Cập nhật nội dung chi tiết về 11 Cách Chế Biến Nấm Mèo Khô Cực Đơn Giản Lại Tốt Cho Sức Khỏe mới nhất trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chắc hẳn các bạn cũng biết Nấm Mèo (Nấm Mộc Nhĩ) là một trong những loại nấm ăn có dược tính cao, đặc biệt nói về đặc tính hỗ trợ máu huyết thì trên cả tuyệt vời, nhất định phải nên thường xuyên bổ sung trong khẩu phần ăn.
Khi chế biến Nấm Mèo cần lưu ý gì?
Bởi có đặc tính dược lý cao, cũng như có những chất gây dị ứng, nên trước khi chế biến Nấm Mèo khô với bất kỳ món ăn nào, cần lưu ý một số cách sơ chế như sau:
1. Nhất định không ăn Nấm Mèo tươi
2. Không nên ngâm Nấm Mèo ở nước nóng
Trước khi chế biến các loại nấm khô, thường thì đa số chúng ta hay có thói quen ngâm nấm trong nước nóng để nấm nở ra nhanh chóng hơn so với nước lạnh. Tuy nhiên, cách đấy không hề đúng và với Nấm Mèo lại càng không được ngâm trong nước nóng.
Nếu bạn đem ngâm Nấm Mèo trong nước nóng sẽ càng làm cho chất Morpholine có sẵn trong nấm có cơ hội phát triển mạnh hơn, khi ăn vào thì tác hại sẽ ngứa ngáy hay phù nề như trên.
3. Không ngâm Nấm Mèo trong nước quá lâu
Đây cũng là thói quen của nhiều chị em nội trợ khi chế biến Nấm Mèo khô hay nhiều loại nấm khô khác, đó là chúng ta thường nghĩ ngâm càng lâu nấm càng mềm càng tươi. Đây là sai quá sai, chính vì suy nghĩ này mà đã xảy ra nhiều trường hợp nhập viện đáng tiếc.
Bạn cần lưu ý rằng, Nấm Mèo nói riêng hay các loại nấm khác nói chung, nếu bị ngâm quá lâu trong nước sẽ khiến món ăn đó bị biến chất. Bên cạnh đó, chúng có thể gây độc thực phẩm, nguyên do là trong nấm hay các loại thực phẩm có chất đạm nếu ngâm nước lâu sẽ dẫn đến chất đạm bị thủy phân.
Vậy nên, trước khi chế biến Nấm Mèo khô, bạn chỉ nên ngâm chúng trong nước lạnh từ 30-45 phút là đủ trước khi sử dụng để chế biến!
4. Không ăn cùng các món ăn hay đồ uống có tính Hàn
Vốn dĩ đa số chủng loại nấm mang tính hàn nên hoàn toàn không thể ăn cùng với một số món ăn cũng có mang tính hàn, sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa. Dẫu Nấm Mèo mang tính bình nhưng cũng cần phải lưu ý khi dùng chung với các món ăn khác có tính hàn hay đồ uống lạnh.
Ví dụ: Trong các món ốc mang tính hàn nên không thể ăn cùng với các loại nấm có tính hàn, nếu ăn cùng nhau có thể dẫn đến tiêu chảy hay các bệnh đường ruột khác, thật không hề dễ chịu chút nào. Riêng với Nấm Mèo có thể sẽ không thấy hoặc ít triệu chứng hơn nhưng cũng cần lưu ý rõ.
Khi dùng các loại thực phẩm có dược tính cao, tùy theo cơ địa mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau.
Cách chế biến Nấm Mèo khô đơn giản giúp giảm bệnh
TẠI ĐÂY
1. Món ăn cho người bị mỡ máu cao và bị nghẽn mạch
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Nguyên liệuLượngNấm Mèo Khô10 gramThịt lợn nạc50 gramTáo Tàu đen5 quảGừng3 látNước lạnh800 ml
Cách chế biến món ăn:
Cách làm1Bạn chuẩn bị 1 cái nồi cùng 800 ml nước.2Cho tất cả Nấm Mèo, thịt lợn nạc, táo tàu đen, gừng trong nồi nước.3Sắc như thuốc bắc, đến khi nào chỉ còn lại khoảng 25% tức 1/4 nước.4Bạn cho thêm vào ít muối, bột ngọt cho vừa ăn.
