Đề Xuất 5/2023 # Cách Làm Mì Hoành Thánh Chay Thơm Ngon Hấp Dẫn Mà Cực Đơn Giản Cho Ngày Rằm Tháng 7 # Top 12 Like | Ctc-vn.com

Đề Xuất 5/2023 # Cách Làm Mì Hoành Thánh Chay Thơm Ngon Hấp Dẫn Mà Cực Đơn Giản Cho Ngày Rằm Tháng 7 # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Làm Mì Hoành Thánh Chay Thơm Ngon Hấp Dẫn Mà Cực Đơn Giản Cho Ngày Rằm Tháng 7 mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mì hoành thánh chay là một món mì làm cho những người ăn chay đặc biệt là ăn vào rằm tháng 7. Món ăn có vị ngọt của nấm, vị béo của đậu phụ và vị giòn của hoành thánh chiên.

Mì tươi

Lá hoành thánh

50gr đậu xanh cà vỏ, 500gr nấm rơm, 6 củ cà rốt, 2 quả lê, 2 thanh mía

Gia vị: muối, đường, bột ngọt.

4 tai nấm đông cô, giá đỗ, 2 bìa đậu phụ, 1 lá đậu hũ ky (phù trúc)

Cà rốt gọt vỏ, cắt khúc, rửa sạch.

Mía rửa sạch. Lê gọt vỏ, bổ đôi, lấy hột.

Đun sôi một nồi nước rồi cho cà rốt, lê, mía vào nấu mềm. Bạn có thể linh động thay thế các loại củ quả như su hào, táo, củ cải trắng, củ sắn… Nấu nước dùng từ các loại củ quả cho vị rất thanh và nhẹ. Có thể nấu một lần thật nhiều sau đó cất đông ăn dần để tiết kiệm thời gian.

Khi các loại rau củ đã mềm và ra nước ngọt bạn nêm chút muối và bột ngọt cho vừa ăn.

Chuẩn bị tô mì hoành thánh chay

Mì tươi mua về trụng qua nước sôi, vớt ra rổ, xả nước lạnh rồi đổ tí dầu ăn vào xóc đều cho ráo và sợi mì được tơi ra.

Nấm đông cô ngâm nước cho mềm, 2 tai cắt lát mỏng, 2 tai cắt nhuyễn.

Phù trúc chiên vàng giòn.

Nếu bạn dùng nấm rơm tươi thì chỉ cần gọt sạch, rửa nước muối là được; còn nếu dùng nấm đông lạnh thì bạn nên luộc sôi vài lần cho hết đắng.

Phần nấm này bạn chia làm hai: 1/2 xào sơ rồi cho vào nồi nước dùng, 1/2 còn lại băm nhuyễn để chừa làm nhân hoành thánh.

Chuẩn bị làm hoành thánh chay

Hành tím băm nhuyễn.

Nấm rơm, nấm đông cô đã cắt nhuyễn.

Đậu xanh hấp chín.

Làm nóng chút dầu ăn trên chảo, cho hành tím vào phi thơm rồi cho đậu xanh và nấm vào đảo đều.

Nêm chút muối, đường cho vừa ăn.

Trải lá hoành thánh ra, cho khoảng 1 thìa nhân vào giữa, gói lại.

Làm nóng nhiều dầu ăn trong chảo sâu lòng hoặc nồi chiên rồi cho hoành thánh vào chiên vàng. Khi vớt ra bạn nhớ trút ngược hoành thánh cho chảy hết dầu ra, giúp cho hoành thánh lâu bị ỉu hơn

Trình bày mì hoành thánh chay

Xếp mì ra tô; bên trên đặt đậu phụ, phù trúc, nấm đông cô, nấm rơm.

Múc nước dùng nóng chan lên.

Rắc tiêu và ngò, dùng nóng với hoành thánh chiên giòn rất ngon.

Mì Hoành Thánh Chay Cho Ngày Đầu Tháng Chạp

Nấu nước lèo:

– Cà rốt gọt vỏ, cắt khúc, rửa sạch.

– Lê gọt vỏ, bổ đôi, lấy hột.

– Su hào, táo, củ cải trắng, củ sắn… gọt vỏ xắt miếng vừa vừa.

