Đề Xuất 3/2023 # Cách Chế Biến Món Súp Bí Đỏ Cho Bé Ăn Dặm # Top 9 Like | Ctc-vn.com

Đề Xuất 3/2023 # Cách Chế Biến Món Súp Bí Đỏ Cho Bé Ăn Dặm # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Chế Biến Món Súp Bí Đỏ Cho Bé Ăn Dặm mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong giai đoạn đầu của thời kỳ ăn dặm, hầu như phụ huynh nào cũng đều sử dụng bí đỏ trong khẩu phần ăn của bé yêu nhà mình. Đây là loại quả giàu dinh dưỡng và không gây bất cứ dị ứng nào cho bé, lại dễ dàng hấp thu và tiêu hóa. Một trong những món ăn được các mẹ sử dụng nhiều nhất là món súp bí đỏ cho bé ăn dặm.

Cách chế biến món súp bí đỏ để mẹ đổi bữa cả tuần cho bé

Trong bí đỏ có chứa một lượng lớn sắt, kẽm giúp thúc đẩy quá trình tạo máu và phòng ngừa thiếu máu. Ngoài ra còn có rất nhiều dưỡng chất khác như Beta caroten, các loại axit béo và nguyên tố vi lượng… đều là những chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Ngoài ra, bí đỏ rất lành tính, lại có vị ngon ngọt nên có thể kết hợp được với nhiều loại thực phẩm khác nhau để tạo ra các món ăn hấp dẫn.

– Súp bí đỏ đậu Hà Lan: Trong đậu Hà Lan chứa nhiều protein, canxi, sắt, vitamin A, Vitamin C tốt cho hệ tiêu hóa và trị chứng khó tiêu ở trẻ. Khi kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ tạo ra một món súp thơm ngon và giàu dưỡng chất, màu sắc cũng rất bắt mắt để kích thích khả năng ăn uống của bé.

Bổ xung vài món ăn hấp dẫn khác với bí đỏ cho bé ăn dặm hiệu quả

Ngoài món súp bí đỏ cho bé ăn dặm, còn rất nhiều món ăn hấp dẫn khác mà các mẹ có thể tham khảo để thay đổi thực đơn, bé vừa cảm thấy mới mẻ lại giúp hấp thu thêm nhiều loại dưỡng chất khác nhau một cách hiệu quả.

Món bí đỏ trộn sữa cho bé ăn dặm

+ Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bí đỏ, sữa tươi hoặc sữa mẹ.

+ Cách thực hiện: Bí đỏ mang đi gọt vỏ, lấy ruột và rửa sạch, sau đó mang đi hấp chín và xay nhuyễn. Đổ bí đỏ đã xay nhuyễn ra cốc hoặc tô và trộn chung với sữa tươi hoặc sữa mẹ và cho bé ăn.

Món cháo bí đỏ cho bé ăn dặm

– Cháo bí đỏ nấu với tôm.

+ Nguyên liệu: Thịt tôm, bí đỏ, gạo, hành khô, dầu ăn.

+ Cách thực hiện: Gạo vo sạch, bí đỏ gọt vỏ và cắt hạt lựu hoặc băm nhỏ. Cho gạo và bí đỏ vào nồi, thêm nước và ninh nhừ. Nếu có nồi áp suất, bạn có thể cho vào để cháo nhanh nhừ hơn.

Thịt tôm sau khi sơ chế mang đi luộc sơ rồi xay nhuyễn. Hành khô băm nhỏ, phi thơm với dầu ăn, sau đó cho thịt tôm vào xào cùng. Tiếp theo bạn trút thịt tôm vào cháo và đảo đều rồi múc cháo ra bát, có thể thêm một thìa dầu oliu vào để tăng hương vị.

+ Nguyên liệu: Thịt bò, bí đỏ, gạo tẻ, tỏi, dầu ăn.

Cháo bí đỏ nấu tôm rất được các bé yêu thích

+ Cách thực hiện: Cho thịt bò và tỏi đã băm nhuyễn vào chảo phi thơm cùng một chút dầu ăn. Gạo tẻ, bí đỏ sau khi sơ chế mang đi nấu cháo. Khi cháo đã chín cho thịt bò vào đảo đều, đợi đến khi cháo sôi trở lại thì tắt bếp.

Món cháo bí xanh cho bé ăn dặm

+ Nguyên liệu: Thịt lợn, bí xanh, cháo nấu sẵn.

– Cháo bí xanh thịt lợn.