Món này có thể ăn như canh vậy đó, nên ăn 1 lần/ngày và ăn mỗi ngày luôn.
2. Người bị tai biến mạch máu não, mạch vành, đông máu
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Nguyên liệuLượngNấm Mèo Khô100 gramNấm Tuyết Khô100 gramDưa chuột50 gram
Cách sơ chế:
Cách làm1Nấm Mèo và Nấm Tuyết bạn ngâm nước lạnh 15-20 phút cho nấm nở.2Xong rồi bạn xé nhỏ tai nấm ra cho dễ dùng.3Thái lát dưa chuột ra từng lát mỏng.
Cách chế biến:
Cách làm1Bạn chần nấm với nước sôi một chút rồi vớt ra.2Rồi sau đó bạn dội nước lạnh làm nguội, để cho thật ráo nước.3Đặt nấm vào dĩa to, rưới lên chút dầu ăn rồi cho vào lò hầm tầm vài mươi giây.4Lấy ra, nêm lên một chút gia vị cho vừa ăn theo khẩu vị của bạn.
Bạn nên ăn mỗi ngày 1 lần sẽ giúp giảm và hạn chế các vấn đề trên hiệu quả.
3. Người bị mạch vành và cao huyết áp
10 gram Nấm Mèo
10 gram Ngân Nhĩ
Cách chế biến:
Cách làm1Ninh 2 món Nấm Mèo và Ngân Nhĩ cho nhừ ra2Thêm chút đường phèn vào là có thể ăn được.
Bạn nên ăn món này trước khi đi ngủ mỗi ngày sẽ rất lợi cho huyết áp.
4. Người đi tiểu và đại tiện ra máu
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
50 gram Nấm Mèo
Cách chế biến:
Sao thán tồn tính
Cách sao thán tồn tính1Bạn bắt 1 cái chảo lên bếp và cho lửa vừa phải để đốt chảo cho nóng2Chảo nóng rồi bỏ nấm vào và đảo đều tay đến khi bên ngoài nấm cháy đen, giòn.3Lúc này bẻ ra bên trong nấm vẫn còn nguyên chất.4Tán nhuyễn thành bột để uống.
Mục đích của việc sao tồn tính trong Y Học để thuốc dễ sắc, dễ chiết xuất hoạt chất, dễ ngấm và dễ hấp thu mà vẫn giữ nguyên được hàm lượng chất của thuốc.
5. Người bị đại tiện không thông
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
30 gram Nấm Mèo
30 gram Hải Sâm
200 gram Phèo lợn
Cách chế biến:
Phèo lớn bạn hãy rửa cho thật sạch và cắt ra thành từng đoạn nhỏ.
Cho phèo vào nồi cùng với Nấm Mèo và Hải Sâm để nấu chung.
Nêm nếm thêm gia vị vừa đủ theo khẩu vị bạn dùng là được.
6. Người bị hư lao và khạc ra máu
50 gram Nấm Mèo
Cách chế biến:
Ngâm nấm trong nước lạnh 15-20 phút cho mềm.
Cho nấm vào nồi và nấu nhừ lên (hoặc có thể xào chín).
Thêm chút đường phèn cho vừa vị.
7. Người bị ho và ho có nhiều đờm
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
20 gram Nấm Mèo
15 gram đường
Cách chế biến:
Nấu chung Nấm Mèo với đường trong nồi nước đến khi chín là được.
Bạn dùng để uống như nước lọc, cách chế biến Nấm Mèo này sẽ giảm ho và đờm đáng kể luôn đấy, thử ngay nếu bạn đang mắc phải…
8. Người bị rong kinh
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
30 gram Nấm Mèo
15 gram đường cát
Cách chế biến:
Nấm Mèo bạn xào trước với lửa nhỏ một chút.
Xong cho thêm 300ml nước + đường cát và để nấu cho chín.
9. Người bị bệnh trĩ
Cách này hỗ trợ trị bệnh trĩ rất hay, nếu phát hiện bệnh sớm và dùng liền theo cách này thì bạn sẽ sớm khỏi.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
9 gram Nấm Mèo đen
Cách chế biến:
Sao khô
Tán thành bột
Bạn sẽ chia làm 3 cử uống mỗi ngày với nước ấm.
