Cập nhật nội dung chi tiết về Bào Ngư Là Gì? Tác Dụng Và Cách Chế Biến mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bào ngư là món ăn được nhiều chị em sắn đón tìm cách làm, bởi dinh dưỡng của nó. Vậy Bào ngư là gì? Nó ở đâu? Chế biến như nào?
Bào ngư là gì? Sống ở đâu?
Bào ngư là một loại động vật chân mềm thân bụng hai mảnh, thường sinh sống ở những vùng nước sâu ngoài biển có độ mặn cao từ 2% – 3%.
Bào ngư có thành phần dinh dưỡng cao, là món được các quý tộc xa xưa ưa chuộng.
Bào ngư tập trung nhiều ở vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, bào ngư có nhiều ở ngoài khơi vùng biển miền Trung như Phú Yên, Nha Trang, Quy Nhơn, Ninh Thuận…
Bào ngư còn được biết đến với các tên ốc khổng, cửu khổng, thạch quyết minh hay hải nhĩ do có hình dạng giống cái tai. Chúng thường sống ở ven biển và các vùng hải đảo, lúc còn nhỏ bám gần bờ nhưng càng lớn chúng càng di chuyển ra xa và sâu hơn ở đá ngầm dưới biển.
Để bắt được bào ngư to, phải lặn sâu xuống biển, tách chúng ra khỏi những tảng đá ngầm. Vì vậy, việc thu hoạch bào ngư cũng rất khó khăn như thu hoạch yến sào vậy. Bào ngư là một loại động vật sinh sản hữu tính, chúng đẻ trứng vào mùa nóng và có thể đẻ đến cả triệu trứng mỗi năm.
Vào mùa đông, cơ quan sinh sản của bào ngư khép lại. Thịt bào ngư là một khối cứng, giòn, có mùi vị thơm và rất bổ dưỡng.
Không chỉ là loại thực phẩm có giá trị kinh tế cao đối với ngư dân, bào ngư cũng có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều đạm, canxi, chất béo, kẽm, vitamin và phốt pho.
Tuy nhiên, vì giá trị kinh tế cao nên số lượng bào ngư trong tự nhiên ngày càng ít đi so số lượng đánh bắt ngày càng nhiều để phục vụ cho con người. Hiện nay, nhà nước đang phải đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện môi trường sống cho bào ngư cũng như giúp kinh tế cho người dân trồng nuôi bào ngư hiệu quả.
Cách chế biến bào ngư
Theo Đông y, bào ngư có khả năng bổ âm, tăng khí, hạ nhiệt, tăng cường sinh lực cho nam giới, giúp sáng mắt, trị ho, khó tiêu. Bào ngư thích hợp cho tất cả đối tượng từ người già, trẻ em cho đến phụ nữ và đàn ông.
Bào ngư có vỏ ngoài cứng, hơi dẹt, mặt ngoài nhám, màu nâu sẫm, quanh mép có các lỗ để thở. Sau khi bắt được bào ngư, phải rửa sạch chúng bằng nước muối pha loãng, sau đó mới tách vỏ và gỡ lấy thịt. Bào ngư có thể ăn tươi hay phơi khô và biết cách kết hợp với các gia vị sẽ tạo nên những món ăn vô cùng hấp dẫn mà không loại hải sản nào sánh được.
Dễ nấu nhất, không mất công sơ chế là bào ngư tươi, nếu là bào ngư khô sẽ phải ngâm trong nước một thời gian. Với các món xào, hầm hay nấu canh thì bào ngư đều giữ được vị giòn thơm.
Bào ngư khi hầm lâu sẽ ngấm đủ vị ngon ngọt như bồ câu hầm bào ngư, cháo bào ngư, bào ngư hầm hạt sen thịt nạc, bào ngư hầm nấm đông cô…
Ngoài ra, bào ngư còn có thể biến hóa trong các món như súp bào ngư rau củ, cơm bào ngư, bào ngư om lòng trắng gạch cua, bào ngư nướng than hồng… tất cả đều là những món ăn khá hấp dẫn và đặc biệt.
Bào ngư có giá bao nhiêu?
Tùy vào kích thước và nơi sinh sống mà giá của bào ngư dao động trong khoảng 250.000 – 750.000 đồng/kg.
