Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Làm Chè Khoai Dẻo ?? Giải Nhiệt Cực Đã mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Món chè khoai dẻo này chỉ mới xuất hiện sau này nhưng lại được rất nhiều người yêu thích. Thành phần chính là khoai lang 🍠 quen thuộc đã được chế biến để có độ dẻo dẻo, dai dai tạo sự thú vị và vui miệng khi nhai. Không chỉ vậy, món chè còn trông rất bắt mắt bởi màu sắc của các loại khoai.
Nếu bất chợt thèm chè khoai lang dẻo, bạn hoàn toàn có thể vào bếp và làm ngay. Còn chờ gì nữa mà không cùng mình vào bếp, nặn khoai nấu chè nào!
Save
In Công Thức
5
from 1 vote
Cách làm chè khoai dẻo
Chè khoai vừa bùi vừa béo ngon không cưỡng lại được các bạn ạ!
Chuẩn bị
10
phút
Nấu
50
phút
Tổng thời gian
1
giờ
Khẩu phần:
4
Calories:
305
kcal
Nguyên Liệu
Phần khoai
100
g
khoai lang ruột tím
100
g
khoai lang ruột vàng
100
g
khoai lang ruột trắng
150
g
bột năng
Sữa/nước
nếu cần
Phần nước cốt dừa
170
ml
nước cốt dừa
120
g
đường
20
g
bột năng
600
ml
nước
Phần topping
Mè rang
Dụng Cụ
Xửng hấp*
Hướng dẫn
Bước 1: Làm phần khoai lang dẻo
Khoai lang rửa sạch, cắt khoanh rồi đem hấp chín.
Khoai chín thì bóc vỏ rồi đem giã nhuyễn.
Với mỗi loại khoai, bạn cho 50 g bột năng vào và nhồi kỹ để thu được khối bột khoai dẻo mịn.
Bạn vo bột thành từng viên khoai có hình tròn nhỏ.
Bạn đem các viên khoai đi luộc chín rồi vớt vào âu nước đá.
Bước 2: Làm phần nước cốt dừa
Đun nước cốt dừa nấu với nước và đường.
Khi hỗn hợp sôi thì bạn cho 20 g bột năng đã hòa tan với nước vào và khuấy đều cho đến khi thấy hỗn hợp nước cốt dừa sánh lại.
Khi nước cốt dừa sôi lại thì bạn cho các viên khoai vào và nấu sôi trở lại một lần nữa rồi tắt bếp.
Bước 3: Hoàn thành
Chè nguội thì bạn múc chè ra chén, thêm đá, rắc ít mè vàng lên cho thơm và thưởng thức.
Nutrition
Calories:
305
kcal
Bước 1: Làm phần khoai lang dẻo
Save
Save
Với mỗi bát khoai, bạn sẽ dùng 50 g bột năng. Bạn cho bột năng vào dần dần, trộn hết bột mới cho tiếp. Sau đó bạn nhồi kỹ cho đến khi thu được khối bột dẻo mịn.
Save
Khoai lang tím thường khô hơn các loại khoai khác nên bạn có thể thêm 1 xíu sữa hoặc nước để cho bột và khoai kết dính với nhau tốt hơn.
Bước tiếp theo là bạn sẽ tạo hình những viên khoai lang nhỏ. Đơn giản nhất là bạn lăn bột thành từng thanh dài nhỏ, rồi sau đó dùng dao cắt ra thành từng khúc nhỏ. Hoặc bạn cũng có thể vê bột thành từng viên khoai có hình tròn nhỏ.
Hoặc bạn cũng có thể nặn cả 2 kiểu luôn để món chè thành phẩm trông được đẹp hơn. Bạn cũng rắc ít bột lên các viên bột đã làm để chúng không dính với nhau.
Save
Bạn chuẩn bị một nồi nước và đun sôi. Nước sôi thì bạn cho khoai vào luộc. Bạn nhớ luộc mỗi màu khoai riêng để màu của chúng không bị lẫn vào nhau.
Bạn luộc cho đến khi thấy các viên khoai nổi lên trên mặt nước thì vặn nhỏ lửa và nấu thêm khoảng 5 phút nữa là khoai chín.
