Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Nấu Canh Gà Tại Nhà Ngon Không Cưỡng Nổi mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguyên liệu:
Lá giang, tỏi ớt, gà và các loại gia vị
Cách nấu:
Phi tỏi cho thơm, bỏ ra chén để riêng.
Làm sạch gà bằng nước muối loãng, sau đó cắt gà ra thành miếng nhỏ rồi xào với muối cho săn lại.
Lấy phần non của lá me và rửa sạch để nấu canh gà.
Sau khi xào thì cho nước vào nấu sôi gà lên. Tiếp tục thêm muối, đường và nước mắm nêm nếm cho vừa ăn. Cho thêm lá me vào nấu cho ra chất chua rồi nêm lại cho vừa khẩu vị. Trước khi tắt bếp thì cho thêm hành lá băm, tỏi phi và ớt cho đẹp mắt.
Canh gà hầm củ quả:
Nguyên liệu nấu :
Khoai tây, cà rốt, thịt gà, hạt sen, muối, hành lá và bột ngọt
Cách nấu:
Sơ chế các loại nguyên liệu thật sạch.
Xắt nhỏ thịt gà và các loại rau củ quả.
Cho toàn bộ mọi thứ vào nồi, bắt đầu hầm trong 20 phút rồi tắt lửa
Khoảng 1 tiếng sau đó thì nêm nếm lại theo khẩu vị và đun nóng cho sôi lại.
Canh gà nấu nấm hạt sen
Nguyên liệu nấu :
Thịt gà, cà rốt, đường phèn, củ cải trắng, hạt sen, táo tàu, đường phèn, ,muối, nấm rơm, hành ngò, hạt nêm
Cách làm:
Rửa sạch thịt với nước muối pha loãng
Chặt nhỏ thịt và ướp thịt với gia vị, dầu ăn trong thời gian khoảng 30 phút.
Cho gà lên bếp đun cùng tất cả các loại nguyên liệu, nhớ là không bỏ táo tàu và nấm.
Đậy vung và hầm tiếp trong 10 phút, không cho thêm nước. Đặc biệt của món này là nước trong rau củ sẽ ra và đủ để hầm chín.
Sau 10 phút cho thêm nấm và táo tàu vào hầm tiếp 15 phút nữa.
Món này ăn kèm với bún tươi là ngon nhất.
Canh gà củ sen
Nguyên liệu :
Củ sen, chân gà, hành tím, đùi gà, hành lá, ngò rí và các loại gia vị mắm, muối, đường và tiêu.
Cách làm:
Củ sen: cắt bỏ vở và ngâm nước cho khỏi bị đen
Cà rốt : gọt vỏ, rửa sạch và tỉa hoa cho đẹp
Đùi gà : rửa sạch với nước muối loãng và để ráo
Bắc nồi nước lên bếp và cho đùi gà, thịt gà vào trụng sơ khi nước sôi. Nhớ cho thêm miếng muối vào. Sau đó vớt thịt gà ra rửa cho đi bọt bẩn/
Cho thịt gà lại vào nồi, cho tất cả nguyên liệu vào nồi và đun sôi. Khi nước bắt đầu sôi thì nhỏ lửa và hầm trong vòng 30 phút rồi nêm nếm vừa ăn. Khi củ sen mềm thì cho thì tắt bếp và cho hành lá vào.
Canh gà đậu xanh
Nguyên liệu :
Đậu xanh, bắp ngô, bột canh, hành lá, ớt và xương gà. Các gia vì đường, muối, mì chính
Cách làm:
Rửa sạch xương gà và để nguyên
Đậu xanh: ngâm nước ấm trong 2 tiếng để đậu nở
Bắp ngô: tách hạt và luộc
Cho xương gà vào nước luộc ngô và ninh mềm, cho thêm mì chính và bột nêm. Ninh đến khi thịt gà mềm thì tách thịt ra khỏi xương. Cho tiếp đậu xanh và bắp vào ninh tiếp cho mềm. Khi mọi thứ trong nồi chín mềm thì nêm lại cho vừa ăn, tắt bếp và thêm hành lá, ớt vào cho ngon.
