Đề Xuất 5/2023 # 27 Cách Pha Nước Mắm Ngon Cho Các Món Ăn Việt # Top 5 Like | Ctc-vn.com

Đề Xuất 5/2023 # 27 Cách Pha Nước Mắm Ngon Cho Các Món Ăn Việt # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 27 Cách Pha Nước Mắm Ngon Cho Các Món Ăn Việt mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Các món nước chấm bao gồm mắm ngon

1. Pha nước mắm cho món Thịt heo luộc Chuẩn bị: 3 thìa Cách làm: Cho 1 thìa dầu ăn vào chảo rồi bắc lên bếp. Chờ dầu nóng lên thì cho 1/2 ớt tỏi băm vào xào thơm. Tiếp tục cho hết nước mắm, đường và nước vào nấu sôi rồi tắt bếp. Đổ hỗn hợp này ra chén, sau đó vắt nước cốt chanh và cho ớt tỏi còn lại vào khuấy đều. Nêm nếm lại cho vừa ăn. 2. Nước mắm chấm nem rán Nguyên liệu: – 1 thìa nước mắm ngon – 1 thìa đường – 1 thìa giấm ngon – 5 thìa nước lọc – Tỏi, ớt – Hạt tiêu Cách làm:  – Tỏi bóc vỏ, rửa sạch băm thật nhuyễn. – Ớt rửa rạch, loại bỏ hạt rồi đem băm thật nhuyễn. – Ớt thái nhỏ để pha nước chấm nem Pha tất cả các nguyên liệu theo tỷ lệ ở trên là 1:1:1:5 có nghĩa là 1 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1 thìa giấm, 5 thìa nước lọc. Bạn hòa tan nước mắm, đường và dấm trước sau đó mới cho thêm tỏi, ớt và rắc thêm ít tiêu vào, nước mắm nêm sẽ có vị ngọt, vị chua, vị mặn. 3. Pha nước mắm gừng cho món ốc luộc/hấp Chuẩn bị: – 2 trái ớt; 1 miếng gừng; 3 tép tỏi; 2 muỗng sả; 2 lá chanh thái nhỏ; 2 muỗng nước mắm; 3 muỗng nước lạnh; 1.5 muỗng dấm; 2.5 muỗng đường Cách làm: Cho tỏi, ớt, sả, gừng vào cối giã nhỏ. Nước mắm, đường cho vào bát hòa trước, sau đó cho nước lạnh và dấm vào hòa chung. Cuối cùng cho hết hỗn hợp tỏi ớt đã giã vào, hòa đều. Nêm lại cho vừa ăn là xong. Trước khi ăn cho lá chanh vào. 4. Nước mắm tỏi gừng chấm cá rán Chuẩn bị: – 5 thìa nhỏ nước mắm ngon – 1 thìa nhỏ mì chính (1 nửa thìa nhỏ đường nếu hợp khẩu vị, còn không thì không cần, đường sẽ làm cho nước chấm hài hoà vị hơn) – 2 tép tỏi, 1 nhánh gừng nhỏ, 1 quả ớt tươi (hoặc ớt khô), 1 nửa quả chanh và 1 thìa nhỏ giấm Cách làm: Cách pha nước chấm cá rán không khó. Gừng, tỏi, ớt rửa sạch, sau đó đập nhỏ (gừng và tỏi cần đập để tiết hết được tinh dầu thơm có trong nó).  Sau đó cho vào một bát nhỏ và trộn đều các gia vị như phần đã chuẩn bị vào cùng một bát và ướp trong thời gian 10-15 phút để các gia vị được hoà quyện ngấm kỹ cùng nhau.  Thêm nước mắm, giấm và chanh vào. Khuấy nhẹ là được. Khi ăn, chấm từng miếng cá rán kèm ít rau thơm vào bát nước chấm đảm bảo bạn sẽ cảm nhận được hương vị tuyệt ngon, ăn mãi vẫn thèm. 5. Nước chấm ngao Cách 1: Nguyên liệu gồm nước mắm ngon, nước sôi, đường, quất, tương ớt. Sau đó hòa nước mắm với lượng nước sôi vừa đủ, nếm thấy vừa miệng. Cho đường, tương ớt vào, khuấy đều cho tan. Sau đó thêm quất thái lát vào là được. Nếu thích cay, bạn có thể cho thêm ớt tươi vào. Cách 2: Nguyên liệu bao gồm đường, gia vị, ớt, quất. Thực ra bạn có thể thay chanh cho quất nhưng với nước chấm này, cho quất thơm hơn. Cho gia vị bột canh vào bát, thêm đường vào, trộn đều. Sau đó cho ớt thái lát hoặc băm nhỏ, rồi vắt quất lên, trộn đều là được. 6. Nước chấm bánh xèo Chuẩn bị:  1 nhánh tỏi;  2 trái ớt;  5 muỗng canh đường; 1 trái chanh; 1/2 chén nước mắm; 1 chén nước sôi để nguội. Cách pha: – Ớt bỏ hạt, xắt tròn rồi băm nhuyễn. Tỏi bóc vỏ, đập nhuyễn. Chanh vắt lấy nước, bỏ hạt cho khỏi đắng. – Pha nước chấm theo tỉ lệ: 2 muỗng nước sôi, 2 muỗng đường, 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng chanh. Sau đó khuấy đều. Cho thêm ớt, tỏi băm vào bát khuấy đều lại lần nữa là được. 7. Nước chấm bánh cuốn Chuẩn bị: 300ml nước lọc; 1 thìa đường; 1 thìa nước mắm; Ớt băm; Ít dấm hoặc chanh nêm sau cùng cho vừa độ chua. Cách pha: – Pha ra bát theo đúng tỉ lệ nguyên liệu kể trên. Nước chấm bánh cuốn pha sẵn ngoài hàng màu nhạt là vì bỏ ít nước mắm. Nếu thích đậm hơn có thể tăng lượng nước mắm trong công thức lên 30ml.  8. Pha nước chấm bánh gối Pha nước chấm bánh gối thường là chua, cay, mặn, ngọt theo kiểu truyền thống, như nước chấm nem, với mắm, đường, dấm, tỏi, ớt, rồi hòa thêm chút tương ớt vào bát nước chấm để có màu đỏ tươi. Thay dấm bằng chanh hoặc quất cho có thêm mùi thơm nếu thích. Tỏi ớt bạn băm nhuyễn Pha Nước mắm, đường, dấm, nước lọc tỉ lệ 1:1:1:4. Cho đu đủ, cà rốt, ớt, tỏi vào dầm khoảng 15 phút là có thể ăn được 9. Pha nước chấm bánh bột lọc Với người Huế thì phần nhiều chỉ ăn nước mắm cốt + ớt chỉ thiên thái nhỏ là được. Nhưng cũng có nhiều người thích pha nước chấm. Nhất là khi món bánh bột lọc trở nên phổ biến hơn, được bán nhiều miền khác nhau thì món nước lại được pha chế sao cho phù hợp với khẩu vị. Cách 1: Nguyên liệu: – 2 trái ớt – 1 trái chanh – 5 muỗng nước mắm ngon – 4 muỗng đường cát – 6 muỗng nước sôi để nguội Cách làm:  Ớt bỏ cuống, thái lát mỏng vào trong chén. Chanh vắt lấy nước cốt Cho 5 muỗng nước mắm, 4 muỗng đường, 6 muỗng nước vào nồi, đun sôi trên bếp với lửa nhỏ, khuấy đều tay cho hỗn hợp tan hết. Tắt bếp để nguội.  Cho vào hỗn hợp 2 muống nước cốt chanh, ớt cắt lát, khuấy đều và trút ra chén để dùng. Cách 2:  Nguyên liệu: – 1 trái chanh – 3 trái ớt – 3 tép tỏi – 5 muỗng nước mắm ngon – 4 muỗng đường cát – 6 muỗng nước sôi để nguội Cách làm: Sơ chế tỏi và ớt, cho vào trong cối giã nhuyễn. Chanh vắt lấy nước cốt. Cho 6 muỗng nước, 5 muỗng nước mắm ngon, 4 muỗng đường vào chén khuấy đều cho tới khi tan hết. Tiếp tục cho tỏi và ớt đã giã nguyễn vào và khuấy đều. Cuối cùng cho 2 muỗng nước cốt chanh vào chén và dùng. Cách 3:  Nguyên liệu: – 1 trái chanh – 2 trái ớt – 3 muống nước mắm ngon – 4 muống đường – 6 muống nước đun sôi để nguội – 200gr tôm đất Cách làm: Tôm sau khi rửa sạch thì lột vỏ ngoài, tiếp tục rửa sạch lớp vỏ. Cho lớp vỏ tôm đã rửa vào nồi cùng với 6 muỗng nước lọc, đun sôi nhỏ lửa trong 3 phút. Đổ nước ra chén và dùng rây lọc sạch. Ớt thái lát mỏng. Chanh vắt lấy nước cốt. Cho 1 muỗng nước cốt chanh, 2 muỗng nước đun sôi để nguội, 3 muỗng nước mắm ngon, 4 muống đường, 6 muỗng nước luộc vỏ tôm vào trong chén, khuấy đều cho tới khi tan hết đường. Tiếp tục cho ớt đã sắt lát vào và dùng. 10. Nước chấm bánh bèo Tỉ lệ: -1 chén nước mắm ngon + 2 chén đường cát trắng Cách pha: – Hòa nước mắm với mật ong. – Đun sôi nhẹ  hỗn hợp nước mắm -  đường  thành một hỗn hợp kẹo như mật ong. Sau đó cất vào hũ. – Khi nào ăn thì lấy ra khoảng 2, 3 muỗng canh, pha thêm 2, 3 muỗng canh nước lọc, khuấy cho tan kỹ, cho thêm chanh + ớt (bánh xèo không cho tỏi). 11. Pha nước chấm chả giò  – 200 ml nước sôi để nguội - 2,5 muỗng canh đường cát trắng - 3,5 muỗng canh nước mắm nguyên chất - 3 muỗng canh giấm - 3 trái ớt đỏ, bỏ hạt và băm nhỏ - 1 củ tỏi, lột vỏ và băm nhỏ. Để đơn giản và dễ nhớ hơn bạn có thể pha theo tỷ lệ: 1 nước mắm + 3 nước lọc + 2 đường + tỏi và ớt băm nhỏ. Nước chấm này phải đặc và đậm mới đạt yêu cầu. 12. Pha nước chấm cho món bún thịt nướng  Pha nước chấm theo công thức: 1 giấm + 1 đường + 1/2 mắm + 2 nước (nước đun sôi để nguội) + 1 đến 2 muỗng cà phê nước cốt chanh + tỏi và ớt băm.  