Save
Tầm 10 phút sau khoai nguội rồi thì bạn vớt viên khoai ra tô, rồi cho vào đó ít mật ong hoặc nước đường. Bạn làm như vậy thì khoai để lâu sẽ không bị dính.
Bước 2: Làm phần nước cốt dừa
Trong 1 nồi, bạn cho nước cốt dừa nấu, nước và đường.
Bạn hòa tan 20 g bột năng vào nước. Khi hỗn hợp nước cốt dừa sôi thì bạn cho phần nước bột năng này vào và khuấy đều cho đến khi thấy hỗn hợp nước cốt dừa sánh lại.
Save
Khi nước cốt dừa sôi lại thì bạn cho các viên khoai vào và nấu sôi trở lại một lần nữa rồi tắt bếp.
Save
Bước 3: Cách Làm Chè Khoai Dẻo – Hoàn thành
Bạn đợi chè nguội bớt thì mới múc chè ra chén, thêm ít mè rang nữa là đã ăn được rồi nè. Bạn ăn nóng hay thêm đá đều ngon nhá.
Một tô chè vừa bùi vừa béo ngon không cưỡng lại được các bạn ạ!
Save
Một cách làm chè khoai dẻo khác
Ngoài cách nấu khoai chung với nước cốt dừa như trên, bạn có thể nấu nước đường riêng và nước cốt dừa riêng. Khi nào ăn thì bạn mới cho vào.
Nước cốt dừa bạn cho vào nồi nhỏ, thêm đường, 1 chút xíu muối và nêm nếm vừa ăn. Bạn nấu đến khi nước cốt dừa sôi thì khuấy 1 muỗng cà phê bột năng cùng chút nước lạnh để bột tan và cho vào. Bạn khuấy thật đều tay đến khi thấy nước cốt dừa sánh lại thì bạn tắt bếp.
Lúc ăn bạn cho các viên khoai dẻo ra tô, chan nước đường, nước cốt dừa rồi đến các loại topping khác là thưởng thức được rồi.
Save
Cách Làm Chè Khoai Dẻo – Món chè đầy màu sắc
Món chè hấp dẫn này khi ăn bạn còn có thể cho thêm đá bào, và dừa sợi nữa đó. Và bạn cũng có thể làm những viên khoai nhiều màu hơn thế nữa, chứ không chỉ là tím, vàng và trắng.
Để làm được như thế, bạn sẽ sử dụng khoai lang trắng, hấp chín, nghiền chín rồi thêm màu vào từ nước ép của rau củ hoặc màu thực phẩm.
Save
Món chè khoai dẻo với đủ loại toppings
Chưa dừng lại ở đó, món chè khoai dẻo này còn tạo độ “hot” hơn nữa khi được mix với đủ thứ toppings mà làm cho nó càng ngon và bổ dưỡng hơn nữa.
Một toppings truyền thống cho các loại chè chính là thạch sương sáo. Bạn chỉ cần mua ở chợ về và cắt thành hình vuông nhỏ vừa ăn. Khi ăn thì cho vào cùng là đã làm món chè khoai dẻo thêm ngon mát rồi.
Save
Ngoài sương sáo thì bạn còn có thể cho thêm đậu nữa đó. Các loại đậu sẽ tăng thêm protein bổ dưỡng cho món ăn này. Bạn mua đậu xanh, đậu đỏ,… về rửa sạch và đem đi nấu với lửa nhỏ đến mềm. Khi đậu mềm rồi thì bạn cho thêm đường để đậu vừa ăn.
Save
Và bạn cũng hoàn toàn có thể chọn các toppings là hạt chia hay các loại hạt khô cho thật “healthy” nữa đấy.
Save
Món chè độc đáo này có nguồn gốc từ xứ Đài và chỉ mới xuất hiện ở nước nước khoảng vài năm về trước. Món chè ban đầu chỉ đơn thuần là các viên khoai với nước cốt dừa thì nay đã được biến tấu và làm cho nó càng ngon hơn và hấp dẫn hơn.
