Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Chế Biến Món Súp Dạ Dày Bò Nổi Tiếng Của Cộng Hòa Séc. mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Súp dạ dày bò là một món ăn truyền thống của người Séc. Súp dạ dày được nấu từ dạ dày bò hầm nhừ với một loại bột chuyên dùng để nấu súp. Sau đó nhờ sự kết hợp với các loại gia vị truyền thống như: tiêu bột, hạt thì là, tỏi băm, ớt bột loại ngọt, kinh giới khô… Tạo cho món súp dạ dày bò thêm mùi thơm hấp dẫn. Hầu như tất cả người Séc đều có thể nấu món súp bao tử bò. Bởi vì đó là một món ăn dân dả ngon trong ẩm thực Séc. Súp dạ dày bò được người Séc dùng làm món ăn chính cùng với bánh mì trắng.
Công thức chế biến món súp dạ dày dành cho 4 người ăn
Thành phần :
1 thìa cafe bột tiêu 1/2 thìa cafe hạt thì là 1,5 l nước dùng từ nước hầm dạ dày 5 tép tỏi băm nhiễn 70g mở lợn 1 thìa ớt bột (loại ớt ngọt) 2 thìa kinh giới khô 2 củ hành tây bóc vỏ thái nhỏ 80g bột nấu súp 600g dạ dày bò
Hướng dẫn:
Bao tử bò mua về rửa nhiều lần cho sạch, sau đó thái sợi nhỏ và cho vào nước nồi nước ấm. Cho nồi lên bếp đun cho nước sôi khoảng 15 phút. Sau đó chúng ta đỗ nước đi rửa bao tử lại cho sạch và tiếp tục cho nước mới vào nồi rồi lại đun sôi khoảng 15 phút. và tiếp tục làm như thế ít nhất là 3 lần. Lần đun cuối cho thêm tí muối và đun cho đến khi bao tử mềm. Vớt bao tử ra đợi cho ráo nước và sau đó cho vào tủ mát .
Đặt chảo lên bếp và cho mỡ đun cho nóng, cho hành tây thái nhỏ, tỏi băm, ớt bột xào cùng khoảng 1 phút. Sau đó đổ nước hầm dạ dày vào đun cho sôi, đổ bột nấu súp vào. Nêm gia vị, bột tiêu, hạt thì là, lá kinh giới khô xay nhiễn. Cho phần bao tử đã chuẩn bị sẵn vào nồi súp và tiếp tục nấu khoảng 30 phút, nếm lại cho vùa ăn là được. Súp dạ dày bò nấu xong múc ra bát, ăn kèm với bánh mì.
Hướng Dẫn Cách Chế Biến Các Món Ăn Từ Dạ Dày Lợn
Dạ dày là một trong những bộ phận bên trong của lợn được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn. Tuy nhiên bạn phải biết sơ chế kỹ lưỡng để khi nấu không mang đến mùi vị khác lạ. Trong bài viết hôm nay, Medplus sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm những món ăn từ dạ dày lợn thơm ngon, bổ dưỡng tại nhà.
Tác dụng sức khỏe của dạ dày lợn
Dạ dày lợn có tính ấm, có tác dụng bổ trung châu tỳ vị, bổ khí. Nó có tác dụng chữa bệnh lao, mệt, yếu, nóng như nung nấu, kết hòn trong bụng, trệ tích trong dạ dày. Trẻ em cam tích da mặt vàng, đi ỉa, đi lỵ. Tuy nhiên, dạ dày phải làm thật sạch phần trong, phải biết cách nấu chín nhưng không bị dai cứng. Và sau đây là một số công thức chế biến các món ăn từ dạ dày mà Medplus muốn gửi đến bạn đọc.
1. Dạ dày xào dưa muối
Nếu đã quá quen thuộc với món dạ dày luộc hay dạ dày hấp thì bạn có thể đổi qua món dạ dày xào dưa muối. Món ăn từ dạ dày lợn này không khó để thực hiện, bạn có thể tham khảo cách nấu sau đây của Medplus.
Nguyên liệu
Các bước thực hiện món dạ dày xào dưa muối
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Dạ dày sau khi làm sạch hoàn toàn thì cắt thành những sợi mỏng tùy theo nhu cầu của bạn.