Nếu ăn theo kiểu người Bắc, bạn có thể cho ít đu đủ vào. Bạn mua loại đu đủ xanh, cắt miếng vuông mỏng hoặc cắt sợi sóng theo dụng cụ cắt hoa quả. Sau đó, bóp sơ qua phần đu đủ này với muối và trụng sơ qua nước sôi xả lại trước khi ngâm giấm, vắt khô và thả chúng vào bát nước chấm. 13. Nước chấm bún chả Nguyên liệu: – Ớt tươi: 2 trái. – Chanh tươi: 2 trái. – Cà rốt: ½ củ. – Tỏi khô: 5 nhánh. – Giấm chua: 100ml – Đu đủ xanh: 200gram – Nước mắm loại ngon: 5 muỗng. – Nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội: 100ml. – Gia vị: Đường, hạt nêm… Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu – Ớt tươi cắt bỏ cuống xanh, tỏi lột vỏ khô, băm nhỏ. – Trái chanh ta bổ làm hai phần sau đó vắt lấy nước cốt nhưng nhớ phải bỏ các hạt chanh ra nha. – Nửa củ cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, cắt làm đôi. – Miếng đu đủ rửa sơ qua rồi dùng dao bào gọt hết vỏ, cắt bỏ hai đầu, loại bỏ hết hạt sau đó ngâm vào chậu nước muối loãng trong thời gian khoảng 30 phút. – Trong cách pha nước chấm bún chả nếu thích chúng ta có thể chọn những trái đu đủ ương ương gần chín nhưng ruột vẫn còn cứng, những trái này thường có vị giòn ngọt rất ngon. Đu đủ tươi thường tiết ra chất mủ có thể gây ngứa tay bạn nên tốt nhất ta nên dùng bao tay ni lông trước khi gọt vỏ đu đủ nha. – Cà rốt và đu đủ ta dùng dao bào để bào chúng thành từng lát mỏng, nếu các bạn muốn món nước chấm thêm đẹp mắt thì ta tỉa cà rốt thành hình cánh hoa rồi xắt từng lát mỏng trộn chung vào. Bước 2: Ướp chung với gia vị – Trộn đều xong chúng ta để phần đu đủ và cà rốt này chỗ thoáng mát trong vòng khoảng 10 phút để chúng ngấm đều gia vị. Để đu đủ và cà rốt giòn hơn thì trước khi ướp gia vị chúng ta nên bóp chúng với một ít giấm chua. Bước 3: Tiến hành pha nước chấm – Múc khoảng 15 muỗng canh nước lọc hay nước sôi để nguội đổ vào một tô, tiếp theo nêm thêm 3 muỗng canh đường cát khuấy đều cho tan hết rồi cho tiếp 6 muỗng canh nước mắm mặn loại ngon, một ít nước cốt chanh vào dùng muỗng khuấy đều. Tiếp theo cho thêm phần tỏi băm nhỏ và phần ớt còn lại vào. – Cho tô nước chấm vừa pha xong vào nồi nấu lên sao cho hơi ấm là được rồi đó. – Khi nào chuẩn bị ăn ta múc nước chấm ra từng chén nhỏ, cho thêm phần đu đủ, cà rốt và chả nướng vào cùng, chan vào tô bún rồi thưởng thức hương vị đậm đà của nó. 14. Pha nước mắm gừng chấm thịt vịt  Chuẩn bị: 4,5 muỗng canh nước mắm - 5 muỗng canh đường - 1 muỗng canh gừng băm nhuyễn - 2 muỗng cà phê tỏi băm - 1 muỗng canh nước lọc - 1-2 muỗng cà phê nước cốt chanh  Cách làm: Hòa tan lần lượt đường + nước + nước mắm. Sau đó cho các nguyên liệu còn lại vào và trộn đều. 15. Nước chấm cho món thịt xá xíu  – Nửa chén nước mắm  – 1 muỗng canh đường  – 5 củ tỏi, lột vỏ và băm nhỏ 5 trái ớt, bỏ hạt và băm nhỏ  Pha hỗn hợp theo tỉ lê trên, khuấy đều, sau đó cho tỏi ớt đã băm nhuyễn vào. 16. Làm mắm me chấm bánh tráng/xoài xanh Nguyên liệu: – Sốt nước mắm me: 1 muỗng canh; – Đường: 2,5 muỗng canh; – Nước mắm: 1 muỗng canh; – Nước lạnh: 1 muỗng canh; – Ớt thái băm: 1 muỗng canh; – Tỏi băm: 2 tép Các bước thực hiện: Nước mắm + đường + nước sốt me + nước cho vào nồi đun nhỏ lửa. Khi nước sốt sôi khoảng 5 phút là tắt bếp. Chờ nước sốt hơi nguội thì cho các nguyên liệu còn lại vào hòa chung.  