+ Cách thực hiện: Bí xanh gọt vỏ và bỏ hạt, rửa sạch rồi thái khúc nhỏ luộc chín, nghiền nhuyễn. Thịt lợn nạc xay nhuyễn, nấu chín.

Sau đó đổ cháo vào nồi đun trên bếp, đợi cháo sôi cho bí xanh và thịt lợn vào đảo đều, để sôi thêm khoảng 2-3 phút thì tắt bếp.

+ Nguyên liệu: Gạo tẻ, tôm tươi, bí xanh, hành tỏi băm, dầu ăn.

– Cháo bí xanh tôm nõn.

+ Cách thực hiện:

Tôm tươi mang đi rửa sạch, bỏ vỏ và chỉ đen rồi băm nhỏ. Bí xanh gọt vỏ thái mỏng.

Cho dầu ăn vào nồi phi thơm hành tỏi và thịt tôm. Gạo bắc lên cùng nước nấu cháo, ninh trong khoảng 30 phút để cháo bung nở thì cho thịt tôm vào, nêm nếm vừa ăn theo khẩu vị của bé, khuấy đều rồi tắt bếp.

Món cháo bí ngòi cho bé ăn dặm

– Nguyên liệu: 1 chút gạo, ¼ quả bí ngòi, 30g thịt bò.

Cháo bí xanh tôm nõn giúp bé ăn ngon miệng

– Cách thực hiện: Gạo vo sạch sau đó cho vào nồi nấu nhừ. Bí ngòi gọt vỏ, lấy ruột rồi rửa sạch, cắt miếng vừa ăn mang đi hấp chín và xay mịn. Thịt bò xay nhỏ.

Khi cháo đã nhừ, cho thịt bò vào nấu thêm khoảng 5-7 phút, sau đó trộn bí ngòi và 1 thìa dầu oliu vào đảo đều và tắt bếp, múc cháo ra bát đợi nguội cho bé thưởng thức.

Mỗi món ăn dặm mà mẹ chuẩn bị sẽ là món quà quý giá giúp bé có thêm nhiều dưỡng chất hơn. Đừng quên ghi nhớ các món súp bí đỏ cho bé ăn dặm cũng như nhiều món ăn hấp dẫn khác để làm mới thực đơn ăn dặm mỗi tuần cho bé.

Biên tập: Dược sĩ Hương Giang

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Cách Chế Biến Món Súp Cua Tổ Yến Bí Đỏ Cho Bé

Súp cua tổ yến bí đỏ là món ăn ngon, hấp dẫn và giàu dưỡng chất cho các bé. Thay đổi khẩu vị cho bé với món ăn này không những giúp các bé ăn ngon miệng hơn, đồng thời bồi bổ sức khỏe, và tăng cường sức đề kháng cho bé.

Cách chế biến tổ yến cho bé – Súp cua tổ yến bí đỏ

Bước 1 – Sơ chế:

Xương gà rửa sạch, trụng sơ qua nước nóng, tổ yến ngâm với nước sạch 20 đến 30 phút cho mềm, gọt vỏ bí đỏ, cắt thành hạt lựu, thịt cua lấy hết vỏ ra, có thể xé nhỏ cho bé dễ ăn.

Bước 2 – Chế biến:

Cho khoảng 700ml nước vào nồi nấu sôi, sau đó cho xương gà , gừng vào nấu khoảng 30 phút cho ra nước ngọt. Sau đó lấy nước gà cho vào tổ yến và hầm khoảng 20 phút, rồi tiếp tục cho bí đỏ, thịt cua vào khoảng 10 phút nữa rồi tắt bếp, thêm gia vị cho vừa ăn. Mách nhỏ: Có thể hấp cách thủy thịt cua riêng để thịt không lẫn vào trong súp

Bước 3 – Hoàn thành món ăn:

Cho súp tổ yến ra chén, thêm thịt cua, hành, ngò, tiêu lên trên mặt, xịt 1 ít dầu hào nữa cho kích thích vị giác, và làm món ăn ngon hơn.

Những lưu ý khi ăn tổ yến:

Tổ yến có nhiều giá trị dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải lạm dụng ăn tổ yến nhiều sẽ tốt, yến sào Đồng Tâm chia sẻ một vài lưu ý và lời khuyên khi ăn tổ yến:

Không nên ăn tổ yến khi đang bị bệnh: khi đang mệt, bị bệnh thì cơ thể rất yếu và phải sử dụng thuốc để trị bệnh, nên tuyệt đối không được ăn tổ yến trong thời gian dùng thuốc trị bệnh. Chỉ được ăn tổ yến khi cơ thể đã khỏe và đang trong quá trình hồi phục, lúc này cơ thể cần dưỡng chất để thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe,và tăng cường sức đề kháng.