Trịnh Thị Phương
Bào Ngư Là Gì? Cách Chế Biến Và Tác Dụng Như Thế Nào?
Bào ngư từ thời xa xưa đã là món ăn quý hiếm, là một trong những “bát trân”, những món ăn chỉ xuất hiện trong các bữa ăn vương giả. Vậy bào ngư là gì mà lại quý như vậy? Chúng sống ở đâu, có lợi ích gì về dinh dưỡng? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.
Bào ngư là gì? Sống ở đâu?
Bào ngư là một loại động vật chân mềm thân bụng hai mảnh, thường sinh sống ở những vùng nước sâu ngoài biển có độ mặn cao từ 2% – 3%. Bào ngư tập trung nhiều ở vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, bào ngư có nhiều ở ngoài khơi vùng biển miền Trung như Phú Yên, Nha Trang, Quy Nhơn, Ninh Thuận…
Bào ngư còn được biết đến với các tên ốc khổng, cửu khổng, thạch quyết minh hay hải nhĩ do có hình dạng giống cái tai. Chúng thường sống ở ven biển và các vùng hải đảo, lúc còn nhỏ bám gần bờ nhưng càng lớn chúng càng di chuyển ra xa và sâu hơn ở đá ngầm dưới biển. Để bắt được bào ngư to, phải lặn sâu xuống biển, tách chúng ra khỏi những tảng đá ngầm. Vì vậy, việc thu hoạch bào ngư cũng rất khó khăn như thu hoạch yến sào vậy. Bào ngư là một loại động vật sinh sản hữu tính, chúng đẻ trứng vào mùa nóng và có thể đẻ đến cả triệu trứng mỗi năm.
Vào mùa đông, cơ quan sinh sản của chúng khép lại. Thịt bào ngư là một khối cứng, giòn, có mùi vị thơm và rất bổ dưỡng. Không chỉ là loại thực phẩm có giá trị kinh tế cao đối với ngư dân, bào ngư cũng có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều đạm, canxi, chất béo, kẽm, vitamin và phốt pho. Tuy nhiên, vì giá trị kinh tế cao nên số lượng bào ngư trong tự nhiên ngày càng ít đi so số lượng đánh bắt ngày càng nhiều để phục vụ cho con người. Hiện nay, nhà nước đang phải đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện môi trường sống cho bào ngư cũng như giúp kinh tế cho người dân trồng nuôi bào ngư hiệu quả.
Ăn bào ngư có lợi ích gì? Cách chế biến bào ngư
Các món ăn ngon từ bào ngư nổi tiếng thế giới là món ăn vương giả dành cho vua chúa quý tộc. Không chỉ vậy, theo Đông y, bào ngư có khả năng bổ âm, tăng khí, hạ nhiệt, tăng cường sinh lực cho nam giới, giúp sáng mắt, trị ho, khó tiêu. Bào ngư thích hợp cho tất cả đối tượng từ người già, trẻ em cho đến phụ nữ và đàn ông.
Bào ngư có vỏ ngoài cứng, hơi dẹt, mặt ngoài nhám, màu nâu sẫm, quanh mép có các lỗ để thở. Sau khi bắt được bào ngư, phải rửa sạch chúng bằng nước muối pha loãng, sau đó mới tách vỏ và gỡ lấy thịt. Bào ngư có thể ăn tươi hay phơi khô và biết cách kết hợp với các gia vị sẽ tạo nên những món ăn vô cùng hấp dẫn mà không loại hải sản nào sánh được.
Dễ nấu nhất, không mất công sơ chế là bào ngư tươi, nếu là bào ngư khô sẽ phải ngâm trong nước một thời gian. Với các món xào, hầm hay nấu canh thì bào ngư đều giữ được vị giòn thơm. Bào ngư khi hầm lâu sẽ ngấm đủ vị ngon ngọt như bồ câu hầm bào ngư, cháo bào ngư, bào ngư hầm hạt sen thịt nạc, bào ngư hầm nấm đông cô… Ngoài ra, bào ngư còn có thể biến hóa trong các món như súp bào ngư rau củ, cơm bào ngư, bào ngư om lòng trắng gạch cua, bào ngư nướng than hồng… tất cả đều là những món ăn khá hấp dẫn và đặc biệt.