Bước 2: Tiếp đến đặt chảo lên bếp cho một ít dầu ăn, đến khi dầu nóng lên thì cho hành khô đã băm nhỏ vào phi thơm
Bước 3: Sau đó thì đổ dạ dày đã thái thành từng miếng vừa ăn vào xào, rồi lấy dạ dày ra một đĩa riêng.
Bước 4: Tiếp theo cho dưa chua và cà chua vào xào chung. Đến khi vừa ăn thì đổ dạ dày vào đảo đều rồi tắt bếp là được.
2. Dạ dày hầm nấm
Dạ dày hầm nấm là món ăn tiếp theo mà Medplus muốn giới thiệu đến bạn đọc. Món ăn từ dạ dày lợn này không những thơm ngon hấp dẫn mà còn vô cùng bổ dưỡng, thích hợp cho tất cả các thành viên trong gia đình.
Nguyên liệu
Các bước thực hiện món dạ dày hầm nấm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch nguyên liệu, phần nấm rơm bổ đôi, hành khô bóc vỏ băm nhỏ. Dạ dày sau khi làm sạch, thái thành từng miếng vừa ăn, ướp gia vị trong khoảng 15 phút rồi đổ vào nồi nước dùng, hầm trong 30 phút.
Bước 2: Tiếp theo cho xương heo vào nồi nước đun sôi, nhớ cho 1 thìa cafe muối, tiếp tục đun nhỏ lửa.
Bước 3: Đặt chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn đợi đến khi dầu nóng thì bỏ hành khô vào phi thơm. Sau đó cho nấm rơm vào đảo cho đến khi nấm săn nêm nếm gia vị vừa ăn.
Bước 4: Chờ đến khi dạ dày chín, đổ nấm vừa xào vào đợi sôi lại là được.
3. Dạ dày hầm tiêu xanh
Khác với dạ dày hầm nấm, dạ dày hầm tiêu xanh có hương vị cay nồng hơn. Nên món ăn từ dạ dày lợn này thích hợp với những người tưởng thành và có sở thích ăn cay. Hãy cùng xem cách nấu món ăn này như thế nào thông qua công thức chế biến sau đây của Medplus.
Nguyên liệu
Các bước thực hiện món dạ dày hầm tiêu xanh
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Dạ dày sau khi mua về làm sạch rồi cho vào ngâm nước muối khoảng 30 phút.
Bước 2: Cho gừng đập dập vào nồi nước đun sôi. Sau đó cho dạ dày vào trần qua rồi vớt ra cắt thành từng miếng vừa ăn.
Bước 3: Tiếp đến thì cho tiêu xanh đã rửa sạch vào giã nhuyễn cho tiêu được thơm.
Bước 4: Ướp dạ dày heo với tiêu xanh đã giã nhuyễn, cho thêm hành khô băm nhỏ với một ít muối, nước mắm,đường sau đó trộn đều để trong 30 phút để dạ dày thấm đều gia vị.
Bước 5: Sau đó. bắc chảo lên bếp cho thêm một ít dầu, đợi dầu nóng cho hành khô đã băm nhỏ vào phi thơm. Đổ dạ dày heo đã ướp vào xào săn với lửa to.
Bước 6: Cuối cùng là đổ nước dừa vào dạ dày đã xào qua đun trong 10 phút, đổ nấm rơm đã rửa sạch và củ sen đã cắt thành từng khoanh vào đun tiếp trong 10 phút nữa rồi tắt bếp là được.
Sau đây là những món ăn ngon từ dạ dày lợn mà Medplus đã giới thiệu đến bạn. Đừng quên ghé Medplus mỗi ngày để cập nhật những công thức nấu ăn mới tốt cho sức khỏe bạn nhé.
Dạ Dày Hầm Tiêu Xanh
(ĐSPL) – Dạ dày hầm tiêu xanh được coi là bài thuốc dân gian dành cho bà bầu vào tuần 32 thai kì trở đi. Nó có tác dụng tốt cho sức khỏe của mẹ và tăng sức đề kháng cùng hệ tiêu hóa cho con.