10. Người bị xơ cứng động mạch, chảy máu võng mạc
30 gram Nấm Mèo
Đường phèn
Cách chế biến:
Ngâm Nấm Mèo trong nước lạnh 15-20 phút cho nấm nở ra
Sau đó rửa lại nấm một chút cho sạch rồi để ráo nước
Khi nấm đã ráo rồi thì cho vào nồi hấp với đường phèn trong khoảng 2 tiếng.
Bạn nên chế biến món Nấm Mèo này ăn món này mỗi ngày trước khi đi ngủ rất tốt.
11. Người bị bệnh lỵ mãn tính
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
30 gram Nấm Mèo đen
8 gram Lộc Giác Sương
Cách chế biến:
Lấy Nấm Mèo đen sao khô với Lộc Giác Sương
Tán bột rồi trộn đều với nhau
Mỗi ngày bạn uống 2 lần, mỗi lần uống 10 gram với nước ấm.
Lộc Giác Sương là bã gạc hươu sau khi nấu cao, đã loại chất keo, phơi hoặc sấy khô, khi nghiền hoặc tán nhỏ sẽ thành bột trắng.
Công dụng và lợi ích khi dùng Nấm Mèo thường xuyên
1. Tác dụng hỗ trợ bệnh lý
Các tác dụng hỗ trợ bệnh lý cực hiệu quả của Nấm Mèo như:
Lỵ ra máu
Tiểu dắt hay tiểu ra máu
Trị lở
Bền cơ
Bổ khí
Hoạt huyết
Trường phong hạ huyết
Nhuận táo
Lợi trường vị
Làm cho máu ngừng chảy ra ở các vết thương
Làm mát máu
…
Đây là khi nói đến quá trình cơ thể có bệnh lý thì Nấm Mèo sẽ hỗ trợ tốt các triệu chứng đó giúp bạn chóng khỏe.
2. Tác dụng cho sức khỏe
Đây là khi cơ thể bạn khỏe mạnh hoặc có nguy cơ sẽ dẫn đến bệnh lý trong tương lai, Nấm Mèo sẽ hỗ trợ ngăn ngừa và giảm các tác nhân có nguy cơ gây bệnh.
Các tác dụng hỗ trợ sức khỏe của Nấm Mèo khô kể đến như:
Chống ung bướu
Chống các bệnh về viêm nhiễm
Giảm mỡ máu
Hạ lượng đường trong máu
Chống oxy hóa
Bảo vệ hệ tim mạch
Chống đông máu
Hỗ trợ xương chắc khỏe
…
5
/
5
(
2
bình chọn
)
Bào Ngư Khô: Công Dụng, Cách Chế Biến Tốt Cho Sức Khỏe
Nguồn gốc:
Bào ngư là hải sản thuộc họ ốc biển. Môi trường sống thường ở khu vực biển có độ mặn cao, nước trong, cách xa khu vực cửa sông. Đây được xếp vào nhóm hải sản quý, xa xưa chỉ dùng để dâng lên vua chúa. Bào ngư khô là dạng đã sơ chế, sấy khô nhằm thuận tiện hơn cho việc sử dụng và bảo quản và vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng. Thịt của bào ngư khi ăn có vị ngọt thanh, dễ ăn.
Phân bố:
Ở Việt Nam, bào ngư phân bố tại nhiều vùng biển như: vịnh Hạ Long, khu vực đảo Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Cô Tô, vùng biển Khánh Hòa, Trường Sa, hòn Vang, hòn Mây Rút, Côn Đảo, đảo Phú Quốc, hòn Thơm, mũi Ông Đội, mũi Đất Đỏ, đảo Thổ Chu….
Hàm lượng dinh dưỡng trong bài ngư khô:
Trong bào ngư có chứa một lượng cholesterol khá cao, tuy nhiên nhờ có sự cân bằng thành phần nên bào ngư không gây ảnh hưởng đến những trường hợp người có vấn đề về nồng độ cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng trong 100gr bào ngư gồm:
Chất đạm 17,05g (gồm các acid amin Threonin 0,73mg; Isoleucin 0,75mg; Valin0,7mg; axit glutamic 2,31mg)
Đường (carbonhydrat) 5,89g;
Chất béo 0,75g;
Cholesterol 84,7mg;
Vitamin B1, B2, cùng nhiều khoáng chất và các nguyên tố vi lượng.
Sơ chế bào ngư khô:
Thông thường, 1,5kg bào ngư tươi sau khi sơ chế chỉ thu được khoảng 250gr thành phẩm dạng khô. Cách sơ chế gồm các bước:
Bào ngư rửa sạch tách vỏ
Đem phơi nhiều lần dưới nắng lớn cho khô.