Nếu bạn không có thời gian, bạn chỉ cần thực hiện cách làm chè khoai dẻo với 2 loại khoai là khoai tím và khoai vàng, nước đường, nước cốt dừa và thêm sương sáo mua sẵn là đã rất ngon lành rồi.
Ngoài chè khoai dẻo thì Việt Nam ta cũng có rất nhiều loại chè ngon nấu từ các loại rau củ quả tự nhiên khác như chè bưởi, chè ngô 🌽, chè chuối 🍌,… Dù ngày nắng nóng, mưa dầm hay giá rét, những cốc chè ngọt thơm này đều rất tuyệt đó.
*Ảnh: Nguồn Internet
Sharing is caring:
0
Shares
0
More
3 Cách Nấu Chè Đỗ Đen Thanh Mát, Giải Nhiệt Đơn Giản, Cực Đã Cho Hè Này!
Các mẹ ơi, đậu đen xưa nay được xem là “thần dược” trong việc giải độc, bổ thận, bổ máu, thanh lọc cơ thể rồi đấy ạ. Trong đậu đen có 1 nhóm chất rất quan trọng tạo màu sắc đỏ tím cho lớp vỏ ngoài của nó được gọi là anthocyanidin.
Anthocyanidin là nhóm chất có tác dụng kháng oxy hóa tế bào rất cao, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống ung thư, kéo dài tuổi thọ, chống lão hóa tế bào.
Mùa hè nắng nóng, khói bụi sẽ khiến cơ thể mất nước, tích tụ độc tố sinh bệnh tật, mỏi mệt. Các mẹ hãy chịu khó biến tấu các món chè với đỗ đen này để bồi bổ, giải nhiệt cho cả nhà nha.
1. CHÈ ĐỖ ĐEN CỐT DỪA
Nguyên liệu:
– 1 chén đậu đen
– 1,5 lít nước (bạn có thể thêm nước nếu thích ăn chè nhiều nước) – 200- 250gr đường nâu – 2 lá dứa
– Phần nước cốt dừa: 1 lon nước cốt dừa = 400ml; 1,5 muỗng cà phê tinh bột bắp hòa chung 50ml nước lạnh; 30gr đường; 100ml nước lạnh.
Cách làm:
– Đậu đen rửa sạch, ngâm qua đêm. Sau đó cho vào nồi cùng với nước + chút muối và là dứa, bắc lên bếp nấu lửa vừa. Trong khi nấu hớt bỏ bột. Khi hạt đậu chín mềm (cần phải mềm và bùi) thì cho đường vào nấu thêm 10 phút cho đậu ngấm đường. Cố gắng quan sát nồi chè có lượng nước không quá lỏng thì mới ngon.
– Cho hết phần nước cốt dừa + nước lạnh + đường vào nồi hòa tan, bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ. Khi nước dừa sôi thì cho chén bột bắp vào khuấy đều, tạo độ sánh là tắt bếp, để nguội.
– Chè đậu đen cho ra ly, tiếp đến là đá đập nhỏ. Cuối cùng chan nước cốt dừa cho thêm dừa non và đậu phụng rang giã nhỏ nếu thích.
2. CHÈ ĐẬU ĐEN 3 MÀU
Cách nấu chè đậu đen 3 màu có mất thời gian hơn một chút, đổi lại rất đẹp mắt và ngon, các con sẽ cực thích đấy ạ.
Nguyên liệu:
– Đậu đen: 200g
– Đường: 350g – Bí đỏ: 200g – Bột nếp: 100g – Siro bạc hà – Bột rau câu: 1 gói – Nước cốt dừa – Bột năng: ½ thìa cà phê
– Dừa sợi: 1 ít – Dừa khô: 1 ít
Cách làm:
– Đậu đen vo sạch ngâm khoảng 4-6 giờ. Cho đậu đen vào nồi áp suất, đổ nước cách mặt đậu khoảng 2cm, hầm đậu chín mềm, sau đó cho 100g đường vào đun tiếp khoảng 3 phút cho đậu ngấm ngọt hay đến khi đường tan.
