Đề Xuất 3/2023 # Bún Giả Cầy Nam Định # Top 7 Like | Ctc-vn.com

Đề Xuất 3/2023 # Bún Giả Cầy Nam Định # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bún Giả Cầy Nam Định mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nam Định món Bún Giả Cầy là món ăn khoái khẩu của người dân Thành Nam sau món ăn Phở. có thể khẳng định chưa đâu ở phía Bắc lại có quán Bún Giả Cầy nhiều như ở Nam Định.

Nếu như thịt cầy là một món đặc sản tuyệt vời của người Việt Nam, thì cùng với nó, giả cầy lại là cả một sự sáng tạo độc đáo. Cái món thịt thơm lừng, ươm vàng sóng sánh ấy mà ăn kèm với bún, với rau mùi, hành tây ngâm dấm thì không gì tuyệt bằng.

Có lẽ, một bậc sành ăn nào đó vì quá nhớ nhung cái mùi vị của rựa mận mà sáng tạo ra món giả cầy để an ủi cái dạ dày của mình. Giả mà thành thật. Giờ đây, giả cầy đã trở thành món khoái khẩu của hầu hết cánh đàn ông. Nhưng khác với “người anh em” của nó, món ăn này không gợi cái ồn ào quán xá, cái men cay chuếnh choáng của những ly rượu đế, cuốc lủi mà nhắc người ta nhớ về những bữa cơm gia đình ấm áp.

Để có được bát giả cầy ngon, cái kỳ công nhất lại nằm ở việc chọn chân giò. Lạ là ở chỗ, chân giò ngon lại phải là chân lợn sề. Cái giống lợn bị nhiều người chê ấy chỉ ngon ở cặp giò và bộ lòng. Chân trước hay chân sau đều có thể làm giả cầy, nhưng người khéo chọn thường chuộng chân sau bởi nó mềm và thơm hơn cả. Phần ngon nhất, giới chuyên môn hay gọi là “bắp hoa”, tức phần trên của đùi sau. Chả trách mà mấy chị nội trợ, vừa đến chợ là đã tất tả chạy ngay đến hàng thịt quen, khi miếng chân giò ưng ý đã yên vị trong giỏ rồi mới thong thả mua riềng, mua mẻ, lựa lên lựa xuống bó rau mùi tươi xanh mơn mởn…

Chiếc chân giò làm sạch trắng tinh, trước khi chế biến được bọc trong một lớp giấy báo rồi thui qua trên rơm vàng. Trong tuyệt chiêu của tất cả các món nướng, chẳng thể bỏ qua cái tài tình của chân giò thui rơm. Ôi chao, cái rừng rực của lửa rơm còn thơm hương lúa mới táp vào thớ thịt tươi roi rói sao mà quyến rũ đến vậy. Ngọn lửa liếm đến đâu, lớp bì trắng phau ngả màu xém vàng đến đó, mùi thơm bốc lên khiến bụng dạ cồn cào. Nhìn chiếc chân giò thui rơm, là biết ngay trình độ của người đầu bếp. Chân giò phải vừa vàng ươm nhưng không được cháy hết lớp bì, vừa đủ để mỡ tươm ra óng ánh nhìn đã thấy ngon con mắt.

Đừng ngại cầu kỳ, đừng ngại thui rơm bụi bặm, bởi phải là cái lửa từ rơm thì món giả cầy mới đạt đến đỉnh của sự khoái khẩu. Cũng là chân giò bắp hoa đấy, nhưng nếu thui trên cái ngọn lửa xanh lét của bếp ga hay tệ hơn nữa là đút lò vi sóng một cách cẩu thả thì cái tinh túy của món ăn đã giảm đi một nửa rồi.

Vì là giả cầy, nên món này cũng mang đầy đủ gia vị của thịt cầy chính cống. Nào riềng, nào mẻ, nào nghệ, nào mắm tôm xứ Thanh đứng cách xa vài chục mét vẫn còn nghe mùi thơm thoang thoảng. Cái lát riềng vàng mượt như sớ gỗ, lát nghệ tươi óng, mẻ thanh thanh chua dịu, mắm tôm nâu sậm sóng sánh như nuốt lấy, như quyện lấy từng miếng chân giò đều tăm tắp. Càng ướp lâu, miếng chân giò càng như hớp trọn cái tinh túy của đất trời. Khi ánh lửa lem lém liếm vào đáy nồi, cái thứ nước sền sệt sôi lên sùng sục, từng miếng thịt quân cờ cứ trồi lên rồi lại chìm xuống. Thời gian chờ đợi sao mà dài thế. Mùi thơm quyến rũ buông ra khiến người canh cũng không nhịn nổi cơn thèm.