– Đun sôi một nồi nước rồi cho cà rốt, lê, củ cải trắng… vào nấu khoảng 1 tiếng. Khi các loại rau củ đã mềm và ra nước ngọt, nêm chút muối và bột nêm chay + 1 cục nhỏ đừơng phèn vào, nêm nếm cho vừa ăn.

– Bạn có thể nấu nhiều nước soup một chút, để nguội xong bỏ vào tù lạnh dùng trong một tuần.

Vật liệu cho phần nhân:

Đạm khô vụn chay, ngâm nước cho mềm, vắt ráo nước

Rau ngò thái nhỏ

1 muỗng canh dầu mè

Boa rô băm nhuyễn

Nấm rơm ngâm nước muối rửa sạch, cắt nhuyễn

Nấm đông cô ngâm mềm cắt nhuyễn

Đậu xanh cà vỏ, hấp chín

2 muỗng cà phê bột nêm nấm

1 muỗng cà-phê tiêu

1 chút muối

Vỏ bánh gói hoành thánh (loại không trứng)

Chuẩn bị làm hoành thánh:

– Dùng máy xay đạm chay cho mịn.

– Bắc chảo cho nóng, cho chút dầu ăn vào chảo, cho boa rô vào phi thơm rồi cho đạm chay, đậu xanh và nấm vào đảo đều. Nêm chút muối, tiêu + đường cho vừa ăn.

Đổ tất cả các món vừa xào ra cái rổ cho ráo bớt nước, để làm nhân bánh.

-Trải lá hoành thánh ra, cho khoảng 1 thìa cà phê nhân vào giữa, gói lại.

Cách luộc bánh hoành thánh:

– Đổ nước vào khoảng nửa nồi, đun sôi.

– Khi nước sôi, cho hoành thánh vào nồi, khuấy nhẹ tay.

– Khi thấy hoành thánh nổi lên là bánh hoành thánh chín. Lấy bánh ra, để vào rổ cho ráo nước rồi xếp ra đĩa. Đừng để bánh dính sát vào nhau cho đến khi nguội bớt.

Chuẩn bị luộc mì:

Mì tươi mua về trụng qua nước sôi, vớt ra rổ, xả nước lạnh rồi đổ tí dầu ăn vào xóc đều cho ráo và sợi mì được tơi ra.

Xếp mì ra tô, bỏ hoành thánh vào. Múc nước dùng nóng chan lên. Rưới tí dầu mè cho thơm.

Rắc tiêu và ngò, bạn có thể cho thêm cải thìa, cà rốt vô ăn cho đỡ ngán.

Ăn bánh hoành thánh khi còn ấm, cho bánh vào nước súp chay làm mì hoành thánh, hoặc ăn không cần nước súp, hoặc chấm với nước tương… đều ngon.

Cách Nấu Mì Hoành Thánh Đơn Giản Cực Ngọt Ngon

Cách nấu mì hoành thánh là món ăn xuất phát từ Quảng Đông, còn có tên gọi khác là mỳ sủi cảo, mang đặc trưng ẩm thực Trung hoa nhưng được rất nhiều người Việt Nam ưa dùng. Cách làm mì hoành thánh có nhiều kiểu khác nhau dựa trên sự thay đổi nguyên liệu chế biến nhân, có thể là tôm, thịt, đồ chay,… mỗi cách nấu món mì hoành thánh lại khiến cho tô mì có một hương vị đặc trưng riêng, cũng như cảm nhận khác biệt cho người thưởng thức. Với cách làm mì hoành thánh ngon sau đây, phần nhân có vị ngọt thơm của thịt và nấm cùng sự hòa quyện nhiều loại nguyên liệu khác nhau trở nên cực kì hấp dẫn.

Cách nấu mì hoành thánh

Bước 1:

Nấm mèo đem ngâm vào nước ấm cho mềm rồi rửa sạch bằng nước.

Cắt bỏ gốc nấm và thái nhỏ phần tai mềm.

Tỏi bóc vỏ rồi băm nhuyễn.

Cho thịt xay vào tô, thêm nấm mèo, chút muối, đường, bột nêm, tiêu và hành tỏi băm nhuyễn, để ướp thịt trong 30 phút cho ngấm.