Các món nước chấm không bao gồm mắm

17. ​Muối tiêu chấm cua, ghẹ – 2 muỗng cà phê đường – 1 chén nhỏ muối tiêu nước cốt – 1 quả tắc vỏ quất thái nhỏ cho luôn vào nước chấm. Vắt nước tắc vào muối tiêu, trộn đều với đường và cho vỏ quất thái sợi lên trên. 18. ​Cách pha nước chấm bò bía – 1 chén tương đen – 1/2 chén tương ớt – 1 muỗng canh đậu phộng rang giã nhỏ Trộn tương ớt và tương đen lại cho đều. Khi ăn rắc đậu phộng lên trên cùng. 19. Nước chấm cho món gỏi cuốn – 1 củ hành tím phi vàng – 8 muỗng canh tương đen – 1 muỗng cà phê bơ đậu phộng hoặc đậu phộng rang giã nhuyễn - 1 ít muối Sau khi đã chuẩn bị các nguyên liệu với tỉ lệ như trên, bạn cho tất cả vào một bát vừa và trộn đều cho đến khi sánh, mịn. 20. Nước chấm cho món vịt, ngan, lợn quay Nguyên liệu: 1 thìa bột năng. 5 tép tỏi. 5 củ hành tím. 2 thìa tương hột. 1/2 chén dầu ăn. 10 gr nấm mèo cắt sợi. 1 muỗng canh đường. Cách thực hiện: Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Cho 2 muỗng canh tương hột vào tô tán nhuyễn, sau đó thêm 100 ml nước, 1 muỗng canh đường, đảo đều để có hỗn hợp tương mịn, nhuyễn. Nấm mèo cắt sợi ngâm nước ấm cho nở ra trong 15 phút. Cho 1 muỗng bột năng vào tô thêm 50 ml nước, đảo đều.  Bước 2: Cho dầu vào chảo đun nóng rồi phi thơm hành tỏi giã nhuyễn. Sau đó, cho hỗn hợp tương vào để sôi 2 – 3 phút. Chế nước bột năng từ từ và khuấy đều tay, thêm nấm mèo vào, thấy nước hơi sệt sệt thì tắt bếp. Chỉ với 2 bước đơn giản bạn đã hoàn thành xong cách pha nước chấm, bạn đã có thể thưởng thức cùng các món thịt quay, nướng. 21. Công thức nước chấm cho món bún đậu mắm tôm Nguyên liệu:

1 thìa đường.

1/2 thìa giấm.

1 quả chanh hoặc quất.

1 thìa mắm tôm.

Dầu ăn.

Ớt thái lát hoặc băm nhỏ.

Rượu.