Khẽ nhấc vung, nhón một thìa nước quyện sánh nóng bỏng lưỡi, đưa lên miệng húp “soạt” một cái. Ôi chao, sao mà ngon lạ. Cứ thế, cái hương vị vấn vương mãi nơi đầu lưỡi để người nấu bếp thêm kiên nhẫn chờ đến lúc nhắc nồi thịt thơm ngon ra khỏi bếp.

Chỉ vừa mở vung ra, cái thứ hương khó cưỡng của món ăn khoái khẩu này đã tham lam tràn ngập khắp không gian. Cái dạ dày giục giã, cái miệng xuýt xoa, bàn tay vội vã múc đầy tô giả cầy sóng sánh, đĩa bún trắng ngần, rổ rau mùi xanh ngăn ngắt, thêm bát hành tây ngâm dấm cho đủ bộ. Làn khói mỏng mảnh bay lên từ bát giả cầy, đằm sâu trong từng sớ thịt, uốn lượn như muốn lưu giữ lại mùi thơm. Chẳng ai chờ đợi được nữa rồi. Miếng chân giò còn nguyên xương, nguyên thịt, nguyên bì, nhưng sao mà mềm đến thế. Lớp bì xem xém dai dai, thịt bùi ngọt đậm đà.

Gặm một miếng chân giò cho thỏa lòng cái đã, rồi mới chan thìa nước dùng ươm vàng sánh mỡ vào miếng bún trắng tinh, kẹp vào cùng lá mơ lông, cọng mùi xanh và lát hành tây chua dịu…Cái cay, chua, ngọt cứ dồn vào cuống họng, dư vị thăng hoa khó tả.

Cũng giông như Phở, Bún giả cầy cũng tập chung đủ loại khách mọi tâng lớp từ trí thức, công chức nhà nước…đến những người thợ khuân vác

chúng tôi

Theo

Link bài gốc

Copy link

Bún Giả Cầy Món Ngon Mỗi Ngày.

Bún giả cầy – Món ngon mỗi ngày.

Giả cầy – cái tên mới nghe khiến người ta liên tưởng đến thịt cầy nhưng thực ra ở đây là thịt heo nên chúng ta có thể ăn hàng ngày mà không thấy ngán. Đặc biệt là món khoái khẩu của đàn ông trên bàn nhậu.

Nguyên liệu chuẩn bị rất đơn giản gồm có: Chân giò heo, giềng (Bắc), mẻ (mẻ cơm), mắm tôm (loại đặc biệt của Nam Định), nghệ. (lưu ý giềng phải giã bằng tay).

Món ăn này đã rất quen thuộc với người Bắc nhất là được ăn trong thời tiết se lạnh. Nhưng chỉ vài năm gần đây đã nhiều người sành ăn ở Sài Gòn biết đến qua quán Bún Đậu Kinh Bắc nằm trên con đường Lê Hồng Phong (nối dài ) Q10, Tp.HCM.

Giả cầy muốn ngon là chân giò phải được thui bằng rơm nhưng ngon hơn nữa là thui bằng bã mía bởi khi thui lớp da có màu vàng bóng vừa giòn lại vừa thơm mùi bã mía khiến người ăn cảm nhận được độ tinh tế của món ăn chân giò thui xong được chặt thành từng miếng ướp gia vị 2 tiếng sau đó cho lên sào, hầm đến khi còn nước sền sệt. Thực khách sẽ được thưởng thức tô giả cầy còn nóng hổi, những miếng chân giò vàng ươm sóng sánh còn nguyên xương, nguyên bì nhưng sao mà mềm đến thế – trong khi đó lớp bì thì vẫn thơm giòn, thịt bùi ngọt đậm đà. Cũng chính sự cầu kỳ ngay từ ban đầu như vậy mà món Giả Cầy ở quán Bún Đậu Kinh Bắc đã khiến thực khách ăn 1 lần rồi nhớ mãi. Những miếng thịt có lớp da vàng thơm, ngậy khi ăn kèm thêm lá mơ, húng quế, ngò ôm…

