyển sang màu đỏ cam, đường kính 15–20 cm. Vỏ gấc có gai rậm. Bổ ra mỗi quả thường có sáu múi. Thịt gấc màu đỏ cam. Hạt gấc màu nâu thẫm, hình dẹp, có khía.
Tác dụng của quả gấc
Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong 100g thịt quả gấc chứa 15mg carotene và 16mg lycopen. Quả gấc càng chín thì hàm lượng carotene (tiền Vitamin A) sẽ giảm còn hàm lượng lycopen lại tăng lên.
Lycopen có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc, nổi sẩn…có tác dụng dưỡng da, bảo vệ da, giúp cho da luôn hồng hào, tươi trẻ và mịn màng
Trong quả gấc có chưa rất nhiều beta carotene dạng tiền Vitamin A. Chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A, loại vitamin tuyệt vời đối với mắt.
Màng đỏ bao quanh hạt gấc có tác dụng giống như vitamin A hỗ trợ điều trị bệnh khô mắt, giúp tăng cường thị lực
Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, lycopen, beta caroten, alphatocopherol có trong gấc giúp ngăn ngừa từ xa bệnh ung thư vú, tuyến tiền liệt.
Các chất có trong gấc còn ngăn ngừa hình thành cholesterol, có giá trị cao trong hỗ trợ phòng bệnh tim mạch, tai biến
Cách chế biến quả gấc
Quả gấc chín thường được cắt đôi,dùng thìa nạo lấy thịt gấc.
Thịt quả gấc được sử dụng để chế biến rất nhiều món ăn như xôi gấc, xôi gấc đậu phộng, bánh chưng gấc, bánh gai gấc, bánh ít gấc, chè gấc…
Làm các món sốt: bò sốt gấc, cá sốt gấc
Dùng chế biến thức uống: nước ép gấc, sinh tố gấc.
Thịt gấc cũng được dùng để làm dầu gấc. Dầu gấc có thể được sử dụng để nấu nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng. Ví dụ: Cơm gấc cuộn rong biển, Trứng chiên dầu gấc. Thịt cá kho, tôm rim, rau củ xào… thậm chí là món mì gói đơn giản cho thêm vài giọt dầu gấc sẽ tăng thêm bổ dưỡng và bắt mắt.
Một số món ăn với gấc thông dụng
1.Xôi Gấc
Gấc cắt đôi, lấy thịt và có thể bỏ hoặc giữ phần hột gấc màu đen tùy sở thích.Bóp thịt gấc với rượu trắng để lên màu đẹp hơn. Trộn thịt gấc với gạo nếp đã ngâm đủ thời gian. Khi trộn, bạn nên dùng tay để bóp thật đều cho thịt gấc trộn đều với gạo nếp.Sau đó đem nấu thành xôi.
2.Bánh chưng gấc
Gạo nếp vo sạch, ngâm nước qua đêm, vớt nếp để ráo rồi trộn với thịt gấc đánh nhuyễn với một chút xíu rượu trắng. Sau đó gói và luộc bánh chưng như bình thường.
3.Cá xốt gấc
Cá điêu hồng hoặc các loại cá tùy thích đem ướp với ít muối rồi chiên vàng, để ráo dầu. Thịt gấc hòa với rượu trắng. Bắc chảo lên bếp, đổ vào chảo ít dầu gấc, dầu nóng cho hành tỏi băm nhuyễn vào phi thơm. Cho tiếp cà chua băm nhuyễn cùng thịt gấc vào, nêm nếm gia vị nước xốt cho vừa ăn. Rưới nước xốt lên cá.
Lưu ý khi ăn gấc
Không ăn quá nhiều vì
quả gấc có chứa rất nhiều dạng tiền vitamin A (beta-caroten). Vitamin A là vitamin tan trong dầu, khi thừa không thải ra khỏi cơ thể hàng ngày như các loại vitamin tan trong nước, mà tích luỹ lại trong gan nên dùng thời gian dài có thể gây ngộ độc.
Mỗi ngày người lớn chỉ nên dùng từ 1 – 2ml dầu gấc, chia làm 2 lần và dùng trước bữa ăn. Cần lưu ý, khi đã dùng dầu gấc không ăn đồng thời rau quả giàu beta carotene như cà rốt, bí đỏ, đu đủ trong cùng một ngày. Nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ bị vàng da.
Nên trộn dầu gấc vào thức ăn đã nấu chín hoặc uống thay dầu cá, mỗi ngày khoảng 10 g (2 muỗng cà phê) tương đương 700 microgram vitamin A cho trẻ suy dinh dưỡng. Nếu là dầu gấc nguyên chất ép từ màng gấc đã phơi, sấy khô thì liều cho trẻ em hàng ngày chỉ cần 8 giọt (khoảng 2 viên nang).
Cách chọn và bảo quản gấc
Khi chọn quả gấc, nên chọn những trái có
dáng tròn đều, gai nở, vỏ ngoài màu đỏ
cam, cầm nặng tay và quả phải còn nguyên, không bị vỡ hoặc giập vì sẽ mau hỏng.
Để bảo quản gấc được lâu, bạn hãy bổ đôi quả gấc rồi dùng thìa múc phần thịt gấc bên. Sau đó dùng dao tách bỏ hạt, lấy lại phần thịt gấc. Chia nhỏ gấc thành từng phần cho vào màng bọc thực phẩm hoặc túi nylon, gói kín. Cho gấc vào n
găn đông cho đông lại
. Cho vào hộp dùng dần,
khi dùng rã đông bình thường
. Nếu chỉ
bảo quản gấc ở ngăn lạnh thì dùng trong 1 tuần, nhưng nấu đông lạnh gấc có thể dự trữ được cả năm.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Nấu Cơm Gạo Tám Ngon Như Thế Nào? trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!