– Bí đỏ gọt vỏ cắt miếng. Sau đó cho vào nồi hấp cách thủy, khi bí chín dùng muôi cán nhuyễn sau đó cho 100g bột nếp, 50g đường sau đó nhào bột thật nhuyễn thành một khối đồng nhất.
– Chia bột thành những viên bằng nhau rồi viên tròn thành từng viên nhỏ.
– Đặt nồi nước lên bếp đun sôi, thả từng viên bột nếp vào luộc, khi bột chín bánh nếp sẽ nổi lên. Vớt bánh nếp ra ngâm vào âu nước sôi để nguội.
– Đặt nồi nước lên bếp đun sôi, thả từng viên bột nếp vào luộc, khi bột chín bánh nếp sẽ nổi lên. Vớt bánh nếp ra ngâm vào âu nước sôi để nguội.
– Pha 10g bột rau câu với 1 lít nước, 100g đường sau đó đặt lên bếp đun sôi, khi bột rau câu sôi hạ bớt lửa thêm 2 thìa siro bạc hà đun thêm khoảng 2 phút rồi đổ bột rau câu ra âu đợi thạch nguội và đông lại. Để thạch bạc hà vào ngăn mát làm lạnh rồi cắt thành từng miếng vừa ăn.
3. CHÈ ĐỖ ĐEN BÍ ĐỎ
Cách nấu chè đỗ đen bí đỏ đơn giản mà dinh dưỡng rất cao đó.
Nguyên liệu:
– Đậu đen: 150 g
– Bí đỏ: 300 g – Bột nếp: 100 g- Nước cốt dừa: 100 ml- Dừa sợi: 50 g- Đường cát: 200 g (Tùy theo độ ngọt bạn cho phù hợp với khẩu vị)
Cách làm:
– Đậu đen vo rửa sạch, nhặt bỏ hạt lép, mọt ngâm nước khoảng 6-8 giờ hoặc ngâm qua đêm cho đậu mềm.
– Hôm sau cho đậu đen vào nồi áp suất, đổ nước cách đậu khoảng 3-5 cm rồi ninh mềm.
– Bí đỏ ngọt vỏ, rửa sạch cho vào nồi hấp cách thủy đến khi bí đỏ mềm cho vào âu dùng muôi gỗ cán nhuyễn sau đó rây qua rây cho mịn.
– Trộn bí đỏ với 100 g bột nếp, 100 g đường sau đó nhào thật mềm để bột mềm mịn. Viên từng viên bột bí đỏ cỡ vừa ăn. Đun một nồi nước sôi sau đó thả từng viên bí đỏ vào luộc chín. Vớt bí đỏ ra ngâm vào bát nước sôi để nguội.
Cách nấu chè bí đỏ nước dừa
Cách Nấu Chè Khoai Môn Vừa Thơm Vừa Dẻo Giúp Hạ Nhiệt Nắng Nóng
PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
– 300gr khoai môn – 70gr bột năng – 50gr đường – Nếu bạn muốn sử dụng màu thì dùng nước ép lá dứa hay nước hoa đậu biếc. – 1 trái dừa non –Phần nước đường: 150gr đường; 400ml nước; 200ml nước cốt dừa. – 50gr bột năng để riêng dành áo viên bột.
– Để có được củ khoai môn ngon và nhiều bột, bạn hãy chọn mua những quả có kích thước vừa phải.
– Những của khoai khi bổ ra sẽ có màu trắng đục, nhiều vân tím thì đó chính là củ khoai môn thơm ngon nhiều dưỡng chất nhất.
– Những đồ ăn, rau củ quả nếu đúng mùa vụ thì nó sẽ rất tươi ngon và bổ dưỡng, còn nếu bạn mua những thứ đó trái mùa thì nguy cơ bị ngộ độc là rất cao bởi vì những thực phẩm đó thường phải dùng đến hóa chất. Khoai môn cũng tương tự, bạn có thể chọn khoai theo mùa.