Cách thực hiện: Đánh bông mắm tôm với đường, rượu, quất hoặc giấm rồi cho thêm ớt đã được thái lát vào. Cho thêm chút đường để tăng vị đậm đà, bạn có thể tăng giảm đường và quất, chanh tùy vào khẩu vị mặn, nhạt của các thành viên trong gia đình. Bạn có thể sử dụng dầu rán đậu để cho vào bát mắm tôm, mục đích để mắm chín và tăng hương vị cho bát mắm tôm. Hoặc có cách khác đó là cho bát mắm tôm, thêm chút dầu hấp cách thủy trên  22. Cách làm nước mắm chay Nguyên liệu: 1 trái dứa, đường, xì dầu, muối, nước. Cách thực hiện: Dứa gọt vỏ bỏ mắt, băm nhuyễn Cho dứa vào chảo xào khoảng 3 phút, rồi cho thêm 1 lít nước, thêm 60 gr muối, 120 gr đường, 20 ml xì dầu, đun sôi khoảng 1 tiếng mở lửa riu riu. Vớt bọt và lọc qua rây lọc, sau đó nấu sôi 1 lần nữa rồi tắt bếp để nguội. 23. Nước chấm tôm luộc, hấp Nguyên liệu: Gừng: 1 củ. Hành lá: 100 gr. Dầu ăn: 1 muỗng canh. Nước tương: 5 muỗng canh. Dấm ăn: 1 muỗng canh. Đường: 15g. Cách thực hiện: Bước 1: Cạo sạch gừng bằng dao hoặc lấy thìa inox cạo sạch vỏ. Cắt nhỏ, cắt miếng, rồi băm nhuyễn. Hành lá rửa sạch và thái thành từng khúc khoảng 1,5 – 2cm giúp tăng hương vị cho nước chấm. Bạn không nên cắt quá nhỏ vì khi nấu sẽ dễ bị cháy. Bước 2: Lần lượt cho dầu ăn, nước tương vào chảo đun sôi. Cho gừng vào đảo sơ 2 – 3 phút. Hành lá vào sau cùng, nêm nếm thêm đường cho vừa miệng 24. Muối ớt xanh chấm hải sản Nguyên liệu: Ớt xiêm xanh: 100g Chanh không hạt: 2 trái. Sữa đặc: 60g. Đường trắng: 50g. Muối: 15g Lá chanh: 10 lá non. Cách thực hiện: Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Ớt xiêm bỏ hạt và cuống. Lá chanh rửa sạch, cắt nhỏ. Chanh gọt vỏ, tách múi bỏ hạt. Bước 2:  Cho các nguyên liệu ớt, lá chanh, muối, đường vào máy xay đa năng hoặc máy xay sinh tố để làm nhuyễn tất cả các nguyên liệu Bước 3: 25. Cách pha nước chấm mắm nêm chấm bánh tránh cuộn Nguyên liệu: – Nước mắm nêm: 3 muỗng; – Nước: 3 muỗng canh; – Đường: 2 muỗng canh; – Nước cốt chanh: 1 muỗng canh; – Tỏi, ớt băm: 2 muỗng canh. Các bước thực hiện: Bắc chảo lên bếp, Cho vào 1 muỗng canh dầu. Dầu nóng thì cho 1/2 ớt tỏi băm vào xào thơm, sau đó cho hết nước mắm nêm + đường và nước vào nấu sôi là tắt bếp. Đổ hỗn hợp này ra chén, sau đó vắt nước cốt chanh và cho ớt tỏi còn lại vào khuấy đều. Nêm nếm lại cho vừa ăn. 26. Nước chấm bò nhúng giấm Nguyên liệu: – Dứa/thơm băm nhỏ: 3 muỗng canh; – Nước: 1 muỗng canh; – Mắm nên: 3 muỗng canh; – Đường: ½ muỗng canh đường; – Tỏi, ớt băm: 1 muỗng canh; – Hành phi: 1 muỗng canh. Các bước thực hiện Bắt chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu, chờ dầu nóng, rồi cho nước mắm nêm + nước + đường vào nấu sôi là tắt bếp. Đổ hỗn hợp ra chén khóm Sau đó cho ớt tỏi băm và hành phi vào trộn đều. 27. Pha nước chấm món thịt bò satay Chuẩn bị:  – một ít muối  – 300 ml nước cốt dừa  – 1 viên đường thốt nốt  – 8 muỗng cà phê bơ lạc  – Nửa muỗng cà phê ớt bột  – Nửa củ hành tây băm nhỏ  – 1 muỗng cà phê nước tương 

3 Cách Pha Nước Mắm Ăn Bánh Ướt

Hiện nay, món bánh ướt trở nên rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Món này có thể được dùng làm món ăn sáng hoặc ăn vặt. Bánh ướt được làm từ bột gạo, có thể cuốn cùng với nhân thịt và nhân rau để khi ăn, món ăn có hương vị đậm đà hơn. Tuy nhiên, linh hồn của món bánh ướt chính là nước mắm. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn bí quyết pha nước mắm ăn bánh ướt

Bánh ướt là loại bánh làm từ bột gạo hấp được tráng mỏng, khi ăn thì bánh còn ướt. Bên trong bánh không cuốn nhân (trường hợp cuốn nhân thì ở Miền Bắc gọi là bánh cuốn).

Bánh ướt thường được ăn với một loại nước chấm pha nhạt từ nước mắm. Và nếu như là bánh cuốn truyền thống thì không thể thiếu được tinh dầu cà cuống được pha trong nước chấm, khi ăn thường ăn kèm thêm chả lụa cho đậm đà hương vị.