Quán mang tên Bún Đậu Mắm Tôm (Bún Đậu Kinh Bắc) nhưng không chỉ có món Bún đậu mà còn rất nhiều món đậm dà hương vị Bắc như: ” Bún thịt luộc mắm tép” món này rất quen thuộc với người Bắc từ thời ông bà chúng ta. Mắm tép được làm từ những con tép riu đỏ au (chỉ có ở ngoài Bắc) nổi tiếng của Ninh Bình sau đó phi hành tỏi chưng cùng thịt ba rọi.

Bên cạnh đó quán còn có món thập Cẩm gồm: “Bún đậu, chả cốm, chân giò hấp “Lòng heo, dồi heo chiên giòn, xôi xá xíu (là loại nếp Bắc có thêm thịt xá xíu và nước sốt). Nem chua rán, lá mơ trứng gà nướng lá chuối, Bún ốc chuối đậu… Nước mơ, sấu, bột sắn dây, nước đậu đen sao vàng hạ thổ (mát gan, lưu thông khí huyết).

Bún Đậu Kinh Bắc là nơi những người con xa quê khi thưởng thức món ăn quê nhà cảm thấy như mình đang sống trên mảnh đất mình đã sinh ra từ khung cảnh hữu tình có những bức tranh phiên chợ quê, sông nước… đến những món ăn dân giã.

Đậu lấy từ làng Mơ Bún Phú Đô đưa về Mắm tôm vùng bồi bãi Kinh giới trồng ven quê

Bún Đậu Mắm Tôm (Bún Đậu Kinh Bắc) – Nơi hội tụ ẩm thực quê nhà.

Đặc biệt buổi sáng nhà hàng có món Bún Mọc, Bún Dọc Mùng (open: 6h30) Địa chỉ: 725 Lê Hồng Phong (nối dài) P12, Q10, chúng tôi (gần Trung tâm tiệc cưới Kỳ Hoà) Giao hàng miễn phí trong vòng bán kính 3km. Nhận đặt tiệc theo yêu cầu (không gian trên lầu) Liên hệ: 0909678743

(Nguồn: Bún Đậu Kinh Bắc)

Bún Giả Cầy Đậm Đà Cả Nhà Thích Mê

Bún giả cầy nóng hổi, thơm ngon thích hợp để cả nhà thưởng thức trong tiết trời se lạnh thế này!

Nguyên liệu:

– 500g móng giò + 300g thịt bắp chân giò – Măng khô hoặc măng tươi – 1 nhánh riềng (chọn riềng nếp có màu vàng tươi) + 2 cây sả, hành khô. – Mẻ ngấu, mắm tôm. – Hành lá, húng thơm, rau ngổ rửa sạch, thái rối. – Chanh, ớt. – Xà lách, rau thơm rửa sạch ngâm nước muối loãng, vớt ra để ráo ăn kèm với bún.

– Bún tươi

Cách làm:

Bước 1: Móng giò và thịt bắp chân giò cuộn vào mảnh bìa carton hoặc giấy báo đem nướng vàng trên than hoa, cạo rửa sạch. Chân giò chặt miếng vừa ăn còn thịt bắp thái miếng vuông quân cờ. Riềng, sả thái miếng nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ vụn.

– Trộn móng giò, riềng, sả, mắm tôm, một thìa canh nước mắm, chút hạt nêm, chút muối, mỳ chính và mẻ ngấu đã lọc bỏ bã. Ướp tối thiểu 30 phút cho ngấm gia vị.

Bước 2: Đun nóng dầu ăn, phi hành cho thơm rồi cho móng giò vào xào.

Măng khô ngâm cho mềm, luộc vài ba lần cho ra bớt nước nâu, xé nhỏ. Nếu bạn dùng măng củ chua thì thái con chì, luộc vài lần qua nước có bỏ muối rồi rửa sạch lại bằng nước lã. Cho măng vào xào cùng với thịt cho ngấm.