Bào ngư giá bao nhiêu tiền 1kg?
Tùy vào kích thước và nơi sinh sống mà giá của bào ngư dao động trong khoảng từ 250.000 đến 750.000 đồng/kg. Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã biết bào ngư là gì, sống ở đâu và có tác dụng gì với sức khỏe. Các món ăn chế biến từ bào ngư có thể ăn chơi, thưởng thức như hải sản quý hay chế biến với cơm đều ngon tuyệt vời. Giò sống là sản phẩm được chế biến từ thịt heo.
Đăng Ký Để Được Tư Vấn Miễn Phí
Cách Ngâm Rượu Bào Ngư Chuẩn Và Tác Dụng Của Bào Ngư Ngâm Rượu
Nhiều người nghe đến bào ngư thường sẽ nghĩ đến các món ăn thượng hạng được làm từ bào ngư như: bào ngư nấu súp hoặc cháo, bào ngư chưng hoặc hấp,… Ngoài ra còn có một cách chế biến khác biệt hoàn toàn với nhiều tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Bào ngư ngâm rượu là bài rượu thuốc cực kỳ bổ dành cho nam giới nó được gọi là “Tiên Tửu”. Ngày nay, nhiều quý ông cũng tìm đến bào ngư như một vị cứu tinh cho sức khỏe sinh lý của mình. Bào ngư ngâm rượu vừa bổ vừa ngon. Vậy làm thế nào để ngâm rượu bào ngư ngon đúng cách. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn ngâm rượu bào ngư chuẩn nhất.
Uống rượu bào ngư có tác dụng gì?
Theo y học hiện đại: Phân tích thành phần dinh dưỡng trong bào ngư, các nhà khoa học tìm thấy hàm lượng lớn chát đạm, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe như vitamin B1, B2, Magie, sắt, canxi, silic.Thành phần quý giá trong bào ngư còn có hợp chất haliotin I và haliotin II là những chất có khả năng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Ngoài ra, hiếm có loại thực phẩm nào mà bên trong chứa đầy đủ 19 loại acid amin thiết yếu khác nhau cần cho cơ thể gồm threonine, isoleucine, valin…Không chỉ phần thịt bào ngư mà cả phần vỏ cũng nhiều dưỡng chất bổ dưỡng cho cơ thể. Bào ngư đã có rất nhiều tác dụng, như giúp sáng mắt, ổn định đường huyết, tốt cho những người bị cao huyết áp, đặc biệt chức năng giúp tăng cường sinh lực ở nam giới lẫn nữ giới. Ngoài ra, thịt bào ngư còn chứa một chất đặc biệt đó là” phần C tan trong nước” giúp kháng khuẩn rất tốt. Ngoài các tác dụng trên, thịt bào ngư còn có tác dụng chữa bệnh, chống suy nhược cơ thể, bồi bổ khí huyết.
Theo y học cổ truyền: bào ngư còn được gọi là cửu khổng, vỏ bào ngư là thạch quyết minh. Đây là vị thuốc có vị mặn, tính bình, quy vào kinh thận và can. Thịt bào ngư có công năng bổ âm, tăng khí, tăng cường sinh lực cho nam giới. Ngoài ra, bào ngư còn chữa trị hiệu quả chứng huyết trắng, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, viễm nhiễm hoặc sỏi đường tiết niệu, viêm phổi, ho kéo dài, lao phổi và thần kinh suy nhược
Nam giới cơ thể suy yếu, xuất tinh sớm, vô sinh, liệt dương hoặc giảm nhu cầu sinh lý, muốn tăng cường sinh lực và cải thiện chất lượng tinh trùng
Nam giới lớn tuổi, có triệu chứng phì đại tiền liệt tuyến, muốn ngăn ngừa ung thư tiền liệt tuyến thì rượu bào ngư là một lựa chọn tuyệt vời
Nam giới và cả nữ giới muốn phòng ngừa ung thư như ung thư vòm họng, ung thư vú, ung thư gan và các khối u ác tính khác cũng có thể lựa chọn bào ngư
Phụ nữ muốn giữ gìn tuổi xuân, giúp da dẻ hồng hào săn chắc, chống lão hóa
Người hay bị suy nhược cơ thể sức đề kháng kém có thể sử dụng rượu bào ngư để tăng sức đề kháng và giảm suy nhược
Người cao tuổi xương khớp kém có thể dùng
Bào ngư ngâm rượu như thế nào?