Nước mắm chấm bánh ướt phải có tác dụng làm cho món ăn thêm mặ mà, tròn vị và không được chua thì mới đúng chuẩn.

Cách 1: Cách làm nước chấm bánh cuốn – bánh cuốn ngon

Đây là công thức làm nước mắm được sử dụng khá phổ biến bởi nó phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam và rất dễ ăn. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho loại nước chấm này là: tỏi, ớt, chanh, nước mắm, đường, nước lọc.

– 2 thìa nước cốt chanh.

– 2 thìa nước mắm.

– 4 thìa nước lọc.

– 2 thìa đường.

– Tỏi, ớt băm nhuyễn

– Bước 1: Cho nước lọc và đường vào tô, khuấy cho đường tan hết.

– Bước 2: Nêm mắm và nước cốt chanh vào hỗn hợp nước đường.

– Bước 4: Sau đó cho tỏi, ớt đã băm vào trong bát hỗn hợp.

Một bát nước mắm chua ngọt đậm đà sẽ càng làm tăng thêm hương vị cho món bánh ướt của bạn đấy!

Cách 2: Cách pha nước mắm ăn bánh ướt – Cách làm nước lèo ăn bánh ướt

– 1 quả chanh

– 3 muỗng nước sôi để nguội

– 2 thìa đường

– 1 thìa giấm ăn

– 4 thìa nước mắm

– Bước 1: Ớt đem rửa sạch, bỏ cuống, loại bỏ sạch hạt ớt rồi băm nhuyễn ớt. Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhuyễn ra.

– Bước 2 : Chanh tươi đem lăn qua lại vài vòng trên mặt phẳng sau đó vắt lấy phần nước còn phần hạt đem vớt bỏ đi.

– Bước 3 : Cho 4 muỗng nước mắm + 1 muỗng giấm ăn + 3 muỗng nước sôi + 2 muỗng nước cốt chanh + 2 muỗng đường vào chén. Tiến hành, khuấy đều hỗn hợp trong bát đến khi hỗn hợp tan hết đường. Cho hết phần tỏi ớt băm nhuyễn vào trong chén khuấy đều một lần nữa.

– Bước 4 : Khi hỗn hợp đã đánh đều bạn thử nếm lại và gia giảm sao cho vừa miệng. Dọn bánh cuốn ra, chan nước mắm và dùng thôi. So với cách làm 1 thì cách 2 làm nước mắm ăn bánh ướt này sẽ cho vị chua đậm hơn, thích hợp với những ai thích nước mắm có độ chua ngọt đậm hơn.

Cách 3: Cách nấu nước mắm ăn bánh ướt ngon – Cách pha nước chấm bánh cuốn miền Bắc

Đây tuy là cách làm nước mắm ăn bánh ướt có vẻ cầu kỳ nhưng lại cực kỳ ngon, nếu bạn ăn một lần thì bạn sẽ nhớ mãi không quên. Nguyên liệu cần chuẩn bị là: nước mắm, giấm ăn, tỏi, ớt, xương, thịt băm.

Nước mắm thịt chấm bánh ướt – Nước mắm chấm bánh cuốn chuẩn miền Bắc

Đầu tiên, bạn cần nước dùng cho món nước mắm chấm bánh ướt. Bạn sẽ tiến hành công đoạn ninh xương để lấy nước, nếu có sẵn nước dùng rồi thì bạn có thể bỏ qua bước này. Nếu không thì bạn mua xương về, rửa sạch và chần qua. Sau đó cho vào nồi áp suất để ninh trong khoảng 10 đến 15 phút. Khi đã hầm xong thì bạn bỏ xương ra, chắt lấy nước và loại bỏ phần cặn đi. Tiếp đến bạn tiến hành băm tỏi và ớt sao cho thật nhuyễn.

Về phần thịt băm, bạn tiến hành sơ chế bằng cách cho thịt vào chảo rồi đặt lên đảo nhanh sao cho thịt vừa chín tới là được. Bạn không cần cho dầu vào để đảo thịt nhằm giúp thịt ngọt hơn và để cho nước chấm không bị ngấy.

Tiếp theo, bạn cho nước hầm xương vào một chén lớn rồi cho nước mắm, giấm ăn vào khuấy đều cho các thành phần hòa quyện thật đều vào nhau. Sau đó, bạn cho thêm tỏi ớt đã băm sẵn, một ít thịt băm vào, nếu muốn nước chấm thêm đậm mùi thì bạn có thể rắc thêm một chút hạt tiêu lên trên sẽ đậm đà hơn. Như vậy là bạn hoàn thành xong một chén nước chấm thơm ngon, đậm đà dùng để chấm bánh ướt.

Những lưu ý khi làm nước mắm ăn bánh cuốn

– Nên sử dụng các loại nước mắm ngon, tốt nhất là các loại để chén nước mắm có mùi thơm, vị ngọt ngon hơn, không bị gắt so với các loại nước mắm mặn.