Bước 2:

Dặt vỏ bánh hoành thánh lên tay, cho nhân thịt vào, bọc lại rồi gói cho thật kín, làm đến khi hết nguyên liệu.

Cho bánh đã gói vào xửng hấp khoảng 20 phút để bánh chín.

Bước 3:

Làm sạch nấm rơm, rửa sạch rồi để ráo, sau đó cắt nhỏ.

Hành tây rửa sạch, thái nhỏ.

Bước 4:

Bắc chảo lên bếp, cho vào 40g bơ, nấu cho bơ nóng chảy thì thả hành tây vào xào đến khi hành tây chuyển màu trắng trong thì thêm các loại nấm, nêm chút đường, bột nêm, muối, tiêu, dầu mè sau đó đảo đều.

Chờ nấm mềm thì cho vào chảo 150ml sữa tươi, đảo đều, nấu tiếp 2 phút thì tắt bếp.

Bước 5:

Bắc nồi lên bếp, thêm nước vào vừa 2/3 chiều cao nồi, để lửa lớn, nấu cho nước sôi già thì thả mì hoành thánh vào trụng khoảng 2 phút và vớt ra đĩa.

Xếp hoành thánh lên bát, rưới sốt nấm thịt vừa làm lên trên, rắc thêm ngò gai là có thể dùng được.

7 Món Chay Ngon Cho Mâm Cúng Ngày Rằm Tháng Giêng

1. Nấm kho tiêu chay

là nguyên liệu được nhiều người lựa chọn để làm . Nấm vừa bổ, vừa ngọt tự nhiên, có độ dai mềm khi kho cùng tiêu xanh làm dậy hương thơm. Nước kho sền sệt mằn mặn, cay thơm áo quanh nấm nâu bóng hấp dẫn thích hợp khi đi cùng cơm trắng. Nấm kho tiêu chay là một món chay ngon, bổ dưỡng, làm ấm cơ thể khi thời tiết se se lạnh.

Nguyên liệu làm nấm kho tiêu chay:

Phần nấm kho:

Hạt nêm chay: 10 gr

Đường trắng: 40 gr

Nước mắm chay: 20 ml

Nước tương: 20 ml

Tiêu: 3 gr

Ớt băm: 5 gr

Tiêu xanh: 10 gr

Nước: 80 ml

Phần nước kho:

Cách làm nấm kho tiêu chay:

Bước 1: Cho tất cả thành phần nước kho gồm đường, nước tương, nước mắm chay, hạt nêm chay, hạt tiêu xanh đập dập, ớt băm và tiêu xay vào một chén, khuấy đều cho gia vị hòa tan.

Bước 2: Làm nóng , cho vào 1 muỗng canh đường trắng, dùng đũa khuấy đều cho tan đường. Khi đường chuyển sang màu vàng caramel và sôi nhẹ thì cho hành boa rô băm nhuyễn (phần thân xanh) vào, phi hành cho vàng thơm. Tiếp theo đổ hỗn hợp nước kho đã pha vào nồi, đun sôi.

là món chay ngon, rất bắt cơm,được nhiều người yêu thích. Đặc biệt, nấm kho tiêu chay thành phẩm có hình thức và màu sắc rất đẹp, nhìn đơn giản nhưng lại vô cùng tỉ mỉ.

2. Canh chua nấm chay thanh nhẹ

là món canh chay được nhiều người ăn chay yêu thích. Vị chua thanh mát và rau xanh trong canh chua mang đến cho bạn cảm giác thanh mát khi ăn, giải ngán sau thời gian ăn nhiều dầu mỡ. Đặc biệt, nước dừa ngọt mát thay cho nước lọc làm nước canh thanh tao đến lạ, hương thơm của tắc làm kích thích vị giác. Canh chua nấm chay là một món ăn vừa giản dị vừa trang trọng cho một .