Những của khoai khi bổ ra sẽ có màu trắng đục, nhiều vân tím thì đó chính là củ khoai môn thơm ngon nhiều dưỡng chất nhất (Ảnh: Internet)
2. Dinh dưỡng của khoai môn
Khoai môn có thể cung cấp các chất như đạm, tinh bột, chất xơ, kali, các loại vitamin A, C, B, E… cho cơ thể, giúp chống lại các chất gây lão hóa, làm gia tăng thị lực, tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng. Chỉ 100g khoai môn có thể cung cấp tới 109 kcal với một lượng dinh dưỡng phong phú cùng vitamin.
Ngoài vitamin, chất xơ…, khoai môn còn chứa rất nhiều khoáng chất như magnesium, phosphorus, potassium (kali). Potassium rất quan trọng cho sự điều hòa chức năng tim và huyết áp. Magnesium thì giúp chuyển hóa mỡ, chất béo, protein và tăng cường miễn dịch. Magnesium cũng rất cần thiết cho những hoạt động chức năng tế bào.
Bên cạnh đó, khoai môn còn giúp chúng ta kiểm soát trọng lượng cơ thể, cải thiện sự vận động của đường ruột, vì thế rất có hiệu quả trong việc giảm cân. Ngoài ra, nó cũng có khả năng chống oxy hóa rất cao.
Vì thế, thỉnh thoảng ăn chè khoai môn cũng rất tốt cho cơ thể.
3. Cách chọn dừa non cho thêm vào chè
Dừa non có màu da xanh tươi, cùi dừa thì mềm. Bên cạnh đó bạn có thể tìm dừa non bằng cách bấm tay. Khi bấm móng tay vào cùi dừa thì dừa sẽ ra nước sữa có vị thơm ngậy đặc trưng. Bổ dừa ra làm đôi, vì dừa non mềm hơn dừa bánh tẻ.
Theo kinh nghiệm của những người mua bán dừa thì để nhận biết dừa non thì lấy móng tay cào phần vỏ dừa gần cuống, nếu cào ra vỏ dễ dàng thì còn non. Mứt dừa non hiện nay được nhiều người ưa chuộng để nấu chè, làm thạch.
4. Bột năng là bột gì?
Bột năng được biết đến là loại bột khá thông dụng được sử dụng rất nhiều công thức nấu ăn hay làm bánh. Loại bột có khả năng tạo nên độ đặc sánh cho món ăn mà không làm thay đổi hương vị món ăn.
Bột năng còn có tên gọi là bột sắn, bột đao (ở miền Bắc) và được gọi với tên bộc loc (theo phương ngữ miền Trung và miền Nam), bột năng thực chất được xem là loại bột được lấy từ củ khoai mì (củ sắn).
Bột năng có màu trắng tinh khiết, mịn và có những tính chất đặc trưng điển hình về độ dẻo dai và có độ nhớt cao, ngoài ra bột năng còn có tính kết dính tốt khi thực hiện hồ hóa. Bột năng thường được làm với 100% tinh bột và tồn tại rất ít tạp chất, với độ mịn hoàn hải và không có mùi chua, độ ẩm của bột năng trong khoảng 13%, độ trắng lên đến 92%, bột năng thường không sử dụng những hóa chất độc hại trong quá trình chiết xuất.
Bột năng có công dụng chính là làm đặc sánh cho các món ăn và được sử dụng làm phụ gia cho các loại sốt, bánh, chè… Bột năng góp phần làm cho hỗn hợp đặc sệt lại và có độ kết dính ở các món ăn có nước, và hơn thế nữa bột năng còn được sử dụng để làm một số món bánh đặc trưng như: bánh da lợn, bánh phu thê, bánh canh, bánh bột lọc…
Nguyên liệu:
– Dừa già: 2 quả, bạn chọn quả dừa đã già hẳn và khi sóc sóc cảm thấy nặng tay và nghe rõ tiếng nước dừa bên trong
– 4-5 chén nước ấm hoặc nước lạnh cũng được (nói chung là nước sạch đó bạn)
– Một chút đường trắng (nếu bạn thích thì dùng) vì nước dừa đã già thì thường có vị chua nên chắc bạn sẽ cần dùng tới đường đó(cái này chỉ để dùng uống nước dừa thôi.
