Đề Xuất 6/2023 # Cách Làm Nước Mắm Từ Cá Đồng Ngon Không Hóa Chất Tại Nhà # Top 12 Like | Ctc-vn.com

Đề Xuất 6/2023 # Cách Làm Nước Mắm Từ Cá Đồng Ngon Không Hóa Chất Tại Nhà # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Làm Nước Mắm Từ Cá Đồng Ngon Không Hóa Chất Tại Nhà mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nước mắm công nghiệp tràn ngập thị trường và hóa chất không tốt như tự nhiên, JAMJA’s BLOG gợi ý cho các mẹ cách làm nước mắm từ cá đồng tại nhà để bớt lo lắng.

Nước mắm

Nước mắm có thể được hiểu là chất nước rỉ từ những con cá, con tôm và một số động vật dưới nước khác được ướp muối lâu ngày. Nước mắm được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn, ẩm thực của các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan và Việt Nam. Mắm được dùng để làm nước chấm hoặc gia vị chế biến các món ăn vô cùng thơm ngon và đậm đà.

Đối với cách làm mắm từ cá đồng thì nên chọn những loại cá nhỏ cho dễ muối. Ví dụ như cá rô, sặc, cá trắng vì chúng nhỏ, phân hủy nhanh. Và đặc biệt chúng có vị dậm đà riêng của cá nước ngọt.

Nguyên liệu chuẩn bị:

Cá rô, cá trắng tươi ngon, mua lúc tươi sống: tầm 3kg Muối: 1kg Hũ đựng: bằng sứ hoặc thủy tinh Dứa thái lát, mật ong hoặc nước đường

Các bước thực hiện:

Bước 1: – Cá mua về, lựa con nào to rồi bỏ ruột sau đó để vào cái rổ chà cho sạch. Chà rửa khoảng 5 – 7 lần khi nào cảm thấy cá sạch không còn nhớt và không tanh.

Bước này vô cùng quan trọng để quyết định sự sạch hay không sạch của món nước mắm. Đó là vệ sinh hũ. Thường thì t chỉ rửa nước thường, tráng qua vài lần rồi úp lên. Nhưng cách tốt nhất là để hũ trần qua nước sôi để tiệt trùng. Sau đó, để hũ ở nơi thoáng mát cho nhanh khô.Bước 3:

– Cá muối sao cho chuẩn, không quá khó để thao tác bước này. Bạn nên trộn theo tỉ lệ 3:1 mà chúng tôi gợi ý sau đây: 3kg cá + 1kg muối. Trộn và bóp sao cho cá thấm đều với gia vị. Sau đó dùng một hũ thủy tinh hoặc làm từ sành sứ đựng vào và bịt thật kín.

– Nên để hũ cá muối ở nơi thoáng, tránh ảnh nắng trực tiếp của mặt trời. Sau 48 tiếng mở nắp ra dùng đũa đảo qua lại lần nữa cho đều muối rồi đậy kín khoảng 15 ngày sau là dùng được.

Làm nước mắm đã từ xa xưa nên mẹo nhỏ mà ông bà truyền lại là rất nhiều. Ví dụ như muốn mắm ăn không bị gắt quá thì nên cho một chút dứa hay mật ong. Bạn hãy thử xem, kết quả sẽ bất ngờ đó.

Nước mắm đạt tiêu chuẩn là nước mắm có màu đẹp, khi ngửi mùi không nồng, khi nếm cảm giác không bị gắt vì mặn.

Chương trình khuyến mãi trà sữa: Shankao giảm giá tháng 10

Trên là tất cả thao tác cách làm nước mắm từ cá đồng đơn giản mà chúng tôi đã gợi ý đến các bạn.

Lưu ý khi làm nước mắm

Cách chọn nguyên liệu chuẩn

Nên chọn những loại cá đồng tươi, vẫn đạt đọ sống. Làm mắm từ cá tươi sống thì sản phẩm mắm về sau sẽ vô cùng thơm ngon và đậm đà.

Lưu ý muối để muối cá là muối hột có độ mặn cao và gần như tinh khiết, lần ít tạp chất, nên nhớ muối bột, muối tạp và muối bọt không muối cá được.