Nguyên liệu làm canh chua nấm chay:

Đậu hủ chiên: 100 gr

Cà chua: 80 gr

Nấm hương: 50 gr

Thơm: 50 gr

Bạc hà: 50 gr

Đậu bắp: 50 gr

Nước dừa: 400 ml

Nước cốt tắc: 50 ml

Hạt nêm nấm hương Maggi: 3 muỗng canh

Đường trắng: 3 muỗng canh

Muối: 1/2 muỗng cà phê

Dầu ăn: 1 muỗng canh

Cách làm canh chua nấm chay:

Bước 1: Đậu hủ chiên cắt khối vuông. Thơm cắt lát. Cà chua cắt ra làm 6. Bạc hà tước xơ, cắt xéo, rửa sạch. Đậu bắp bỏ cuống, cắt xéo. Nấm kim châm và cắt bỏ chân, nấm đông cô tỉa hoa, ngâm nước muối 15 phút để khử mùi rồi rửa lại với nước sạch, để ráo. Tắc vắt lấy nước cốt.

Bước 2: Bắc nồi lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn. Đợi dầu nóng rồi cho cà chua và dứa vào, nêm vào đây 1 muỗng canh hạt nêm và 1 muỗng canh đường rồi xào lên cho mềm và thơm. Tiếp theo đổ 400ml nước dừa và 400ml nước lọc vào nồi, đun lên cho sôi.

Bước 3: Nêm nước lẩu với 50ml nước ép tắc, 2 muỗng canh hạt nêm, 2 muỗng canh đường trắng và 1/2 muỗng cà phê muối.

Bước 4: Nước canh sôi lên thì cho đậu hủ, đậu bắp, , nấm kim châm vào, chờ nước sôi lại thì rắc ngò gai, ngò om và ớt sừng vào, tắt bếp.

Canh chua ngũ sắc nâu, vàng, trắng, xanh và đỏ tượng trưng cho ngũ hành, sự sung túc, rất ý nghĩa cho mâm cúng Rằm tháng Giêng.

3. Mít kho chay

Nếu là người thường xuyên ăn các món chay, hẳn nhiên bạn sẽ biết món mít kho đặc sắc này. là món quà dân dã, đơn giản thường được làm , nấu canh,… mang cho người ăn cảm giác mềm, dẻo, lại dai bùi vô cùng lạ miệng.

Nguyên liệu làm mít kho chay:

Mít non: 500 gr

Dầu ăn: 200 ml

Hành boa rô: 60 gr

Dầu ăn: 1 muỗng canh

Nước tương: 2 muỗng canh

Muối: 1/2 muỗng cà phê

Đường trắng: 1 muỗng cà phê

Hạt nêm chay: 1 muỗng cà phê

Nước dừa: 500 ml

Lá lốt: 30 gr

Cách làm mít kho chay:

Bước 1: Đun nóng dầu ăn, sau đó cho 40gr hành boa rô cắt lát vào phi thơm đến khi hành chuyển sang màu vàng đẹp thì vớt hành để riêng.

Bước 2: Mít non mua về gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng dày và ngâm vào nước muối loãng 30 phút trước khi chế biến để mít ra bớt nhựa trắng.

Bước 3: Đun nóng 2 muỗng canh dầu ăn, cho 20gr hành boa rô vào phi thơm, tiếp theo cho mít non vào xào sơ. Nêm nước tương, muối, đường, hạt nêm chay.

Bước 4: Đổ 500ml nước dừa vào, đậy nắp và đun sôi, sau đó hạ lửa nhỏ, kho mít trong khoảng 20 – 30 phút, đến khi nước cạn, mít mềm thì cho lá lốt cắt sợi vào đảo đều và tắt bếp.

Bước 5: Khi ăn thì rắc hành boa rô phi vàng, tiêu và ngò lên trên mặt, ăn kèm cơm nóng rất ngon.

Chỉ với nguyên liệu quen thuộc và rẻ tiền lại tạo nên một món ăn chay thơm ngon lại đặc sắc, chần chờ gì mà không làm thử ngay?