Hiện nay có rất nhiều cách ngâm rượu bào ngư các bạn có thể chọn lựa cho mình một cách phù hợp nhất. Trước khi đến với các cách thì chúng ta phải chọn nguyên liệu cho chuẩn nhất
+ Bào ngư ngâm rượu thuốc tốt nhất bạn nên chọn mua loại bào ngư sống, mua tại những cửa hàng uy tín, có thương hiệu rõ ràng để mua được sản phẩm đủ chuẩn và chất lượng. Nếu không có bào ngư tươi, bạn loại phơi khô phẩm chất tốt cũng được. Chuẩn bị 1 kg bào ngư cho 1 bình rượu
+ Rượu ngâm cần chọn loại rượu trắng khoảng 40 độ ( nếu có rượu nếp cái hoa vàng ngâm thì càng tốt )
+ Bình thủy tinh hoặc chum để đựng ( tránh sử dụng chai nhựa để ngâm)
1. Cách ngâm rượu bào ngư tươi
Chuẩn bị: 1kg bào ngư tươi sống( tính cả vỏ) – bình thủy tinh để đựng ( Rượu ngâm bào ngư bạn cần chuẩn bị 2 loại khác nhau. Một loại là rượu trắng thông thường vừa để rửa bào ngư, vừa để ngâm sơ qua nước đầu nhằm khử mùi tanh khoảng 2 lít. Loại còn lại là rượu nếp nấu thủ công bằng men tự nhiên, chuẩn bị khoảng 4 lít)
B1: Bào ngư tươi sống mua về cần phải làm sạch bằng cách dùng bàn chải cọ rửa bào ngư cho hết bẩn ngoài ra chúng ta cũng cần cọ cả phần vỏ mai của bào ngư vì phần vỏ cũng có thể ngâm rượu giúp tăng cường xương khớp
B2: Sau khi rửa sạch ngâm bào ngư với loại rượu thông thường đã chuẩn bị trong 1 ngày để lấy sạch cặn, loại bỏ mùi tanh trong bào ngư
B3: Sau 1 ngày, đổ bỏ phần rượu đã ngâm. Vớt bào ngư ra, phơi bào ngư hai nắng để bào ngư ráo, khô lại
B4: Cho bào ngư đã phơi vào bình thủy tinh rồi đổ rượu vào ngâm trong khoảng 2-3 tháng đem ra sử dụng
2. Cách hấp bào ngư ngâm rượu
Chuẩn bị: 1kg bào ngư tươi sống( tính cả vỏ) – bình thủy tinh để đựng – chõ đồ xôi 2 ngăn ( hấp cách thủy bào ngư ) 1-2 củ gừng – 4 lít rượu trắng
Cách này tôi khuyên các bạn nên sử dụng bởi vừa đơn giản vừa dễ làm đỡ phải mất 2 lít rượu như phía trên để khừ mùi tanh
B1: Làm sạch giống b1 cách phía trên
B2: Củ gừng đập dập cho vào chõ đồ xôi ngăn dưới đựng nước trắng và củ gừng đập dập ngăn phía trên chúng ta để bào ngư bật nhỏ lửa hấp trong khoảng 30 phút
B3: Sau khi hấp cách thủy xong vớt bào ngư ra đem đi phơi 1 nắng gắt
B4: Sau 1 ngày phơi cho vào bình thủy tinh để đựng rồi đổ rượu vào ngâm khoảng 2-3 tháng
3. Cách ngâm bào ngư khô
Đối với các bạn không có thời gian hoặc đã có sẵn bào ngư khô thì hãy sử dụng cách này để ngâm( nếu sử dụng bào ngư đã khô thì nhiều hoạt chất sẽ không còn như lúc còn tươi nhưng bào ngư khô được cái là mùi tanh sẽ giảm hẳn khi chúng ta ngâm khô)
B1: Bào ngư khô đem về cho lên chảo để rang ( lưu ý bật nhỏ lửa đảo đều tay khoảng 10 phút ) lời khuyên 1kg bào ngư tương đối nhiều các bạn nên chia làm 2-3 lần rồi rang
B2: Bào ngư cho ra ngoài để nguội
B3: Cho bào ngư khô vào bình thủy tinh rồi đổ rượu vào ngâm khoảng 2-3 tháng đem ra sử dụng
4. Cách ngâm bào ngư kết hợp với một số loại đồ ngâm khác
Bào ngư cả khô và tươi đều có thể ngâm kết hợp được với một số loại như cá ngựa, bìm bịp, hải sâm, bọ cạp, tắc kè…. Và các loại thảo dược như Bách bộ, trần bì, huyết giác, kê huyết đằng, thiên môn, đại hổi, tiểu hồi, mạch môn hoặc bổ thận như: Ba kích, kỷ tử, nhục thung dung, dâm dương hoắc hay nhân sâm, đinh lăng đều được và các bạn có thể cho thêm mật ong vào ngâm cùng để dễ uống hơn.