Như chúng tôi đã nhắc ở phía trên, dụng cụ chứa đựng rất quan trọng vì đây là nơi mắm được sản sinh ra nên phải thật sự vệ sinh và không gây độc hại. Làm mắm tại gia đình cũng không cần hũ quá lớn nhưng cũng không nên dùng hũ quá nhỏ. Nên sử dụng hũ được làm từ sành, từ sứ, không nên làm từ nhựa vì nhựa có rất nhiều độc. Mắm ngâm trong hũ nhựa càng lâu thì chất độc trong sẽ ngày càng lan ra, không tốt cho người sử dụng.

Kiểm soát màu, vị tự nhiên

Đây là quá trình sau khi thu được thành quả nước mắm. Nước mắm thời gian để càng lâu càng dài năm thì càng ngon. Để giải thích cho điều này đó là mắm để lâu, cá sẽ phân hủy đến khi hết, chất đạm từ cá sẽ tiết ra giúp mắm ngày càng thơm ngon đậm đà hơn.

Mắm sau khi thu được nên đựng vào lọ thủy tinh để ở nơi thoáng. Mắm thường được dùng làm gia vị cho các món ăn, là món nước chấm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn gia đình.

Tự Tay Làm Nước Mắm Ngon, Không Lo Hóa Chất Tại Nhà

Cách làm nước mắm ngon, sạch tại nhà không khó như nhiều người lầm tưởng.

Nước mắm là thứ nước chấm lẫn nêm nếm truyền thống nhất của người Việt. Hầu hết các món ăn Việt Nam đều có nước mắm, mang đến hương vị đậm đà, tạo nên bản sắc riêng của ẩm thực Việt.

Không chỉ tạo vị cho món ăn, nước mắm còn chứa chất đạm, khoáng chất cung cấp cho cơ thể. Tuy nhiên, hiện nay, nước mắm trên thị trường khó có thể kiểm định được chất lượng khi mà nước mắm pha tạp, nước mắm hóa chất tràn lan, lẫn lộn. Biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và gia đình chính là tự làm nước mắm tại nhà. Cách làm nước mắm ngon đơn giản, không quá khó đến mức bạn làm không được, chỉ là bạn cần chút bỏ ra một chút thời gian và công sức mà thôi.

Tháng 8 đến tháng 2 hàng năm là thời điểm cá cơm ngon nhất, các bạn nên tranh thủ khoảng thời gian này để làm nước mắm ngon.

Nếu muốn nước mắm đỡ vị gắt thì lúc muối bạn cho thêm một vài miếng thơm, hoặc 2-3 muỗng mật ong hoặc 2-3 muỗng canh nước đường.

Nếu muốn nước mắm nhanh hình thành hơn thì cứ nửa tháng bạn mở nắp một lần, dùng đũa sạch đã tiệt trùng khuấy hũ mắm cho đều.

Nước mắm ngon, đạt yêu cầu khi có màu vàng đỏ cánh gián đẹp mắt, có hương thơm đặc trưng, ban đầu khi nếm sẽ thấy vị mặn nhưng sau cùng đọng lại là vị ngọt thanh ở cổ họng.

Làm nước mắm ngon không khó, quan trọng là bạn phải thực hiện đúng các bước và đảm bảo vệ sinh tiệt trùng cũng như đợi đủ thời gian. Ngoài ra, khâu chọn nguyên liệu cũng vô cùng quan trọng. Cá để làm nước mắm có thể là cá trích, cá cơm, cá nục … phải tươi rói. Nước mắm cá cơm được xem là ngon nhất, thời gian muối cũng ngắn nên rất được ưa chuộng.

Tỉ lệ cá: muối cũng rất quan trọng. Ít muối thì cá sẽ hỏng, thối. Nhiều muối thì nước mắm làm ra sẽ bị mặn khắt, nặng mùi. Nên làm theo tỉ lệ 4 cá:1 muối, nước mắm chắc chắn ngon.

2. Cách pha chế nước mắm ngon

2.1 Nước mắm chua ngọt

Nước mắm chua ngọt là nước chấm thông dụng nhất. Các món nộm, gỏi, nem rán, … đều không thể thiếu thứ nước chấm này. Chế biến nước mắm chua ngọt để làm gia vị cho món sườn rán hay để ngâm dưa góp, … cũng rất tuyệt.