– Gọt/nạo sạch phần vỏ nâu bên ngoài của cùi dừa để miếng dừa thật trắng, sau đó rửa sạch. Thái càng nhỏ càng tốt hoặc thái mỏng để xay cho dễ.
– Đặt phần dừa đã được gọt vỏ và thái nhỏ vào máy xay hòa với 4 chén nước ấm, xay đến khi nào dừa nhừ nát thì thôi (chia nhỏ dừa thành nhiều phần để xay cho dễ).
– Dùng dụng cụ lọc để lọc sửa dừa từ máy xay ra, chắt lấy phần nước cốt dừa lọc từ đó ra cho vào cốc sạch.
– Sữa dừa/nước cốt dừa bạn có thể để trong bát, trong lọ hoặc trong bình thủy tinh để trong tủ lạnh và sử dụng theo nhu cầu. Bã dừa sau khi lọc bạn không nên vứt đi, bạn có thể dùng nó để nấu xôi dừa hoặc nấu chè rất ngon và ngậy.
6. Cách nấu chè khoai môn Bước 2: Sơ chế khoai môn
– Cần rửa sạch vỏ, vứt bỏ các phần bị hỏng, phải khoét bỏ vùng khoai có mầm vì ở các loại này có nhiều độc tố, ăn sẽ bị ngộ độc.
– Không nên gọt vỏ khoai môn quá dày sẽ làm mất đi lớp protein rất tốt tồn tại ở sát lớp vỏ của củ.
– Đối với người có da nhạy cảm, khi gọt khoai nên đeo găng để không bị ngứa.
– Khoai môn sau khi gọt vỏ đem rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Có 2 cách để làm khoai chín khoai là hấp và luộc, bạn có thể chọn cách nào tùy ý. Bạn nên chọn cách hấp như vậy sẽ không làm cho khoai mất nhiều chất và sẽ ngon hơn. Sau đó đem dầm nhuyễn.
Bước 3: Khoai đang còn nóng cho vào âu cùng bột năng và đường, mang bao tay nhồi mịn.
Bước 4: Sau đó vê dài, tròn, rồi cắt khúc ngắn vừa ăn. Hoặc bạn cũng có thể viên tròn khoai môn thành những viên bi cũng rất ngon và đẹp mắt. Tuy nhiên, vê dài và cắt khúc sẽ đỡ tốn thời gian hơn.
Bước 5: Nếu bạn muốn tạo màu từ nước ép thì cho nước ép màu vào khi khoai còn đang nóng và cũng tăng lượng bột năng nhằm bảo đảm bột mịn dẻo không bị nhão.
Cho các miếng vuông khoai vào khay, rồi cho bột năng vào áo đều. Cuối cùng loại bỏ bột thừa. (Bước này giúp viên khoai dẻo của bạn sau khi luộc có 1 lớp mỏng bột trong nhìn hấp dẫn hơn).
Bước 6: Nấu 1 nồi nước sôi, cho các miếng khoai vào luộc lửa vừa.
Khi khoai nổi lên luộc thêm vài phút nữa thì vớt khoai lang dẻo ra cho vào khay nước đá lạnh. Việc vớt khoai cho vào đá lạnh giúp khoai nhanh nguội và săn lại, không bị nát nhũn.
Bước 7: Nước + đường cho vào nồi, bắc lên bếp nấu sôi với lửa nhỏ. Nước đường sôi khoảng 5-7 phút thì vớt khoai lang dẻo cho vào nấu 4-5 phút.
Sau đó cho nước dừa và dừa non thái sợi vào đảo đều là tắt bếp.
Chè khoai môn cho ra chén, chan nước cốt dừa vào cùng ít dừa non bào là hoàn tất. Mùa hè bạn có thể cho chè khoai môn vào tủ lạnh hoặc cho đá lạnh để thưởng thức.
III. YÊU CẦU THÀNH PHẨM
– Chè khoai môn có mùi thơm đặc trưng của khoai, lại dẻo dẻo bùi bùi. Dừa ngon giòn sần sật, ngọt thanh vô cùng hấp dẫn. Nước cốt dừa béo ngậy quyện lẫn vào trong các nguyên liệu taoh nên hương vị thơm ngon vô cùng.