Thu hoạch và đóng gói trong túi nilong và hút chân không.
Trước khi sử dụng cần ngâm với nước cho thịt bào ngư nở ra sau đó chế biến như bình thường.
Bào ngư khô để được bao lâu?
Sản phẩm khô đã được sơ chế và đóng gói kỹ trong túi kín có thể bảo quản trong thời gian dài. Hạn sử dụng có thể lên tới nhiều tháng. Nếu sử dụng chưa hết, bạn có thể cất lại vào túi, gói kín và để nơi khô thoáng.
Cách lựa chọn bào ngư khô ngon:
Nhằm chọn được loại sản phẩm hảo hạng, cần xem xét kỹ hình dáng bên ngoài. Sản phẩm chất lượng có hình dáng đẹp, không có vết nứt. Thân của bào ngư phải tròn, mập, đồng đều ở các phần viền và thịt. Màu sắc thường thấy khi rọi trên ánh sáng sẽ thấy có đường màu đỏ trên thân bào ngư. Cầm bào ngư khô cần có cảm giác nặng tay.
Công dụng của bào ngư khô
Sử dụng bào ngư khô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong đó các tác dụng chính mà thực phẩm này mang lại bao gồm:
Có lợi cho sức khỏe tim mạch phải kể đến Axit béo Omega – 3. Đặc biệt là Axit Eicosapentaenoic (EPA) và Axit Docosahexaenoic (DHA), là những dưỡng chất trong bài ngư, được biết đến với tác dụng giảm nguy cơ dẫn đến các bệnh lý về tim mạch.
Omega – 3 cũng được xem là chất có thể bảo vệ cơ thể khỏi đột quỵ và giữ cho tim khỏe mạnh
Phòng chống ung thư: Hoạt chất trong bào ngư có thể ức chế sự phát triển của các khối u, thúc đẩy sự tăng sinh tế bào. Với phụ nữ, bào ngư còn có tác dụng ngừa ung thư vú nhờ hoạt chất Phosporus.
Tốt cho hệ miễn dịch nhờ các Axit béo Omega – 3 trong bào ngư giúp tăng cường hoạt động của các tế bào bạch cầu, tăng phản ứng miễn dịch của cơ thể tối đa.
Cải thiện chức năng gan, thận: Bào ngư có thể tăng cường chức năng thải độc của gan, thận, giúp các cơ quan nội tạng hoạt động tốt. Bào ngư còn có tác dụng hỗ trợ tăng số lượng và tần suất đi tiểu từ đó hỗ trợ cân bằng nồng độ Axit Uric, thải bỏ dư lượng muối thừa, nước và các chất béo.
Điều hòa chức năng tuyến giáp: Bào ngư chứa một lượng I – ốt dồi dào. I – ốt là một trong những khoáng chất quan trọng đối với não bộ, có ảnh hưởng đến các động của tuyến giáp. I-ốt còn có thể hỗ trợ sản xuất các hormone, điều chỉnh các hoạt động của cơ thể, đặc biệt là hệ thống thần kinh trung ương.
Tốt cho thị lực: Ngừa các về mắt như đục thủy tinh thể, mờ mắt và quáng gà.
Giàu canxi, tốt cho xương: Canxi và Glycosaminoglycans có thể thúc đẩy các khớp khỏe mạnh và bảo vệ sự liên kết của các mô.
Bồi bổ cơ thể cho người lao động quá sức: Bên cạnh đó bào ngư giúp hỗ trợ lưu thông máu. Do đó, hỗ trợ bổ sung năng lượng, ngăn ngừa chuột rút cơ bắp, mệt mỏi, buồn ngủ và suy nhược cơ thể do làm việc quá sức.
Đối tượng nên sử dụng bào ngư:
Phụ nữ mang thai: giúp bổ sung i-ốt tự nhiên cho cả thai phụ và thai nhi. Bào ngư cũng hạn chế khả năng ngăn ngừa thai chết lưu, sẩy thai do sức khỏe yếu. Ngoài ra, ăn bào ngư trong thời kỳ mang thai có thể giúp tăng cường sản xuất sữa mẹ.
Người già yếu, cơ thể suy nhược, loãng xương…
Người làm việc quá sức, người sau phẫu thuật cần tẩm bổ.