Tôi có một bài thuốc ngâm kết hợp bào ngư với một số loại đặc biệt tốt và bổ cho sức khỏe.
Chuẩn bị: Bào ngư khô đã sao 0,5kg – cá ngựa 1 cặp – tắc kè khô 1 cặp – kỷ tử 30g – đẳng sâm 30g – đương quy 30g – ba kích khô 50g – trần bì 30g – thổ phục linh 50g – hà thủ ô 30g- đại táo 10 quả – 20 lít rượu trắng ngâm trong khoảng 3 tháng đem ra sử dụng
Tổng hợp câu hỏi bạn đọc?
Bọ cạp, tắc kè, bào ngư, cá ngựa ngâm chung có được không? Chào bạn, các vị trên bạn ngâm chung đc bình thường
Ngâm rượu bào ngư kết hợp với củ mật nhân và bọ cạp có được không?: Chào bạn, bạn có thể ngâm chung đc bình thường
Mình rửa sạch rồi để nguyên con ngâm không tráng qua rượu có ảnh hưởng gì không?: Không ảnh hưởng gì những mùi rượu sẽ bị tanh
Rượu bào ngư ngâm bao lâu thì uống được?: khoảng 30-40 ngày là sử dụng được
Rượu bào ngư uống như thế nào là chuẩn: Mỗi ngày 1-2 chén nhỏ khoảng 20ml
Update…..
12 Tác Dụng Của Bào Ngư Và Cách Nấu Cháo Bào Ngư Cho Bà Bầu Ăn Tẩm Bổ
Bào ngư được mô tả là một loài sên lớn sống dưới biển, nhưng thực tế nó thuộc họ nhuyễn thể và giống với con hàu hoặc con trai hơn. 1kg bào ngư có giá lên tới 2 triệu đồng, có thể đắt hơn tùy vào vùng biển mà nó sinh sôi. Vậy bào ngư có công dụng gì với sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai?
12 tác dụng của bào ngư với sức khỏe
1. Giảm nguy cơ tim mạch
Bào ngư chứa hàm lượng lớn omega-3, đây là một chất béo không bão hòa đa có đặc tính kháng viêm, giúp giảm các triệu chứng viêm khớp và ngăn ngừa nguy cơ ung thư cũng như tim mạch. Omega-3 ngăn ngừa đột quỵ và giúp tim khỏe mạnh, tăng cường sức khỏe tim đối với người đã có bệnh này.
2. Ngăn ngừa ung thư
Những người bị ung thư giai đoạn nhẹ được khuyên ăn bào ngư tẩm bổ. Đặc tính quan trọng nhất của iốt trong bào ngư là khả năng chống chất gây ung thư, phốt pho trong bào ngư cũng giúp ngăn chặn ung thư vú.
3. Tăng cường chức năng gan
Gan đặc biệt quan trọng với hệ tiêu hóa và bài tiết. Bào ngư giúp thúc đẩy quá trình bài độc gan, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.
4. Bảo vệ thận khỏe mạnh
Phốt pho trong bào ngư thúc đẩy việc giải phóng độc tố khỏi thận trong quá trình tiêu tiểu. Bằng cách gia tăng lượng nước tiểu và tăng cường bài tiết, cơ thể bạn sẽ loại bỏ được axit uric, muối dư thừa, chất béo và dịch dư thừa khỏi cơ thể. Phốt pho cũng bù đắp sự mất cân bằng các khoáng chất trong cơ thể.