Vậy là bạn đã hoàn thành xong bát nước chấm ăn kèm với bánh ướt khá đơn giản với đầy đủ các vị chua, cay, mặn và ngọt rồi đấy.

Nuocmamphuha.com

Cách Pha Nước Mắm Cơm Tấm Sườn

Nước mắm cơm tấm có vai trò quan trọng như “linh hồn” của đĩa cơm bởi nó giúp món ăn trở nên đậm đà và kích thích các giác quan khi thưởng thức. Nước chấm sánh kẹo, độ mặn đậm – chua dịu – ngọt thanh và cay nhẹ thấm quyện, lan tỏa vào từng hạt cơm, miếng sườn giúp thực khách thỏa mãn khi cảm nhận được một đĩa cơm ngon hoàn hảo và tròn vị. Học được bí quyết pha nước chấm cơm tấm đúng chuẩn Sài Gòn cũng chính là điểm nhấn tạo nên ấn tượng khác biệt cho thực khách về quán cơm tấm của bạn.

Cách làm nước mắm cơm tấm được pha chế mang đủ vị chua từ chanh, cay từ ớt, mặn từ mắm và vị ngọt của đường cát với màu sắc hòa quyện giữa ớt, tỏi được băm nhỏ là một phần không thể thiếu để góp phần làm nên sự trọn vị cho đĩa cơm sườn. Thế nhưng để có được một chén nước chấm ngon cũng cần những bí quyết mà không phải ai cũng biết được, từ lựa chọn nguyên vật liệu, cách pha chế và cả sự khéo léo, tỉ mỉ. Nếu quán của bạn sở hữu đĩa cơm tấm được kết hợp hài hòa giữa miếng sườn được nướng vàng ươm, ướp gia vị đậm đà và chén nước chấm ngon tuyệt thì chắc chắn sẽ rất thu hút thực khách, từ đó tăng doanh thu cho quán.

Nguyên liệu chuẩn bị để pha nước mắm cơm sườn

2 muỗng canh nước mắm

1 muỗng canh đường

1/2 muỗng canh ớt băm

1/2 muỗng canh tỏi băm

1 muỗng canh nước cốt chanh

1 muỗng canh nước ấm.

Cách làm nước mắm cơm sườn

Bạn lấy 1 bát nhỏ và cho đường, nước mắm vào khuấy đều. Sau đó bắc nồi lên bếp và cho hỗn hợp nước mắm vào đun với lửa nhỏ chừng 5 phút cho cô lại, tắt bếp và để nguội. Bước tiếp theo, bạn cần 1 bát nhỏ khác, cho nước ấm, nước cốt chanh, phần tỏi, ớt băm vào và khuấy đều. Thêm phần hỗn hợp mắm vào và khuấy tiếp. Thành phẩm thu được là chén nước mắm có đủ vị chua cay mặn ngọt.

Vậy là chỉ cần một chút khéo léo ở bước pha nước chấm thôi cũng đã để lại ấn tượng riêng cho món ăn. Có đôi khi, bí quyết thu hút khách hàng chỉ là nằm ở những phần đơn giản như vậy thôi.

Học nấu cơm tấm tại chúng tôi sẽ mang đến cho bạn

Bí quyết pha nước mắm cơm sườn độc đáo.

Bí quyết nướng sườn cơm tấm thơm ngon đặc biệt.

Bí quyết nấu cơm tấm bằng nồi hấp.

Bí quyết nấu cơm tấm không bị nhão.

Cách chọn thịt sườn tươi ngon, đảm bảo chất lượng.

Cách muối dưa cải chua ăn kèm.

Hỗ trợ tư vấn setup quán phù hợp với số chi phí và phong cách của bạn.

Ưu điểm của lớp học nấu cơm tấm

Học nhanh, chỉ trong vòng 1 buổi.

Phương pháp học tự chọn, có thể học theo phương pháp Một Thầy – Một Trò.

Giảng viên là chuyên gia ẩm thực Việt, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và làm Đầu bếp chế biến món cơm tấm sườn trong các nhà hàng, khách sạn.

Địa điểm học: chúng tôi Đà Nẵng, Đắk Lắk.

Cách Pha Các Lạo Nước Uống Ngon Giải Nhiệt Cho Mùa Hè

Với những loại trái cây quen thuộc như chanh, bưởi, dưa hấu…bạn chỉ cần một vài công đoạn pha chế thì đã có một loại thức uống rất hấp dẫn, giải nhiệt trong mùa hè.

1. Nước chanh bạc hà mát lạnh

Chanh chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, làm đẹp da và rất nhiều công dụng khác.

Những nguyên liệu bạn cần chuẩn bị: 3 quả chanh tươi, đường, lá bạc hà, đá viên, nước lọc.