Theo Đông y, dạ dày lợn có vị ngọt tính ấm, có công dụng kiện tỳ ích vị, bổ hư nhược. Món ăn từ dạ dày theo Đông y, ngoài hỗ trợ chữa các bệnh lý dạ dày còn được dùng để chữa trị nhiều chứng bệnh khác như cơ thể suy nhược, thiếu máu, viêm gan, vàng da, xơ gan, đái đường, rối loạn tiểu tiện, sa tử cung, di tinh, trẻ em suy dinh dưỡng, chứng ra mồ hôi nhiều ban đêm…
Nhưng món ăn ngon miệng và tốt nhất dành cho phụ nữ mang thai giai đoạn cuối thai kì chính là dạ dày hầm tiêu xanh. Món này tăng cường sức đề kháng và hệ đường ruột cho bé khỏe mạnh hơn, lại rất thích hợp ăn vào thời tiết lạnh mùa đông.
Nguyên liệu làm dạ dày hầm tiêu xanh
8-10 nhánh hạt tiêu xanh1 cái dạ dày lợn loại nhỏ khoảng 500g
1 củ cải trắng lớn
1 trái dừa tươi
Gia vị: Hành củ, dấm, muối, bột nêm, dầu ăn.
Cách làm món dạ dày hầm tiêu xanh:
Bước 1: Làm sạch dạ dày
Dạ dày bạn lộn mặt trái ra, cạo bỏ lớp màng, bóp với muối, giấm cho hết nhớt và mùi hôi.
Nhiều bạn dùng nước cocacola (hoặc pepsi) đổ vào dạ dày làm chúng sủi bọt và lớp màng đen tách da, dễ bóc sạch hơn.
Sau đó rửa lại bằng nước lạnh, cắt làm đôi theo chiều dọc, để ráo nước rồi cho lên bếp nướng sơ hai mặt. Công đoạn này sẽ giúp cho món dạ dày giòn, thơm và sạch hết mùi hôi, nhớt.
Bạn có thể sử dụng chanh hoặc bột mỳ để làm sạch dạ dày hoặc có thể trần qua dạ dày bằng nước sôi để khử bớt mùi hôi.
Bước 2: Sau khi nướng sơ bạn rửa lại miếng dạ dày với nước cho sạch, để ráo, thái miếng vừa ăn.
Bước 3: Củ cải trắng gọt bỏ, cắt bỏ 2 đầu, rửa sạch, thái khúc cỡ 3cm, sau đó bổ miếng. Tiêu xanh rửa sạch. Hành củ bóc vỏ, rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 4: Ướp dạ dày đã thái ở trên với chút gia vị, ½ chỗ tiêu xanh và hành củ ở trên để khoảng 30 phút cho ngấm.
Bước 6: Cho nước dừa tươi vào nồi dạ dày trên hầm khoảng 15-20 phút. Bạn có thể dùng nước ninh xương thay cho nước dừa tươi. Sau đó cho củ cải trắng, ½ chỗ tiêu xanh còn lại ở trên vào hầm đến khi củ cải chín mềm, nêm nếm vừa ăn là được.
2 Món Ngon Nổi Tiếng Điện Biên Được Chế Biến Từ Thịt Lợn
Thịt lợn là một loại thực phẩm hết sức quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, chỉ có người Điện Biên mới biết cách chế biến thịt lợn thành những món ăn ngon, độc đáo. Trong đó, có thịt lợn hấp lá chuối và thịt lợn gác bếp là hai món ăn nổi tiếng ở đây.
1. Thịt lợn hấp lá chuối
Thịt lợn hấp lá chuối là đặc sản nổi tiếng thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ Thái. Đặc sản dân tộc thái ở Điện Biên có hương vị riêng không phải nơi nào cũng có được. Cũng là món thịt lợn hấp là chuối, nhưng đối với cách chế biến của người Điện Biên có sự khác biệt so với những nơi khác tạo thành một món ăn đặc trưng. Trong quá trình làm món ăn, người Điện Biên hết sức cẩn thận trong việc lựa chọn nguyên liệu, còn việc tạo nên món ăn hoàn thiện và toàn diện thì cần đến sự khéo léo của người làm ra nó.
Thịt lợn hấp lá chuối thể hiện sự khéo léo từ đôi bàn tay của người Điện Biên
Cách chế biến thịt lợn hấp lá chuối của người Điện Biên:
Thịt lợn hấp lá chuối là món ăn hội tụ nhiều hương vị khác nhau góp phần hòa quyện hương vị cuộc sống. Nguyên liệu để làm thịt lợn hấp lá chuối gồm có: thịt lợn ba chỉ, gia vị, lá chuối.