Canh xương gà nấu bí xanh
Nguyên liệu:
Chân, cánh và cổ gà, gừng, bí xanh, hành lá và mắm tôm
Cách làm:
Gọt bí và rửa lại với nước sạch, cắt khúc.
Trụng các món chân cánh cổ qua nước sôi.
Sau đó cho tất cả chân, cánh và cổ vào nồi nước, ninh trong vòng 15 phút với ngọn lửa nhỏ. Trước khi đun nhớ cho gừng vào.
Tiếp theo là cho bí xanh vào đun thêm cho sôi khoảng 2 phút. Cho thêm mắm tôm vào khuấy đều và tắt bếp. Trước khi tắt bếp thì cho hành lá vào cho thơm.
Cách Nấu Phở Bò Thơm Ngon Không Cưỡng Nổi Tại Nhà
Phở không chỉ là món ăn truyền thống, nổi tiếng của ẩm thực Việt Nam mà nó còn được nhiều người biết đến trên thế giới.
Bạn chỉ cần bỏ ra một chút thời gian và công sức là đã có những tô phở ngon đậm đà cho cả nhà thưởng thức rồi. Tuy phở là món ai cũng nấu được nhưng nấu ngon thì không phải ai cũng làm được.
Bạn chỉ mất chút thời gian khi ninh xương thôi, còn tất cả đều rất đơn giản. Điều đặc biệt là phở bò ngon không chỉ có công thức nấu hay mà còn ở nồi nấu phở nữa.
– 2kg xương bò, 1kg thịt nạc vai bò, 150gram thịt bò thái lát mỏng
– Gia vị: nước mắm, đường phèn, đường cát, muối
– Phụ gia khác: 8 hoa hồi, 6 nụ hoa đinh hương, 1 miếng quế, 2 quả thảo quả, quế,…
– Nguyên liệu trang trí: ớt, hành lá, rau mùi, giá đỗ, chanh,…
Bước 1: Nướng gừng và hành cho thật thơm, đến khi lớp vở ngoài cháy đen và có mùi thơm thì bạn lấy ra rửa sạch và bở chỗ đen đi.
Bước 2: Rửa sạch xương bò, cho vào nồi nước đun sôi trong 5 phút. Xong bạn vớt xương ra rửa sạch lại lần nữa bằng nước lạnh.
Bước 3: Cho thêm khoảng 4 lít nước vào nồi đun sôi tiếp. Cho xương và thịt vai vào nồi ninh cùng gừng và hành củ, cho thêm hành lá, gia vị vào cùng. Khi nước sôi, bạn cho nhỏ lửa đến khi thịt mềm. Nếu thấy có váng bọt thì bạn hãy lấy bát vớt ra bỏ hết đi.
Bước 4: Lấy 1 miếng thịt vai ra ngâm vào bát nước lạnh rồi cất vào tủ lạnh, miếng còn lại để nguyên trong nồi đun sôi tiếp.
Bước 5: Tiếp theo, bạn cho thêm hoa hồi, quế, thì là, rau mùi vào chảo xao khô lên khoảng 3 phút đến khi thấy mùi thơm bay lên. Bạn cho tất cả chúng vào một miếng vải mỏng buộc lại rồi thả vào nồi nước sôi.
Bước 7: Khi ăn, bạn trần sơ qua bánh phở rồi cho vào bát, xếp hết thịt lên rồi chan nước dùng vào là được. Trang trí bát phở bò cùng hành lá và rau thơm, giá đỗ.
Vậy là bạn đã hoàn thành xong tô phở bò thơm ngon như ở ngoài hàng rồi. Bạn chỉ mất chút thời gian khi ninh xương thôi, còn tất cả đều rất đơn giản.
Điều đặc biệt là phở bò ngon không chỉ có công thức nấu hay mà còn ở nồi nấu nước phở nữa. Bạn không thể nấu cho cả nhà ăn hoặc có đám bằng chiếc nồi hay nấu rau hàng ngày mà phải dùng đến bộ nồi nấu phở công nghiệp.