– Phần khoai môn được tạo màu nhin vô cùng bắt mắt.
– Chè sánh đặc, các nguyên liệu hòa quyện.
– Ăn chè khoai môn với đá lạnh thì còn gì bằng.
Với cách nấu chè khoai môn này dù là mùa đông hay mùa hè bạn đều có thể thực hiện được. Bạn có thể ăn lạnh hoặc ăn nóng đều được. Nếu ăn lạnh bạn có thể cho vào tủ lạnh hoặc cho đá vào ăn cùng giải nhiệt mùa hè. Chè khoai môn cũng có thể được ăn kem trân châu nếu thích.
Gửi bài viết
Cách Nấu Chè Bột Sắn Dây Giải Nhiệt Mùa Hè Cực Tốt
3 món chè từ bột sắn dây nguyên chất giúp thanh nhiệt, giải độc, tốt cho sức khỏe mọi lứa tuổi…
Món Chè Bột Sắn dây nguyên chất mè đen
Nguyên liệu chuẩn bị:
– Mè đen: 100g – Bột nếp: 10g – Bột sắn dây nguyên chất: 10g – Sữa tươi không đường: 200ml – Đường: 50g
Cách nấu chè bột sắn dây mè đen như sau:
– Mè đen nhặt sạch sạn và tạp chất, cho lên chảo rang vàng, khi nào thấy mè nổ tách tách đều tức là mè đã chín.
– Để mè nguội hẳn, bỏ vỏ rồi cho vào máy xay sinh tố say mịn.
– Bột nếp cho lên chảo rang, để nhỏ lửa và đảo đều tay cho đến khi vàng thơm thì tắt bếp. Bạn có thể dùng hạt nếp rang vàng rồi xay nhỏ cũng được.
– Cho bột sắn dây nguyên chất vào 1 cái chén, cho một ít nước lạnh vào và hòa cho tan hoàn toàn.
– Nấu đến khi nào nước chuyển sang màu đen hoàn toàn là được. Sau đó cho xuống ăn nóng.
Cách nấu chè bột sắn dây khoai lang như sau:
– Khoai lang gọt vỏ, cắt miếng vuông khoảng 1.5cm x 1.5cm, cho vào xửng hấp chín.
– Bột báng cho vào nồi luộc đến khi bột nở và trong. Khi bột chín bạn vớt ra cho vào bát nước lạnh.
– Sau khi khoai hấp chín, lấy một nửa cho vào nồi nghiền nát. Nửa còn lại ướp với 2 thìa đường cho ngấm.
– Sau khi nghiền nát khoai lang, ta cho thêm khoảng 3 cốc nước vào, khuấy đều cho khoai quyện sánh với nước, cho nốt phần đường còn lại vào, đặt lên bếp đun sôi. – Hòa tan bột sắn dây nguyên chất với chút nước lọc, rót từ từ vào nồi, khuấy đều sao cho chè sánh là được.
– Cho khoai đã ướp đường vào nồi chè, đun thêm khoảng 2 phút là được.
– 200g đậu xanh – 1 lít nước – 100g bột sắn dây nguyên chất – 200g đường – Muối
Cách nấu chè đậu xanh đơn giản như sau:
– Bước 1: Rửa sạch và ngâm đậu xanh ít nhất 3 giờ trước khi nấu.
– Bước 2: Cho đậu xanh vào nồi cơm điện, nấu như cơm bình thường. Nên cho vào một chút muối để khi chín mùi vị được đậm đà hơn.
– Bước 3: Cho 1 lít nước vào nồi, thêm đường rồi đun sôi lên. Tiếp đến hòa bột sắn dây nguyên chất với nước, đổ từ từ vào nồi nước đường đang đun. Bạn khuấy đều tay (để khỏi dính bột ở đáy nồi) cho đến khi nước sôi lại là được.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Làm Chè Khoai Dẻo ?? Giải Nhiệt Cực Đã trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!