Người mắc các bệnh lý về tim mạch, gan và thận….
Hướng dẫn cách chế biến bào ngư khô, bào ngư khô chế biến được món gì?
Cách nấu cháo bào ngư khô
Chuẩn bị nguyên liệu:
200gr thịt bào ngư khô
100gr gạo tẻ loại ngon
Gừng, hành lá
Gia vị muối, tiêu.
Cách làm bào ngư khô:
Sau khi sơ chế bào ngư, đem cắt mỏng thành các miếng vừa ăn. Sau đó ướp cùng một chút gừng để khử bớt mùi tanh.
Cho phần gạo vào nồi rồi đổ thêm nước nấu cho đến khi gạo nhừ, hạt gao bung ra là đươc. Nêm nếm theo khẩu vị vừa ăn..
Khi nồi cháo đang sôi thì bắt đầu thả bảo ngư vào và nấu cùng. Khi ăn múc cháo ra bát nên cho thêm chút gừng thái sợi và ít hành tươi cùng hạt tiêu để tăng hương vị.
Chế biến món ăn: bào ngư xào nấm đông cô
Nguyên liệu:
200gr bào ngư
10 cây nấm đông cô khô đã được ngâm nở mềm ,
200gr rau cải xanh cắt khúc, chần sơ.
Một ít gừng thái sợi nhỏ
Hành tây thái múi cau
Gia vị gồm dầu hàu, muối, dầu mè, đường, dầu ăn, bột năng pha loãng.
Cách thực hiện:
Ngâm bào ngư và thái lát khoảng 1cm.
Hành xào thơm với dầu sau đó cho thêm bào ngư, đảo đều với lửa lớn, nêm thêm gia vị theo khẩu vị để hương vị món ăn thêm đậm đà.
Thêm vào chảo nấm đông cô và bông cải xanh xào tiếp cho đến khi chín.
Pha bột năng với nước trong bát nhỏ, rồi trút từ từ vào chảo tạo độ sánh cho món ăn.
Bỏ thêm dầu mè và gừng thái sợi để món ăn thêm hấp dẫn.
Bào ngư khô nấu súp
Nguyên liệu gồm có:
Bào ngư 4 con khô, ngâm nở
300gr chân gà
8 tai nấm đông cô tươi
Nửa củ cà rốt, hành lá
2 thìa cà phê nước cốt gừng, 1 thìa súp dầu hào, 500ml nước dùng, 1 thìa cà phê nước tương, 1 thìa cà phê rượu trắng, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê bột bắp
Cách nầu bào ngư khô:
Bào ngư khô đã sơ chế, ướp đường, muối, nước tương, rượu trắng và nước cốt gừng, để khoảng 1 giờ, sau đó rửa sạch, để ráo
Chân gà rửa sạch, nấm đông cô cắt bỏ chân, rửa sạch, luộc sơ với một chút gừng đập giập, vớt ra, vắt ráo cho bớt mùi hôi.
Cà rót và hành sơ chế và thái sợi.
Xào qua bào ngư sau đó cho rượu trắng đảo đến khi ráo nước.
Đặt nồi nước lên bếp, cho dầu hào, nước tương, rượu trắng, đường vào, cho một nửa lượng chân gà vào hầm cùng bào ngư và nấm đông cô khoảng 3 tiếng. Sau đó, vớt bào ngư và nấm ra, bỏ phần nước hầm (hoặc tận dụng làm nước xốt cho các món khác), riêng nấm thì xắt sợi nhỏ.
Bắc nước dùng lên bếp, cho phần chân gà còn lại vào hầm đến khi thấy nước hơi sánh lại, vớt ra, cho bào ngư và nấm vào, nêm hạt nêm, sau đó cho cà rốt, hành lá, nấu thêm 3 phút. Cuối cùng, làm sánh với bột bắp (ngô).
Bào ngư khô giá bao nhiêu tiền 1kg?
Bào ngư vốn là loại hải sản có giá thành đắt đỏ, bởi giá trị dinh dưỡng nó mang lại cao, tốt cho sức khỏe người dùng. Để chế biến được 1kg sản phẩm dạng khô cần sử dụng gấp nhiều lần lượng hải sản tươi vì thế nó đang là sản phẩm được ưa chuộng nhất.