4. Đậu hủ cuốn lá lốt chay

Nguyên liệu làm đậu hủ cuốn lá lốt chay:

Lá lốt: 150 gr

Nấm hương: 15 gr

Nấm mèo: 15 gr

Hạt nêm chay: 2 muỗng cà phê

Đường trắng: 1 muỗng cà phê

Tiêu: 1 muỗng cà phê

Dầu ăn: 50 ml

Cách làm đậu hủ cuốn lá lốt chay:

Bước 2: Cho và nấm xào vào tô, thêm vào 3 lá lốt cắt sợi, nêm nếm tùy khẩu vị. Với 2 miếng đậu hũ non thì mình nêm cùng hạt nêm chay, đường, tiêu. Tiếp theo bạn bóp nát đậu hũ và trộn đều cùng với các nguyên liệu.

Bước 3: Cho nhân đậu hủ vào lá lốt rồi cuốn chặt tay.

Bước 4: Cho vào chảo chống dính số dầu ăn còn lại (không cần chiên quá ngập dầu sẽ gây ngấy), từ từ cho chả lá lốt vào chiên đến khi lá lốt dính vào nhân đậu hũ, dậy mùi thơm đặc trưng thì gắp ra cho vào dĩa có lót giấy thấm dầu.

Bạn có thể chiên hoặc nướng tùy thích. Chỉ cần được nướng lên, lá lốt tỏa hương thơm lừng. Đây sẽ là món ăn lạ mà lại hấp dẫn đối với một bữa cơm chay đấy.

5. Cuốn diếp chay

Diếp là tên dùng chỉ . Cuốn diếp là cải bẹ xanh được cuốn với những món rau củ bổ dưỡng, tạo nên một món ăn thanh đạm lại lạ miệng. Với hình thức bắt mắt lại thanh thuần, rất phù hợp cho một mâm cỗ chay chăm chút tỉ mỉ. Đặc biệt nhất là cuốn diếp được ăn kèm với sốt , một lại tương đặc sản của nước ta có mùi vị lạ nhưng lại nhiều người yêu thích.

Nguyên liệu làm cuốn diếp chay:

Cải bẹ xanh: 300 gr

Bông hẹ: 50 gr

Hành boa rô: 10 gr

Nấm linh chi nâu: 50 gr

Nấm mèo: 50 gr

Đậu hũ chiên: 50 gr

Bún tươi: 500 gr

Dầu hào chay: 1 muỗng canh

Nấm rơm băm nhuyễn: 50 gr

Tương bần: 4 muỗng canh

Nước: 3 muỗng canh

Đường trắng: 60 gr

Mè trắng: 1 muỗng canh

Cách làm cuốn diếp chay:

Phần cuốn diếp chay:

Bước 1: Hành boa rô băm nhỏ cho vào chảo nóng với một ít dầu ăn rồi đảo đều cho thơm. Lần lượt cho nấm linh chi, nấm mèo và đậu hủ chiên cắt sợi vào xào chín rồi để nguội.

Bước 2: Vì tương bần có vị khá mặn nên tùy vào số lượng người ăn trong gia đình mà ta điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.

Phần sốt tương bần:

Bắc chảo nóng, cho vào chảo nóng 50gr nấm rơm đảo đều cho chín, tiếp đến cho vào khoảng 4 muỗng canh tương bần, 3 muỗng canh nước, 1 muỗng canh bơ đậu phộng, đường và 1 muỗng canh mè trắng đã rang. Đảo đều đến khi sôi rồi tắt bếp để nguội.

Bước 3: Trải lá diếp ra, mặt lá nhẵn lật xuống dưới, mặt răng cưa để lên trên. Cho một ít bún kèm nhân và đồ chua vào giữa lá, cuộn lại và cột định hình bằng cọng bông hẹ đã trụng sơ, sau đó cắt 2 đầu để cuốn diếp được đều và đẹp mắt hơn.

Khi ăn, chấm cuốn diếp với tương bần đã được pha. Món ăn thanh đạm nhưng lại mang đậm màu sắc ẩm thực Việt này sẽ là một lựa chọn vô cùng đặc sắc cho mâm cỗ Rằm tháng Giêng nhà bạn.

6. Chả lụa chay

Nói đến những mâm cỗ cúng kiếng, các món chả lụa, giò,.. thường được ưu ái. Với mâm cỗ chay hẳn nhiên sẽ có chả lụa chay. được làm từ một cách khéo léo. Hương vị giai giòn, thơm hương đậu nành ngon không thua kém bất kỳ món ăn nào.