5. Kiểm soát chức năng tuyến giáp
Iốt trong bào ngư không chỉ cần thiết cho não bộ mà còn giúp duy trì khả năng hoạt động bình thường của tuyến giáp bằng cách hỗ trợ quá trình sản xuất hormone. Nó điều tiết sự phát triển bình thường của cơ thể, đặc biệt ở hệ thần kinh trung ương, đồng thời cung cấp nguồn năng lượng tối ưu cho mọi hoạt động.
6. Giúp giảm đau cơ bắp
Ăn bào ngư có thể giảm tình trạng đau yếu cơ, tê bì tay chân, mệt mỏi… Ăn bào ngư sẽ bổ sung năng lượng và tăng tuần hoàn máu, giúp cơ thể khỏe khoắn, năng động.
7. Giúp xương phát triển khỏe mạnh
Canxi trong bào ngư giúp răng, nướu và men răng khỏe mạnh. Canxi còn giúp duy trì bộ khung xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương.
8. Tăng cường tuần hoàn máu, chữa giảm sốt
Phốt pho trong bào ngư góp phần cân bằng giữa tuần hoàn máu và sửa chữa tế bào bị hao mòn trong hoạt động hàng ngày. Nó cũng giảm việc tích nước gây phù. Bào ngư còn chứa nhiều dưỡng chất giúp hạ sốt.
9. Duy trì đôi mắt sáng khỏe
Bào ngư giàu omega-3 có thể bảo vệ bạn khỏi mọi bệnh tật về mắt. DHA, một dạng của omega-3, là một thành phần cấu trúc của võng mạc mắt. Thiếu DHA sẽ khiến mắt suy yếu, do đó bổ sung omega-3 từ bào ngư sẽ ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp.
Kẽm trong bào ngư giúp ngừa bệnh quáng gà. Vitamin C trong bào ngư phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể, hỗ trợ sản xuất collagen, một loại protein giúp hình thành cấu trúc mắt.
Bào ngư còn dồi dào các vitamin nhóm B và vitamin A cần thiết cho đôi mắt khỏe mạnh.
10. Duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh
11. Bào ngư tốt cho sức khỏe sinh sản
Phụ nữ mang thai cần bổ sung iốt cho cả mẹ và con. Ăn bào ngư sẽ giúp bổ sung iốt, ngăn ngừa thai chết lưu do trẻ bị suy tuyến giáp. Bên cạnh đó, iốt cũng rất cần thiết nếu bạn cho con bú bằng sữa mẹ.
12. Bào ngư cho bạn làn da đẹp như ý
Bào ngư chứa các loại dầu giúp làn da mịn màng và trẻ trung. Iốt trong bào ngư giúp tóc, móng và răng khỏe mạnh. Thiếu hụt iốt có thể dẫn tới rụng tóc. Iốt còn giúp tăng cường sức khỏe nang tóc và giúp tóc mọc nhanh.
Trẻ em có ăn bào ngư được không?
Trẻ nhỏ hệ tiêu hóa còn yếu, các loại hải sản giàu protein như bào ngư, hải sâm khiến trẻ dễ bị táo bón và chướng bụng. Vì vậy, trẻ dưới 3 tuổi không nên ăn.
Nếu gia đình có người bị dị ứng hải sản thì càng không nên cho trẻ ăn hải sản quá sớm. Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên chờ cho đến khi trẻ thích nghi với các loại rau củ, thịt, tôm cua nước ngọt… thì hãy cho bé làm quen với hải sản. Nên tránh các loại đồ biển nhiều thủy ngân.
Các bác sĩ cho biết bé từ 3 tuổi thì có thể ăn được bào ngư với số lượng ít. Trẻ có tiểu sử dị ứng, hen suyễn, chàm eczema thì không nên ăn.
Cách chọn và bảo quản bào ngư
Bào ngư tươi sống là ngon hơn cả. Để biết con nào còn sống, bạn chạm vào phần thịt và thấy nó co lại. Nên chọn con có kích thước trung bình, hương vị sẽ ngon hơn con quá to hoặc quá nhỏ.