Nguyên liệu làm nước mắm chua ngọt:

2 muỗng canh nước mắm

2 muỗng canh đường

2 muỗng canh nước cốt chanh

4 muỗng canh nước lọc

Hỗn hợp tỏi ớt băm nhuyễn

Trước hết cho đường vào hòa tan trong nước lọc (nước đun sôi để nguội) khuấy đều để đường tan hết.

Tiếp đến cho nước mắm, nước cốt chanh vào cũng khuấy đều.

Cuối cùng là hỗn hợp tỏi ớt băm nhuyễn, khuấy đều là bạn có ngay chén nước mắm chua ngọt hấp dẫn rồi.

Tùy lượng nước mắm cần dùng mà bạn điều chỉnh lại lượng nguyên liệu nhưng phải đúng tỉ lệ 1 mắm: 1 đường: 1 nước cốt chanh: 2 nước lọc thì nước mắm mới thơm ngon đậm đà.

Nước mắm gừng thường dùng để chấm gà luộc, vịt luộc, mực hấp, rau luộc, các món chiên, …

Nguyên liệu làm nước mắm gừng:

5 muỗng nước mắm

5 muỗng đường

2.5 muỗng hỗn hợp gừng ớt giã/ băm nhuyễn

2.5 muỗng nước lọc

Cách làm nước mắm gừng ngon

Cho đường, nước mắm, nước lọc với lượng đã nói trên vào nồi đun sôi, để lửa liu riu khoảng 5 phút để nước mắm hơi sánh lại.

Nước mắm nguội hoàn toàn thì cho gừng, ớt băm nhuyễn vào khuấy đều, nếm lại cho vừa ăn.

Bạn có thể cho vào 1 muỗng nước cốt chanh để nước mắm gừng có chút chua nhẹ.

Để nước mắm không chỉ là thức nước chấm ngon vị mà còn tốt cho sức khỏe, bạn cần biết cách sử dụng và bảo quản nước mắm đúng cách.

Cách sử dụng nước mắm

Bạn nghĩ rằng khi nấu ăn thì cho nước mắm vào lúc nào cũng được và món ăn nào cũng có thể nêm nước mắm là sai lầm. Nước mắm chứa nhiều đạm và DHA nên không được đun nấu quá lâu, dễ làm mất các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe này.

Với món canh, khi nước sắp sôi thì bạn mới nêm nước mắm vào, đợi nước sôi thì tắt bếp vì nếu để sôi lâu, chất đạm trong nước mắm sẽ bị hao hụt nhanh chóng.

Với các món thịt kho, nếu ướp nước mắm ngay từ đầu, khi thịt còn sống thì miếng thịt không chỉ mất đi vị thơm của thịt mà còn bị cứng nữa. Ban đầu, bạn chỉ cần ướp muối, mì chính, … vào thịt cho ngấm gia vị trước, nước mắm thì khi thịt kho gần chín mới nêm vào. Làm như vậy, món thịt kho sẽ thơm ngon và đậm đà hơn, lại giữ được chất dinh dưỡng trong cả thịt lẫn nước mắm.

Riêng với món tôm, tép kho thì không nên dùng nước mắm sẽ làm mất vị của những loại thực phẩm này.

Cách bảo quản nước mắm

Nước mắm có thể để lâu và để càng lâu càng ngon nhưng phải là biết cách bảo quản mới được.

Nước mắm tự làm (nước mắm truyền thống) nên để ở nơi thoáng mát, ít ánh sáng và phải đậy kín. Tuyệt đối không bỏ nước mắm trong tủ lạnh vì sẽ làm kết tủa muối biển xuống dưới đáy chai, phần nước mắm phía trên không đủ muối để bảo quản đạm sẽ bị chuyển đen và hư hỏng.