Bước 4: Khi thịt bắt đầu chín thì đổ nước vào đun sôi, nêm nếm lại gia vị và độ chua tùy theo khẩu vị, vặn nhỏ lửa ninh cho đến khi thịt chín mềm. Không nên đun thịt và chân giò quá nhũn ăn sẽ không ngon, thịt chín mềm nhưng vẫn giòn giòn là được.

Bước 5: Múc giả cầy vào nồi lẩu, trong khi ăn để lửa liu riu cho nóng. Các bạn có thể dùng rây lọc mẻ lọc bỏ hết bã riềng sả nếu không thích nước dùng lợn cợn.

Xuna Nguyen Món ngon tại Bếp Eva:

Cách Nấu Giò Heo Giả Cầy Miền Nam Ngon Chuẩn Vị

Giò heo giả cầy là món ngon dân dã đậm chất Việt Nam. Giả cầy được chế biến chủ yếu từ chân giò heo tẩm ướp với các loại gia vị và nguyên liệu đặc trưng như củ riềng, sả, mắm tôm, mẻ… Hương vị món ăn gần giống với thịt chó nên có tên gọi là “giả cầy”.

Thịt chó vốn có mùi vị hấp dẫn đặc biệt hơn hẳn các loại thịt khác, tuy nhiên ngày nay việc giết vật nuôi đã bị lên án mạnh mẽ, do đó mà món giả cầy ra đời. Qua thời gian, món ăn này được biến tấu theo nhiều cách chế biến độc đáo, thay vì sử dụng thịt heo, còn có những cách làm giả cầy từ thịt bò, gà, vịt…

Cách nấu giò heo nấu giả cầy có chút khác biệt giữa cách nấu của người miền Nam và miền Bắc. Nếu như cách nấu của người miền Bắc ưa chuộng hương thơm độc đáo của củ riềng, vị chua man mát của mẻ, thì người Nam lại sử dụng đường trong chế biến. Điều này khiến cho món ăn giả cầy miền Nam thường có chút ngọt, đậm vị béo ngậy của nước cốt dừa và mùi thơm đặc trưng của sả.

Nguyên liệu

1kg chân giò heo

2 nhánh sả

2 củ riềng

200g mẻ

1 tô nước dừa tươi

Hành tím, tỏi, húng tươi

1 – 2 muỗng tiết heo

Gia vị: bột ngọt, bột nghệ, hạt nêm, đường, muối, nước mắm, mắm tôm, dầu ăn

Sơ chế nguyên liệu

Chân giò cạo sạch lông, dùng muối chà xát để khử chất bẩn rồi rửa kĩ lại với nước sạch, vớt ra để ráo nước.

Sả, riềng gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc rồi giã nhỏ.

Tỏi, hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn. Ớt bỏ hạt, thái lát mỏng.

Rau húng nhặt bỏ lá hư, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút sau đó rửa sạch lại và để ráo.

Thui chân giò

Để món giò heo nấu giả cầy có mùi thơm đặc trưng và chuẩn vị, bạn nên thui giò heo bằng rơm. Thui chân giò qua rơm sẽ giúp thịt lên màu vàng đậm đẹp mắt, lớp da giòn và không còn mùi hôi khó chịu. Khói rơm bám vào thịt sẽ giúp giả cầy có hương vị thơm ngon đặc biệt. Khi thui, lưu ý dùng từng phần rơm để khói từ từ bốc lên.

Hiện nay ở thành phố lớn khó sử dụng dùng rơm để thui giò heo, bạn có thể thay thế rơm bằng dụng cụ khò, lót thịt trên bã mía rồi thui. Hoặc bạn cũng có thể bọc giò heo vào giấy bạc rồi thui trên bếp ga. Tuyệt đối không thay rơm bằng giấy báo vì mực in rất độc hại. Bạn chú ý không thui quá cháy mà chỉ cần da heo chuyển màu vàng nâu, hơi cháy sém một chút là được.

Sau khi thui xong, ngâm chân giò trong nước, dùng cọ rửa chà sạch chân giò để loại bỏ hoàn toàn tro bụi bám ở phía ngoài. Dùng dao tách đôi chân giò rồi chặt thành các khúc nhỏ dài khoảng 4 – 5cm. Mẹo nhỏ giúp bạn chặt chân giò dễ hơn là bạn nên chặt theo góc chéo khoảng 30 – 45 độ. Tiếp đến bạn chặt mũi và má heo thành những miếng có kích cỡ vừa ăn.