Bào ngư mua về nên chế biến ăn ngay. Nếu không thì bạn bỏ trong tô, bịt lại bằng miếng vải ẩm rồi cất trong tủ lạnh. Bào ngư có thể bảo quản tới 3 tháng trong tủ đông.
Đối với bào ngư đóng hộp, bạn chọn loại xuất xứ từ Nhật Bản, Mexico, Australia và New Zealand là tốt nhất.
Cách sơ chế bào ngư
Bào ngư mua về, dưới vòi nước đang chảy, bạn rửa sạch cát và rêu trên vỏ, tiếp đó rửa lại bằng nước muối rồi dùng thìa (bàn chải đánh răng) cạo sạch nhớt trên thịt bào ngư, sau đó dùng thìa nạy thịt ra.
Phần màu đen bám quanh thịt vàng chính là nội tạng (bao tử) của bào ngư, bạn không nên bỏ đi vì rất giàu dưỡng chất. Vỏ bào ngư phản quang rất đẹp, nên phơi khô giữ lại để trang trí.
Các cách nấu cháo bào ngư cho mẹ và bé
1. Cách nấu cháo bào ngư cà rốt cho bé Nguyên liệu
2 con bào ngư tươi sống
Nửa củ cà rốt
1 miếng gừng
1 nhúm gạo dẻo, nếu không có gạo dẻo thì bạn cho thêm gạo nếp vào nấu sệt sệt cho ngon.
Rắc muối hột lên bào ngư, dùng bàn chải đánh răng sạch chà thịt bào ngư cho hết nhớt và rong rêu. Dùng thìa nạy bào ngư, đừng dùng dao nhọn vì sẽ dễ làm vỡ bao tử của bào ngư.
Con bào ngư chỉ ăn rong biển nên nếu nấu cháo mà không có bao tử thì ăn sẽ không ngon. Bao tử chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.
Băm nhỏ cà rốt và gừng.
Cắt riêng phần bao tử và thịt bào ngư.
Cắt bỏ đầu miệng của bào ngư, phần thịt còn lại thái nhỏ hạt lựu.
Phần bao tử bạn để trong bát, đưa kéo vào cắt nát để bao tử vỡ ra trong bát.
Bắc chảo lên bếp, cho ít dầu ô liu vào. Cho bao tử vào chảo, đồng thời cho gạo vào xào sơ để bao tử thấm vào gạo. Tắt bếp.
Bắc nồi nước lên bếp, cho gạo vào đun sôi.
Gạo nở thì bạn cho cà rốt và gừng vào nấu tiếp.
Vớt bọt ra.
Khi cháo và cà rốt đã chín nhừ, bạn cho bào ngư vào nấu thêm 3 phút thì tắt bếp. Không cho bào ngư vào nồi cháo quá sớm vì bào ngư sẽ dai, mất đi độ giòn và tươi ngon.
Nêm muối, rưới tí dầu mè cho thơm.
Múc cháo ra bát, rắc thêm tí rong biển trộn mè lên trên. (Rong biển trộn mè bán sẵn ngoài chợ).
2. Cách nấu cháo bào ngư kiểu Hàn Quốc
Cách nấu cháo cho người lớn không khác gì món cháo bào ngư cà rốt cho bé ở trên, chỉ có khác là bạn dùng nhiều bào ngư hơn, nhiều gạo và bào ngư thái to hơn.
Để bào ngư không bị dai, bạn dùng dao khía lưng bào ngư, sau đó mới thái lát cho vào nồi cháo.
Vì người lớn không cần ăn cà rốt quá nhừ, nên bạn có thể cho bào ngư vào nấu cháo trước, rồi sau đó mới cho cà rốt.
Cháo chín, bạn rắc thêm chút hành lá băm nhỏ.
Múc cháo ra bát, ăn cùng với nấm kim châm. (Nấm kim châm mua về bạn rửa sạch, chế nước sôi vào, đậy nắp lại ngâm trong 2 phút là ăn được).