Nếu bạn dùng nước mắm công nghiệp (nước mắm đóng chai của các hãng sản xuất) thì chỉ nên sử dụng trong khoảng 1 tháng tính từ khi mở nắp vì khoảng thời gian này đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Hướng Dẫn Cách Tự Làm Nước Mắm Tại Nhà Từ Cá Đồng

Để có được những chai nước mắm ngon thì khâu chọn nguyên liệu vô cùng quan trọng. Nếu nguyên liệu không sạch thì nước mắm không bao giờ dậy mùi, có màu sắc đẹp mắt mà thậm chí còn bị hỏng, bị thối. Nguyên liệu được làm nước mắm từ cá đồng thì nên chọn cá rô đồng hoặc cá trắng. Những con cá có kích thước vừa phải, còn tươi sống, không làm từ cá ươn, cá đã có mùi thối. Số lượng nguyên liệu để làm một hũ nước mắm bạn nên căn chỉnh như sau:

Đặc biệt, số lượng muối phải đảm bảo tương ứng với trọng lượng cá để cá không bị thối. Các cơ sở làm nước mắm truyền thống thường muối tỉ lệ 3:1 hoặc 4:1 (tức là 3 hoặc 4kg cá thì cho 1kg muối). Nên muối bằng hũ thủy tinh hoặc hũ sành sứ để đảm bảo chất lượng mắm ngon nhất.

II. Cách làm nước mắm cá đồng

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu cá

Cá sau khi mua về bạn cần rửa sạch cho đến khi không còn nhớt. Cá cần mổ bụng bỏ hết ruột đối với cá to, con nhỏ thì đem rửa sạch, vớt ra cho ráo nước. Như đã nói ở trên, chỉ nên chọn con nhỏ hoặc vừa để dễ dàng cho vào hũ và nước mắm nhanh được ăn hơn. Để loại bỏ hết nhớt một lần nữa cũng như mùi tanh thì bạn có thể ngâm cá với 2 thìa muối nước muối loãng. Thời gian ngâm khoảng 30 phút sau đó rửa sạch với nước một lần nữa.

Bước 2: Xử lý hũ thủy tinh, hũ sành sứ

Hũ thủy tinh cần phải đảm bảo sạch 100%. Để khử trùng thì bạn cần luộc với nước sôi, nhưng chỉ khoảng 1 phút là vớt ra tránh nhiệt làm vỡ bình. Bỏ hũ thủy tinh ở nơi thoáng mát để làm khô tự nhiên.

Bước 3: Ướp cá

Cá đã được rửa sạch để ráo nước thì bạn cho vào một cái chậu, trộn cùng muối theo tỉ lệ 3:1, cứ 3kg cá thì cho 1kg muối. Khi muối đã tẩm đều trên cá thì lần lượt xếp cá vào hũ thủy tinh, đậy kín nắp để bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào

Bước 4: Xử lý hũ cá muối

Sau khoảng 48 tiếng khi đậy nấp bạn cần mở nắp ra và dùng tay đã đeo găng đảo qua lại vài lần cho muối và cá trộn lẫn vào nhau sau đó đậy kín nắp. Cứ ngâm như vậy trong vòng 15 ngày là nước mắm có thể chắt ra ăn được. Càng để lâu thì nước mắm càng ngon.

III. Lưu ý quan trọng khi tự làm nước mắm từ cá đồng

1. Về nguyên liệu

Nước mắm làm từ cá đồng tại nhà không bao gồm chất bảo quản nên từng khâu lựa chọn nguyên liệu, xử lý nguyên liệu đến thời gian ướp cần được thực hiện một cách nghiêm ngặt.

Cá cần chọn loại đúng cá đồng là tốt nhất, chất lượng thịt được đảm bảo và không tồn dư hóa chất công nghiệp.

Muối để ướp cá phải là muối hột, trắng vì loại này không chứa bất kỳ tạp chất nào, đảm bảo nước mắm được ngon nhất.

Hiện nay, nhiều gia đình thường tận dụng các hũ nhựa để ướp cá, muối cá. Tuy nhiên, đây là một dụng cụ không an toàn chút nào vì phần lớn nhựa ngoài thị trường là nhựa tái chế, nhựa độc hại. Khi dùng để muối đựng thức ăn lâu ngày sẽ thải ra chất độc khá nguy hiểm. Một số người có kinh nghiệm muối cá ngon có cách kiểm soát mùi vị tự nhiên rất hấp dẫn. Họ đã sử dụng thêm một phần trái dứa hoặc mật ong xịn, nước đường có tác dụng làm nước mắm thơm, dậy mùi đồng thời giúp màu sắc đẹp, cân bằng độ mặn của nước mắm.