Giá thành sản phẩm hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, chất lương dinh dưỡng, nguồn gốc,… Đối với dạng tươi loại rẻ nhất giao động từ 550.000 VNĐ cho 1kg. Loại nhập khẩu sẽ đắt hơn với mức giá lên đến 2.000.000 – 7.000.000 VNĐ/1kg
Loại sấy khô đặc biệt có giá thành cao hơn. Trung bình người dùng có thể mua sản phẩm với mức từ 6.000.000 -15.000.000 VNĐ/1kg. Hiện nay loại bào ngư khô được cho có giá cao nhất có nguồn gốc từ biển Phú Quốc. Thông thường loại khô sẽ được bán với các gói nhỏ từ 100-200gr.
Địa chỉ mua bào ngư khô uy tín
Bào ngư khô là thực phẩm quý hiếm cũng như có giá thành cao. Tuy vây trên thị trường có nhiều nơi bán sản phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng. Do vậy để mua được bào ngư khô ngon và đảm bảo, hãy tìm đến Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Vietfarm.
Vietfarm chuyên cung cấp bào ngư khô được đánh bắt từ các vùng biển nổi tiếng Việt Nam. Sản phẩm được chọn lọc, sơ chế và đóng gói trong quy trình khép kín, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng nhận CO-CQ. . Bào ngư khô không sử dụng chất bảo quản, đảm bảo độ tươi ngon.
Quá trình thu hoạch, sơ chế được giám sát bởi đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn cao và trực tiếp chúng tôi Nguyễn Thị Vân Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Y dược học cổ truyền dân tộc hướng dẫn.
Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Vietfarm là địa chỉ bán và phân phối uy tín bào ngư khô tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trên toàn quốc.
Cách Chế Biến Mật Ong Tốt Cho Sức Khỏe
Một số cách chế biến mật ong thơm ngon tại nhà
Cách 1. Pha mật ong với nước ấm:
Nguyên liệu:
3-4 thìa cafe mật ong nguyên chất.
300ml nước ấm.
Cách thực hiên:
Cho mật ong vào cốc nước ấm đã chuẩn bị.
Sau đó quậy đều đến khi mật ong tan hết.
Nên uống vào buổi sáng trước khi ăn 30 phút và buổi tối trước khi đi ngủ.
Thức uống này sẽ giúp thanh lọc cơ thể, giải độc, giảm cân …
Cách 2. Mật ong kết hợp với chanh:
Nguyên liệu:
3-4 thìa cafe mật ong nguyên chất.
1/3 quả chanh tươi.
300ml nước ấm.
Cách thực hiện:
Cho mật ong và vắt chanh vào cốc nước ấm đã chuẩn bị.
Quậy thật đều, đến khi hỗn hợp hòa quyện vào nhau.
Uống vào buổi sáng trước khi ăn 30 phút và buổi tối trước khi đi ngủ.
Thức uống này sẽ giúp làm đẹp da, thanh lọc cơ thể, giải độc, giảm cân …
Cách 3. Mật ong và gừng:
Nguyên liệu:
1 nhánh gừng nhỏ tươi.
4-5 thìa cafe mật ong.
Cách thực hiện:
Gừng đem cạo vỏ và thái lát mỏng. Sau đó đem đun sôi với nước khoảng 5 phút.
Để đến khi hỗn hợp gừng với nước xuống còn ấm.
Thì cho mật ong vào và qậy đều là dùng được.
Uống tốt nhất vào buổi sáng trước khi ăn và buổi tốt sau khi đi ngủ.
Mỗi tuần chỉ nên dùng khoảng 2-3 lần, vì gừng có thể gây nóng trong.
Hỗn hợp này giúp trị nhiều bệnh như: ho, cảm, sổ mũi, nhức đầu…
Cách 4. Chế biến mật ong với dua hấu:
Nguyên liệu:
3-4 thìa cafe mật ong nguyên chất.
1/4 quả dua hấu.
1 lát gừng nhỏ.
4-6 lá bạc hà tươi.
Một ít muối.
Cách thực hiện:
Dưa hấu đem gọt vỏ.
Cho tất cả nguyên liệu cùng với một ít nước vào máy xay sinh tố, bạn cũng có thể cho thêm đá vào và xay cùng.
Sau khi hỗn hợp được xay nhuyễn thì các bạn sẽ đổ ra cốc và thưởng thức thôi.
Đây là một trong những thức uống ngon, bỏ dưỡng và giải khát rất tuyệt vời cho những ngày hè nóng bức.