Nguyên liệu làm chả lụa chay:

Tàu hũ ky: 1 kg

Hành boa rô: 30 gr

Muối: 4 muỗng cà phê

Tiêu: 2 muỗng cà phê

Bột ngọt: 2 muỗng cà phê

Cách làm chả lụa chay:

Bước 1: Tàu hũ ky mua loại miếng khô, cắt bỏ viền cứng bên ngoài, cho vào thau nước lạnh bóp và xả nhiều lần đến khi nước trong thì vắt ráo nước.

Bước 2: Với 1 kg tàu hũ ky đã bóp mềm và vắt ráo nước, bạn cho thêm 10gr muối, bóp đến khi thấy ra bọt thì cho vào túi lọc vắt ráo nước.

Bước 3: Cho tàu hũ ky đã vắt ráo nước ra tô, thêm hành boa rô phi, bột ngọt, tiêu xay, muối rồi trộn đều cho thấm gia vị. Cho tàu hũ ky vào một chiếc túi ni-lon hoặc túi zip lớn, nén chặt tàu hũ ky xuống phía đáy túi để cố định đòn chả..

Bước 4: Chuẩn bị sẵn lá chuối để gói chả. Lá chuối rửa sạch, trụng qua nước sôi để tạo độ dai sau đó lau khô. Xếp nhiều lớp lá chuối ra mặt phẳng, đặt cuộn chả đã cắt bỏ túi ni-lon vào giữa rồi gói lại. Dùng dây lạt buộc chặt đòn chả.

Bước 5: Đun sôi nước trong xửng hấp, lót lá chuối vụn lên trên xửng, cho đòn chả vào hấp 3 tiếng cho chả chín. Sau đó lấy ra để nguội, cho vào tủ lạnh ít nhất 2 tiếng trước khi cắt ra thưởng thức.

7. Hủ tiếu chay

Nguyên liệu làm hủ tiếu chay:

Khoai môn, khoai lang: 100 gr mỗi loại

Nấm đông cô: 200 gr

Hành boa rô: 80 gr

Dầu ăn: 20 ml

Hạt nêm chay: 10 gr

Vỏ hoành thánh: 100 gr

Tiêu: 2 gr

Đậu hũ trắng: 300 gr

Lê: 150 gr

Bắp Mỹ: 200 gr

Muối: 13 gr

Nước: 2 lít

Cà rốt, củ cải trắng, cải thảo: 100 gr mỗi loại

Đường phèn: 10 gr

Hủ tiếu: 500 gr

Cách làm hủ tiếu chay:

Bước 2: Đun nóng dầu ăn, cho hành boa rô cắt lát vào phi vàng thơm, sau đó vớt hành ra, tiếp tục cho 300gr đậu hũ trắng cắt miếng vuông vào chiên vàng đều các mặt. Tiếp theo cho hoành thánh vào chiên vàng giòn.

Bước 3: Nấu : Chuẩn bị nồi lớn, cho lê cắt miếng, bắp Mỹ cắt khúc, hành boa rô cắt khúc và muối, đổ vào 2 lít nước. Đậy nắp và hầm nhỏ lửa trong 60 phút.

Bước 4: Sau khi hầm 60 phút, vớt bỏ phần xác rau củ, lọc lấy nước dùng. Cho vào cà rốt, củ cải trắng cắt lát và 100gr nấm đông cô vào nấu khoảng 20 phút. Sau đó cho cải thảo cắt khúc vào và nêm gia vị gồm muối 10 gr, hạt nêm chay 5gr và đường phèn 10gr. Dùng muỗng khuấy đều, đợi hỗn hợp sôi thêm lần nữa thì tắt bếp.

Bước 5: cho vào tô, thêm các topping gồm đậu hũ chiên, hoành thánh, ngò rí, hành boa rô phi vàng, tiêu, rau củ và chan nước dùng. Hủ tiếu chay ăn kèm tàu hũ ki chiên giòn và rau giá rất ngon.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Làm Mì Hoành Thánh Chay Thơm Ngon Hấp Dẫn Mà Cực Đơn Giản Cho Ngày Rằm Tháng 7 trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!