Vậy còn chần chừ gì nữa mà không sắm ngay cho căn bếp của mình bộ nồi nấu phở bằng điện công nghệ mới này chứ. Hãy trổ tài nấu phở bò của mình cùng trợ thủ đắc lực này.
Cách Làm Cách Gà Chiên Bơ Ngon Không Cưỡng Nổi
Cánh gà chiên bơ là món ăn ngon mà dân dã, gợi nhớ lên tuổi thơ của biết bao nhiêu người. Món ăn không chỉ đem lại cảm giác thơm ngon mà còn chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao, trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều trẻ em kể cả người lớn.
1. Mẹo chọn cánh gà ngon
– Đối với món cánh gà chiên bơ thì các bạn nên ưu tiên chọn loại gà công nghiệp thay vì gà ta. Bởi vì cánh gà công nghiệp sẽ có nhiều thịt và phần cánh sẽ ngon hơn gà ta.
– Nên chọn mua những cánh gà có phần da màu vàng hơi nhạt nhạt, không nên chọn những cánh gà có màu đậm hay màu đỏ
– Khi các bạn chạm vào thịt gà thấy có độ đàn hồi, săn chắc thì đó chính là những miếng thịt gà ngon. Bạn không nên chọn những cánh gà mềm, bở, chiên sẽ không ngon
– Không mua những cánh gà có vết bầm, loang lỗ hoặc ngửi thấy mùi hôi
– Không nên chọn những con gà có màu đen, có thể là gà đã chết nhiều ngày không còn giữ được độ tươi. Đồng thời không chọn những con gà có màu vàng, có thể đã bị nhuộm màu trước khi đưa ra thị trường
2. Món cánh gà chiên bơ tỏi
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Dành cho khoảng 3 – 4 người ăn
– 1kg cánh gà
– 40 gram bơ
– 50 gram tỏi
– 10 gram hành tím
– 1 củ gừng
– 1 quả ớt
– 1 muỗng xì dầu
– 1 muỗng nước mắm
– 1 muỗng dầu hào
– 1 muỗng rượu
– 1 muỗng mật ong
– Dụng cụ gồm có: dao, chảo, …
Sơ chế nguyên liệu
– Gừng đem rửa sạch, cạo vỏ rồi đập dập
– Hành tỏi bóc vỏ băm nhỏ
– Cánh gà sau khi mua về, các bạn đem rửa sạch với nước hoặc rượu để khử mùi tanh sau đó sử dụng thìa đâm vào miếng gà để cho dễ thấm gia vị
– Cho gà vào tô rồi cho vào 1 củ gừng đã đập dập, 1 muỗng muối, sau đó cho nước sôi vào rồi ngâm trong vòng 5 đến 10 phút để cho gà săn lại và mùi được thơm hơn
– Vớt gà ra để cho ráo nước rồi cho hành băm, tỏi băm đã chuẩn bị cùng với ½ muỗng hạt nêm, ½ muỗng bột ngọt, dầu ăn rồi sử dụng tay để trộn đều lên.