Cách pha chế:

– Cho đường vào 3 cốc nước hòa tan. Nếu cẩn thận hơn muốn đường tan hoàn toàn có thể cho đường với 1/4 cốc nước, đun nóng đến khi đường tan hết thì nhấc xuống. Để nước đường này nguội hẳn mới đem pha.

– Cho lá bạc hà vào bình, dùng thìa nghiền nát hoặc có thể cho vào máy xay sinh tố. Sau đó, lấy 2 quả chanh tươi vắt lấy nước, bỏ hạt. Quả chanh còn lại để thái lát trang trí.

– Hòa lẫn nước đường, nước chanh tươi trong bình có lá bạc hà nghiền. Cuối cùng là thêm đá viên vào, bạn đã có một ly nước chanh bạc hà cực mát để giải khát.

2. Nước ép bưởi và mật ong

Bưởi là một loại trái cây yêu thích có rất nhiều công dụng như khả năng chống nắng rất tốt cho da, giảm cân rất tốt và đặc biệt là trị được bệnh tiểu đường.

Nguyên liệu cho món nước ép bưởi mật ong chỉ cần có: ½ quả bưởi, 2 muỗng mật ong và một ít đá.

Cách pha chế:

– Bưởi sau khi đã tách múi và túi hạt, bạn cho tép bưởi vào máy ép lấy nước cho thêm mật ong vào. Nếu bạn muốn uống ngọt thì có thể thêm một ít đường.

– Cuối cùng là thêm ít đá cho ly nước ép.

3. Sinh tố dứa sữa

Dứa là loại trái cây có quanh năm nên chỉ cần chút biến tấu là bạn có được một loại thức uống bổ dưỡng và lạ miệng. Thức uống này giàu vitamin C, E, natri, sắt và canxi… có hiệu quả tốt với bệnh suy nhược cơ thể, táo bón, dưỡng da sau khi phơi nắng, giúp ngon miệng.

Nguyên liệu cho món sinh tố thơm sữa bao gồm: một quả dứa, 350 ml sữa tươi, 1 muỗng canh mật ong, đá viên

Cách pha chế:

– Quả dứa gọt vỏ, rửa sạch và bỏ đi phần lõi cứng bên trong. Sau đó, cho vào máy xay để nghiền nhuyễn.

– Cho thêm mật ong vào để giảm độ chua của trái dứa rồi thêm sữa vào khuấy đều. Cuối cùng, cho thêm ít đá để ly sinh tố được hoàn chỉnh.

4. Trà trái cây

Trà trái cây là một thức uống ngon dễ làm, có công dụng giải nhiệt ngày hè.

Để pha trà trái cây, bạn cần: 5 quả dâu, 1 quả táo, 30g dứa, 1 gói trà túi lọc, 2 quả chanh vàng, 30ml mật ong, 1,2l nước, đá viên

Cách pha chế:

– Đầu tiên, bạn ngâm rửa thật sạch các loại trái cây, sau đó cắt dâu, dứa và táo thành miếng nhỏ hình quân cờ, cắt chanh thành lát mỏng.

– Cho dứa, dâu và táo vào nồi, thêm nước rồi đun.

– Khi nước đang nóng, bạn cho trà túi lọc vào rồi đun trong 5 phút.

– Khi trà đã tan đều và nước nguội bớt, bạn thả chanh và thêm mật ong vào, khuấy đều, để nguội là có thể uống được.

– Cuối cùng, bạn có thể cho thêm đá vào uống lạnh để giải nhiệt trong những ngày nóng bức.

Lưu ý: Bạn có thể điều chỉnh lượng mật ong để có độ ngọt như ý.

5. Nước ép cam, cà rốt, mật ong

Cam, cà rốt, mật ong đều tốt cho cơ thể bởi chúng cung cấp đầy đủ vitamin cần thiết.

Nước ép cam, cà rốt, mật ong

Nguyên liệu: 2 quả cam tươi, 1 củ cà rốt, 10ml mật ong, đá viên.

Cách pha chế:

– Cam rửa sạch, bổ đôi, ép lấy nước.

– Cà rốt rửa sạch, bào vỏ, thái khoanh dày, ép lấy nước.

– Lần lượt cho mật ong, nước cam, nước cà rốt vào ly để phân từng lớp.

– Cuối cùng cho đá viên lên trên, trang trí với cà rốt tỉa hoa.

– Ly nước ép cam, cà rốt, mật ong mát lạnh sẽ giúp bạn “đánh tan” cái nắng nóng ngày hè.

Theo (Đời sống & Pháp luật)

Cùng Danh Mục :

Comments

Bạn đang đọc nội dung bài viết 27 Cách Pha Nước Mắm Ngon Cho Các Món Ăn Việt trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!