Uớp chân giò chặt khúc với ½ bát sả, riềng đã giã nhỏ, 1,5 muỗng mẻ, 1 muỗng bột ngọt, ½ muỗng bột nghệ, ½ muỗng nước mắm, ½ muỗng đường. Có thể ướp thêm vài lát ớt tươi tùy theo khẩu vị. Ở bước này bạn nên đeo bao tay và dùng tay bóp đều chân giò, trộn với gia vị đã chuẩn bị.

Cách làm món giả cầy thơm ngon, hấp dẫn là bạn ướp chân giò trong khoảng 20 – 30 phút trước khi nấu.

Những loại gia vị dùng để ướp giò heo đều có vị cay, nồng, chua, mặn rất mạnh. Do đó nếu nấu giò heo giả cầy theo kiểu miền Nam, bạn chỉ dùng riềng, mẻ để tạo mùi là chính, dùng hạn chế hoặc không dùng mắm tôm trong khi ướp thịt.

Bạn bắc nồi lên bếp, cho 2 muỗng dầu ăn vào, đợi dầu nóng thì bạn phi hành, tỏi vàng thơm rồi cho giò heo vào xào với lửa vừa. Đảo đều trong khoảng 5 phút đến khi giò heo săn lại và dậy mùi thơm.

Tiếp đến bạn đổ nước dừa tươi vào, vặn lửa to và đun sôi đến khi nước sôi bùng lên thì điều chỉnh lại về mức lửa vừa. Đậy nắp, ninh trong khoảng 60 phút để giò heo chín mềm và ngấm đều gia vị. Sau 60 phút, bạn mở nắp và cho tiết heo vào nấu, điều chỉnh lượng tiết heo tùy theo khẩu vị mặn hay nhạt.

Mở nắp và nấu giò heo thêm 60 phút nữa. Lúc này bạn mới thêm 1 muỗng mắm tôm vào nấu vì nếu cho mắm tôm quá sớm, món giả cầy sẽ bị nồng. Ninh đến khi bạn thấy giò heo đã mềm nhừ thì tắt bếp.

Trình bày và thưởng thức

Giò heo sau khi nấu chín nhừ thì múc ra đĩa hoặc tô, chan nước xốt sánh đậm đà hương vị, trang trí với lá húng tươi, thưởng thức ngay khi còn nóng và dùng kèm với bún hoặc cơm trắng đều rất ngon. Bạn cũng có thể dùng ăn bánh mì chấm nước xốt giả cầy.

Yêu cầu thành phẩm

Giò heo chín vừa phải, không quá mềm, nát, chân giò và phần da bì giòn dai rất ngon. Khi thưởng thức giò heo giả cầy sẽ cảm nhận được vị béo thơm, ngọt tự nhiên của giò heo quyện với vị chua man mát của mẻ, vị cay nồng của củ riềng cùng hương thơm lừng của sả. Giò heo giả cầy ăn cùng rau húng, lá mơ, đinh lăng… dậy mùi thơm rất lôi cuốn.

Một số lưu ý trong chế biến

Khi mua chân giò heo, bạn nên lựa phần móng trước. Chân giò heo phía trước chắc thịt, có nhiều bắp gân, khi nấu giả cầy món ăn sẽ ngọt thơm hơn. Khi lựa móng trước, bạn nên lựa kỹ những chân giò heo có phần da căng, sờ vào còn thấy ấm vì đó là những móng giò tươi ngon, chưa qua xử lý đông lạnh.

Riềng là nguyên liệu quyết định mùi thơm của món giả cầy giò heo. Bạn nên chọn củ riềng to, mọng, non. Không nên lấy những củ riềng quá già, héo vì khi nấu riềng sẽ không tiết ra mùi thơm cho món ăn.

Khi nấu giò heo chỉ nên đổ nước ngập khoảng 2/3 thịt và nấu theo kiểu om, món ăn sẽ đậm đà hơn. Sau khi nấu giò heo chín mềm, nếu cần nhiều nước để chan bún thì bạn mới thêm nước ở bước này.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bún Giả Cầy Nam Định trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!