Lưu ý: Ướp cánh gà chung với rượu, gừng giúp cho thịt gà săn chắc hơn, ăn ngon hơn và sạch hơn
Chế biến món cánh gà chiên bơ
– Cho vào trong chén 1 muỗng xì dầu, 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng dầu hào, 1 muỗng mật ong, 2 muỗng tương, 1 muỗng dầu ăn, 2 muỗng nước, 1/3 thìa bột ngọt, bột nêm
– Cho dầu vào trong chảo, chờ đến khi dầu sôi thì cho cánh gà vào chiên vàng đều. Không nên chiên giòn quá, cánh gà sẽ bị khô, cứng không ngon, cánh gà vàng thì vớt ra để cho ráo dầu
– Cho dầu vào chảo cho sôi thì cho tỏi băm và ớt băm tùy thuộc vào sở thích của mỗi người, phi cho thơm thì cho ít bơ vào, đợi cho tan thì tắt bếp, trộn đều
– Cho nước sốt vào trong bơ tỏi thì sau đó cho gà vào chảo bơ tỏi rồi đảo nhanh tay cho đến khi gà thấm gia vị thì tắt bếp
3. Cách làm món cánh gà chiên me
Nguyên liệu cần chuẩn bị
– 1 kg cánh gà
– 2 trái ớt
– 2 tỏi
– 200 gram me chua
– Tương ớt
Sơ chế nguyên liệu
– Cho me ra chén và pha với nước nóng sau đó dằm cho ra hết nước me, sử dụng ray lọc lại lấy phần nước
– Cho vào chén nước me 2 muỗng đường, ít tiêu, bột ngọt rồi quậy cho tan ra
– Cánh gà mua về đem đi rửa với nước muối cho sạch rồi để ráo nước
– Gà sau khi để ráo nước thì cho vào 1 thìa nước mắm, 1 thìa bột ngọt, 1/2 thìa đường và ít tiêu rồi trộn đều hỗn hợp, chờ trong vòng 10 – 15 phút cho thấm đều gia vị
– Cho dầu vào chảo cho sôi thì cho gà vào chiên vàng đều
– Bắc chảo và phi thơm tỏi rồi cho phần nước me vào quậy đều. Sau đó cho gà vào đảo đều tay, chờ cho gà thấm gia vị thì tắt bếp
Yummyday.vn
Cách Làm Mì Lạnh Nhật Bản Hiyashi Chuka Tại Nhà Ngon Không Cưỡng Nổi
Hiyashi chuka hay còn được gọi là mì lạnh Nhật Bản, một món ăn truyền thống và rất phổ biến trong nền văn hoá ẩm thực của xứ sở Mặt Trời mọc.
Tìm hiểu thêm về Bạn có biết cha đẻ của mì ăn liền?
Với một số người chắc hẳn sẽ rất ngỡ ngàng khi lần đầu tiên nghe tên món ăn này. “Mì lạnh là mì như thế nào? Thưởng thức ra sao? Sao lại có cái tên mì lạnh? “.
Đó có thể là những câu hỏi được đặt ra khi lần đầu tiên bạn nghe đến cái tên mì lạnh này. Và tôi hy vọng mọi người sau khi đọc xong bài viết này sẽ có thể giải đáp các thắc măc của mình về món ăn độc đáo mà người dân Nhật Bản rất thích thưởng thức mỗi khi thời tiết nóng nực.
Tìm hiểu thêm về Món mì truyền thống dịp năm mới
Hiyashi chuka nghĩa là mì lạnh một món ăn mà người Nhật thường hay dùng vào mùa hè. Chỉ mỗi cái tên thôi chắc hẳn mọi người đã hình dung ra được rằng món ăn này có nhiệt độ như thế nào đúng không.
Đúng vậy ở Nhật Bản mì là một loại thức ăn rất được ưa thích, mì ở Nhật Bản có rất nhiều loại và được thưởng thức theo thời tiết nếu như bát mì soba hay ramen nóng hổi làm cho thực khác không thể cưỡng lại.
Tìm hiểu thêm về Phố mì Ramen Yokocho – đặc trưng của thành phố Sapporo
Mỗi khi trời đông đến thì hiyashi chuka là món mì mà mọi người sẽ rất muốn ăn vào thời tiết nóng nực của mùa hè. Hiyahsi chuka món ăn được làm từ những sợi mỳ tôm lạnh và khi ăn thì được phủ thêm nhiều nguyên liệu ở trên và kèm với một bát súp lạnh.
Một ngày hè oi bức chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi thưởng thức một tô mì nóng hổi hoặc bạn cảm thấy ngán ngẫm với các loại thịt, cá, dầu mỡ, cùng các món mì xào v.v. nhưng bạn vẫn đang thèm mì thì phải làm sao?
Tìm hiểu thêm về Những loại mì Udon nổi tiếng
Hãy thử thưởng thức một bát mì lạnh món ăn mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ nhà hàng Nhật Bản nào trên đất nước Việt Nam. Mì lạnh Nhật Bản là một món ăn đa dạng về hương vị cũng như màu sắc chắc chắn bạn sẽ bị cuốn hút ngay lần đầu thưởng thức.