Không nên ăn tổ yến quá thường xuyên: đối với người già nên ăn từ 2 đến 3 lần một tuần, mỗi lần ăn khoảng 2 đến 3 gram để giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng, giảm quá trình lão hóa và bệnh tật. Đối với trẻ em nên ăn 1 lần một tuần, mỗi lần ăn khoảng 1gram để giúp tăng quá trình phát triển cơ thể và não bộ. Đối với thanh thiếu niên khỏe mạnh chỉ nên ăn 2 tuần 1 lần hoặc 1 tháng 1 lần để hỗ trợ sức khỏe, giảm áp lực cuộc sống và hỗ trợ đề kháng. Ngoài ra, đối với một số trường hợp đặc biệt sẽ có những chu kì ăn khác nhau đối với những thể trạng khác nhau, vì vậy nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để phát huy được tác dụng tuyệt vời của tổ yến.

Không ăn tổ yến lúc bụng đã no, nên ăn tổ yến lúc sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ lúc bụng đói để cơ thể hấp thu được hết các dưỡng chất trong tổ yến.

Không nên lạm dụng tổ yến: tổ yến chỉ là thực phẩm tốt giúp phục hồi sức khỏe, tăng sức đề kháng… không nên coi tổ yến là thuốc và những người đang bị bệnh nên hạn chế ăn yến, chỉ khi đã khỏe bệnh và đang trong giai đoạn hồi phục sức khỏe thì nên ăn yến.

Không nấu tổ yến quá lâu: nếu nấu lâu các dưỡng chất trong tổ yến sẽ bị giảm, thời gian nấu tổ yến từ 20 đến 30 phút và phải nấu dưới lửa vừa.

Cách Chế Biến Củ Cải Đỏ Ăn Dặm Cho Bé

Củ cải đỏ là nguồn cung cấp sắt lớn, dồi dào, cũng như giàu chất chống oxy hoá và các khoáng chất thiết yếu như vitamin, khoáng chất và chất xơ. Theo Đông Y, củ cải đỏ còn là một nguyên liệu chế thuốc thời xưa. Ngoài ra, trong củ cải đỏ có chứa hàm lượng lớn các chất vitamin C, ma-giê, betacarotene, bioflavonoid, kali và mangan hỗ trợ cho việc phát triển của cơ thể bé.

Khoảng thời gian thích hợp cho bé ăn củ cải đỏ

Mẹ có thể cho các bé bắt đầu sử dụng củ cải đỏ ăn dặm vào giai đoạn 8 đến 10 tháng tuổi. Do củ mọc ở dưới đất nên khá lành và ít bị nhiễm thuốc trừ sâu nên rất an toàn cho bé.

Khi chọn mua củ cải đỏ cho bé, mẹ nên lựa những củ còn tươi, không bị chuyển màu, thâm dập, cầm chắc tay. Nên bảo quản củ cải ở nơi thoáng mát trong phòng hoặc trong ngăn mát tủ lạnh. Chỉ nên cắt củ cải trước khi bạn chế biến. Với củ cải đã được gọt vỏ, thái lát, mẹ nên để chúng trong một bát nước lọc, đặt vào ngăn mát tủ lạnh. Thời gian an toàn không quá 2 ngày.

Cách chế biến củ cải ăn dặm cho bé

Mẹ có thể gọt vỏ củ cải đường, luộc hoặc hấp cho rồi thái hạt lựu cho bé ăn nguyên miếng. Hơn nữa, mẹ có thể cho vào trong cháo thịt của bé hay ninh cùng với hỗn hợp củ cải đỏ, hành tây, khoai tây, su hào để lấy nước ngọt nấu cháo.

Củ cải đỏ nghiền

Củ cải được rửa sach, gọt vỏ, thái hạt lựu, sau đó bỏ vào nồi hấp cho đến khi củ cải chín mềm là được.

Tiếp đến, mẹ dùng thìa hoặc máy xay dầm nhuyễn củ cải (có thể thêm chút nước lọc để hỗn hợp bớt đặc) trước khi cho bé thưởng thức.

Cháo củ cải đỏ thịt nạc

Củ cải đỏ rửa sạch, gọt vỏ thái hạt lựu.