3. Cách nấu cháo bào ngư với nấm rơm cho mẹ bầu và trẻ nhỏ Nguyên liệu
Nửa kg bào ngư
Nước hầm xương hoặc nước luộc gà (không nên dùng nước lọc vì nấu cháo sẽ không được ngọt)
200g nấm rơm (hoặc nấm đông cô)
Nửa lon gạo
Vài lát gừng thái sợi để cân bằng tính hàn của bào ngư, đồng thời khử mùi tanh của bào ngư. Nếu ngại mùi tanh của bào ngư thì bạn nên mua loại bào ngư tròn, sẽ ít tanh so với bào ngư dài
Hành và rau răm
Dùng nồi cơm điện và nước luộc gà để nấu cháo, rắc thêm xíu muối.
Nếu nhà có trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi, bạn nên thái lát hoặc thái hạt lựu, bằm nhỏ bào ngư. Nếu để nguyên con thì bạn phải nấu cháo hơi lâu một chút cho bào ngư nhừ. Hoặc bạn có thể kết hợp tất cả các hình thức này trong 1 nồi cháo.
Ướp bào ngư với chút rượu, muối, gừng, bột nêm, để 15-30 phút cho ngấm gia vị. Bạn có thể nêm chút tiêu nếu bé ăn được.
Bạn bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn đun nóng, hành tím phi thơm, sau đó cho bào ngư vào xào săn trong 30 giây.
Cháo lúc này đã chín, bạn cho bào ngư vào nồi cháo hầm tiếp trong 30 phút.
Cho nấm rơm vào.
Nêm cháo với xíu muối, đường, bột ngọt.
Múc cháo ra tô, rắc thêm tiêu, hành lá và rau răm.
4. Cách nấu cháo bào ngư với tôm Nguyên liệu
4 con bào ngư tươi sống
150g gạo
8 con tôm tươi
Dầu mè, rượu, gừng, đường phèn, hành lá…
Sơ chế bào ngư như trên, thái miếng.
Tôm khứa lưng, bỏ chỉ đen.
Ướp tôm và bào ngư với rượu, gừng và xíu muối.
Vo gạo, cho vào nồi nấu cháo, thêm xíu muối và chút dầu mè cho thơm ngon.
Khi hạt gạo nở bung, bạn hớt bọt. Cháo hơi sánh thì cho tôm và bào ngư vào. Cho thêm hạt nêm, đường phèn vào nếm lại cho vừa ăn. Đun thêm 5 phút thì tắt bếp.
Múc cháo ra tô, rắc thêm hành lá và tiêu ăn nóng.
5. Cách hầm bào ngư với táo đỏ cho mẹ bầu tẩm bổ Nguyên liệu
4 con bào ngư tươi sống
Nửa con gà mái già, chọn loại gà cỏ có nhiều chất dinh dưỡng
6 quả táo đỏ, vài miếng hoàng kỳ
Gừng, tỏi
1/4 củ hành tây
Bắc một nồi đất lên bếp, cho hoàng kỳ vào đun liu riu 1 giờ cho ra nước. Dùng nước này nấu thịt gà.
Sơ chế bào ngư như trên. Thịt đem thái lát hơi vát để bào ngư không bị nát khi nấu cháo.
Gà chặt khúc vừa ăn rồi cho vào nồi đất.
Táo đỏ cắt đôi và bỏ hạt, gừng thái sợi mỏng cho vào nồi đất với thịt gà. Cho 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê đường, 1 ít tiêu xanh vào ướp với thịt gà trong 30 phút.
Đổ nước hoàng kỳ vào nồi gà, đem hầm với lửa nhỏ trong 2 giờ đồng hồ rồi tắt bếp.
Bắc nồi đất lên bếp, cho dầu ăn vào, phi tỏi cho thơm, cho bào ngừ vào xào. Nêm với muối, đường và tiêu đảo đều và tắt bếp.
Lại bắc nồi gà lên, bật bếp, cho bào ngư vào đun lửa nhỏ.
Thái hành tây như bổ cau, cho vào nồi đảo đều là có thể ăn được.
Lưu ý khi ăn bào ngư
Người mắc bệnh gút, cảm mạo, sốt, họng sưng đau thì không nên ăn bào ngư.
Người bị dị ứng hải sản, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi không nên ăn bào ngư.
Bào ngư ăn tươi sống là ngon nhất, tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, bà bầu và phụ nữ mang thai thì nên ăn bào ngư nấu chín.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bào Ngư Là Gì? Tác Dụng Và Cách Chế Biến trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!