Cách 5. Mật ong và tiêu đen:
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Tiêu đem nghiền nát, sau đó ngâm với mật ong đã chuẩn bị.
Để qua đêm là có thể dùng được.
Khi sử dụng chỉ cần đem ra và nhai thôi.
Rất thích hợp khi sử dụng vào mùa rét, hoặc những ai đang bị ho, nghẹt mũi, khó thở đều sử dụng rất tốt.
Lời kết
Cách Nấu Cari Chay Ngon Đậm Đà Tốt Cho Sức Khỏe Cực Đơn Giản
Cari chay là một món ăn dễ làm được rất nhiều người yêu thích vì cách nấu rất đơn giản và không cần các nguyên liệu cầu kì phức tạp như làm cari mặn. Tuy không phức tạp, nhưng hương vị của cari chay vẫn rất ngon, không hề nhạt như một số người nghĩ.
Cách nấu cari chay đơn giản
Nguyên liệu cần có
Một củ khoai môn sáp
Ba củ cà rốt
Bốn đến năm củ khoai tây
Ba miếng đậu hũ non
Nấm đông cô khô: 100 gram
Nấm rơm: 200 gram
Dừa khô nạo 300 gram
Sữa tươi không đường 200 ml
Một cây sả tươi
Một cây boa rô vừa
Các gia vị cần thiết như: nước mắm, muối, hạt nêm, dầu ăn, ớt bột, bột cari, hạt nêm nấm, dầu màu điều.
Các bước thực hiện
Cách làm cari chay đúng chuẩn chỉ cần qua 7 bước sau:
Bước 1:
Sơ chế nấu đông cô. Ngâm nấm đông cô trong nước khoảng một tiếng để cho nấm nở to ra, lưu ý nên ngâm trong nước lạnh. Sau khi ngâm nấm với nước cho nở, thì vớt nớt ra, dùng dao cắt bỏ chân nấm, cắt đôi nấm. Sơ chế nấm rơm, chúng ta rửa sạch nấm rơm, cắt bỏ phần chân nấm, ngâm nấm trong nước muối pha loãng trong khoảng hai mươi phút sau đó vớt nấm ra và để ráo.
Bước 3:
Tương tự như vậy với đậu hũ, chúng ta cũng cắt thành từng miếng vừa ăn, sau đó chiên vàng đều hai mặt.
Bước 4:
Sơ chế dừa khô nạo. Dừa khô bỏ vào một tô nước ấm, ngâm dừa vào để cho dừa mềm và nở ra. Sau đó dùng một chiếc khăn sạch để vắt nước cốt dừa ra. Sả rửa sạch, đập dập rồi cắt thành miếng tròn, nhỏ.
Bước 5:
Tiến hành nấu cari, chọn một chiếc chảo lớn, sâu lòng bắc lên bếp, bật bếp cho chảo nóng thì cho dầu màu điều vào, khi dầu đã già, thì cho boa rô vào trong để phi lên cho thơm. Sau đó cho các loại nấm đông cô, nấm rơm đã sơ chế vào chảo, xào sơ trong khoảng hai phút sau đó nêm nếm các gia vị: hạt nêm, đường, bột cari, bột ngọt vào, sao cho vừa ăn với khẩu vị của gia đình. Cho sả băm vào trong.
Bước 7:
Tiếp tục đun cho đến khi nước cạn và các gia vị đã ngấm vào rau củ, thì cho sữa tươi không đường vào nấu trong khoảng mười phút sau đó tắt bếp.
Vậy là chỉ với 7 bước vô cùng đơn giản và dễ làm mà chúng ta đã có ngay một nồi cari thanh đạm đúng điệu. Cari chay ăn với cơm trắng vào ngày lạnh thì đúng là ngon quên sầu.
Cách nấu một số món chay
Cách nấu bún cari chay
Để làm món bún cari chay thật ra rất đơn giản. Bạn chỉ cần làm cari chay theo các bước đã hướng dẫn ở trên. Sau đó mua thêm bún về để ăn kèm nữa là được. Tùy vào số người trong gia đình mà bạn mua thêm lượng bún cho vừa đủ. Lưu ý khi ăn với bún bạn không nên nấu sệt quá, sẽ không ngon. Cần cho thêm một chút nước nữa mới được.