Và còn một điều đặc biệt mà tôi đã nói ngay từ đầu là món ăn này được dùng lạnh nên chắc hẳn sẽ làm bạn thoải mái với thời tiết nóng bực của mùa hè. Gần giống như mì khô của Việt Nam món mì lạnh mà các bạn thưởng thức cũng sẽ không dùng chung với nước soup mà thay vào đó là sợi mì khô đã được ướp lạnh sẵn hoặc cũng có thể có những viên nước đá ướp trực tiếp lên sợi mì.
Lịch sử ra đời và phát triển của mì lạnh Nhật Bản
Ở Nhật Bản mì là một món ăn vô cùng phổ biến và rất được ưa thích. Có rất nhiều loại mì phổ biến trong ẩm thực văn hóa của người Nhật Bản nhưng nhìn chung thì được chế biến từ các loại mì chính như sau Somen, Ramen, Udon, Soba. Trong cả bốn loại này thì Udon là loại có sợi mỳ dày nhất.
Tìm hiểu thêm về Mì trượt nước – Món ăn thú vị ngày hè
Sau khi luộc những sợi mỳ lên và để nguội chúng, thực khách sẽ ăn chúng bằng cách nhúng vào một loại nước chấm làm từ đậu nành và được gọi là men-tsuyu ở Nhật. Bạn có thể mua một chai men-tsuyu rất dễ dàng ở các cửa hàng Nhật Bản hoặc bạn cũng có thể làm chúng bằng cách trộn đậu nành cùng rượu sake, mirin, nước và muối trong một chiếc bát.
Ăn mỳ không thì khá là đơn giản nên những đầu bếp ở đây thêm vào một số phụ gia (được gọi là yakumi ở Nhật) để trộn cùng với súp. Những phụ gia trên (gọi chung là yakumi) gồm có gừng, rong biển, wasabi, hành tươi và rất nhiều thứ khác.
Tìm hiểu thêm về Thích thú với bảo tàng “mì ăn liền” ở Nhật Bản
Từ các loại mì cơ bản như trên mà người dân Nhật Bản đã phát triển thành rất nhiều món mì khác nhau; đa dạng về màu sắc, hương vị, tên gọi. Và hiển nhiên món mì lạnh mà chúng ta nhắc đến ngày hôm nay cũng được có thể chế biến từ 4 loại mì cơ bản trên: đó có thể được làm từ Somen, Soba, Ramen hay thậm chí là Udon đều được.
Cách làm mì lạnh Nhật Bản Hiyashi Chuka
Nguyên vật liệu:
Mì soba khô (tùy thích có thể chọn loại soba nâu hoặc xanh), nước tương ăn mì lạnh (bán sẵn trong chai), lá rong biển nướng (lá kim – nori), hành lá, tùy chọn thêm: gừng hoặc củ cải trắng mài nhuyễn, mù tạt xanh (wasabi).
Bước 1: Đun nước sôi rồi cho mì soba vào luộc chín theo hướng dẫn trên bao bì, thời gian luộc thường rất nhanh, khoảng 5 đến 10 phút thôi tránh để sợi mì mềm quá sẽ mất ngon. Khi mì chín thì cho ra rổ xả lại bằng nước lạnh rồi để cho ráo nước, bày mì lên đĩa kèm với vài viên đá để giữ độ lạnh cho mì.
Bước 2: Thái nhỏ rong biển, hành lá, củ cải trắng, gừng.
Bước 3: Nước tương chấm mì cho ra bát nhỏ, khi ăn gắp từng gắp mì kèm những sợi rong biển cùng hành lá chấm vào bát nước chấm rồi dùng lạnh. Nếu thích vị cay nồng các bạn có thể dùng kèm với gừng/củ cải trắng mài hoặc mù tạt xanh hòa cùng trong bát nước chấm.
Với món mì lạnh hiyashi chuka này bạn có thể thưởng thức ở bất kì nhà hàng Nhật Bản nào bởi vì đây là một món mì rất thông dụng và phổ biến trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản.
Tìm hiểu thêm về Thích thú với cách ăn mì vô cùng độc đáo của người Nhật
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Nấu Canh Gà Tại Nhà Ngon Không Cưỡng Nổi trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!