3. Về quy trình ủ cá

Quá trình ủ nước mắm rất quan trọng, nếu bất cẩn thì khiến mắm dễ xuất hiện bọ, bị ruồi nhặng, chuột tấn công nếu không đậy nắp kín. Muốn cá mau ngấm muối, mau tan thì cứ khoảng nửa tháng lại đảo cá một lần vừa giúp cá mau tan và màu sắc cũng đồng đều hơn. Nước mắm đạt tiêu chuẩn phải có màu sắc từ cánh gián đến vàng rơm tùy vào loại cá và điều kiện thời tiết. Mùi thơm đặc trưng không quá nặng mùi và khi nếm có vị mặn vừa miệng và hậu ngọt tự nhiên. Nước mắm tự làm truyền thống không phải bỏ thêm bất kỳ gia vị nào khi thưởng thức mà vẫn ngon.

Chúc bà con thành công!

Trên thị trường hiện nay có không ít các hãng sản xuất nước mắm lấy tiếng là nước mắm truyền thống nhưng qua kiểm soát, đánh giá thì gần như 90% là làm theo hình thức công nghiệp. Đặc biệt có sử dụng nhiều phụ gia tạo ngọt, tạo màu, tạo mùi khá nguy hiểm. Chưa kể nước mắm giả tràn lan trên thị trường không thể kiểm soát hết được. Chỉ cần bỏ ra vài tiếng đồng hồ để ướp cá đồng làm nước mắm bạn và gia đình sẽ cảm thấy an toàn hơn khi sử dụng nước mắm không thể thiếu trên mâm cơm bất kỳ lúc nào.Chúc bà con thành công!

Theo chúng tôi

Thơm Ngon Nước Mắm Cá Linh Đồng

Ủ mắm cá linh ở Đồng Tháp

(KHPTO) Muốn có nước mắm ngon trong mỗi bữa ăn, người dân ở vùng Đồng Tháp thường dùng cá linh để ủ theo phương pháp cổ truyền. Đây là loại nước mắm đặc sản của người dân vùng sông nước mà không nơi nào có được…

Nước mắm cá linh ngon nhờ cách làm mắm. Cá linh dùng ủ để nấu nước mắm phải là cá linh lớn hay còn gọi là “già cá” vì như vậy cá mới có nhiều chất đạm. Thời điểm mua cá linh ủ mắm tốt nhất là trung tuần tháng 9 đến đầu tháng 10 âm lịch, con cá sẽ mập, béo, có nhiều thịt… Cá linh bắt về rửa sạch đổ vào khạp, để 24 giờ chờ cá ươn, tiếp theo cho vào 12 lít muối hột/giạ cá (khoảng 30 kg cá), trộn đều cá muối với nhau rồi dùng tấm nylon nhiều lớp bịt kín trên đậy nắp khạp dằn kín. Sau 3 tháng ủ là có thể đem mắm cá ra nấu, tuy nhiên cá ủ càng lâu nấu nước mắm càng đỏ hồng và càng thơm ngon.

Về phương pháp nấu, có thể dùng nồi lớn cho vào 5 lít cá linh đã ủ, 5 lít nước lã, 2 lít muối hột, bắc lên bếp chụm lửa từ từ đến khi nồi mắm sôi sẽ có nhiều bọt nổi lên, vớt hết bọt mắm bỏ. Dùng một chậu sành, trên miệng chậu đặt chiếc rổ thưa, trong rổ trải một tấm khăn lược dày (loại bồng bột). Quậy đều nồi mắm sôi tan hết muối, sau đó múc nước mắm ủ đổ vào rổ, lần lượt nước mắm qua vải xuống chậu, vài giờ sau cạn hết nước mắm chỉ còn lại xác mắm. Đây là loại nước mắm dùng ăn sống “loại nhất” có màu đỏ tươi bốc lên mùi thơm đặc trưng được gọi là “nước mắm cốt”. Nước mắm nguội dùng phễu sang chai và dùng nắp đậy kín đem phơi 1 đến 2 nắng tốt để giữ màu trong suốt quá trình dùng ăn sống. Xác mắm còn lại cho vào nồi đổ 5 lít nước, 3 lít muối hột nấu lại lần 2 làm “nước mắm nhì” dùng để kho cá hay nêm canh…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Làm Nước Mắm Từ Cá Đồng Ngon Không Hóa Chất Tại Nhà trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!