Thường thì món cà ri sẽ được nấu sền sệt và dùng kèm với bánh mì. Tuy nhiên, nếu bạn muốn ăn nó như một món canh thì cũng hoàn toàn có thể. Bạn chỉ cần cho thêm nhiều nước như khi nấu cà ri để ăn bún là được. Những ngày mùa đông lạnh giá, có một bát canh cà ri chay ăn cùng với cơm nóng hổi thì còn gì tuyệt vời hơn nữa.
Các bước thực hiện: Bước 1:
Sơ chế nấm bào ngư. Tiến hành rửa sạch nấm bào ngư, trụng sơ qua nước nóng cho sạch, sau đó vớt ra để ráo.
Bước 2:
Hành tây nhặt, rửa sạch, bóc vỏ, sau đó thái miếng mỏng để trộn gỏi. Các loại rau răm, rau ngò nhặt và rửa sạch.
Bước 3:
Mì căn đem chiên sơ, sao đó xé thành sợi nhỏ vừa ăn
Bước 4:
Cho toàn bộ mì căn, nám bào ngư các loại gia vị muố, bột ngọt, đường, hạt nêm, một thìa nước cốt chanh sau đó trộn đều. Trộn vừa tay không nên quá mạnh vì sẽ làm nát mì căn và nấm bào ngư, cũng không nên trộn quá nhẹ, các gia vị sẽ không ngấm được vào các nguyên liệu. Sau khi trộn thấy gỏi gần đạt chuẩn thì cho rau răm, rau ngò, hành tây vào bóp cùng cho thơm.
Bước 5:
Đem gỏi lên đĩa, có thể rắc thêm một chút lạc rang cho thơm và ngậy. Thế là chúng ta đã có món gỏi chay mát, thanh, chua chua ngọt ngọt ăn kèm với cari ngon hết sẩy.
Cách nấu cà ri gà chay
Nguyên liệu:
Mì căn: 280g
Hành tây: 1/2 củ
Sả: 2 cây
Nấm đông cô: 12 tai
Hạt nêm nấm: 4 thìa cà phê
Cà ri dầu: 6 thìa canh
Nước lọc: 1,5 chén
Sữa tươi: 4 chén nhỏ
Thịt chay khô: 2 chén nhỏ
Đường phèn: 1 viên nhỏ
Muối: 1/2 thìa cà phê
Khoai môn: 0.5kg
Cà rốt: 2 củ
Cần tây: 2 cây
Su su: 1 quả
Nước cốt dừa: 1 lon
Dầu điều đỏ: 1 thìa cà phê
Nước tương: 2 thìa cà phê
Đường: 2 thìa cà phê
Dầu Canola: 1/2 thìa canh
Các bước thực hiện:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên bạn cần sơ chế các loại rau củ. Làm sạch su su, cà rốt, hành tây, khoai môn, nấm rồi thái vừa ăn. Sả đập dập rồi băm nhỏ
Bước 2: Chiên mì căn
Bắc chảo lên bếp rồi cho dầu canola vào. Sau đó cho mì vào chiên vàng. Sau đó tiếp tục cho đường + nước tương vào và đảo đều tay trong khoảng 2 phút rồi tắt bếp.
Bước 3: Nấu cà ri
Bắc nồi lên bếp. Tiếp theo bạn cho dầu canola vào, đợi dầu sôi thì cho hành + 1/2 lượng sả băm vào rồi đảo đều tay cho đến khi vàng thơm.
Tiếp theo bạn cho lần lượt thịt + nấm + hạt nêm + cà ri dầu + nước vào đảo đều rồi nấu cho đến khi thấy hỗn hợp sệt lại.
Lúc này bạn tiếp tục cho lượng sả còn lại vào, nấu thêm một chút cho đến khi gần cạn nước thì cho sữa tươi + muối + đường phèn + cà rốt. Tiếp tục nấu sôi rồi lại cho su su + khoai môn + mì căn + hành củ + cần tây + nước cốt dừa vào. Nấu sôi rồi hạ lửa nhỏ lại cho đến khi mọi nguyên liệu đều chín.
Nêm nếm lại rồi tắt bếp thôi. Cũng như những món ăn khác, bạn có thể ăn kèm cari với bún, cơm hay bánh mì đều ngon.
Comments
Bạn đang đọc nội dung bài viết 11 Cách Chế Biến Nấm Mèo Khô Cực Đơn Giản Lại Tốt Cho Sức Khỏe trên website Ctc-vn.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!