Thịt heo nạc xay khoảng 50 gram.

Đun gạo với nước thành cháo có độ đặc vừa ý.

Sau đó mẹ cho củ cải và thịt nạc vào khuấy đều.

Đợi thêm 10 phút cho củ cải chín thì tắt bếp, cho một thìa dầu ăn rồi múc ra cho trẻ ăn nóng. Có thể xay lợn cợn cho phù hợp với khả năng ăn của bé.

Canh củ cải đỏ thịt bò

Củ cải đỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ, rồi cho vào nồi nước đun khoảng 15 phút.

Thịt bò, cắt miếng vừa ăn, rồi cho vào nồi nước với củ cải, vặn lửa nhỏ, đun khoảng 25 phút.

Tắt bếp, múc canh ra bát cho bé thưởng thức.

Đây là món ăn dặm từ củ cải dành cho bé từ 16 tháng tuổi.

Lưu ý khi dùng củ cải đỏ ăn dặm cho bé

Dù cho củ cải đỏ có bổ dưỡng cho bé như thế nào thì các mẹ vẫn không nên cho bé hấp thụ nhiều, liên tục. Điều này có thể khiến cho bé mắc phải các bệnh ngoài ý muốn như:

Gây sỏi thận: Củ cải đỏ giàu chất oxalat có thể gây sỏi thận nếu ăn quá nhiều. Loại rau này cũng có hàm lượng betain cao có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về thận.

Gây phát ban và sốt: Tiêu thụ quá nhiều củ cải đỏ cũng có thể gây ra phản ứng cơ thể như phát ban, ngứa, thậm chí ớn lạnh và sốt. Vì vậy, giới hạn lượng thức ăn của bé nếu bạn bị dị ứng với củ cải đường.

Có thể gây hại cho gan: Củ cải đỏ giàu đồng, phốt pho, magiê và sắt là tốt, nhưng cũng chứa nhiều kim loại, tiêu thụ quá nhiều củ cải đỏ sẽ giúp tích tụ các kim loại trong gan gây hại cho gan và tuyến tụy của bé.

Ảnh hưởng tới xương khớp: Nước ép củ cải đỏ làm giảm mức độ canxi trong cơ thể dẫn đến nhiều vấn đề về xương. Điều này xảy ra do thường xuyên uống nước ép củ cải đỏ.

5 Phút Học Cách Nấu Súp Bí Đỏ Khoai Tây Cho Bé Ăn Dặm

Súp bí đỏ khoai tây là món ăn bổ dưỡng rất phù hợp cho bé ăn dặm. Bạn có thể nấu món súp này với nấm mỡ hoặc táo đỏ, thay đổi khẩu vị giúp bé ngon miệng hơn.

Món súp bí đỏ khoai tây có lợi gì cho bé?

Ăn súp bí đỏ khoai tây tốt cho mắt: Bí đỏ có hàm lượng beta-carotene phong phú, khi vào cơ thể chuyển đổi thành vitamin A, sau đó được tổng hợp thành retinol. Hợp chất có tác dụng tăng cường thị lực, ngăn ngừa các bệnh thoái hóa ở mắt, cải thiện sức khỏe cho mắt và làm chậm sự suy giảm chức năng võng mạc có thể gây mù lòa.

Ăn súp bí đỏ khoai tây giúp xương chắc khỏe: Khoai tây chứa nhiều khoáng chất như sắt, phốt pho, canxi, magie và kẽm có tác dụng xây dựng và duy trì cấu trúc xương khỏe mạnh. Sắt và kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và tổng hợp collagen; Phốt pho và canxi giúp xương chắc khỏe; Magiê giúp giảm tình trạng bệnh thấp khớp hiệu quả.

Không nên cho trẻ ăn nhiều súp bí đỏ khoai tây

Ăn nhiều súp bí đỏ khoai tây có thể gây tăng cân ở trẻ nhỏ: Theo nghiên cứu, các chuyên gia tìm thấy nhiều cacbonhydrat bên trong khoai tây. Việc cung cấp nhiều cacbonhydrat cho cơ thể sẽ dẫn đến tăng cân. Vì vậy, các mẹ nên cho bé ăn ít món súp này thôi.