Thịt lợn sau khi chế biến được cuộn trong lá chuối
Các bước thực hiện:
– Để làm nên món ăn này, cần lựa chọn miến thịt lợn ba chỉ tươi, ngon. – Sau khi làm sạch, thịt được ướp với gia vị khoảng 30 phút cho thấm đều. – Cuộn tròn thịt vào trong lớp lá chuối rồi buộc chặt. – Khi thịt đã ngấm gia vị sẽ mang hấp cách thủy hơn 1 tiếng đồng hồ để miếng thịt mềm, dính chặt, hòa quyện vào nhau, mùi thơm của thịt quyện với mùi thơm của lá chuối, của hạt tiêu tạo nên hương vị đặc biệt và tạo nhiều ấn tượng cho tất cả mọi người khi có dịp được đến với Điện Biên.
Thịt lợn hấp lá chuối đạt tiêu chuẩn có mùi thơm của lá chuối hòa cùng mùi của thịt lợn và các loại rau thơm
Thịt lợn hấp lá chuối đạt tiêu chuẩn khi các miếng thịt mềm, dính chặt vào nhau, có mùi thơm của lá chuối xen lẫn mùi thơm của các loại rau thơm. Nếu có dịp đến với Điện Biên, bạn đừng quên tìm đến món ăn này để cảm nhận sự khéo léo, tỉ mỉ và đậm chất núi rừng của món ăn này nhé.
2. Thịt lợn gác bếp Điện Biên
Ngoài món thịt lợn hấp lá chuối, người Điện Biên còn làm ra món thịt lợn gác bếp cũng ngon không kém. Thông thường, người ta thường sử dụng thịt trâu, thịt bò để gác bếp vì hai loại thịt này có vị thơm, mềm. Tuy nhiên, món thịt lợn gác bếp cũng có những đặc điểm chung giống như thịt trâu, thịt bò khô gác bếp, nguyên liệu phải là từ những chú lợn được chăn thả tự nhiên trên vùng núi cao nguyên bạt ngàn và được chế biến theo cách riêng mang nét đặc trưng của núi rừng.
Lợn được chăn thả ở vùng núi cao để lấy thịt
Quá trình làm món thịt lợn gác bếp cần sự tỉ mỉ, công phu và khéo léo. Một trong những công đoạn quan trọng nhất chính là quá trình hun khói để làm chín thịt. Do đặc trưng của người dân miền núi, họ sử dụng củi để đun bếp, chính vì thế bếp gần như lúc nào cũng đỏ lửa, hơi nóng của lửa bốc lên sẽ làm cho miếng thịt săn lại, mỡ chảy ra một phần, phần còn lại nhìn rất trong, thịt nạc và da có màu vàng – đỏ thẫm. Để thịt thơm hơn, một số đồng bào nơi đây còn lấy cây ngải cứu rừng và bã mía để về hun thịt.
Mặc dù chỉ với những công cụ rất thô sơ, không máy móc hiện đại nhưng đồng bào nơi đây lại có thể giữ được mùi vị của thịt lợn gác bếp trong một thời gian dài. Lạ kỳ hơn nữa, theo lời đồng bào Tây Bắc lợn càng treo gác bếp lâu thì thịt càng thơm ngon. Đây chính là nét khó hiểu nhưng rất độc đáo trong văn hóa ẩm thực vùng cao mà không phải dân tộc nào cũng có.
Thịt lợn gác bếp Điện Biên đã trở thành món ăn ưa thích của nhiều gia đình
Đối với người miền xuôi, thịt lợn gác bếp từ lâu cũng đã trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Thịt lợn gác bếp có thể dùng làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn khác nhau như xào gừng, xào rau cải đắng và đặc biệt nhất là xào với lá chanh. Hương vị thơm ngon có độ giòn đặc trưng của bì lợn, vị ngọt đậm của thịt nạc và vị đậm đà của gia vị khiến ai cũng muốn thưởng thức.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Chế Biến Món Súp Dạ Dày Bò Nổi Tiếng Của Cộng Hòa Séc. trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!