Như đã nói ở trên, vitamin A có rất nhiều ở trong bí đỏ. Nếu ăn với một lượng vừa đủ thì tốt cho sức khỏe của bé, nếu ăn nhiều sẽ phản tác dụng. Trẻ em sử dụng quá lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể sẽ mắc bệnh viêm da sần dạng vảy cá, chậm tăng cân, tăng chảy máu và đau xương, kìm hãm sự phát triển xương, chậm lớn…

3 cách nấu súp bí đỏ khoai tây cho bé ăn dặm

Cách làm món bí đỏ khoai tây với bơ kem (cream)

Nguyên liệu:

Hành tây loại vừa: 1 củ

Tỏi: 4 nhánh

Khoai tây loại vừa: 1 củ

Một chút bơ

Cream: 1 muỗng canh

Muối

Hạt tiêu: 2 muỗng cà phê

Cách làm:

Hành tây rửa sạch, thái hình hạt lựu.

Gừng rửa sạch, băm nhỏ.

Tỏi bóc vỏ,đập giập rồi băm nhỏ.

Bí đỏ, khoai tây gọt vỏ, rửa sạch và xắt thành từng miếng nhỏ.

Làm nóng nồi nấu rồi cho bơ vào đến khi bơ tan chảy.

Khi bơ đã nóng, cho gừng và tỏi vào phi thơm, tiếp đến cho hành tây vào xào đến khi thấy hành chuyển sang màu trắng trong thì cho bí ngô và khoai tây vào xào khoảng 1 phút rồi đổ nước vào nấu cho đến khi bí và khoai nhừ thì bắc nồi xuống để nguội.

Khi nồi súp đã nguội bạn cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn mịn.

Cho hỗn hợp đã xay ở trên vào đun nóng, cho thêm chút hạt tiêu, muối, nếu đặc bạn có thể chế thêm chút nước.

Khi hỗn hợp sôi bạn cho phần kem vào và nguấy đều rồi bắc nồi xuống là được. Đổ súp ra bát và cho trẻ ăn nóng.

Cách làm một số món súp bí đỏ với các chế phẩm từ sữa khác:

Cách làm món bí đỏ khoai tây với nấm mỡ

Nguyên liệu:

100 g khoai tây

50 g nấm mỡ

1/2 chén nhỏ hành tây (cắt nhỏ)

1 muỗng bơ lạt

Lá parsley tươi hoặc khô (không có thì thay bằng rau mùi ta)

Kem tươi (whipping cream)

Muối, hạt nêm chay

Cách làm:

Cắt nhỏ khoai, bí đỏ. Cho khoai tây, bí đỏ, hành tây xào cùng với bơ khoảng 5′.

Cho nước vào xăm xắp, nấu tới khi các nguyên liệu mềm. Cho thêm lá parsley hoặc rau mùi vào, xay nhuyễn các nguyên liệu.

Nấu sôi lại, Nêm muối, hạt nêm vừa ăn. Khi ăn cho thêm một chút kem tươi.

Cách làm món bí đỏ khoai tây với táo đỏ

Nguyên liệu:

Khoai tây 2 củ

Bí đỏ 1/2 trái

Táo đỏ 1 trái

Hành tây 1 củ

Nước dùng gà 1 lít

Kem whipped 2 muỗng canh

Tỏi 1 củ

Gừng 1 lát

Bơ tường an 2 muỗng canh

Bột tỏi 1 muỗng cà phê

Cách làm:

Bí đỏ và khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ. Khoai tây ngâm nước khoảng 30 phút cho thải hết độc tố rồi rửa lại thật sạch.

Tỏi bỏ vỏ, băm nhỏ. Gừng băm nhỏ. Hành tây bỏ vỏ, cắt hạt lựu.

Để bơ tan chảy trên bếp. Chờ bơ nóng, cho tỏi và gừng vào phi thơm.

Cho tiếp hành tây vào xào cho đến khi chuyển sang màu trắng trong thì cho tiếp bí đỏ cùng khoai tây vào xào chừng 1 phút.

Cho nước dùng gà và táo vào nấu cho đến khi nhừ thì tắt bếp, để nguội.

Khi hỗn hợp bí đỏ đã nguội, bạn cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, mịn. Sau khi xay xong, bạnnấu nóng lên, thêm hạt tiêu, ít muối cho vừa ăn.

Lưu ý, nếu súp quá đặc thì cho thêm chút nước vào khuấy đều. Cuối cùng, chờ hỗn hợp bí đỏ sôi lại thì cho kem tươi vào khuấy đều rồi tắt bếp là xong.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Chế Biến Món Súp Bí Đỏ Cho Bé Ăn Dặm trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!